MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

3 cách tự chế tạo máy lọc không khí cực đơn giản tại nhà

Biên tập bởi Nguyễn Dạ Thu Thảo

Cập nhật 1 năm trước

20.075

Máy lọc không khí là thiết bị hiện đại, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu nhà bạn chưa có máy lọc không khí, Điện máy XANH sẽ chia sẻ đến bạn các cách tự làm máy lọc không khí tại nhà cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện tại nhà dưới đây nhé!

1Lợi ích của máy lọc không khí

Máy lọc không khí có tác dụng giúp khử mùi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng khác trong không khí, từ đó mang lại cho bạn không gian trong lành, sạch sẽ, an toàn, nhất là đối với người lớn tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, máy còn có khả năng tạo độ ẩm tự nhiên giúp cho làn da của bạn không bị khô rát khi thường xuyên sử dụng máy lạnh trong phòng kín và thời tiết mùa hanh khô.

Sản phẩm được minh họa trong video là Máy lọc không khí Cuckoo CAC-G0910FN

2Cách tự chế tạo máy lọc không khí đơn giản tại nhà

Chế tạo máy lọc không khí bằng quạt hộp

  • Lựa chọn loại quạt

Quạt để làm máy lọc không khí phù hợp nhất là loại quạt hộp vuông 51cm x 51cm, có kích thước tương tự với bộ lọc thông thường. Nếu không sử dụng quạt hộp mà sử dụng quạt tròn thì quạt phải có gờ để bạn gắn bộ lọc, tuy không đẹp lắm nhưng vẫn có hiệu quả.

Lựa chọn loại quạt

  • Các bước thực hiện

Bạn mua một bộ lọc phù hợp với quạt, tốt nhất là sử dụng bộ lọc HEPA kích thước 51cm x 51cm, nó có khả năng lọc được bụi li ti nhỏ nhất trong không khí. Bạn có thể dễ dàng mua bộ lọc này tại các cửa hàng trực tuyến hoặc các cửa hàng bán máy lọc không khí, máy điều hòa nhiệt độ.

Cố định bộ lọc lên quạt máy bằng băng keo, bạn có thể đặt bộ lọc trước hoặc sau quạt. Trên bộ lọc có mũi tên để chỉ luồng gió đi qua nó, nếu bạn đặt sau quạt mũi tên sẽ hướng vào cánh quạt, còn khi bạn đặt phía trước mũi tên sẽ hướng ra ngoài.

Cố định bộ lọc

  • Hoàn thành

Cuối cùng, bạn đặt quạt trong phòng kín, cắm điện và để quạt bắt đầu hoạt động lọc sạch không khí. Bộ lọc sẽ hoạt động hiệu quả trong phòng nhỏ như phòng ngủ. Bạn nên thường xuyên thay bộ lọc để đảm bảo hiệu quả lọc, sau khoảng 90 ngày là phù hợp nhất.

Hoàn thành

Chế tạo máy lọc không khí bằng xô nhựa

  • Lựa chọn dụng cụ

Để làm máy lọc không khí bằng xô nhựa bạn cần sử dụng một chiếc quạt tròn và xô có nắp. Quạt sẽ được cố định vào xô tạo thành máy lọc không khí.

quạt tròn và xô có nắp

  • Các bước thực hiện

Đầu tiên bạn đo đường kính của mặt quạt rồi trừ đi 1,3 cm để chắc chắn quạt không rơi ra khỏi nắp xô khi gắn quạt. 

Tiếp đến, bạn sử dụng số đo vừa đo để cắt một vòng tròn trên nắp xô nhựa. Bạn nhớ cắt cẩn thận để không làm hỏng các cạnh bên ngoài nắp xô.

cắt một vòng tròn trên nắp xô nhựa

Trên thân xô bạn dùng máy khoan khoan các lỗ nhỏ để không khí có thể đi qua. Các lỗ này có chu vi khoảng 4cm, khoảng cách giữa các lỗ là 1,5 cm, trên mỗi hàng bạn khoan khoảng 5 lỗ. Sau khi khoan xong bạn dùng giấy nhám chà lại cho mịn.

khoan các lỗ nhỏ

  • Hoàn thành

Bạn dùng bộ lọc HEPA, đo vị trí trên cùng của lỗ khoan trên thân xô rồi cắt bộ lọc bằng với lỗ khoan này. Sau đó cuộn bộ lọc lại, cố định nó vào bên trong để bộ lọc che kín hết các lỗ khoan. 

Hoàn thành

Bạn cắt một lỗ nhỏ trên miệng xô để dây điện của quạt có thể luồn qua được khi gắn quạt vào xô. Cuối cùng, bạn lắp quạt vào nắp xô với cánh quạt hướng lên trên, nửa trên của quạt nhô ra ngoài để thổi không khí vào phòng.

Cố định quạt vào xô, luồn dây điện qua lỗ đã cắt và cắm điện để quạt bắt đầu hoạt động. Bạn cũng lưu ý thay thế bộ lọc sau một thời gian sử dụng.

Trên miệng xô bạn cắt một lỗ nhỏ

Chế tạo máy lọc không khí bằng khung gỗ

  • Lựa chọn loại quạt

Đầu tiên bạn dùng quạt hộp để làm máy lọc không khí. Lý tưởng nhất là loại quạt có kích thước 51 cm x 51 cm. Bạn tháo một nửa sau vỏ quạt ra, để lại nửa phía trước.

