MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Tử vi tổng hợp Nguyễn Phát Lộc – Tài liệu text

Tử vi tổng hợp Nguyễn Phát Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 442 trang )

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

1

Nguyễn Phát Lộc
Tử – Vi Tổng Hợp
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HP

NỘI DUNG SÁNG TẠO

KHAI TRIỂN NHÂN VĂN QUẢNG BÁ HỌC THUẬT
Biết số

Sửa số

Biết mình

Sửa mình

Biết người

Sửa người
Tủ sách

KHOA HỌC NHÂN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Quyển tử Vi Hàm Số, xuất bản hồi năm 1972, là một tập sách vở lòng, chủ yếu nhằm giới
thiệu bộ môn Tử – Vi, chỉ cách tự học số, tự lấy số và tự xem số. Đồng thời, Tử Vi Hàm Số còn chứa
đựng một luận án: sách này đề ra một quan niệm nhan bản cho khoa Tử Vi và chính danh phương
pháp hàm số cho thuật Tử Vi. Đầy là một tài liệu căn bản cho những người hiếu kỳ về số mạng cũng
như cho bất cứ ai muốn tìm hiểu một ngành khoa học nhân văn.

Tuy vậy, đối với những người muốn thâm cứu thì Tử Vi Hàm Số lại trở thành quá giản lược.
Độc giả cần có thêm hiểu biết và kinh nghiệm mới mẻ, đầy đủ và chắc chắn, ngõ hầu có thể xem Tử
Vi cho phong phú, cụ thể và chính xác. Nhu cầu cuả loại độc giả mới là một công trình đào sâu chớ
không phải một quyển sách vỡ lòng. Với hoài bão đó, quyển Tử Vi tổng Hợp ra đời, tiếp nối và khai
triển Tổng Hợp Hàm Số. Tử Vi Tổng Hợp tập trung tất cả kiến thức hiện có, từ cách sách Việt Nam
cho đến những bộ sách Trung Hoa sưu tầm được, tập đại thành vào một mối đầy đủ nhất từ trước
đến nay. Kể từ đây về sau, những ai muốn học, muốn xem Tử Vi chỉ cần sử dụng Tử Vi Hàm Số và Tử
Vi Tổng Hợp làm tài liệu thống nhất, không phải tham khảo các sách vỡ bời rời, luộm thuộm và cũ
kỹ khách.
Muốn đạt mục đích đó, quyển Tử Vi Tổng Hợp không thể chỉ chắp vá các hiểu biết đương
thời. Nó phải tổng hợp và sáng tạo.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

2

Tổng hợp là chọn lọc hết các tinh hoa đã có, không bỏ sót một chi tiết nào khả dó mở rộng
kiến thức hoặc củng cố kinh nghiệm cơ hữu. Tổng hợp còn đòi hỏi hệ thống hoá cho ngăn nắp những
gì khám phá được vào một bố cục mới, vưà hết cái phong phú và phức tạp cuả khoa Tử Vi, vừa trình
bày theo một khaỏ hướng dễ tham cứu.
Sáng tạo, là trên cái gì đã có, bổ sung cái gì mới mẻ để khỏi rơi vào trường hợp “bổn cũ soạn lại,
thuật nhi bất tác”. Sáng tạo còn có nghiã là cập nhật kiến thức Tử Vi, làm sao cho khoa này ứng
dụng được vào bối cảnh sinh hoạt mới, chứ không chết tónh trong môi trường xã hội cổ lỗ cách đây
hơn mười thế kỷ.
*
Tử Vi Tổng Hợp theo đuổi hai mục đích:
Thứ nhất là nâng cao trình độ hiểu biết về học thuật Tử Vi. Nhờ đó, kiến văn sẽ được mở rộng kinh
nghiệm sẽ được đào sâu, cái biết sẽ thêm chắc chắn, nhu cầu học hỏi sẽ được thoả mãn. Có như thế,
quyển này mới hy vọng trở thành một công trình văn hoá duy thức, thâm cứu vào một ngành nhân

học thay vì chỉ là một sách bói toán đơn thuần.
Mục đích thứ hai là quảng bá học thật Tử Vi. Trong khuynh hướng đó, sách này chủ tam magn khoa
và thuật Tử Vi xuống thấp, sao cho vừa tầ hiểu, tầm học cuả dân chúng, làm sao cho bộ môn này dễ
hiểu, dễ học, dễ xem, làm sao cho mọi người có thể hiểu, có thể xem và có học giả vun bồi, đóng góp
và đào sâu. Có nhân vật, khoa Tử Vi mới thêm hoàn bị, thuật Tử Vi mới thêm xác tín, ngành Tử Vi
mới thêm thực dụng.
*
Tử Vi Tổng Hợp nhằm vào hai trình độ, vưà cao thâm vưà thực tiễn. Đây là hai đòi hỏi rất khó dung
hoà. Nhưng nếu hông dung hoà được thì văn phẩm này không có lý do gì để xuất hiện và tồn tại. Nó
phải dung hoà hai tiêu chuẩn khắt khe đó bằng một hình thức trình bày giản dị mà vẫn không bị mất
đi đặc tính cao siêu. Ngành học càng khó, càng cao thì nhất định cách thức trình bày càng phải gọn
ghẻ, câu văn sử dụng càng phải phổ thông, để cho mỗi người, từ thức giả cho đến lao động có thể
lãnh hội và áp dụng dễ dàng, thu thập được nhiều bổ íc cho riêng mình. Thức giả thì chú ý đến khoa,
tức là khiá cạnh lý thuyết cuả bộ môn nhân học. Giới bình dân sẽ thấy hứng thú hơn khi tham khảo
thuật tức là khá cạnh bói toán cụ thể, giúp họ biết được giàu, nghèo, sang, hèn, thọ, yểu, bệny, họa
cho mình và cho cả thân nhân bè bạn. Theo xu hướng đó, Tử Vi Tổng Hợp được chia làm hai quyển:
Quyển thứ nhất nói về Khoa Tử Vi, tức là phần lý thuyết cuả môn học. Cụ thể là cho biết khoa này
học cái gì về ocn người và đời người, dùng phương pháp nào để tìm hiểu số mạng, dưạ trên triết lý
naò để định hướng, lấy văn hoá nào làm nền tảng, lá số Tử Vi được cấu tạo ra sao, sử dụng bao
nhiêu cung, bao nhiêu sao, cung và sao đó có đặc tính gì và ảnh hưởng lẫn nhau thế nào, theo quy
tắc sinh khắc gì.
Quyển thứ hai nói về Thuật Tử Vi, tức là phần thực h2nh xem số mạng. Quyển này rất thiết dụng cho
việc hiểu biết cá tính con người và đặc tính đời người. Phương pháp quy các được đề ra tìm hiểu
cách tính, từ cách giàu, nghèo, thọ, yểu, bệnh, hoạ cho đến cách đa pu, sợ vợ, hiế con, tu h2nh, sinh
đẻ, thậm chí cho tới cách hùng biện, cách làm quan, cách nhan sắc….. Quyển này cũng giải đoán hộ
độc giả nhiều lá số điển hình, từ số nguyên thủ cho đến số cùng đinh, từ lá số quan văn cho đến lá số
võ tướng, từ lá số mệnh phụ cho đến lá số giang hồ, từ lá số trường thọ cho đến lá số yểu sinh, từ lá
số tuyệt tự cho đến lá số tu haønh.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

3

Duy, điều hiếu kỳ nhất có lẽ là chương kết bàn về việc cải số và sửa số, theo đó con người có thể
định đoạt ít nhiều tương lai cuả mình, có lý do để tin tưởng vào triển vọng cuả số mạng, có sự lạc
quan cần thiết để chấp nhận cuộc sống, có hy vọng vưà phải để cải thiện nhân sinh.
Bố cục này nói lên đầ đủ nỗ lực cuả quyển sách, vừa thiên về khảo cứu văn hoá, vưà thoả mãn thị
hiếu của độc giả. Sách này không có dụng ý đề cao khoa Tử Vi, dù sao cũng không phải là một toàn
khoa. Mặc dù Tử Vi Tổng Hợp đã bới móc đến cùng cực, đã giải thích nhiều ẩn số và nhiều gút mắc
cuả môn học, nhưng sách này không thay thế được thầy số, không chắc tah toán hết các bà tóan lý
thuyết và những thắc mắc thực tế. Hai vấn đề này sẽ được giải toả lần hồi bằng sự học hỏi và nhất
là sự thực hành của người học số. Dù có đầy đủ và tinh vi mấy, sách này chỉ mở ngõ, cỉ đường, giúp
lý hội, tập ứng dụng chớ không có tham vọng dẫn dắt từng đường đi nước bước của tiến trình xem số.
Trên hướng chỉ vẽ, người học số phải không ngớt tra cứu mớ có thể khám phá hết nội tâm và số kiếp
cuả thân chủ.
Nhân tâm và Thiên cơ bao giờ là 2 lãnh vực vô cùng bí hiểm đã từng thu hút chú tâm muôn đời cuả
nhân lọai. Toàn thểloài người đã liên tiếp tập trung nỗ lực để phát giác. Mỗi ngành học chuyên đào
sâu một khía cạnh, từ vật lý, háo học, thiên văn cho đến nhân học, y học, chính trị học, kinh tế học
và ngay cả tướng học, dịch học, thần học. Bộ môn nào cũng tự đặt ra 2 mục tiêu: tìm hiểu và ứng
dụng cho nhân loại. Riêng khoa Tử Vi c4ng theo đuổi 2 hướng đó. Có điều đáng tiếc là, từ lâu nay,
người ta có tìm hiểu mà chưa tìm cách ứng dụng. Lý do có lẽ là bề học vốn bao la, hoặc vì người học
chỉ mong thoả mãn hiếu kỳ hơn là xoay trở áp dung hoặc có lẽ không ngờ rằnghoa Tử Vi còn có chỗ
dụng. Ta chỉ kể hai cái dụng quan trọng nhất là Biết Mình, Biết Người và Sửa Mình, Sửa Người, cả
hai đều trực tiếp mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và xã hội.
Thật vậy, cái biết bao giờ cũng ban cho con người thêm quyền lực, bồi dưỡng thêm khả năng, giúp
hành động thêm thích ứng, dù gặp phải hoàn cảnh khó. Càng biết mình và biết người thì càng tránh
được sơ thất khi xử thế, càng giúp phát huy, một chẳng những sở trường cuả cá nhân mà còn vận
dụng đúng mức người mình giao thiệp. Công cuộc mưu sinh nhờ đó mà thủ đắc thêm phần chủ động
trên hoàn cảnh, sở cầu nhờ đó mà có thêm triển vọng, sự thành công nhờ đó mà dễ đạt.

Còn nếu dùng cái biết tâm lý và cuộc đời để tự cải sưả và hùng thiện con người thì công dụng lại
càng mở rộng. Cá nhân nhờ tích đức cho mình và khuyến đức nơi thiên hạ sẽ tạo thêm điều kiện tốt
đẹp cho cuộc sống, hoà hợp được với mọi người và cùng với tập thể, kiến tạo được một khung cảnh
sinh hoạt tương đối dễ thở. Điều kiện cuả hạnh phúc cá nhân chẳng những nằm trong giá trị cuả
chính hộ, mà còn nằm trong nỗ lực con người xây dựng một giá trị cho thập thể cunh quanh. Giữa
con người và tập thể, đối lực phải được giảm bớt. Số mệnh con người từ đó c1o thể được chính ình
góp phần nhân định chớ không còn là khuôn thước chật hẹ gò bó hoạt động cuả họ nữa.
Việc học hỏi Tử Vi, muốn cho thiết dụng, nhất định phải hướng về việc phát huy cho hết cái dụng
biết mình, biết người để sưả mình, sửa người thì mới xây dựng được một ngoại cảnh sinh hoạt thuận
lợ, góp phần chủ động và tích cực kiến tạo hạnh phúc nhân sinh.
*
Tôi thành thực cảm tạ các thân hữu đã nhiệt thành khuyến khích hoàn thành quyển sách này. Tôi
luôn luôn nhớ ơn những than chủ đã vui lòng hợp tác những soạn giả thu thập rất nhiều kiến thức
thực tiễn torng việc xem số, trong việc lý hội đầy đủ ý nghiã cùng năng lực tiềm tàng caủ các vì sao,

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

4

tong việc khám phá nhiều trường hợp thực tế đặc thù của từng lá số. Nếu thiếu động cơ thúc đẩy đó,
nếu thiếu sự hợp tác chí tình đó, quyển Tử Vi Tổng Hợp khổng thể nào đạt được trình độ phong phú,
cụ thể và chính xác như thế này được.
Vónh Long, ngày 18 tháng 9 năm 1974
NGUYỄN PHÁT LỘC

Quyển Nhất
KHOA TỬ VI KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

BỘ MÔN TỬ VI VỪA LÀ MỘT KHOA, vừa là một THUẬT. Nói đến khoa là nói đêm một

ngành khảo cứ có hệ thống tức là có đối tượng, có phương pháp, có nền tảng triết lý,, từ đó suy
diễn được những quy tắc áp dụng cho nhiều hợp thực tế.
Còn khi nói đến thuật là nói đến nghệ thuật vận dụng các quy tắc của khoa để giải đoán
vận mệnh.
Với hai đặc điểm đó, Tử Vi học là một kiến thức được ứng dụng, chớ kông phải là một kiến
thức thuần túy. Có thể nói đó là một “khoa học ứng dụng” (sciene appliquéc). Khu dùng chữa
khoa học ở đây, chúng ta không có tam vọng hiểu nó như một khoa học chính xác, kiểu như toán
học, vật lý học, hóa học, hình học. Ta chỉ hiểu nó như một số kiến thức có hệ thống được trình bày
mạch lạc, có những quy tắc tổng quát và riêng biệt. Khoa học Tử Vi là một hoa học nhân văn
(science humaine) khảo cứu về con người và đời người. Điều đáng lưu ý là, trong quan niệm củ
Trung Hoa, mọi bộ môn khảo sát không bao giờ có tính cách duy thức thuần túy. Điều đó có nghóa
là người Trung Hoa khi nghiên cứu một vấn đề gì đều nhằm mục đích ứng dụng vào cuộc sống con
người chớ không nhằm tìm hiểu suông. Công trình của họ đều hùng về việc phục vụ nhân sinh
hơn là thỏa mãn tri thức. Khoa Tử Vi được thành lập, không phải để đào sâu hiểu biết về con người
và đời người mà là để bói toán vận số cá nhân. Khoa này là một bộ môn cuả ngành bói toán. Tác
giả koa này, Trần Đoàn là thủy tổ cuả lý số học và là môn đệ nổi tiếng cuả Phái Học Tượng Số có
từ đời Hán. Phái Học Tượng Số cuyên dùng tượng trong các quẻ Dịch và số trong Hà Đồ, Lạc Thư
làm công cụ xem bói. Cho nên hễ nói về Tử Vi là phải n đến một khoa nhân văn ứng dụng thực
tiễn, dùng để đoán vận mạng con người chớ không phải một bộ môn lý thuyết nhân học đơn thuần.
Cái tác dụng nhân học trong Tử Vi học rất ít. Cái tác dụng nhân học vào bói toán mới là cứu cánh
của Tử Vi học. Chính vì lẽ đó mà chúng ta phải nhìn Tử Vi học dưới hai khía cạnh: khía cạnh cuả
lý thuyết nhân văn và khía cạnh của sự ứng dụng nhân văn học vàoi bói toán. Vì thế, sách này
cũng dựa vào đó mà được phân làm 2 quyển.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

5

Quyển thứ nhất đề cập đến Khoa Tử Vi, xem như một bộ môn lý thuyết về nhân văn.

toán.

Quyển thứ hai bàn đến Thuật Tử Vi, xem như phần ứng dụng lý thuyết vào công việc bói
Lý thuyết Tử Vi của quyển đầu được trình bày qua 6 chương:

Đối tượng của koa Tử Vi, để tìm hiểu xe khoa này khảo sát cái gì, những đặc
điểm cuả thể tài nghiên cứu cùng những ngoại lệ và những giới hạn của nó.
– Phương pháp của khoa Tử vi nhằm tìm hiểu cách thức nghiên cứu đối tượng,
những khảo hướng và kỹ thuật mổ xẻ đối đượng.
– Triết lý của khoa Tử Vi đề cập đến nội dung, giá trị tư tưởng của học thuật.
– Văn hóa Trung Hoa trong khoa Tử Vi. Chương này có tác dụng vị hóa bộ môn
Tử vi trong nền văn hóa Trung Hoa đến đời nhà Tống để tìm hiểu những gì khoa này vay mượn và
những điểm gì độc đáo của khoa.
Đây là bốn chương kết thành hợp phần căn bản của Tử Vi học. Khoa này được tể
hiện trên lá số, được khảo sát qua hai chương kế tiếp:
Nhận định về cung trong lá số. Các cung này được xem như khuôn khổ cá
tính và khuôn khổ hoạt động của con người.
– Nhận đinh về các sao trong lá số. Các so được xem như những thành tố cấu tạo
cá nhân và kiến trúc cho cuộc đời
Sáu chương này kết tinh nội dung của bộ môn Tử Vi về mặt lý thuyết và là căn
bản để á dụng thuật Tử Vi sẽ được khảo sát trong quyển thứ hai.
***
Chương một
Đối tượng của khoa Tử-Vi

Đối tượng của khoa Tử-Vi

Con người

Đời người

Những ngoại lệ của đối tượng.

Những giới hạn của đối tượng.

Phạm vi áp dụng của khoa Tử-Vi.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

6

Phụ lục: Cách tính tổng số tối đa lá số Tử-Vi

Vào thời nhà Tống, lúc khoa Tử-Vi ra đời, văn hóa Trung Hoa rất thịnh đạt về nhân học.
Cũng nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên chú trọng con người để tìm giải pháp cho cuộc sống,
tìm quy tắc cho việc xử tế ngõ hầu mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể. Nếu chỉ kể từ lúc

bình minh của triết học cho đến đời tống, ta thấy có Khổng tử, Mặc Tử, Dương Tử, Lão Tử, Mạnh
Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi, Đổng Trọng Thư…. Các học phái cũng đã xuất hiện rất nhều như
phái Nông gia, phái Pháp gia, phái Âm Dương gia, chưa kể khoa nhữnghọc thuyết lớn như Nho học,
Đạo học. Hầu hết là các bộ môn nhân văn chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc
tu thân, cho việc trị nước, cho việc xử thế. Tất cả đều thấm nhuần tinh thần nhân bản hết sức khang
kiện.
Chịu ảnh hưởng của trào lưu nhân học đó, khoa Tử –Vi cũng lấy con người và đời người làm
đối tượng học hỏi. Nói như thế, chúng ta không hồ đồ đặt Tử-Vi học ngang hàng với những bộ môn
nhân văn chân chính khác, vì mục đích của khoa Tử-Vi không có gì cao cả. Khoa này không phục
vụ cho hạnh phúc con người, cũng không co chủ tâm mang lại trật tự cho xã hội. Mục đích của khoa
chỉ là học về con người để tiên đoán vận mệnh con người, thành thử nó không cống hiến bao nhiêu
cho kiến thức nhân học. Duy, sở dó khoa Tử-Vi được thịnh hành là vì ó đáp ứng sự hiếu kỳ của
thiên hạ về vận số của mình. Và chỉ riêng vì lý do đó nên khoa này mới được phổ cập, truyền tụng
và hâm mộ nhiều hơn các khoa nhân văn chính khác.
Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa Tư-Vi xuất hiện tương tối chậm, vì đi sau khoa bó dịch,
khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn… Nhưng, Tư-Vi đã khai mào cho một học thật
riêng, hệ thống hoá được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù có vay
mượn nơi sở học củ thời đại nền tảng triết lý Âm Dương ngũ hành, nhưng khoa Tử-Vi vẫn giữ được
nét độc đáo nhờ ở một đườnglối khảo sát khác lạ, có thể em như một cuộc cách mạng hoặc ít ra
như một phát minh biệt lập trong phái học Tượng Số của tời đó. Thủy tổ của Tử-Vi họ là một đạo só
biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống bên Tàu.
ng này đã cố gắng bày xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên mảnh giấy vỏn
vẹn chỉ có một trang, nhưng tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được
gán cho nhiều ý nghỉa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu gíup con người suy diễn những ch tiết ề
kiếp số cuả mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào mảnh giấy quả thật là một công
trình hệ thống hóa và đồ biểu hóa hết sức khúc chiết. Mặc dù công trình này không tránh được vài
sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho mộ bộ môn bói toán hãy còn
được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này.
Chúng ta không đi sâu vào gía trị của bộ môn Tử-Vi trong chương này mà chỉ đề cập đến
các đặc điểm của đối tượng môn học mà thôi.

A – ĐỐI TƯNG CỦA KHOA TỬ-VI
Cách đây mười thế kỷ, ngay từ lúc được sáng lập cho đến nay khoa Tử-Vi vẫn giữ nguyên
đối tượng: khoa này chú mục tien đoán vận mệnh con người, nghiã là tìm cách biết trước, ngay từ
lúc trẻ mới sinh, cá tính và cuộc đời sau này của nó.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

7

Như vậy, đối tượng của khoa Tử-Vi bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhu: thứ
nhất là con người, thứ hai là đời người.
Con người cuả Tử-Vi có những đặc tính gì?
Đời người trong lá số Tử-Vi có những yếu tố nào?
1. – Con người trong khoa Tử-Vi
Khoa Tử-Vi phân tích sây rộng đặc tính của con người, nhưng thật sự chú ý nghiên cứu con
người còn sống, con người toàn diện và con người thế tục mà thôi.
a) Con người còn sống
Con người còn sống ở đây là cn người lúc sinh thời, tức là từ lúc đứa bé chào đời cho đến
khi ó quá vãng. Nói như thế có nghiã là lúc cá nhân chết đi thì khoa Tử-Vi không lý tới nữa. Khoa
này không ngiên cứu âm hồn, không hề nói đến sự tái sinh dưới một kiếp khác, không đề cập luân
hồi như trong phật học. Khoa Tử-Vi đứng trong phạm vi của hình nhi hạ học, gạt bỏ cái gì siêu
hình, không bàn đến hậu kiếp cá nhân trên thiên đàng hay âm thế. Trái lại, cái gì thuộc cõi dương,
bao giờ cá nhân còn sống thì khoa Tử-Vi mới khảo sát.
Tuy thế, cũng cần đặt thêm một giới hạn khác trong đối tượng của khoa Tử-Vi. Lúc nào con
người nghiên cứu. Thành thử, cái bào thai dù là tiền thân của con người sống, không phải là đối
tượng của khoa.
Có quan điểm chặt chẽ hơn cho rằng, lá số Tử-Vi chỉ thật sự ứng dụng cho con người từ 13
tuổi trở đi. Lý do đưa ra là trước tuổi này, kiếp sống của trẻ rất bấp bênh, lệ thuộc vào thời tiết, vào
bệnh tật, sống hay chết tuỳ sự chăm sóc của cha mẹ, đứa trẻ cũng chưa chín mùi về nhân tính, chưa

hội đủ điều kiện để sinh tồn như một con người toàn vẹm: tri thức, thể xác, tình cả, lương tri của nó
chưa nảy nở đầy đặn, nó cũng chưa có một sự nghiệp theo đúng nhiã của danh từ vì, trước tuổi 13,
trẻ con chỉ mới tập sự vào đời.
Quan điểm này xét khả chấp vì khoa Tử-Vi khi chọn người làm đề tài đã quan niệm cuộc
sống đó theo một nha toàn vẹn: con người sống phải là một cá nân trưởng thành ít nhiều về thể
xác, tinh thần, tình cảm, lương tri, đạo đức, có một khởi đầu sự ngiệp, một khởi đầu vận mệnh. Đó
là con người tự lập, tự túc, tương đối lam2 chủ ít nhiều hành động của mình, nó khác đi đó là con
ngừơi toàn vẹn về nhân tính. Dy có điều cần lưu ý rằng, đối với trẻ con dưới 13 tuổi, việc xem TửVi cho nó chỉ chuyên chú vào khả năng tồn tạ của nó, cụ thể là xét xem nó có sống được hay
không, bệnh tật như thế naò. Như vậy, khía cạnh phải cứu xét là khiá cạnh thọ, yểu bệnh, tật nói
chung là sức khỏe. Còn những khía cạnh khác như quan trường, tài lộc, điền sản, gia đạo, con cái
chưa ứng dụng.
Nói tóm lại, khoa Tử-Vi là con người toàn diện. Điều này co nghóa là khoa Tử-Vi khảo sát
con người dưới mọi khía cạnh, bao hàm cả phần xác lẫn phần hồn, trí tuệ và tình cảm, sinh lý và
tâm lý, ý thức và tiềm thức v.v … Không bao giờ con người bị bẻ mẻ, hoặc bị chiết nhỏ ra từng
mảnh biệt lập. Khoa Tử-Vi đã tổng hợp con người một cách đầy đủ và phong phú, kết tinh hết yếu
tố phối trí toàn thể các thành phần, chớ không đánh giá cn người qua một bộ vị, một giác quan hoặc
một cơ năng.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

8

Điều này phản ánh rõ rệt trong bố cục của lá số Tử-Vi. Mặc dù là số này có phân tích co
người qua 12 cung, nhưng mỗi cung riêng rẽ không hề được xem là đầy đủ để diễn tả toàn thể cá
nhân. Cá nhân chỉ được thể hiện qua toà thể lá số, trên một loạt 12 cung. Đó là con người nhất trí
trong một lá số nhất trí. Việc giải đoán Tử-Vi vì thế không thể bỏ qua sự tổng hợp để chỉ đứng
trong thế phân tích. Trái lại, phải phân tích để tìm sự tổng hợp.
Sở dó khoa Tử-Vi xem con người như một tổng thể toàn diện là vì, nếu chiết nhỏ ra từng bộ
phận riêng, con người sẽ không còn sống như một đơn vị toàn vẹn: làm như thế là giết chết một đối

tượng sống phủ nhận đắc tính sinh động trong đặc tính toàn diện của con người.
Vì khảo sát con người toàn diện, cho nên cái gì của con người cũng được khoa Tử-Vi để ý
tìm tòi. Khoa này lưu tâm nghiên cứu, từ những yếu tố lớn như ảnh hưởng của vật chất, của xã hội,
của huyết thống trên cá nhân, cho đến các yếu tố nhỏ hơn như cơ thể, bệnh trạng, trí tuệ, tình cảm,
bản năng, ký ức, nguyện vọng, phản ứng, bản ngã, nhân cách trong các môi trường sinh hoạt.
Những phạm vi cuả nhân học Tây phương đều được Tử-Vi học tìm hiểu, từ cơ thể học (anatomie),
bệnh lý học (pathologe) cho đến tâm tính học (carac-térologle), tướng mạo học (morphonlogie). Lẽ
dó nhiên, với một địa hạt khảo cứu rỗng rải như thế, Tử-Vi học không thể đi vào chuyên khoa.
Những ý nghóa cơ thể, bệnh lý, tính tình, tướng mạo … Trong Tử-Vi chỉ có tính cách tổng quát, hoặc
niều lắm là chỉ đạt đến một trình độ cụ thể nào mà thôi. Nhưng chính khảo hướng đại cương đó nói
lên quan niệm con người toàn diện của khoa này.
b) Con người thế tục
Khoa Tử-Vi chọn con người ở đời làm đối tượng, nghóa là con người phàm tục, có cá tính
phàm tục và cuộc đời phàm tục.
Cá tính phàm tục đây là cá tính của trung bình nhân loại (I’homme moyen), của đại đồng
chứng sinh (I’homme universel). Đó là loại người có đầy đủ thất tình lục dục, bị chi phối bởi nó
cũng như bị chi phối bởi bản năng: con người trong Tử-Vi không tiêu diệt dục vọng, không chống
đối bản năng, vị kỷ hơn là vị tha, tham sống và không chống lại sự sống, dù phải chịu nhiều khổ
cực. Họ tìm cách né tránh khổ cực chớ không tìm cái chết để đoạn tuyệt với gian truân.
Cuộc đời của con người trong Tử-Vi cũng là cuộc đời đầy tục lụy. Họ chạy theo nhu cầu cá
nhân, của gia đình, của xã hội, tham danh, hám lợi, theo đuổi hạnh phúc vật chất và phú qý vinh
hoa đến cùng cực. Đa số sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ họa, sợ bệnh và chỉ nhận các bất hạnh này
khi đối cùng. Vì tính cách tụclụy của kiếp sống cho nên nhân sinh quan của con người trong Tử-Vi
rất thường tình, thiên về hiện sinh. Và trong kiếp này, họ là con người tại thế xu thời chớ không
xuất thế thoát thời. Con người trong Tử-Vi không đi tu. Tu só là người trốn đời, thoát phàm và siêu
phàm, lấy niết bàn làm hạnh phúc, tự đặt mình ra khỏi cuộc đời, xem cuộc đời như tạm bợ. Con
người trng Tư-Vi cũng không phải là thuật só(fakir). Thuật só là kẻ cay61p nhận khổ nh5c, ép xác,
hành xác, chống lại bản năng, tiêu diệt cảm xúc, chế ngự cảm giác để mong vượt khỏi thường tình.
Con người torng Tử-Vi không cao siêu như vậy. Nhãn quan Tử-Vi là nhãn quan thế tục.
Điểm này được minh chứng rõ rệt trong quan niệm phúc đức, trong quan niệm gia đạo, tong quan

niệm Mệnh Thân và trong ý nghóa các vì sao.
Quan niệm phúc đức thế tục

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

9

Khoa Tử-Vi chỉ chú ý đến hạnh phúc của con người trần gian. Hạnh phúc này lệ thuộc vào
tiền bạc, gia đạo và thời thế. Trong lá số Tử-Vi, cung Phúc bao giờ cũng được hội chiếu với 3 cung
Tài, Phu Thê và Thiên Di.
Cung Tài chỉ tiền bạc, gia sản hoặc nói rộng ra là yếu tố vật chất của một cuộc sống vật
chất. Vì cung Tài trực ciếu vào cung húc cho nên có nghóa là tiền bạc, sinh kế là yếu tố quan trọng
của hạnh phúc. Nói khác đi, cái phúc của cá nhân được đo bằng tiền tài. Những ai có nhiều tiền,
nhiều điền, nhiều xe, nhiều hoa màu thì tốt phúc.
Cung Phu Thê chỉ gia đạo. Trong lá số, cung này cũng chiếu vào cung Phúc. Điều này phản
ảnh quan niệm cho rằng hạnh phúc cá nhân tuỳ thuộc vào một gia đạo tốt. Vì có cung PhuThê cho
nên con người coi như phải sống chung với gia đình. N khác đi, đó là phàm nhân, có nhu cầu sinh
lý, có ái tình, có vợ, có chồng, chớ không phải con người tiệt dục, xa lánh chuyện nam nữ, tách rời
với vợ con. Văn hóa thời đại nhà Tống còn chấp nhận cả đa thê, xem việc có nhiều con cái là phúc
lộc.
Cung Thiên Di chỉ thời thế, hoàn cảnh xã hội, được coi như yếu tố của hạnh phúc. Ai sinh
phùng thời, được xã hội ưu đãi thì tốt phúc. Vì có cung Thiên Di nên có thể nói rằng con người của
khoa Tử-Vi là con người sống ở đời, chung đụng với xã ội, nhập thế và tại thế chớ không xuất thế,
không thoát tục. Bối cảnh môi sinh là điều kiện ngoại tại có ảnh hưởng đến hạnh phúc thế tục.
Tóm lại, nhìn vào cách cấu tạo phúc đức trong lá số, ai ai cũng thấy rằng đây là loại hạnh phúc
trần gian, đo bằng tiền bạc, bằng lợi điểm của gia đạo và của xã hội ban cho mình. Không có phần
phúc đức duylinh, siêu thoát của linh hồn. Tử-Vi quan là một nhân sinh quan, cụ thểlà nhân sinh
quan thế tục. Đối tượng của khoa Tử-Vi là con người và đời người trần thế, không phải là người
đạo, cõi đạo hay phúc đạo. Phạm vi khảo sát của Tử-Vi học chỉ là Đời.

Quan niệm gia đạo
Lá số Tử-Vi nào cũng có hai cung Phu Thê và Tử Tức để cỉ gia cảnh. Điểm này ngụ ý rằng
đây là lá số của người ở đời, có vợ, có chồng, có con, co đời sống gối chăn, có tình nghiã phụ tử.
Con người trong lá số không chối bỏ cõi trần, vẫn bị chi phối bởi nợ trần và tạo thêm nợ trần bằng
bầu đoàn thê tử.
Lẽ dó nhiên, cũng có những người không có gia đình, không có con cái. Nhưng, nếu họ còn ở
đời, chia xẻ khát vọng, xu hướng người đời thì họ vẫn là đối tượng của khoa Tử-Vi. Bao giờ họ
thoát đời đi tu, bấy giờ họ không thuộc phạm vi khảo sát của Tử-Vi nưã. Nhãn quan Tử-Vi phân
biệt rất rõ hai phạm vi đạo và đời.
Quan niệm Mệnh – Thân
Cơ cấu của Mệnh và Thân thể hiện rất rõ quan niệm thế tục của khoa Tử-Vi. Mệnh hay
Thân, bao giờ cũng được xét chung với 3 cung Thiên Di, Tài Bạch và Qan Lộc.
Cung Thiên Di chỉ thời thế, hoàn cảnh xã hội. Cung Tài Bạch chỉ tiền bạc, sinh kế. Cung
Quan Lộc chỉ sự nghiệp, quan trường. Đã l2 con người thế tục, vị tất phải sống với xã hội, phải có
phương tiện sinh nhai, phải có nghề nghiệp. Chí hướng con người lúc nào cũng vọng về 3 mục tiêu

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

10

đó. Hạnh phúc thế tục của họ được đo bằng mức độ giàu nghèo, sang hèn, phùng thời thế. Đó là 3
yếu tố của vinh hoa, vật chất, giúp đánh giá sự thành bại của người đời
Quan niệm thế tục của các vì sao
Trong Tử-Vi, có rất nhiều sao n lên cuộc sống thế tục, chẳng h5n như sao phú, sao quý,
sao họa, sao bệnh, sao phúc. Những sao này hiển nhiên không có ích lợi gì cho tu só vì người đạo
không màng đến phú quý, bệnh họa. Như vậy các sao đó chỉ để áp dụng vào vận mệnh đời người.
Nhiều sao kết hợp thành cục và cách. Khoa Tử-Vi chia các cục thành nhiều loại: phú cục,
quý cục, bần tiện cục. Cách cũng có thượng cách, trung cách, hạ cách và phi thường cách. Trong
cục cũng như trong cách, đã hàm chứa ý nghóa thế tục của sinh hoạt cá nhân.

Tất cả dẫn chứng trên đây giúp ta tổng kết được quan niệm và con người của khoa Tử-Vi và
thế giới Tử-Vi.
Con người trong Tử-Vi là con người trong gia đình, không thoát ly gia đình, là con người
trong xã hội, không xa lánh xã hội, là con người trong môi trường sinh hoạt vật chất, không từ bỏ
tiền bặt, danh quyền: là con người bằng xương bằng thịt, không chối bỏ sinh lý. Đó là con người lấy
đức Sinh của vũ trữ làm lẽ sống, thụ nhận sự sinh tử cha mẹ và tạo sinh thế hệ mới con cái.
Còn thế giới Tử-Vi là thế giới trần gian, là nhân thê, không phải là thiên đàng hay niết bàn,
tiên cảnh. Đó là khung cảnh sống của nhân loại chớ không phải của thần linh.
Còn thế giới Tư-Vi là nhân sinh quan chứ không phải là vũ trụ quan, cũng không phải là
phật tử quan. Khoa Tử-Vi là một bộ môn của hình nhi hạ học, không phải là siêu hình học. Đối
tượng của khoa Tử-Vi là người đời chớ không phải người đạo. Tinh thần Tử-Vi là tinh thần nhân
bản thế tục, không phải nhân bản thoát tục.
Đời người trong khoa Tử-Vi
Học về con người, khoa Tử-Vi còn học về đời người, nói khác đi là vận mệnh, kiếp số, hạnh
phúc, hoạn nạn, hên xui, các biến cố xảy ra. Về điểm này, ta thấy khoa Tử-Vi đã chọn một đối
tượng rất táo bạo. Trong khi nhân học Tây Phương dừng lại trên cá tính con người thì khoa Tử-Vi
Đông phương lại đi xa hơn, khảo cứu luôn định mệnh, tức là kết quả của sự va chạm và của cá tính
với môi sinh.
Khoa này khảo sát rất nhiều về môi trường sinh sống của nhân loại, khung sinh hoạt của cá
nhân. Làm sao Tử-Vi có rất nhiều cung mô tả ngoại cảnh.
Trước hết, ngoại cảnh của đại gia đình nằm trong ba cung Phúc, Phụ, Bào, mô tả lần lượt ông bà,
cha mẹ, anh em, tức là mối liên hệ huyết thống trong dòng họ, ảnh hưởng của huyết thống đó trên
con người và kiếp sống thiếu niên.
Kế đến là ngoại cảnh tiểu gia đình qua hai cung Phu Thê và Tử Tức, n lên tình chảnh vợ
chồng, con cái và ảnh hưởng của gia đạo trên con người, trong đời người.
Khung cảnh ngoại gia đình cũng không bị bỏ qua. Cung Nô, cung Di mô tả đời sống ngoại
hôn với nhân tình bồ bịch.
Khung cảnh xã hội được khảo sát trong cung Thiên Di, chỉ hoàn cảnh, thời thế.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

11

Môi trường nghề nghiệp thì do cung Quan phô diễn.
Môi trường sinh kế thì do hai cung Tài và Điền.
Như vậy, đời người được mô tả rất phong phú qua ngoại cảnh, được coi như khuôn khổ hoạt
động và yếu tố chi phối kiếp sống. Con người vừa bị đóng khung trong bối cảnh sinh hoạt, vừa biến
dịch trong khuôn khổ ngoại cảnh đó. Khoa Tử-Vi không tách con người rời khỏi cảnh sống, mà đặt
con người trong kiếp sống, trong chỗ đứng cố hữu của nó. Tử-Vi học ví con người như con cá phải
sống chung với nước và khảo cứu con cá trong nước. Vớt con cá ra khỏi nước là nghênh cứu không
thực tiễn, từ đó những kết luận về con cá hẳn phải sai lệnh. Khoa Tử-Vi đặt con người trong bối
cảnh thiên nhiên, không sửa đổi con người, không sửa đổi bối cảnh. Đây là một phương pháp nhên
cứu rất thực tế, rất thích đáng và rất sống động: nhìn một động vật trong bối cảnh động.
Khảo hướng động này đòi hỏi khoa Tử-Vi phải xét kiếp sống con người qua thời gian. Về
điểm này, cuộc đời con người cũng đưọc hân tích rất tỷ mó, trong từng chu kỳ ngắn và dài hạn.
Ngắn hạn thì có chu kỳ từng ngày, từng tháng, từng năm với những biến cố, hên, xui, họa phúc liên
hệ.
Dài hạn thì có chu kỳ từng 10 năm, chu kỳ tiền vận (30 năm đầu) và chu kỳ hậu vận (30
năm sau).
Con người được khảo sát trong toàn đời, trên những bước sống lần lượt, torng những lúc
thành bại, thăng trầm, qua các biến cố khác nhau, lúc phúc, lúc họa, lúc bệnh, lúc may, lúc rủi, lúc
chết, qua những khúc quanh khác nhau trong nghề nghiệp, trong gia đạo, trong sinh kế …
Lấy đời người làm đối tượng, khoa Tử-Vi có một tham vọng hết sức lớn lao và táo bạo. Lớn
lao vì tham vọng đó muốn tiên đoán tương lai một cách khẳng định, không phải cho cá nhân mà
cho cả mọi người thế tục. Khoa Tử-Vi cố gắng giải quyết tham vọng đó qua hai phương pháp phân
tích và tổng hợp. Điều này sẽ được bày trong chương kế tiếp của khoa Tư-Vi.
Riêng về các đối tượng của khoa Tử-Vi, ta thấy vì khoa này quan niệm con người sống, toàn
diện và thế tục cho nên sẽ không ứng dụng được cho vài loại người. Nói như thế là có một số ngoại
lệ trong đối tượng, khiến cho phạm vi áp dụng bị thu hẹp.

Ngoài ra, vì có một số người quá ư đặc biệt, vì cách lấy số Tử-Vi rất đặc thù, cho nên, ngay
cả với các đối tượng thật sự của khoa Tử-Vi, ta thấy sự áp dụng cũng bị hạn chế đi nhiều.
Ta sẽ lần lượt khảo sát những ngoại lệ và những giới hạn của đối tượng Tử-Vi.
B.- NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA KHOA TỬ-VI
Khi phân tích đối tượng con người, ta co 1dị thấy rằng khoa Tử-Vi chỉ chú mục tìm hiểu kiếp
số của con người sống, của con người toàn diện, của con người thế tục mà thôi. Như vậy, không
phải ất cứ ai cũng là đối tượng của Tử-Vi. Mặc dù nào cũng có một lá số, nhưng có vài loại nằm
ngoài tầm nghiên cứu của khoa Tử-Vi. Những ngoại lệ này gồm có: bào thai, người chết, người ái
nam ái nữ, tu só, cư só và thuật só.
Tất cả các loại người này được xem như ngoại lệ?

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

12

1– Bào thai
Bào thai dù là người sống, nhưng chưa sinh. Vì chưa sinh nên chưa có cuộc sống ngoài thế
gian, nhất là chưa thể biết được nam hay nữ, chưa có ngày, tháng, giờ, năm sinh để lấy lá số. Khoa
Tử-Vi không nghiên cứu bào thai. Sau này chưa có ai thử làm công việc này. Có người cho rằng có
thể lấy ngày thụ thai làm ngày sinh ch bào thai, căn cứ vào đó mà lấy lá số co bào thai để tìm hiểu
vận iếp của bào thai suốt thời gian 9 tháng trong bụng mẹ.
Tuy nhiên sự nới rộng phậm vi nghiên cứu con người từ lúc chưa sinh gặp nghiều khó khăn
và nghịch thế. Khó khăn vì khó biết được giờ thụ thai chính xác. Lúc đậu thai không có triệu chứng
gì báo hiệu thời điểm tinh trùng vào quả trứng. Nghịch thế là, vì dù có lấy lá số cho bào thai được
đi nưã, người giải đoán làm cách nào để gạn lọc các sao áp dụng cho bào thai, các sao không áp
dụng cho bào thai? Các sao trong lá số bao hàm các biến cố và cá tính của người đã sinh chớ không
phải của người chưa sinh.
2- Người chết
Phật lý cho rằng người chết còn có một kiếp sống ở thế giới khác để chờ luân hồi đầu thai

lại trên một người mới. Nhưng, khoa Tử-Vi không chấp nhận phật lý luân hồi. Người nào chết là
hết kiếp sống trần gian. Khoa Tử-Vi không dùng này giờ chết để lấy số cho một âm hồn. Lý do là
vì koa Tử-Vi không phải là khoa học huyền bí, không khảo sát cõi âm, không cho rằng con người
còn có kiếp sống nào khác hơn trần thế. Khoa Tử-Vi không có kỹ thuật nào truy tầm linh hồn kẻ
quá vãng để biết nó phiêu bạt nơi đâu. Vì vậy, thuật cầu cơ rất rái ngược với quan niệm thế tục của
Tử-Vi. Tuy khoa này có chịu ít nhiều ảnh hưởng của khoa địa lý Trung Hoa, nhưng vẫn không cảm
nhận ảnh hưởng nào của người đã chết trên cuộc đời người còn sống. Tư-Vi học chỉ vay mượn nơi
khoa điạ lý vài ý niệm để xét âm phần (địa thế, hình sắc và thế đất) để giải đoán về mồ mả tổ
tiên, nhưng lại không cho điều đó có một hiệu lực gì đáng kể trên con người và đời người. Có quan
điểm nhân bản gạt bỏ hẳn phần gỉi đoán mồ m3 tổ tiên trong giải đoán Tử-Vi, vì nó không bổ ích
gì mà còn làm cho khoa này trở nên thần bí.
Tóm lại, theo chủ thuyết sinh của Khổng học, khoa Tử-Vi chỉ nghiên cứu người còn sống.
Kẻ chết là một ngoại lệ, ngoại phạm vi khảo sát.
3.– Những người ái nam, ái nữ
Đó là những người mà ta thường gọi là lại cái.
Tuy họ có một ngày sinh, có một kiếp sống hẳn hòi, nhưng họ không có phái nhất định: có
thể xem họ là nam, cũng thể cho là nữ. Duy vì kỹ thuật lấy số đòi hỏi tính chất nam hay nữ cho rõ
rệt để có thể an sao, cho nên gặp trường hợp ái nam ái nữ, không có thể lấy số được.
Kỹ thuật y học giải phẫu ngày nay có thể giúp xác định phái của người ái nam ái nữ. Có lẽ
kể từ ngày được xác định, lá số có thể lấy được, dựa vào ngày sinh. Nhưng, vì trường hợp này quá ư
hiếm hoi và quá ư đặc biệt cho nên, chưa có a rút tỉa kinh nghiệm trong việc tìm tòi điểm đó.
4.– Những tu só, cư só và thuật só
Ba loại người này tự ý đặt mình và ra ngoài vòng tục lụy, không màng đến phú quý vinh
hoa, không sợ chết, sợ khổ, lấy sự tiết chế tình dục làm phương châm sinh hoạt.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

13

Tu só và cư só đã chọn một ý thức hệ vọng đạo chớ không theo đời, thoát tục chớ không
vướng tục, xem nhân thế như tạm bợ, xem niết bàn như cứu cánh. Nhãn quan phi thế tục của họ
khiến họ trở thành người ngoại lệ của đối tượng Tử-Vi.
Thuật só là người chống lại bản năng, cố ý tìm sự khổ nhục thể xác để tập sự ch linh hồn
chịu đựng giỏi hơn, cũng không mang đến vinh hoa phú quý. Ý thức hệ của họ khác với nhân sinh
quan của đại chúng.
Đó là n về các tu só, cư só tu phật hay tu tiên chân chính, không cần biết đến số kiếp, vận
mạng. Còn đối với vài lối tu theo Tin Lành, tu mà còn sống với đời để sửa đời, còn làm bóng xã
hội, còn có vợ con (Tin Lành) thì vẫn còn áp dụng được lá số Tử-Vi.
Đối với thuật só cơ hộihay tài tử, chỉ tập khổ nhục để biểu diễn, kỳ dư vẫn sống như phàm nhân thì
vẩn là đối tượng của Tử-Vi.
5. – Tập thể
Có người cho rằng Tử-Vi có thể áp dụng để xem vận mệnh ch một tập thể nào đó, dùng
ngày thành lập làm ngày sinh để lấy số, dùng lối suy luận tương tự để đoán số. Ví dụ như đối với
một hiệp hội hoặc một nội các thì lấy ngày giờ ra mắt chính thức làm thời điểm lấy số. Rồi tùy theo
các sao quý, phú, bệnh, họa mà suy luận về sự thịnh, suy, nguy, diệt cho hiệp hội hoặc nội các.
Cũng theo quan điểm này, cũng có thể xem vận mệnh cho một quốc gia bằng Tử-Vi, củng lấy ngày
sinh cho lá số quốc gia.
Đây là một quan điểm mới mẻ và táo bạo, cho đến nay chưa thấy ai áp dụng hay thí
nghiệm. Duy pải công nhận rằng việc áp dụng Tử-Vi cho tập thể bao hàm nhiều cách, hoặc dựa
vào ngày giờ cho phép lập hội, ngày giờ ký Sắc lệnh lập Nội các, hoặc dựa vào ngày giờ hội hoặc
nội các ra mắt quốc dân. Còn đối với quốc gia, ngày sinh sẽ phức tạp hơn nhiều. Ví dụ như đối với
Việt Nam, có thể chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay ngày Quốc Khánh cũng hữu lý cả. Vì vậy,
việc suy đoán vận mệnh dễ sai lầm. Hơn nưã, đời sống của một tập thể, của quốc gia không giống
đời sống của một cá nhân. Trên mộ lá số nào đó, có thể đoán ngày chết của cá nhân, nhưng không
ai dám quả quyết rằng tập thể hay quốc gia trúng số sẽ bị tiêu diệt cùng lúc.
Vì vậy, có thể n rằng Tử-Vi không áp dụng cho tập thể và càng không áp dụng được cho
quốc gia.
C. – NHỮNG GIỚI HẠN CỦA KHOA TỬ-VI
Đây là nhưng trường hợp mà Tử-Vi được áp dụng một cách hạn chế: đối với những người

sinh trừng giờ, những người dị thể.
1.– Những người sinh trùng giờ
Có rất nhiều trường hợp trùng giờ:

Anh em, chi em sinh đôi trong một giờ âm lịch.

Những người cùng sinh cùng giờ ở trong một xứ.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

14

Những người sinh cùng giờ, cùng ngày ở khác xứ.

Theo nguyên tắc, bất cứ ai sinh trùng giờ đều là có lá số giống nhau như đúc. Nhưng trên
thực tế, vận mệnh của họ không bao giờ rập khuôn với nha. Ngay cả hai người sinh đôi, cuộc đời
cũng khác nhau, đôi khi rất nhiều quan điểm về cách ứng dụng lá số Tử-Vi cho anh em, chi em
song sinh.
Trước hết, có người cho rằng phải lấy cung Bào của một người làm cung Mệnh cho người
kia, vì cho rằng người này là bào của người kia. Nếu lá số đúng cho người em, thì Mệnh của người
anh phải được xem ở cung Bào. Phụ mẫu của người anh thì đóng cung Mệnh của lá số và cứ như
thế mà giải đoán. Quan điểm này xét ra chỉ khả chấp là có thể dùng cung Bào làm Mệnh cho người
kia. Không khả chấp là đối với cung Phụ mẫu. Trong khi song sinh, anh em hoặc chị em phải có
chung cha mẹ, ô phụ mẫu lẽ ra không được xê dịch, bằng không thì cha mẹ người anh không giống

cha mẹ người em sinh đôi.
Có quan điểm cho rằng phải lấy cung Nô của một người làm cung Mệnh cho người kia, lại
lý ra rằng phải xxem hai người như bạn bè, phải hoán đổi trên cung Nô. Điều này xét ra cũng khó
chấp nhận vì cũng rơi vào trường hợp phụ mẫu của một người phải đóng ơ Thiên Di, một điều rất
nghịch lý đối với anh em song sinh. Có nhiều tác giả trắc nghiệm cả hai phương pháp, dùng bào và
nô làm Mệnh nhưng thấy không thỏa mãn. Như vậy, trong hai anh em hoặc hai chị em sinh đôi, có
một người không áp dụng được Tử-Vi.
Còn nhiều trường hợp trùng giờ mà khác hẳn cha mẹ, khác hẵng nơi sinh. Trên đất Việt
Nam n riêng, co không biết bao nhiêu người đồng giờ với Gia Long, Minh Mạng, Tổng Thống
nhưng không bao giờ được làm nguyên thủ. Có người giải thích rằng số của nguyên thủ ứng vào
một chính tinh trong cung Mệnh, còn kẻ kia thì ứng vào chính tinh khác trong cung Mệnh. Lối cắt
nghóa này chỉ thỏa đáng tạm thời cho cung Mệnh có hai chính tinh đồng cung. Chỉ khi nào gặp
trường hợp này mớ dám nói rằng nguyên thủ ăn vào chính tinh số một, hành khất ăn vào chính tinh
số hai. Tuy nhiên, lối giải thích đó cũng không ổn vì làm thế nào biết được sao nào ứng hoặc khắc
với ai? Còn nếu gặp cung Mệnh có một chính tinh duy nhất thì làm cách nào quy chiếu? Còn nếu
Mệnh không chính tinh thì tính sao?
Các nghi vấn này cho đến na hãy còn nan giải. Đó là chưa kể trường hợp các người trùng
ngày giờ sinh mà đẻ ở hai quốc gia khác nhau, thuộc hai quốc tịch khác nhau, hoặc ở nhiều quốc
gia khác nhau, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.
Theo thiển nghó, sự khác biệt về đời người của hai kẻ trùng giờ sinh có thể được giải thích
phần nào bằng cái phúc thực tại. Đó là cái phúc của cha mẹ, ông bà để lại cho mình, đồng thời
cũng là cái phúc mà tự mình tạo. Cả hai phúc vun bồi cho nhau. Nhưng thuyết phúc đức thực tại
cũng chỉ tạm thỏa đáng mà thôi. Lý do là cái gì không cắt nghóa được thì cứ đổ diệt cho phúc đức
thực tại, ch cha mẹ, nếu không ổn thì cho là tại tổ phụ, tổ phụ gần không ổn thì cho là tại tổ phụ xa.
Đến một lúc nà đó của quá trình, thế nào cũng tìm được lý do khác biệt của hai vận mệnh cùng giờ
sinh, hoặc ở tiền kiếp thứ nhất, hoặc ở tiền kiếp thứ hai, thứ ba. Cái lối giải thích bằng phú đức
thực tại như thế vừa mơ hồ, vừa lần khân. Y niệm phúc đức thực tại hãy còn sơ khoáng, nó tạm
dùng để giải thích phần nào cái gì không thể giải thích được.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

15

Khoa Tử-Vi bị bế tắc, bị giới hạn nhiều trong các trường hợp đặc biệt này. Chỗ yếu của
khoa Tử-Vi nằm ở đó.
2. Những người di thể
Đó là những người sinh đôi cùng giờ dính lẹo nhau ở chân tay hay thân mình. Cả hai người
có chung nhau một số bộ phận nào đó.
Quyển Larousse médical illustré, 1924, trang 760 có kể một trường hợp, được y học mệnh
danh là Xiphoges. Xiphoges được sách này định nghóa là hai người dính nhau bởi một miếng màng
khá uyển chuyển giúp cho cả hai có thể sống liền lạc với nhau, không phải mặt đối mặt mà hông
đối hông,hay tay của một người ở phía trước hai tay của người kia ở phía sau. Sách này có kể một
trường hợp có thật xảy ra ở Thái Lan:
“Vào năm 1811, hai anh em song sinh một người tên Eng một người tên Chang Buher, dính
nhau ở phía hông. Khi người ta sờ hông thì cả hai cùng có cảm giác bị chạm. Nhưng, kh sờ những
nơi xa cái hông về phía trái hoặc phía phải thì chỉ người nào ở phiá đó mới có cảm giác được sờ.
Trước niềm vui hay cái sợ, hai anh em cảm tiác riêng biệt, nhưng cả hai cùng cảm thấy đói khát
cùng một lúc, duy một người ăn uống không làm cho kẻ kia no theo. Cả hai cao độ 1,65 m, eng thì
hơi thấp hơn. Cả hai di và nhảy nhót nhanh nhẹn. Mẹ của chúng khi sinh chúng ra không gặp một
trở ngại nào lúc lâm bồn. Họ có cá tính đối chọi nhau: Chang thì vui tính lanh lợi, Eng thì buồn rầu
và ít nói, vì vậy cả hai thường gây gổ nhau, và có lần kéo nhau đến bác só để xi ly thân. Bác s4
nélaton tứ chối, e rằng giải phẫu sẽ làm thiệt mạng cả hai người. Có điều lạ là cả hai cùng có vợ,
hai người vợ là lại là hai chi em với hau nhưng không sinh đôi. Một người có sáu con, một người
năm con, tất cả đều bình thường và sống đủ.
Vào năm 1847, Chang bị chết vì sưng phổi. Eng thì chết sau đó vài ngờ, mặc dù không bị
sưng phổi gì cả. Lúc giải phẫu, các bác só thấy hai lá gan được nuôi dưỡng bởi một huyết quan
chung”
Vì họ sinh một lượt, cả hai có chung một lá số. Nhưng cá tính và con cái không giống nhau:
đó là điều sai biệt khó hiểu trên lá số. Y học liệt kê trường hợp này vào hạng quái vật hình người.

Có lẽ đây là việc quá hi hữu, nhưng cũng giúp chúng ta có ý niệm về giới hạn của Tử-Vi.
D. – NHỮNG GIỚI HẠN TỪ TỔNG SỐ LÁ SỐ TỬ VI
Điều đáng kể hơn hết là khoa Tử-Vi bị giới hạn rất rõ rệt khi chúng ta xét đoán đến số
lượng lá số Tư-Vi khả hữu sánh với số người trên thế giới.
Dân số thế giới ngày nay hiện lên đến hơn ba tỷ rưỡi. Nếu lấu số Tử-Vi, lẽ ra mỗi người
phải có một lá số, vị chi có hơn ba tỷ rưỡi lá số. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì cách lấy số
Tử-Vi theo phương pháp của Trần Đoàn có phần đặc thù, cho nên không phải ai ai cũng có lá số
riêng. Trái lại, có rất nhiều người có chung nhau một lá số.
1. Tổng số tối đa lá số Tử-Vi
Chương này có dành một phụ lục để dẫn giải bài toán tính tổng số tối đa lá số Tử-Vi. Độc
giả có thể tham chiếu phụ lục để thử nghiệm cách tính.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

16

Theo cách lá số Tử-Vi của Trần Đoàn thì tối đa chỉ có 512.640 lá số mà thôi. 512.640 lá số
này được dùng chung cho hơn ba tỷ rưỡi người trên thế giới. Con số này đủ để nói lên phạm vi hạn
hẹp của việc áp dụng khoa Tử-Vi.
2. Phạm vi áp dụng khoa Tử-Vi
Đứng về mặt lý luận toán học mà xét thì khoa Tử-Vi không áp dụng riêng cho từng người
một. Trái lại, khoa này chỉ dùng cho nhiều lắm là 512.640 trường hợp, thay vì ba tỷ rưỡi trường
hợp. Như vậy, tầm thực dụng bi thu hẹp hết sức nhiều.
Điều này cho thấy Tử-Vi không phải là một toàn khoa, tức là một khoa dùng cho tất cả
nhân loại, mà chỉ là một chuyên khoa đặc thù. Khoa Tử-Vi tự nó không giải quyết nổi hết ẩn số
của ba tỷ rưỡi nhân mạng. Nó phải được bổ túc bởi nhiều bộ môn khác. Con số 512.640 chỉ nên
xem như con số vận mạng khung, hay nói một cách khác đây chỉ là 512.640 loại vận mạng. Khoa
Tử-Vi vô tình chỉ xếp loại được vận mạng con người vào bấy nhiêu trường hợp mà thôi.
Để có ý niệm cụ thể về sự tương đối này, ta thử xét tỷ lệ các người đồng số ở Việt Nam, ở

Trung Hoa và trên thế giới.
a) Trường hợp Việt Nam
Dân số hai miền Việt Nam hiện nay lên đến 37.500.000 người. Giả thiết rằng sinh xuất và
tử xuất hàng năm không thay đổi, chúng ta có con số sau đây:
37.500.000
=73.15#73
512.640

_______________

Điều này có nghóa là cứ 73 người Việt Nam là có một lá số giống nhau.
b) Trường hợp Trung Hoa
Dân số Trung Hoa, nơi phát xuất khoa Tử-Vi hiện nay vào khoảng 750.000.000 dân. Cũng giả thiết
rằng dân số đó cố định và sinh xuất, tử suất giữa nguyên, chúng ta có con số:
37.000.000

______________

512.640

=1.463,#1.463

Điều này có nghóa là có trùng số đối với 1.463 người Trung Hoa.
c) Trường hợp thế giới
Với dân số hiện vào khoảng 3.500.000.000, được gỉ thiết như số định, thì số người trùng số
trên thế giới là 6.827.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

17

Luận theo toán học, bắt buộc phải nói như vậy. Trên bình diện toán học, các con số
73,1.463 và 6.827 cho thấy tính cách tương đối rất cao của khoa Tử-Vi. Sự trùng số còn chứng tỏ
khoa Tử-Vi không cá biệt hóa được mỗi cá nhân, không phân biệt nổi từng vận mệnh. Đứng trên
mặt lý luận toán học, khoa Tử-Vi đã đồng hoá 73 vận mệnh của 73 người Việt Nam làm một, đồng
hóa 1.463 vận mệnh của 1.463 người Trung Hoa làm một và đồng hóa 6.827 vận mệnh cá nhân nói
chung làm một.
Trên thực tế, việc 73 người Việt Nam trùng một lá số không có nghóa là 73 người đó trùng
vận mệnh. Kiếp số củ mỗi người đều khác nhau. Thành thử, lối lý luận bằng toán học thỏa mãn
được thực tế. Phải bổ túc lý luận này bằng một hệ thống lý luận khác lúc giải đoán.
Tử-Vi học là một khoa nhân văn, nghiên cứu con người và đới người. Phương trình con
người (équation humaine) quá ư phức tạp vì phản ứng mỗi người một khác nhau, hoàn cảnh khác
nhau, văn hóa, huyết thống và nhất là phúc đức khác nhau. Cnhính vì nhữngkhác biệt sâu xa đó
nên kiếp sống con người không thể đồng hóa nhau được. Vì thế, có lẽ chúng ta chỉ nên xem con số
512.640 như con số phương trình khung này, con người hoạt động riêng, tuỳ theo cá tính, hoàn
cảnh, văn hóa, huyết thống và phúc đức tích lũy. Có thể có nhiều người cùng có chung một loại
vận mệnh, nhưng vẫn có vận mệnh riêng cho mỗi người. Cái chung không xáo bỏ cái riêng, c1i
riêng không hoàn toàn đồng hóa với cái chung. Phải chăng đây là tính lý của ngạn ngữ “hòa nhi
bất đồng” của cổ nhân?
Dù sao, với 512.640 phương trình khung đó khoa Tử-Vi không thể là một toàn khoa (science
complète) để giải đáp hết các ẩn số của mọi người. Nó phải được bổ túc bởi nhiều khoa bói toán
khác, như tướng học, dịch học, chỉ tay v.v…
* * *
Phụ trương một
Cách tính tổng số đối đa lá số Tử-Vi
Để tính tổng số tối đa lá số Tử-Vi có thể có, ta tiến hành theo 3 bước dưới đây:
Nếu dữ kiện, trong đó liệt kê các yếu tố can dự vào việc tính, giải thích các yếu tố này.
Nêu nguyên tắc tính.
Trình bày kỹ thuật tính.

a) Những dữ kiện
Khi tính tổng số lá số Tử-Vi, ta phải căn cứ vào 5 yếu tố:
Yếu tố Âm Dương, yếu tố giờ sinh, yếu tố tháng sinh, yếu tố năm sinh, yếu tố ngày sinh trong
tháng

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

18

Yếu tố Âm Dương – có hai loại tuổi, tuổi Dương (Dương, Nam, Dương Nư) và tuổi Âm (Âm Nam,
Âm Nữ), tương ứng với cũng hướng an sao, một hướng thuận và một hướng nghịch.
Yếu tố giờ sinh – Âm lịch có 12 giờ trong ngày.
Yếu tố tháng sinh – Năm thường có 12 tháng, riêng năm nhuận có mười 13 tháng. Những tháng
nhuận ta không kể vì lá số Tử-Vi cứ an theo tháng, bất luận tháng thường hay tháng nhuận. Do đó,
ta chỉ kể một năm có 12 tháng mà thôi.
Có tháng thiếu gồm 29 ngày, có tháng đủ gồm 30 ngày. Sự nối tiếp các tháng thiếu và đủ
trong một năm không theo thứ tự nào cả, tức là không phải cứ nhất thiết một tháng đủ đi tiếp theo
một tháng thuế. Ta có nhiều dịp chứng kiến 2 hoặc có khi 3 tháng thiếu đi liền nhau, rồi cũng
không phải là 2 hoặc 3 tháng đủ đi theo sát.
Về tỷ lệ tháng đủ, tháng thiếu cũng không đồng nhất trong các năm. Có năm có 7 tháng đủ,
5 tháng thiếu, có năm thì tỷ lệ bằng nhau 6/6. cũng không hẳn một năm gặp tỷ lệ 6/6 di sát theo
một năm có tỷ lệ 7/5: có khi tỷ lệ 6/6 xảy ra trong 2 năm liền, có khi tỷ lệ 7/5 có trong 4 năm liền.
Những nét đặc thù kể trên khiến cho việc tính ngày trong năm phải dùng cách đếm. Năm
nào có tỷ lệ 7/5 thì có ngày 355 ngày đểlấy số, còn năm có tỷ lệ 6/6 thì có 354 ngày.
Yếu tố năm sinh – Năm sinh bao gồm can và chi. Có 10 can và 12 chi, được kết hợp với nhau theo
một quy tắc rất đặc thù. Không phải can nào cũng có thể đi với bất cứ chi nào. Quy luật chắp nối
10 can với 12 chi chỉ đưa tới 60 thế kết hợp là hết ** chớ không phải đưa tới 10 x 12 tức 120 kết hợp
như nhiều người lầm tưởng. 60 loại 6 của con người, nối tiếp nhau trong 60 năm. Đến năm thứ 61
(1900) thì trở lại Canh Tý, khởi đầu cho một giáp kế tiếp. Khởi điểm của giáp có thể lấy ở bất cứ

năm nào. Ví dụ, có thể lấy Bính Thìn (1càng làm năm đầu tiên cho giáp Bính Thìn t Mão (1796 –
1855). Sau năm t Mão (1855) thì trở lại Bính Thìn (1856)

vậy: mỗi can chi có 6 thể hết hợp với 6 chi. Thành thử 10 can chỉ có 60 thể kết hợp với 12 chi.
Trong bất luận giáp nào, tên gọi các năm và thứ tự kết hợp can chi của năm trong giáp
không bao giờ thay đổi. Ví dụ sau Bính Thìn thì đến Đinh Tý, rồi đến Mậu Ngọ, Kỹ Mùi, … cho
đến năm thứ 60 của giáp là t Mão. Luôn luôn như vậy.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

19

Tóm lại, vì những đặc điểm trên, cho nên, trong một gíap, chỉ có 60 loại tuổi để lấy số TửVi cho loài người mà thôi, không hơn không kém. Vấn đề đặt cho ta là tìm trong 60 năm này số
lượng ngày để tính tổng số lá số Tử-Vi, lấy theo ngày.
Yếu tố ngày sinh – Ta có thể tìm số ngày trung bình torng tháng để nhân với số tháng trong năm,
với số năm trong giáp, với số giờ trong ngày và với hệ số âm dương ngõ hầu đi đến tích số chung,
tức là tổng số lá số Tử-Vi khả hữu.
Ta cũng có thể áp dụng một bài toán giản dị hn là tìm số ngày trong giáp (trong đó có bao gồm
cả 60 năm và số tháng rồi) để nhân với số giáp trong ng2y và với hệ số Âm Dương.
b) Nguyên tắc tính tổng số lá số Tử-Vi trong giáp
Có hai cách tính tổng số: Cách tính bằng 5 hệ số và cách tính với 3 hệ số.
Với cách tính bằng 5 hệ số, tổng số lá số tất cả trong giáp (gọi là y) là tích số của 5 hệ số sau đây:
Hệ số Âm Dương

:2

Hệ số giờ trong ngày

:1

Hệ số trung bình trong tháng : x*
Hệ số tháng trong năm

: 12

Hệ số năm trong giáp

: 60

Phương trình sẽ là

: y = 12 X 12 X x X 12 X 60

Còn cách tính bằng 3 hệ số sẽ giản dị hơn. Tổng số lá số Tử-Vi trong giáp (y) là tích số của 3 hệ số
sau:
Hệ số Âm Dương

:2

Hệ số giờ trong ngày

: 12

Hệ số ngày trong giáp

:z

Phương trình sẽ là

: y = 2 X 12 X z

Sở dó theo cách tính này, hệ số tháng và năm không được kể là vì số ngày trong giáp đã
được tính dựa theo số tháng năm trong năm (12) và số năm trong giáp (60) rồi. Kỹ thuật trình bày
dưới đây sẽ theo cách tính thứ nhì, bằng 3 hệ số cho dễ. Vậy, vấn đề là phải tìm z số ngày trong
giáp.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

20

c) Kỹ thuật tính y trong một giáp nhất định
Ta thử chọn một giáp nhất định để tính y, ví dụ như lấy giáp Canh Tý – Kỷ Hợi (1840 –
1899) làm căn bản.
Giáp này có 60 năm, trong đó có hai loại năm:

Loại một gồm 33 năm, mỗi năm có 7 tháng 30 ngày và 5 tháng 29 ngày.

Loại hai gồm 27 năm, mỗi năm có 6 tháng 30 ngày và 6 tháng 29 ngày.

Đối với loại đầu (7 tháng đủ, 5 tháng thiếu), ta có 355 ngày mỗi năm để lấy số Tử-Vi *.
Loại này có 33 năm, vậy trong 33 năm này có 11.715 ngày để lấy số.
Đối với loại nhì (6 tháng đủ, 6 tháng thiếu), ta có 354 ngày mỗi năm để lấy số Tử-Vi*. Loại
này có 27 năm, vậy, trong 27 năm này có 9.558 ngày để lấy số.
Kết quả là trong trọn giáp 60 năm, ta có:
11.750 + 9.558 = 21.278 ngày để lấy số

đó là trị số chính xác của z.
vậy trị số chính xác của y là:
y = 2 X 12 X 21.273 = 510.552 lá số Tử-Vi
Tóm lại, trong giáp nói trên, có tất cả 510.552 lá số Tử-Vi. Nói như thế có nghóa là tất cả
mọi người trrên thế giới sinh trong hoảng thời gian của giáp, kể từ giờ Tý ngày mồng một tháng
giêng năm Canh Tý (1840) đến giờ Hợi ngày 30 tháng chạp năm Kỷ Hợi (1899) chỉ có 510.552 vận
mệnh mà thôi.
Đó là tổng số lá số Tử-Vi cho riêng giáp 1840 – 1899. Vấn đề đặt ra là đối với cá giáp thì y
là bao nhiêu? Làm sao tổng hóa được cho tất cả các giáp?
d) Thử tổng quát hóa tổng số lá số khả hữu
Kết quả 510.552 kể trên đặc biệt chỉ áp dụng riêng cho giáp 1840 – 1899 mà thôi. Ta không
thể tổng quát hóa kết quả n trên cho mọi giáp. Lý do giản dị là vì số ngày z trng giáp này chưa
hẳn là số ngày tối đa nếu so với những giáp khác.
Ý niệm của chúng ta là, nếu biết được số ngày tối đa của một
27 năm X 354 ngày = 9.558 ngày
Giáp thì mới tổng hóa được, tức là mới biết được tổng số tối đa là số Tử-Vi khả hữu.
Để tìm tổng số tối đa này, ta giả thiết rằng có một giáp giả tưởng nào đó có số ngày cao
nhất. Dó nhiên, ta không thể giả tưởng quá cao mà phải giả tưởng sao cho càng gần thực tế càng
hay. Ta nhận thấy rằng, trong các năm có năm duy nhất có số ngày cao nhất: đó là năm 1944 Giáp
Thân. Năm này có đến 8 tháng 30 ngày và 4 tháng 29 ngày, vị chi là 365 ngày để lấy số.
Ta giả thiết rằng gỉ tưởng chỉ gồm toàn những năm 356 ngày thì giáp giả tưởng đó sẽ có:

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

21

365 ngày x 60 năm = 21.360 ngày
vậy, trị số y bây giờ là:
y = 21.360 x 22 x 12 = 512.640 lá số

Đó là tổng số lá số Tử-Vi tối đa khả chấp*
*

*

*

Chương hai
Phương pháp của khoa Tử-Vi
Phương pháp phân tích

Đại phân tích

Vi phân tích

Phương pháp động

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

22

Con người và đời người là hai đối tượng vô cùng phong phú và phức tạp. Con người là cả
một vũ trụ thu hẹp, rắc rối trong sự cấu tạo. Đời người còn khó hiểu hơn, vì nó bao hàm rất nhiều
hoàn cảnh khác nhau, nhiều giai đoạn khác nhau mà thời gian có thể phủ trùm gần 100 năm. Con

người không bao giờ cố định, đời người cũng thay đổi. Cả hai cùng là biến số của nhau và là biến
số của hoàn cảnh. Vì muốn biết cả hai đối tượng, khoa Tử-Vi hết sức tham vọng.
Khoa Tử-Vi giải quyết tham vọng đó như thế nào? Đặt vấn đề như thế tức là noó đến
phương pháp của khoa Tử-Vi. Khoa này áp dụng đồng thời ba phương pháp, phân tích, tổng hợp và
động (analytique et dynamique).
A – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỦA KHOA TỬ-VI
Trước hết khoa Tử-Vi áp dụng phương pháp phân tích đối tượng. Có hai lối phân tích được
sử dụng song song chưởng.
Lối đại phân tích, tức là chia con người và đời người thành những yếu tố lớn, thành những
thời kỳ dài để khảo sát từng yếu tố, từng thời kỳ.
Lối pvi phân tích, tức là những yếu tố lớn đó chia thêm ra nhiều, thật nhiều yếu tố nhỏ hơn, nhỏ
hơn nưã.
1. – Đại phân tích (macro-analyse)
Trong khuôn khổ của đại phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt Bản Mệny và Cục, 12 cung và
những thời hơn trong đời người.
a) Sự phân biệt Bản Mệnh và Cục
Để phân tích Bản Mệnh, khoa Tử-Vi đã dùng hai yếu tố căn bản để định danh Bản Mệnh :
một là nguyên thể của Bản Mệnh, hai là hành của Bản Mệnh. Bản Mệnh được xếp thành 5 loại,
tư7ng ứng mới 5 hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Từ 5 hành đó, chúng ta rút tỉa những ý nghóa về
con người và đời người. Mỗi Bản Mệnh có một hành làm chủ. Hành đó quyết định lý tính, hoá tính
của Bản Mệnh. Như Bản Mệnh hành Kim có lý tính và hóa tính riêng của loại kim khí, không
giống lý hóa tính của hành Hỏa.
Ngoài thể tính, khoa Tử-Vi phân biệt nhiều cách trong một thể. Ví dụ như hàh Hỏa gồm có
“ sớn hạ hỏa (lửa dưới chân núi), sơn đầu hỏa (lửa trên đỉnh núi), thiên thượng hỏa (lữ trên trời),
tích lịch hỏa (lửa sấm sét), lộ trung hỏa (lữ trong lò) v2 phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn). Mỗi thể cách
hỏa như thế có một đặc tính cơ hữu. Nhưng, rất tiếc khoa Tử-Vi không liệtkê đặc tính này. Mỗi
hành được chia thành 6 thể cách, như vậy, có tất cả 30 thể cách Bản Mệnh cho 5 hành.*
Mỗi hành đứng riêng nhưng có nghóa. Hành và nguyên thể của nó chỉ có nghóa khi nào đi
chung vớ hành khác. Ví dụ như Bản Mệnh Hỏa gặp sao Kim nói chng thì khắc vì Hỏa khắc Kim:
gặp Thổ thì sinh vì Hỏa sinh Thổ. Tuỳ theo khắc hya sinh, số mạng sẽ tốt hay xấu: sinh thì tốt, khắc

thì xấu.
Đối với Cục, khoa Tử-Vi cũng ngũ hành hóa thành 5 cục. Đó là: Thuỷ nhị cục, Mộc tam
cục, Thổ ngũ cục và Hỏa lục cục. Những con số 2, 3, 4 …. Đi kèm với mỗi cục không thực dụng cho

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

23

việc giải đoán. nghóa của cục chỉ được xét trong sự sinh khắc với hành của Bản Mệnh. Nếu
Mệnh, Cục tương sinh thì tốt, tương khắc thì xấu. Trong mọi trường hợp tốt, cuộc đời suôn sẻ hơn,
vận may để gặp hơn, nghịch cảnh ít hơn. Trái lại, nếu khắc thì xấu, báo hiệu nhiều trở ngại, khó
khăn, phải đấu tranh chật vật và có thể là yếu tố yểu hay bất lợi cho phú, quý, khoa bảng cuộc đời
v.v…
b) Sự phân biệt 12 cung
Trong tiến trình đại phân tích thứ hai, khoa Tử-Vi chia sinh hoạt con người thành 12 khía
cạnh liên quan đến một lãnh vực của con người và của đời ngườ. Mười hai khía cạnh đó được diễn
tả qua tên gọi 12 cung trong lá số, được liệt kê như sau:
– Cung Phúc Đức nói lên tình trạng của tiền kiếp, của dòng họ, hậu qủ của tiền kiếp, của
dòng họ trên đời người: đây là khía cạnh duy linh, mang ít nhiều tính cách siêu hình.
– Cung Phụ Mẫu nói lên tình trạng của cha mẹ, tương quan giữa mình và cha mẹ, tương quan
này được hiểu theo một phạm vi khá rộng, từ huyết thống (hérédité) cho đến sinh kế, thọ yểu,
hạnh phúc cua cha mẹ và tiếng dội trên cuộc đời của mình.
– Cung Mệnh n lên tâm tính, trí tuệ, tình cảm, sở thích, sở ố, tóm lại nội tâm con người.
– Cung Bào nói lên tình trạng của anh chị em trong gia đình, tng quan sinh hoạt giữa
huynh đệ với nhau.
– Cung Phu hay Thê nói lên tình trạng gia đạo, hạnh phúc, vợ chồng, đặc tính và sự nghiệp
của người hôn phối, tương quan giữa mình và người vợ (hay chồng).
– Cung Tử Tức nói lên tình trạng con cái trong hay ngoài gia đình, ppphạnh phúc giữa cha
mẹ và con cái, cũng như hạn phúc con cái.

– Cung Tài Bạch nói lên tình trạng tài chánh của mình, sinh hoạt vật chất của gia đình
– Cung Tật ch nói lên tình trạng sức khỏe vật chất và tinh thần cùng những tai hoạ bệnh tật
đi kèm theo có ảnh hưởng đến con người và đời người.
– Cung Thiên Di n lên hoàn cảnh, thời thế mà mình đang sống, liên hệ giữa con người và
xã hội.
– Cung Nô Bộc nói lên sự giao thiệp giưã mình với một số người có liên hệ mật thiết như
nhân tình, bạn bè, người thuộc quyền tôi tớ …..
người.
hoạt.

– Cung Quan Lộc n lên nghề nghiệp, khả năng chuyên môn, sở thích, nguyện vọng con
– Cung Điền Trạch n lên tình trạng nhà cửa, ruộng vườn, khung cảnh vật chất của sinh

Sự phân tích ra 12 cung trên đã mô tả thỏa đáng các lãnh vực sinh hoạt cá nhân, hình dung
được con người và đời người một cách khúc chiết, tinh vi. Qua lối đại phân tích đó, khoa Tử-Vi giải
quyết phần lớn tham vọng tìm hiểu con người và đời người.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

24

c) Sự phân biệt các thời hạn của đời người
Khoa Tử –Vi chia sinh thời con người ra làm hai thời kỳ: tiền vận và hậu vận.
Tiền vận là giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến tuổi lập thân. Phỏng theo ngạn ngữ “Tam thập
nhị lập”, tuổi này được ấn định ào khoảng trên dưới 30 tuổi. Tiền vận này do cung Mệnh mô tả.
Hậu vận là thời gian còn lại cho đến lúc chết, do cung Thân mô tả. Cung Thân đây là cung
của tuổi thành thân, chớ không phải cung Thân của 12 điạ chi.
Sự phân biệt này cốt để mô tả hai thời kỳ vận mệnh, cốt để nhấn mạnh đến sự thay đổi của
cuộc đời. Thật vậy, đời người có thăng, có trầm, có chuyển hướng chơ không bao giờ giống nhau từ

lúc sinh đến lúc tử. Trong giai đoạn tiền vận (Mệnh), con người còn nhỏ, phải sống với cha mẹ, anh
em nhờ vả vào cha mẹ, con người đang học nghề, đang chọn ạn trăm năm, để chuẩn bị bước vào
đời. Trong hậu vận (Thân), cá nhân coi nhu đã thành thân, phải bước vào đời, không còn lệ thuộc
vào cha mẹ mà trái lại phải tự lập cho mình, chiụ trách nhiệm về kiếp sống của mình, phải gánh
vác gia đình, con cái, phải giao thiệp với xã hội, phải có nghề riêng nuôi miệng và bảo bọc vợ con.
Cuộc sống vì thế trở thành độc lập và riêng tư, tách rời khỏi đại gia đình để sống với tiểu gia đình,
với quan trường hặc thương trường. Hạnh phúc con người bấy giờ gồm hạnh phúc gia đạo, hạnh
phúc nghề nghiệp, hạnh phúc vật chất do mình tự tạo và tự điều khểnh. Cuộc sống riêng tư đó đôi
khi đưa đến sự thành lập một tổ ấm thứ hai với vợ lẽ, với nhân tình.
Cái hàng rào ngăn cách hai giai đoạn Mệnh và Thân không có tính cách cố định. Có quan
điểm ch rằng ranh giới giữa Mệnh và Thân tuỳ theo con số của Cục. Ví dụ như Thủy nhị cục thì
Thân được kyể từ 32 tuổi trở đi, Mộc tam cục từ 33, Kim tứ cục từ 34, Thổ ngũ cục từ 35 và Hỏa
lục cục từ 36. và vì vậy cho nên khi xem Than là phải tính trong tng quan với Cục. Nói khác đi,
Cục tương ứng với Thân, với hậu vận, còn Bản Mệnh tương ứng với Mệnh, với tiền vận. Quan
điểm này có thể chấp nhận được. Duy phải lưu ý rằng, Mệnh sang Thân, sự chuyển hướng không
đột ngột như một ngõ rẽ. Để đánh dấu sự thay đổi dần đà đó, có lẽ người ta bày ra cung lưu niên
đai hạn.
Cung Thân có thể đóng ở một trong sáu sung dưới đây:
Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài và Phu Thê. Không bao giờ Thân đóng ở Phụ, Điền, Nô, Tật,
Tử, Bào. Lý do là cung Thân, vì mô tả toàn diện hậu vận con người, là một cung có nghóa đa diện,
tức là một cung cường. Vì là cung cường cho nên Thân chỉ đóng chung với những cung quan trọng
của đời người mà thôi. Khi Thân đóng cung ở cung nào thì cung đó quan trọng gấp bội. Ví dụ nếu
Thân đóng ở Quan thì các hay, các dở của cung Quan không phải chỉ hay dở về quan trường mà
thôi mà còn hay dở trên nhiều điạ hạt khác như tài lộc, phu thê, thời thế …. Nếu cung Quan tốt thì
hậu vận sẽ tốt toàn diện, xấu thì xấu toàn diện. Yếu lý của cung Thân nằm trong ý nghóa này.
d) Sự phân biệt các cung hạn:
Khoa Tử-Vi chia nhỏ sinh thời con người thành nhiều hạn kỳ. Hạn lỳ lớn gọi là đại hạn 10
năm một kế tiếp nhau theo thứ tự hoặc thuận hoặc nghịch. Môó đại hạn đóng ở một cung. Cung đó
tốt hay xấu thì đại hạn cũng có ý nghóa đó.

TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc

25

Đại hạn thuộc tiền vận thì nằm trong khuôn khổ của cung Mệnh. Nếu thuộc hậu vận thì
lồng khung trong cung Thân. Nếu Mệnh hay Thân. Nếu Mệnh hay Thân tốt thì cái tốt đó ảnh
hưởng đến đại hạn liệng hệ và có thể chế giảm ít nhiều cái xấu của đại hạn đó. Nếu Mệnh, Thân
xấu thì xấu lây đến đại hạn, ít hoặc nhiều.
Sự phân tích vận kỳ đến 10 năm thuộc đại loại phân tích. Thấp xuống đến từng năm là vi
phân tích.
Tóm lại, trong phạm vi đại phân tích, khoa Tử-Vi chọn lọc những yếu tố lớn có ảnh hưởng
đến con người và đời người để khảo sát qua thời gian. Suốt cuộc sống. Phương pháp phân chia này
xét ra thỏa đáng, đáp ứng được một phần lớn tham vọng củ khoa Tử-Vi là tìm hiểu vũ trụ nhỏ của
nhân sinh, không những trên từng địa hạt mà còn trong mỗi thời kỳ.
2.-Vi phân tích (micro-analyse)
Trong khuôn khổ vi phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt những yếu tố nhỏ hơn, những thời hạn
ngắn hơn. Những yếu tố nhỏ gồm các sao (với ý nghóa và m Dương ngũ hành tinh của mỗi sao),
những thời hạn nhỏ gồm từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ
a) Sự phân biệt ý nghóa của các sao
Khoa Tử-Vi sử dụng lối 111 sao, trong đó có 14 chính và 97 phụ tinh. Mỗi sao có một số ý
nghóa đi kèm. Có 9 loại ý nghóa của sao. Đó là ý nghóa cơ thể, bệnh lý, tính tình, công danh, tài lộc,
phúc thọ, tướng mạo, điền sản, vật dụng. Với 9 loại ý nghóa này, khoa Tử-Vi hầu như bao yểm hết
các yếu tố chi phối con người, giúp giải đoán được nhiều đặc trưng của cá nhân trên các phương
diện cơ thể, tướng mạo, bệnh lý, tính tình, nghề nghiệp, tiền bạc, thọ yểu, điền sản…Lẽ dó nhiên,
không có sao nào có đủ 9 loại nghóa: có sao chỉ có 1 hay 2 loại, có sao có 6, 7 loại. Dù sao, 9 loại
gộp lại đủ để mô tả vận mệnh con người một cách tương đối chi tiết, trên nhiều lãnh vực quan yếu,
diễn xuất được khá nhiều tình tiết của sự kiện.
Qua các cung, khoa Tử-Vi đi sâu vào những cá tính phức tạp trong mỗi cá nhân, những nét
vận mệnh phong phú trong mỗi cuộc đời. Lối vi phân tích bổ túc rất nhiều cho lối đại phân tích.

Nhờ lối vi phân tích, khoa Tử-Vi mới có được chiều sâu cần thiết, mới đạt được mức độ cụ thể và
cá biệt cho mỗi cá nhân và mỗi cuộc đời, mới diễn xuất được hình thái phức tạp của mỗi biến cố.
Lối vi phân tích làm cho lá số Tử-Vi không phải là một bức phác hoạ mờ ảo của con người, mà là
một bức ảnh phóng đại, có đường nét khá rõ rệt, có chấm phá, đậm lợt dễ phân biệt. Lối vi phân
tích làm cho khoa Tử-Vi thêm cụ thể và phong phú. Nhờ lối vi phân tích, con người không những
chỉ được mô tả qua cá tính và phản ứng mà còn được mô tả qua vận mệnh, thành bại.
Đó là nói về ý nghóa của các sao.
a) Sự phân biệt ngũ hành của các sao
Mỗi sao có một hành riêng. Hành này góp phần tăng cường hay chế giảm ý nghóa của các
sao. Một sao có hành tương hợp với cung toạ thủ thì đắc địa, tương khắc thì hãm địa. Đắc địa, sao
sẽ mạnh nghóa hơn. Hãm địa, ý nghóa bị kém đi hoặc mất hẳn. Giữa hai sao cũng vậy, nếu gặp
tương sinh về ngũ hành thì hai sao cùng đắc thế, ý nghóa sao này trợ lực cho ý nghóa sao kia: nếu

Tuy vậy, so với những người muốn thâm cứu thì Tử Vi Hàm Số lại trở thành quá giản lược. Độc giả cần có thêm hiểu biết và kinh nghiệm tay nghề mới mẻ và lạ mắt, rất đầy đủ và chắc như đinh, ngõ hầu hoàn toàn có thể xem TửVi cho phong phú và đa dạng, đơn cử và đúng chuẩn. Nhu cầu cuả loại fan hâm mộ mới là một khu công trình đào sâu chớkhông phải một quyển sách vỡ lòng. Với tham vọng đó, quyển Tử Vi tổng Hợp sinh ra, tiếp nối và khaitriển Tổng Hợp Hàm Số. Tử Vi Tổng Hợp tập trung chuyên sâu tổng thể kỹ năng và kiến thức hiện có, từ cách sách Việt Namcho đến những bộ sách Trung Quốc sưu tầm được, tập đại thành vào một mối rất đầy đủ nhất từ trướcđến nay. Kể từ đây về sau, những ai muốn học, muốn xem Tử Vi chỉ cần sử dụng Tử Vi Hàm Số và TửVi Tổng Hợp làm tài liệu thống nhất, không phải tìm hiểu thêm những sách vỡ bời rời, luộm thuộm và cũkỹ khách. Muốn đạt mục tiêu đó, quyển Tử Vi Tổng Hợp không hề chỉ chắp vá những hiểu biết đươngthời. Nó phải tổng hợp và phát minh sáng tạo. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcTổng hợp là tinh lọc hết những tinh hoa đã có, không bỏ sót một cụ thể nào khả dó mở rộngkiến thức hoặc củng cố kinh nghiệm tay nghề cơ hữu. Tổng hợp còn yên cầu hệ thống hoá cho ngăn nắp nhữnggì tò mò được vào một bố cục tổng quan mới, vưà hết cái đa dạng và phong phú và phức tạp cuả khoa Tử Vi, vừa trìnhbày theo một khaỏ hướng dễ tham cứu. Sáng tạo, là trên cái gì đã có, bổ trợ cái gì mới mẻ và lạ mắt để khỏi rơi vào trường hợp “ bổn cũ soạn lại, thuật nhi bất tác ”. Sáng tạo còn có nghiã là update kiến thức và kỹ năng Tử Vi, làm thế nào cho khoa này ứngdụng được vào toàn cảnh hoạt động và sinh hoạt mới, chứ không chết tónh trong môi trường tự nhiên xã hội cổ lỗ cách đâyhơn mười thế kỷ. Tử Vi Tổng Hợp theo đuổi hai mục tiêu : Thứ nhất là nâng cao trình độ hiểu biết về học thuật Tử Vi. Nhờ đó, kiến văn sẽ được lan rộng ra kinhnghiệm sẽ được đào sâu, cái biết sẽ thêm chắc như đinh, nhu yếu học hỏi sẽ được thoả mãn. Có như vậy, quyển này mới kỳ vọng trở thành một khu công trình văn hoá duy thức, thâm cứu vào một ngành nhânhọc thay vì chỉ là một sách bói toán đơn thuần. Mục đích thứ hai là tiếp thị học thật Tử Vi. Trong khuynh hướng đó, sách này chủ tam magn khoavà thuật Tử Vi xuống thấp, sao cho vừa tầ hiểu, tầm học cuả dân chúng, làm thế nào cho bộ môn này dễhiểu, dễ học, dễ xem, làm thế nào cho mọi người hoàn toàn có thể hiểu, hoàn toàn có thể xem và có học giả vun bồi, đóng gópvà đào sâu. Có nhân vật, khoa Tử Vi mới thêm hoàn bị, thuật Tử Vi mới thêm xác tín, ngành Tử Vimới thêm thực dụng. Tử Vi Tổng Hợp nhằm mục đích vào hai trình độ, vưà cao thâm vưà thực tiễn. Đây là hai yên cầu rất khó dunghoà. Nhưng nếu hông dung hoà được thì văn phẩm này không có nguyên do gì để Open và sống sót. Nóphải dung hoà hai tiêu chuẩn khắc nghiệt đó bằng một hình thức trình diễn giản dị và đơn giản mà vẫn không bị mấtđi đặc tính cao siêu. Ngành học càng khó, càng cao thì nhất định phương pháp trình diễn càng phải gọnghẻ, câu văn sử dụng càng phải đại trà phổ thông, để cho mỗi người, từ thức giả cho đến lao động có thểlãnh hội và vận dụng thuận tiện, tích lũy được nhiều bổ íc cho riêng mình. Thức giả thì chú ý quan tâm đến khoa, tức là khiá cạnh triết lý cuả bộ môn nhân học. Giới tầm trung sẽ thấy hứng thú hơn khi tham khảothuật tức là khá cạnh bói toán đơn cử, giúp họ biết được giàu, nghèo, sang, hèn, thọ, yểu, bệny, họacho mình và cho cả thân nhân bè bạn. Theo khuynh hướng đó, Tử Vi Tổng Hợp được chia làm hai quyển : Quyển thứ nhất nói về Khoa Tử Vi, tức là phần triết lý cuả môn học. Cụ thể là cho biết khoa nàyhọc cái gì về ocn người và đời người, dùng giải pháp nào để tìm hiểu và khám phá số mạng, dưạ trên triết lýnaò để khuynh hướng, lấy văn hoá nào làm nền tảng, lá số Tử Vi được cấu trúc ra sao, sử dụng baonhiêu cung, bao nhiêu sao, cung và sao đó có đặc tính gì và ảnh hưởng tác động lẫn nhau thế nào, theo quytắc sinh khắc gì. Quyển thứ hai nói về Thuật Tử Vi, tức là phần thực h2nh xem số mạng. Quyển này rất thiết dụng choviệc hiểu biết đậm cá tính con người và đặc tính đời người. Phương pháp quy những được đề ra tìm hiểucách tính, từ cách giàu, nghèo, thọ, yểu, bệnh, hoạ cho đến cách đa pu, sợ vợ, hiế con, tu h2nh, sinhđẻ, thậm chí còn cho tới cách hùng biện, cách làm quan, cách nhan sắc … .. Quyển này cũng giải đoán hộđộc giả nhiều lá số nổi bật, từ số nguyên thủ cho đến số cùng đinh, từ lá số quan văn cho đến lá sốvõ tướng, từ lá số mệnh phụ cho đến lá số giang hồ, từ lá số trường thọ cho đến lá số yểu sinh, từ lásố tuyệt tự cho đến lá số tu haønh. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcDuy, điều hiếu kỳ nhất có lẽ rằng là chương kết bàn về việc cải số và sửa số, theo đó con người có thểđịnh đoạt không ít tương lai cuả mình, có nguyên do để tin yêu vào triển vọng cuả số mạng, có sự lạcquan thiết yếu để đồng ý đời sống, có kỳ vọng vưà phải để cải thiện nhân sinh. Bố cục này nói lên đầ đủ nỗ lực cuả quyển sách, vừa thiên về khảo cứu văn hoá, vưà thoả mãn thịhiếu của fan hâm mộ. Sách này không có dụng ý tôn vinh khoa Tử Vi, dù sao cũng không phải là một toànkhoa. Mặc dù Tử Vi Tổng Hợp đã bới móc đến cùng cực, đã lý giải nhiều ẩn số và nhiều gút mắccuả môn học, nhưng sách này không sửa chữa thay thế được thầy số, không chắc tah toán hết những bà tóan lýthuyết và những vướng mắc thực tiễn. Hai yếu tố này sẽ được giải toả lần hồi bằng sự học hỏi và nhấtlà sự thực hành thực tế của người học số. Dù có không thiếu và phức tạp mấy, sách này chỉ mở ngõ, cỉ đường, giúplý hội, tập ứng dụng chớ không có tham vọng dẫn dắt từng đường đi nước bước của tiến trình xem số. Trên hướng chỉ vẽ, người học số phải không ngớt tra cứu mớ hoàn toàn có thể tò mò hết nội tâm và số kiếpcuả thân chủ. Nhân tâm và Thiên cơ khi nào là 2 lãnh vực vô cùng bí hiểm đã từng lôi cuốn chú tâm muôn đời cuảnhân lọai. Toàn thểloài người đã liên tục tập trung chuyên sâu nỗ lực để phát hiện. Mỗi ngành học chuyên đàosâu một góc nhìn, từ vật lý, háo học, thiên văn cho đến nhân học, y học, chính trị học, kinh tế tài chính họcvà ngay cả tướng học, dịch học, thần học. Bộ môn nào cũng tự đặt ra 2 tiềm năng : tìm hiểu và khám phá và ứngdụng cho trái đất. Riêng khoa Tử Vi c4ng theo đuổi 2 hướng đó. Có điều đáng tiếc là, từ lâu nay, người ta có khám phá mà chưa tìm cách ứng dụng. Lý do có lẽ rằng là bề học vốn bát ngát, hoặc vì người họcchỉ mong thoả mãn hiếu kỳ hơn là xoay trở áp dung hoặc có lẽ rằng không ngờ rằnghoa Tử Vi còn có chỗdụng. Ta chỉ kể hai cái dụng quan trọng nhất là Biết Mình, Biết Người và Sửa Mình, Sửa Người, cảhai đều trực tiếp mưu cầu niềm hạnh phúc cho cá thể và xã hội. Thật vậy, cái biết khi nào cũng ban cho con người thêm quyền lực tối cao, tu dưỡng thêm năng lực, giúphành động thêm thích ứng, dù gặp phải thực trạng khó. Càng biết mình và biết người thì càng tránhđược sơ thất khi xử thế, càng giúp phát huy, một chẳng những sở trường cuả cá thể mà còn vậndụng đúng mức người mình tiếp xúc. Công cuộc mưu sinh nhờ đó mà thủ đắc thêm phần chủ độngtrên thực trạng, sở cầu nhờ đó mà có thêm triển vọng, sự thành công xuất sắc nhờ đó mà dễ đạt. Còn nếu dùng cái biết tâm ý và cuộc sống để tự cải sưả và hùng thiện con người thì hiệu quả lạicàng lan rộng ra. Cá nhân nhờ tích đức cho mình và khuyến đức nơi thiên hạ sẽ tạo thêm điều kiện kèm theo tốtđẹp cho đời sống, hoà hợp được với mọi người và cùng với tập thể, xây đắp được một khung cảnhsinh hoạt tương đối dễ thở. Điều kiện cuả niềm hạnh phúc cá thể chẳng những nằm trong giá trị cuảchính hộ, mà còn nằm trong nỗ lực con người kiến thiết xây dựng một giá trị cho thập thể cunh quanh. Giữacon người và tập thể, đối lực phải được giảm bớt. Số mệnh con người từ đó c1o thể được chính ìnhgóp phần nhân định chớ không còn là khuôn thước chật hẹ gò bó hoạt động giải trí cuả họ nữa. Việc học hỏi Tử Vi, muốn cho thiết dụng, nhất định phải hướng về việc phát huy cho hết cái dụngbiết mình, biết người để sưả mình, sửa người thì mới thiết kế xây dựng được một ngoại cảnh hoạt động và sinh hoạt thuậnlợ, góp thêm phần dữ thế chủ động và tích cực xây đắp niềm hạnh phúc nhân sinh. Tôi thành thực cảm tạ những thân hữu đã nhiệt thành khuyến khích triển khai xong quyển sách này. Tôiluôn luôn nhớ ơn những than chủ đã vui mắt hợp tác những soạn giả tích lũy rất nhiều kiến thứcthực tiễn torng việc xem số, trong việc lý hội không thiếu ý nghiã cùng năng lượng tiềm tàng caủ những vì sao, TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộctong việc mày mò nhiều trường hợp thực tiễn đặc trưng của từng lá số. Nếu thiếu động cơ thôi thúc đó, nếu thiếu sự hợp tác chí tình đó, quyển Tử Vi Tổng Hợp khổng thể nào đạt được trình độ phong phú và đa dạng, đơn cử và đúng mực như thế này được. Vónh Long, ngày 18 tháng 9 năm 1974NGUY ỄN PHÁT LỘCQuyển NhấtKHOA TỬ VI KIẾN THỨC LÝ THUYẾTBỘ MÔN TỬ VI VỪA LÀ MỘT KHOA, vừa là một THUẬT. Nói đến khoa là nói đêm mộtngành khảo cứ có mạng lưới hệ thống tức là có đối tượng người tiêu dùng, có giải pháp, có nền tảng triết lý, , từ đó suydiễn được những quy tắc vận dụng cho nhiều hợp thực tiễn. Còn khi nói đến thuật là nói đến thẩm mỹ và nghệ thuật vận dụng những quy tắc của khoa để giải đoánvận mệnh. Với hai đặc thù đó, Tử Vi học là một kiến thức và kỹ năng được ứng dụng, chớ kông phải là một kiếnthức thuần túy. Có thể nói đó là một “ khoa học ứng dụng ” ( sciene appliquéc ). Khu dùng chữakhoa học ở đây, tất cả chúng ta không có tam vọng hiểu nó như một khoa học chính xác, kiểu như toánhọc, vật lý học, hóa học, hình học. Ta chỉ hiểu nó như một số ít kiến thức và kỹ năng có mạng lưới hệ thống được trình bàymạch lạc, có những quy tắc tổng quát và riêng không liên quan gì đến nhau. Khoa học Tử Vi là một hoa học nhân văn ( science humaine ) khảo cứu về con người và đời người. Điều đáng chú ý quan tâm là, trong ý niệm củTrung Hoa, mọi bộ môn khảo sát không khi nào có tính cách duy thức thuần túy. Điều đó có nghóalà người Nước Trung Hoa khi nghiên cứu và điều tra một yếu tố gì đều nhằm mục đích mục tiêu ứng dụng vào đời sống conngười chớ không nhằm mục đích khám phá suông. Công trình của họ đều hùng về việc ship hàng nhân sinhhơn là thỏa mãn nhu cầu tri thức. Khoa Tử Vi được xây dựng, không phải để đào sâu hiểu biết về con ngườivà đời người mà là để bói toán vận số cá thể. Khoa này là một bộ môn cuả ngành bói toán. Tácgiả koa này, Trần Đoàn là thủy tổ cuả lý số học và là môn đệ nổi tiếng cuả Phái Học Tượng Số cótừ đời Hán. Phái Học Tượng Số cuyên dùng tượng trong những quẻ Dịch và số trong Hà Đồ, Lạc Thưlàm công cụ xem bói. Cho nên hễ nói về Tử Vi là phải n đến một khoa nhân văn ứng dụng thựctiễn, dùng để đoán vận mạng con người chớ không phải một bộ môn triết lý nhân học đơn thuần. Cái công dụng nhân học trong Tử Vi học rất ít. Cái tính năng nhân học vào bói toán mới là cứu cánhcủa Tử Vi học. Chính vì lẽ đó mà tất cả chúng ta phải nhìn Tử Vi học dưới hai góc nhìn : góc nhìn cuảlý thuyết nhân văn và góc nhìn của sự ứng dụng nhân văn học vàoi bói toán. Vì thế, sách nàycũng dựa vào đó mà được phân làm 2 quyển. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcQuyển thứ nhất đề cập đến Khoa Tử Vi, xem như một bộ môn kim chỉ nan về nhân văn. toán. Quyển thứ hai bàn đến Thuật Tử Vi, xem như phần ứng dụng kim chỉ nan vào việc làm bóiLý thuyết Tử Vi của quyển đầu được trình diễn qua 6 chương : Đối tượng của koa Tử Vi, để tìm hiểu và khám phá xe khoa này khảo sát cái gì, những đặcđiểm cuả thể tài điều tra và nghiên cứu cùng những ngoại lệ và những số lượng giới hạn của nó. – Phương pháp của khoa Tử vi nhằm mục đích khám phá phương pháp điều tra và nghiên cứu đối tượng người tiêu dùng, những khảo hướng và kỹ thuật phẫu thuật đối đượng. – Triết lý của khoa Tử Vi đề cập đến nội dung, giá trị tư tưởng của học thuật. – Văn hóa Trung Quốc trong khoa Tử Vi. Chương này có công dụng vị hóa bộ mônTử vi trong nền văn hóa truyền thống Nước Trung Hoa đến đời nhà Tống để khám phá những gì khoa này vay mượn vànhững điểm gì độc lạ của khoa. Đây là bốn chương kết thành hợp phần cơ bản của Tử Vi học. Khoa này được tểhiện trên lá số, được khảo sát qua hai chương sau đó : Nhận định về cung trong lá số. Các cung này được xem như khuôn khổ cátính và khuôn khổ hoạt động giải trí của con người. – Nhận đinh về những sao trong lá số. Các so được xem như những thành tố cấu tạocá nhân và kiến trúc cho cuộc đờiSáu chương này kết tinh nội dung của bộ môn Tử Vi về mặt triết lý và là cănbản để á dụng thuật Tử Vi sẽ được khảo sát trong quyển thứ hai. * * * Chương mộtĐối tượng của khoa Tử-ViĐối tượng của khoa Tử-ViCon ngườiĐời ngườiNhững ngoại lệ của đối tượng người dùng. Những số lượng giới hạn của đối tượng người dùng. Phạm vi vận dụng của khoa Tử-Vi. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcPhụ lục : Cách tính tổng số tối đa lá số Tử-ViVào thời nhà Tống, lúc khoa Tử-Vi sinh ra, văn hóa truyền thống Trung Quốc rất thịnh đạt về nhân học. Cũng nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên chú trọng con người để tìm giải pháp cho đời sống, tìm quy tắc cho việc xử tế ngõ hầu mưu cầu niềm hạnh phúc cho cá thể và tập thể. Nếu chỉ kể từ lúcbình minh của triết học cho đến đời tống, ta thấy có Khổng tử, Mặc Tử, Dương Tử, Lão Tử, MạnhTử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi, Đổng Trọng Thư …. Các học phái cũng đã Open rất nhều nhưphái Nông gia, phái Pháp gia, phái Âm Dương gia, chưa kể khoa nhữnghọc thuyết lớn như Nho học, Đạo học. Hầu hết là những bộ môn nhân văn chuyên khảo cứu con người và xã hội, thiết yếu cho việctu thân, cho việc trị nước, cho việc xử thế. Tất cả đều thấm nhuần tinh thần nhân bản rất là khangkiện. Chịu tác động ảnh hưởng của trào lưu nhân học đó, khoa Tử – Vi cũng lấy con người và đời người làmđối tượng học hỏi. Nói như vậy, tất cả chúng ta không hồ đồ đặt Tử-Vi học ngang hàng với những bộ mônnhân văn chân chính khác, vì mục tiêu của khoa Tử-Vi không có gì cao quý. Khoa này không phụcvụ cho niềm hạnh phúc con người, cũng không co chủ tâm mang lại trật tự cho xã hội. Mục đích của khoachỉ là học về con người để tiên đoán vận mệnh con người, thành thử nó không góp sức bao nhiêucho kỹ năng và kiến thức nhân học. Duy, sở dó khoa Tử-Vi được thông dụng là vì ó phân phối sự hiếu kỳ củathiên hạ về vận số của mình. Và chỉ riêng vì lý do đó nên khoa này mới được phổ cập, truyền tụngvà hâm mộ nhiều hơn những khoa nhân văn chính khác. Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa Tư-Vi Open tương tối chậm, vì đi sau khoa bó dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn … Nhưng, Tư-Vi đã khai mào cho một học thậtriêng, hệ thống hoá được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc trưng. Mặc dù có vaymượn nơi sở học củ thời đại nền tảng triết lý Âm Dương ngũ hành, nhưng khoa Tử-Vi vẫn giữ đượcnét độc lạ nhờ ở một đườnglối khảo sát khác lạ, hoàn toàn có thể em như một cuộc cách mạng hoặc ít ranhư một ý tưởng khác biệt trong phái học Tượng Số của tời đó. Thủy tổ của Tử-Vi họ là một đạo sóbiệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống bên Tàu. ng này đã cố gắng nỗ lực bày xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên mảnh giấy vỏnvẹn chỉ có một trang, nhưng tổng kê hết đậm cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, đượcgán cho nhiều ý nghỉa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu gíup con người suy diễn những ch tiết ềkiếp số cuả mình. Tóm tắt cuộc sống phức tạp của con người vào mảnh giấy quả thật là một côngtrình hệ thống hóa và đồ biểu hóa rất là khúc chiết. Mặc dù khu công trình này không tránh được vàisơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho mộ bộ môn bói toán hãy cònđược tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học khoảng trống này. Chúng ta không đi sâu vào gía trị của bộ môn Tử-Vi trong chương này mà chỉ đề cập đếncác đặc thù của đối tượng người tiêu dùng môn học mà thôi. A – ĐỐI TƯNG CỦA KHOA TỬ-VICách đây mười thế kỷ, ngay từ lúc được sáng lập cho đến nay khoa Tử-Vi vẫn giữ nguyênđối tượng : khoa này chú mục tien đoán vận mệnh con người, nghiã là tìm cách biết trước, ngay từlúc trẻ mới sinh, đậm chất ngầu và cuộc sống sau này của nó. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcNhư vậy, đối tượng người tiêu dùng của khoa Tử-Vi gồm có hai yếu tố có tương quan ngặt nghèo với nhu : thứnhất là con người, thứ hai là đời người. Con người cuả Tử-Vi có những đặc tính gì ? Đời người trong lá số Tử-Vi có những yếu tố nào ? 1. – Con người trong khoa Tử-ViKhoa Tử-Vi nghiên cứu và phân tích sây rộng đặc tính của con người, nhưng thật sự chú ý quan tâm điều tra và nghiên cứu conngười còn sống, con người tổng lực và con người thế tục mà thôi. a ) Con người còn sốngCon người còn sống ở đây là cn người lúc sinh thời, tức là từ lúc đứa bé chào đời cho đếnkhi ó quá vãng. Nói như vậy có nghiã là lúc cá thể chết đi thì khoa Tử-Vi không lý tới nữa. Khoanày không ngiên cứu âm hồn, không hề nói đến sự tái sinh dưới một kiếp khác, không đề cập luânhồi như trong phật học. Khoa Tử-Vi đứng trong khoanh vùng phạm vi của hình nhi hạ học, gạt bỏ cái gì siêuhình, không bàn đến hậu kiếp cá thể trên thiên đường hay âm thế. Trái lại, cái gì thuộc cõi dương, khi nào cá thể còn sống thì khoa Tử-Vi mới khảo sát. Tuy thế, cũng cần đặt thêm một số lượng giới hạn khác trong đối tượng người dùng của khoa Tử-Vi. Lúc nào conngười điều tra và nghiên cứu. Thành thử, cái bào thai dù là tiền thân của con người sống, không phải là đốitượng của khoa. Có quan điểm ngặt nghèo hơn cho rằng, lá số Tử-Vi chỉ thật sự ứng dụng cho con người từ 13 tuổi trở đi. Lý do đưa ra là trước tuổi này, kiếp sống của trẻ rất bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết, vàobệnh tật, sống hay chết tuỳ sự chăm nom của cha mẹ, đứa trẻ cũng chưa chín mùi về nhân tính, chưahội đủ điều kiện kèm theo để sống sót như một con người toàn vẹm : tri thức, thể xác, tình cả, lương tri của nóchưa nảy nở đầy đặn, nó cũng chưa có một sự nghiệp theo đúng nhiã của danh từ vì, trước tuổi 13, trẻ con chỉ mới tập sự vào đời. Quan điểm này xét khả chấp vì khoa Tử-Vi khi chọn người làm đề tài đã ý niệm cuộcsống đó theo một nha toàn vẹn : con người sống phải là một cá nân trưởng thành không ít về thểxác, niềm tin, tình cảm, lương tri, đạo đức, có một khởi đầu sự ngiệp, một khởi đầu vận mệnh. Đólà con người tự lập, tự cung tự túc, tương đối lam2 chủ không ít hành vi của mình, nó khác đi đó là conngừơi toàn vẹn về nhân tính. Dy có điều cần quan tâm rằng, so với trẻ con dưới 13 tuổi, việc xem TửVi cho nó chỉ chuyên chú vào năng lực tồn tạ của nó, đơn cử là xét xem nó có sống được haykhông, bệnh tật như thế naò. Như vậy, góc nhìn phải cứu xét là khiá cạnh thọ, yểu bệnh, tật nóichung là sức khỏe thể chất. Còn những góc nhìn khác như quan trường, tài lộc, điền sản, nhà đạo, con cáichưa ứng dụng. Nói tóm lại, khoa Tử-Vi là con người tổng lực. Điều này co nghóa là khoa Tử-Vi khảo sátcon người dưới mọi góc nhìn, bao hàm cả phần xác lẫn phần hồn, trí tuệ và tình cảm, sinh lý vàtâm lý, ý thức và tiềm thức v.v … Không khi nào con người bị bẻ mẻ, hoặc bị chiết nhỏ ra từngmảnh khác biệt. Khoa Tử-Vi đã tổng hợp con người một cách không thiếu và đa dạng chủng loại, kết tinh hết yếutố phối trí toàn thể những thành phần, chớ không nhìn nhận cn người qua một bộ vị, một giác quan hoặcmột cơ năng. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcĐiều này phản ánh rõ ràng trong bố cục tổng quan của lá số Tử-Vi. Mặc dù là số này có nghiên cứu và phân tích congười qua 12 cung, nhưng mỗi cung riêng rẽ không hề được xem là vừa đủ để miêu tả toàn thể cánhân. Cá nhân chỉ được bộc lộ qua toà thể lá số, trên một loạt 12 cung. Đó là con người nhất trítrong một lá số nhất trí. Việc giải đoán Tử-Vi do đó không hề bỏ lỡ sự tổng hợp để chỉ đứngtrong thế nghiên cứu và phân tích. Trái lại, phải nghiên cứu và phân tích để tìm sự tổng hợp. Sở dó khoa Tử-Vi xem con người như một tổng thể và toàn diện tổng lực là vì, nếu chiết nhỏ ra từng bộphận riêng, con người sẽ không còn sống như một đơn vị chức năng toàn vẹn : làm như thế là giết chết một đốitượng sống phủ nhận đắc tính sinh động trong đặc tính tổng lực của con người. Vì khảo sát con người tổng lực, cho nên vì thế cái gì của con người cũng được khoa Tử-Vi để ýtìm tòi. Khoa này lưu tâm điều tra và nghiên cứu, từ những yếu tố lớn như ảnh hưởng tác động của vật chất, của xã hội, của huyết thống trên cá thể, cho đến những yếu tố nhỏ hơn như khung hình, bệnh trạng, trí tuệ, tình cảm, bản năng, ký ức, nguyện vọng, phản ứng, bản ngã, nhân cách trong những thiên nhiên và môi trường hoạt động và sinh hoạt. Những khoanh vùng phạm vi cuả nhân học Tây phương đều được Tử-Vi học tìm hiểu và khám phá, từ khung hình học ( anatomie ), bệnh lý học ( pathologe ) cho đến tâm tính học ( carac-térologle ), tướng mạo học ( morphonlogie ). Lẽdó nhiên, với một địa hạt khảo cứu rỗng rải như vậy, Tử-Vi học không hề đi vào chuyên khoa. Những ý nghóa khung hình, bệnh lý, tính tình, tướng mạo … Trong Tử-Vi chỉ có tính cách tổng quát, hoặcniều lắm là chỉ đạt đến một trình độ đơn cử nào mà thôi. Nhưng chính khảo hướng đại cương đó nóilên ý niệm con người tổng lực của khoa này. b ) Con người thế tụcKhoa Tử-Vi chọn con người ở đời làm đối tượng người tiêu dùng, nghóa là con người phàm tục, có cá tínhphàm tục và cuộc sống phàm tục. Cá tính phàm tục đây là đậm cá tính của trung bình nhân loại ( I’homme moyen ), của đại đồngchứng sinh ( I’homme universel ). Đó là loại người có rất đầy đủ thất tình lục dục, bị chi phối bởi nócũng như bị chi phối bởi bản năng : con người trong Tử-Vi không tiêu diệt dục vọng, không chốngđối bản năng, vị kỷ hơn là vị tha, tham sống và không chống lại sự sống, dù phải chịu nhiều khổcực. Họ tìm cách tránh mặt khổ cực chớ không tìm cái chết để đoạn tuyệt với khó khăn. Cuộc đời của con người trong Tử-Vi cũng là cuộc sống đầy tục lụy. Họ chạy theo nhu yếu cánhân, của mái ấm gia đình, của xã hội, tham danh, hám lợi, theo đuổi niềm hạnh phúc vật chất và phú qý vinhhoa đến cùng cực. Đa số sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ họa, sợ bệnh và chỉ nhận những xấu số nàykhi đối cùng. Vì tính cách tụclụy của kiếp sống do đó nhân sinh quan của con người trong Tử-Virất thường tình, thiên về hiện sinh. Và trong kiếp này, họ là con người tại thế xu thời chớ khôngxuất thế thoát thời. Con người trong Tử-Vi không đi tu. Tu só là người trốn đời, thoát phàm và siêuphàm, lấy niết bàn làm niềm hạnh phúc, tự đặt mình ra khỏi cuộc sống, xem cuộc sống như tạm bợ. Conngười trng Tư-Vi cũng không phải là thuật só ( fakir ). Thuật só là kẻ cay61p nhận khổ nh5c, ép xác, hành xác, chống lại bản năng, hủy hoại xúc cảm, khắc chế cảm xúc để mong vượt khỏi thường tình. Con người torng Tử-Vi không cao siêu như vậy. Nhãn quan Tử-Vi là nhãn quan thế tục. Điểm này được dẫn chứng rõ ràng trong ý niệm phúc đức, trong ý niệm nhà đạo, tong quanniệm Mệnh Thân và trong ý nghóa những vì sao. Quan niệm phúc đức thế tụcTỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát LộcKhoa Tử-Vi chỉ quan tâm đến niềm hạnh phúc của con người trần gian. Hạnh phúc này phụ thuộc vàotiền bạc, nhà đạo và thời thế. Trong lá số Tử-Vi, cung Phúc khi nào cũng được hội chiếu với 3 cungTài, Phu Thê và Thiên Di. Cung Tài chỉ tài lộc, gia tài hoặc nói rộng ra là yếu tố vật chất của một đời sống vậtchất. Vì cung Tài trực ciếu vào cung húc do đó có nghóa là tài lộc, sinh kế là yếu tố quan trọngcủa niềm hạnh phúc. Nói khác đi, cái phúc của cá thể được đo bằng tiền tài. Những ai có nhiều tiền, nhiều điền, nhiều xe, nhiều hoa màu thì tốt phúc. Cung Phu Thê chỉ nhà đạo. Trong lá số, cung này cũng chiếu vào cung Phúc. Điều này phảnảnh ý niệm cho rằng niềm hạnh phúc cá thể tuỳ thuộc vào một nhà đạo tốt. Vì có cung PhuThê chonên con người coi như phải sống chung với mái ấm gia đình. N khác đi, đó là phàm nhân, có nhu yếu sinhlý, có ái tình, có vợ, có chồng, chớ không phải con người tiệt dục, xa lánh chuyện nam nữ, tách rờivới vợ con. Văn hóa thời đại nhà Tống còn gật đầu cả đa thê, xem việc có nhiều con cháu là phúclộc. Cung Thiên Di chỉ thời thế, thực trạng xã hội, được coi như yếu tố của niềm hạnh phúc. Ai sinhphùng thời, được xã hội khuyến mại thì tốt phúc. Vì có cung Thiên Di nên hoàn toàn có thể nói rằng con người củakhoa Tử-Vi là con người sống ở đời, chung đụng với xã ội, nhập thế và tại thế chớ không xuất thế, không thoát tục. Bối cảnh môi sinh là điều kiện kèm theo ngoại tại có tác động ảnh hưởng đến niềm hạnh phúc thế tục. Tóm lại, nhìn vào cách cấu trúc phúc đức trong lá số, ai ai cũng thấy rằng đây là loại hạnh phúctrần gian, đo bằng tài lộc, bằng lợi điểm của nhà đạo và của xã hội ban cho mình. Không có phầnphúc đức duylinh, siêu thoát của linh hồn. Tử-Vi quan là một nhân sinh quan, cụ thểlà nhân sinhquan thế tục. Đối tượng của khoa Tử-Vi là con người và đời người trần gian, không phải là ngườiđạo, cõi đạo hay phúc đạo. Phạm vi khảo sát của Tử-Vi học chỉ là Đời. Quan niệm gia đạoLá số Tử-Vi nào cũng có hai cung Phu Thê và Tử Tức để cỉ gia cảnh. Điểm này ý niệm rằngđây là lá số của người ở đời, có vợ, có chồng, có con, co đời sống gối chăn, có tình nghiã phụ tử. Con người trong lá số không chối bỏ cõi trần, vẫn bị chi phối bởi nợ trần và tạo thêm nợ trần bằngbầu đoàn thê tử. Lẽ dó nhiên, cũng có những người không có mái ấm gia đình, không có con cháu. Nhưng, nếu họ còn ởđời, chia xẻ khát vọng, xu thế người đời thì họ vẫn là đối tượng người tiêu dùng của khoa Tử-Vi. Bao giờ họthoát đời đi tu, bấy giờ họ không thuộc khoanh vùng phạm vi khảo sát của Tử-Vi nưã. Nhãn quan Tử-Vi phânbiệt rất rõ hai khoanh vùng phạm vi đạo và đời. Quan niệm Mệnh – ThânCơ cấu của Mệnh và Thân thể hiện rất rõ ý niệm thế tục của khoa Tử-Vi. Mệnh hayThân, khi nào cũng được xét chung với 3 cung Thiên Di, Tài Bạch và Qan Lộc. Cung Thiên Di chỉ thời thế, thực trạng xã hội. Cung Tài Bạch chỉ tài lộc, sinh kế. CungQuan Lộc chỉ sự nghiệp, quan trường. Đã l2 con người thế tục, vị tất phải sống với xã hội, phải cóphương tiện sinh nhai, phải có nghề nghiệp. Chí hướng con người khi nào cũng vọng về 3 mục tiêuTỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc10đó. Hạnh phúc thế tục của họ được đo bằng mức độ giàu nghèo, sang hèn, phùng thời thế. Đó là 3 yếu tố của vinh quang, vật chất, giúp nhìn nhận sự thành bại của người đờiQuan niệm thế tục của những vì saoTrong Tử-Vi, có rất nhiều sao n lên đời sống thế tục, chẳng h5n như sao phú, sao quý, sao họa, sao bệnh, sao phúc. Những sao này hiển nhiên không có ích lợi gì cho tu só vì người đạokhông màng đến phong phú, bệnh họa. Như vậy những sao đó chỉ để vận dụng vào vận mệnh đời người. Nhiều sao kết hợp thành cục và cách. Khoa Tử-Vi chia những cục thành nhiều loại : phú cục, quý cục, bần tiện cục. Cách cũng có thượng cách, trung cách, hạ cách và khác thường cách. Trongcục cũng như trong cách, đã hàm chứa ý nghóa thế tục của hoạt động và sinh hoạt cá thể. Tất cả dẫn chứng trên đây giúp ta tổng kết được ý niệm và con người của khoa Tử-Vi vàthế giới Tử-Vi. Con người trong Tử-Vi là con người trong mái ấm gia đình, không thoát ly mái ấm gia đình, là con ngườitrong xã hội, không xa lánh xã hội, là con người trong môi trường tự nhiên hoạt động và sinh hoạt vật chất, không từ bỏtiền bặt, danh quyền : là con người bằng xương bằng thịt, không chối bỏ sinh lý. Đó là con người lấyđức Sinh của vũ trữ làm lẽ sống, thụ nhận sự sinh tử cha mẹ và tạo sinh thế hệ mới con cháu. Còn quốc tế Tử-Vi là quốc tế trần gian, là nhân thê, không phải là thiên đường hay niết bàn, tiên cảnh. Đó là khung cảnh sống của quả đât chớ không phải của thần linh. Còn quốc tế Tư-Vi là nhân sinh quan chứ không phải là thiên hà quan, cũng không phải làphật tử quan. Khoa Tử-Vi là một bộ môn của hình nhi hạ học, không phải là siêu hình học. Đốitượng của khoa Tử-Vi là người đời chớ không phải người đạo. Tinh thần Tử-Vi là niềm tin nhânbản thế tục, không phải nhân bản thoát tục. Đời người trong khoa Tử-ViHọc về con người, khoa Tử-Vi còn học về đời người, nói khác đi là vận mệnh, kiếp số, hạnhphúc, hoạn nạn, hên xui, những biến cố xảy ra. Về điểm này, ta thấy khoa Tử-Vi đã chọn một đốitượng rất táo bạo. Trong khi nhân học Tây Phương dừng lại trên đậm cá tính con người thì khoa Tử-ViĐông phương lại đi xa hơn, khảo cứu luôn định mệnh, tức là tác dụng của sự va chạm và của cá tínhvới môi sinh. Khoa này khảo sát rất nhiều về thiên nhiên và môi trường sinh sống của quả đât, khung hoạt động và sinh hoạt của cánhân. Làm sao Tử-Vi có rất nhiều cung miêu tả ngoại cảnh. Trước hết, ngoại cảnh của đại gia đình nằm trong ba cung Phúc, Phụ, Bào, diễn đạt lần lượt ông bà, cha mẹ, đồng đội, tức là mối liên hệ huyết thống trong dòng họ, tác động ảnh hưởng của huyết thống đó trêncon người và kiếp sống thiếu niên. Kế đến là ngoại cảnh tiểu mái ấm gia đình qua hai cung Phu Thê và Tử Tức, n lên tình chảnh vợchồng, con cháu và tác động ảnh hưởng của nhà đạo trên con người, trong đời người. Khung cảnh ngoại mái ấm gia đình cũng không bị bỏ lỡ. Cung Nô, cung Di miêu tả đời sống ngoạihôn với nhân tình bồ bịch. Khung cảnh xã hội được khảo sát trong cung Thiên Di, chỉ thực trạng, thời thế. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc11Môi trường nghề nghiệp thì do cung Quan phô diễn. Môi trường sinh kế thì do hai cung Tài và Điền. Như vậy, đời người được miêu tả rất đa dạng chủng loại qua ngoại cảnh, được coi như khuôn khổ hoạtđộng và yếu tố chi phối kiếp sống. Con người vừa bị đóng khung trong toàn cảnh hoạt động và sinh hoạt, vừa biếndịch trong khuôn khổ ngoại cảnh đó. Khoa Tử-Vi không tách con người rời khỏi cảnh sống, mà đặtcon người trong kiếp sống, trong chỗ đứng cố hữu của nó. Tử-Vi học ví con người như con cá phảisống chung với nước và khảo cứu con cá trong nước. Vớt con cá ra khỏi nước là nghênh cứu khôngthực tiễn, từ đó những Tóm lại về con cá hẳn phải sai lệnh. Khoa Tử-Vi đặt con người trong bốicảnh vạn vật thiên nhiên, không sửa đổi con người, không sửa đổi toàn cảnh. Đây là một chiêu thức nhêncứu rất trong thực tiễn, rất thích đáng và rất sôi động : nhìn một động vật hoang dã trong toàn cảnh động. Khảo hướng động này yên cầu khoa Tử-Vi phải xét kiếp sống con người qua thời hạn. Vềđiểm này, cuộc sống con người cũng đưọc hân tích rất tỷ mó, trong từng chu kỳ luân hồi ngắn và dài hạn. Ngắn hạn thì có chu kỳ luân hồi từng ngày, từng tháng, từng năm với những biến cố, hên, xui, họa phúc liênhệ. Dài hạn thì có chu kỳ luân hồi từng 10 năm, chu kỳ luân hồi tiền vận ( 30 năm đầu ) và chu kỳ luân hồi hậu vận ( 30 năm sau ). Con người được khảo sát trong toàn đời, trên những bước sống lần lượt, torng những lúcthành bại, thăng trầm, qua những biến cố khác nhau, lúc phúc, lúc họa, lúc bệnh, lúc may, lúc rủi, lúcchết, qua những khúc quanh khác nhau trong nghề nghiệp, trong nhà đạo, trong sinh kế … Lấy đời người làm đối tượng người tiêu dùng, khoa Tử-Vi có một tham vọng rất là lớn lao và táo bạo. Lớnlao vì tham vọng đó muốn tiên đoán tương lai một cách khẳng định chắc chắn, không phải cho cá thể màcho cả mọi người thế tục. Khoa Tử-Vi cố gắng nỗ lực xử lý tham vọng đó qua hai chiêu thức phântích và tổng hợp. Điều này sẽ được bày trong chương sau đó của khoa Tư-Vi. Riêng về những đối tượng người dùng của khoa Tử-Vi, ta thấy vì khoa này ý niệm con người sống, toàndiện và thế tục cho nên vì thế sẽ không ứng dụng được cho vài loại người. Nói như thế là có một số ít ngoạilệ trong đối tượng người tiêu dùng, khiến cho khoanh vùng phạm vi vận dụng bị thu hẹp. Ngoài ra, vì có 1 số ít người quá ư đặc biệt quan trọng, vì cách lấy số Tử-Vi rất đặc trưng, cho nên vì thế, ngaycả với những đối tượng người dùng thật sự của khoa Tử-Vi, ta thấy sự vận dụng cũng bị hạn chế đi nhiều. Ta sẽ lần lượt khảo sát những ngoại lệ và những số lượng giới hạn của đối tượng người tiêu dùng Tử-Vi. B. – NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA KHOA TỬ-VIKhi nghiên cứu và phân tích đối tượng người dùng con người, ta co 1 dị thấy rằng khoa Tử-Vi chỉ chú mục tìm hiểu và khám phá kiếpsố của con người sống, của con người tổng lực, của con người thế tục mà thôi. Như vậy, khôngphải ất cứ ai cũng là đối tượng người tiêu dùng của Tử-Vi. Mặc dù nào cũng có một lá số, nhưng có vài loại nằmngoài tầm nghiên cứu và điều tra của khoa Tử-Vi. Những ngoại lệ này gồm có : bào thai, người chết, người áinam ái nữ, tu só, cư só và thuật só. Tất cả những loại người này được xem như ngoại lệ ? TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc121 – Bào thaiBào thai dù là người sống, nhưng chưa sinh. Vì chưa sinh nên chưa có đời sống ngoài thếgian, nhất là chưa thể biết được nam hay nữ, chưa có ngày, tháng, giờ, năm sinh để lấy lá số. KhoaTử-Vi không nghiên cứu và điều tra bào thai. Sau này chưa có ai thử làm việc làm này. Có người cho rằng cóthể lấy ngày thụ thai làm ngày sinh ch bào thai, địa thế căn cứ vào đó mà lấy lá số co bào thai để tìm hiểuvận iếp của bào thai suốt thời hạn 9 tháng trong bụng mẹ. Tuy nhiên sự nới rộng phậm vi nghiên cứu và điều tra con người từ lúc chưa sinh gặp nghiều khó khănvà nghịch thế. Khó khăn vì khó biết được giờ thụ thai đúng chuẩn. Lúc đậu thai không có triệu chứnggì báo hiệu thời gian tinh trùng vào quả trứng. Nghịch thế là, vì dù có lấy lá số cho bào thai đượcđi nưã, người giải đoán làm cách nào để gạn lọc những sao vận dụng cho bào thai, những sao không ápdụng cho bào thai ? Các sao trong lá số bao hàm những biến cố và đậm chất ngầu của người đã sinh chớ khôngphải của người chưa sinh. 2 – Người chếtPhật lý cho rằng người chết còn có một kiếp sống ở quốc tế khác để chờ luân hồi đầu thailại trên một người mới. Nhưng, khoa Tử-Vi không đồng ý phật lý luân hồi. Người nào chết làhết kiếp sống trần gian. Khoa Tử-Vi không dùng này giờ chết để lấy số cho một âm hồn. Lý do làvì koa Tử-Vi không phải là khoa học huyền bí, không khảo sát âm tính, không cho rằng con ngườicòn có kiếp sống nào khác hơn trần gian. Khoa Tử-Vi không có kỹ thuật nào truy tầm linh hồn kẻquá vãng để biết nó phiêu bạt nơi đâu. Vì vậy, thuật cầu cơ rất rái ngược với ý niệm thế tục củaTử-Vi. Tuy khoa này có chịu không ít ảnh hưởng tác động của khoa địa lý Trung Quốc, nhưng vẫn không cảmnhận tác động ảnh hưởng nào của người đã chết trên cuộc sống người còn sống. Tư-Vi học chỉ vay mượn nơikhoa điạ lý vài ý niệm để xét âm phần ( vị trí, hình sắc và thế đất ) để giải đoán về mồ mả tổtiên, nhưng lại không cho điều đó có một hiệu lực thực thi hiện hành gì đáng kể trên con người và đời người. Có quanđiểm nhân bản gạt bỏ hẳn phần gỉi đoán mồ m3 tổ tiên trong giải đoán Tử-Vi, vì nó không bổ íchgì mà còn làm cho khoa này trở nên thần bí. Tóm lại, theo chủ thuyết sinh của Khổng học, khoa Tử-Vi chỉ điều tra và nghiên cứu người còn sống. Kẻ chết là một ngoại lệ, ngoại phạm vi khảo sát. 3. – Những người ái nam, ái nữĐó là những người mà ta thường gọi là lại cái. Tuy họ có một ngày sinh, có một kiếp sống hẳn hòi, nhưng họ không có phái nhất định : cóthể xem họ là nam, cũng thể cho là nữ. Duy vì kỹ thuật lấy số yên cầu đặc thù nam hay nữ cho rõrệt để hoàn toàn có thể an sao, do đó gặp trường hợp ái nam ái nữ, không hoàn toàn có thể lấy số được. Kỹ thuật y học giải phẫu ngày này hoàn toàn có thể giúp xác lập phái của người ái nam ái nữ. Có lẽkể từ ngày được xác lập, lá số hoàn toàn có thể lấy được, dựa vào ngày sinh. Nhưng, vì trường hợp này quá ưhiếm hoi và quá ư đặc biệt quan trọng vì vậy