Bạn tháo một nửa sau vỏ quạt

Chế tạo hộp gỗ

Đo quạt để tạo một hộp gỗ có thể đặt quạt và bộ lọc bên trong. Tiếp đến, bạn sử dụng gỗ ép cắt thành 4 tấm có kích thước 53cm x 20cm cho quạt có kích thước 51cm x 51cm. Nếu bạn sử dụng quạt có kích thước khác bạn cần đo quạt để cắt các tấm gỗ có kích thước lớn hơn.

Sử dụng gỗ ép cắt thành 4 tấm

Sử dụng một trong 4 tấm gỗ để tạo các khe gắn bộ lọc sau khi hoàn thành. Trên tấm gỗ, dùng máy cưa lọng để tạo hai khe có độ rộng 2,5 cm, hai khe cách nhau 1,5 cm và cách cạnh của miếng gỗ là 1,5 cm. 

 tạo các khe gắn bộ lọc

Cố định các miếng gỗ với nhau bằng keo dán gỗ, bạn có thể đặt miếng gỗ có hai khe ở bên trái hoặc bên phải hộp. 

Cố định các miếng gỗ

  • Tạo các rãnh cho bộ lọc

Bạn cưa 3 thanh gỗ có kích thước 53,3 x 2,5 cm để tạo thành các rãnh cho bộ lọc. Bạn điều chỉnh chúng sao cho vừa khít với hộp gỗ.

Tiếp theo, bạn dán các thanh gỗ này xuống đáy khung, hai thanh ở ngay hai vị trí khe đã cắt bên cạnh hộp, thanh còn lại cách 2,5 cm tính từ thanh thứ 2.

Tạo các rãnh cho bộ lọc

  • Tạo đường viền cố định quạt

Đường viền làm gọn bộ lọc và giúp giữ quạt đúng vị trí. Đầu tiên, đo kích thước của quạt rồi phác thảo bằng bút chì lên trên gỗ. Sau đó, bạn cắt nó ra bằng máy cưa lọng. Khi bạn hoàn thành, dán chúng vào mặt trước của hộp sao cho nó không che mất cánh quạt.

Tạo đường viền cố định quạt

  • Hoàn thành

Khi keo khô, bạn đặt quạt vào hộp rồi đặt hai bộ lọc HEPA vào những rãnh phía sau. Cuối cùng, bạn lắp đường viền vào phía trước quạt và cắm điện để quạt hoạt động giải trí, lọc sạch không khí trong phòng .

Hoàn thành

Một số lưu ý khi vệ sinh bộ lọc HEPA

Bộ lọc HEPA có thể tái sử dụng sau khi được vệ sinh. Khi vệ sinh bộ lọc HEPA bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không vệ sinh bộ lọc HEPA bằng nước quá nóng.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của bộ lọc HEPA.
  • Không nên dùng các dụng cụ sắc, cứng để làm sạch vết bẩn cứng đầu vì có thể bạn sẽ vô tình làm rách bộ lọc.
  • Bạn nên vệ sinh tấm lọc HEPA khoảng 1 lần/tháng để chúng có thể đem lại hiệu quả lọc tối ưu nhất.
  • Vệ sinh bộ lọc HEPA với vòi phun có lực nhẹ hoặc khăn mềm vì nếu tác động mạnh thì có thể làm xô dịch kết cấu của màng lọc, khiến khả năng lọc bụi bẩn kém.
  • Trước khi lắp lại vào quạt thì bạn nên để bộ lọc HEPA khô ráo để đảm bảo an toàn cũng như tránh gây hư hỏng các linh kiện khác hoặc bám bẩn.

Một số lưu ý khi vệ sinh bộ lọc HEPA

3Những nhược điểm của máy lọc tự chế so với máy lọc thông thường

Các loại máy lọc không khí tự chế giúp tiết kiệm chi phí nhưng không thể so sánh với máy lọc không khí chuyên dụng.

Ngoài ra, không phải bất kể ai cũng có đủ dụng cụ như máy cưa, máy khoan, … để hoàn toàn có thể tự làm máy lọc không khí và việc này cũng khá mất thời hạn, máy lọc không khí tự chế hoạt động giải trí gây ồn, không hiệu suất cao trong thời hạn dài và tốn điện hơn .

Máy lọc không khí Electrolux FA31-202GY chuyên dụng, bảo vệ được sức khỏe người dùng

Máy lọc không khí Electrolux FA31-202GY chuyên được dùng, bảo vệ được sức khỏe thể chất người dùng

Một nhược điểm nữa của việc tự chế máy lọc không khí là phải mất thời gian tìm mua bộ lọc HEPA ở những cửa hàng uy tín, chất lượng, nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Do vậy, máy lọc không khí tự chế chỉ là cách tạm thời và bạn nên sử dụng máy lọc không khí uy tín để có trải nghiệm tốt hơn. Thêm vào đó, máy lọc không khí chuyên dụng được tích hợp nhiều tính năng như cân bằng độ ẩm, diệt muỗi, tạo ion, tiết kiệm điện,…

Máy lọc không khí

Máy lọc không khí Hafele CF-8116 ( 537.82.710 ) được trang bị nhiều tính năng, tiện ích .

Tham khảo một số máy lọc không khí đang bán chạy nhất tại Điện máy XANH: ​ Trên đây là 3 cách tự chế máy lọc không khí tại nhà mà Điện máy XANH muốn san sẻ đến bạn. Chúc bạn triển khai thành công xuất sắc. Nếu bạn có vướng mắc nào thì hãy để lại phản hồi bên dưới nhé !

Source: https://suanha.org
Category : Điện Máy

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB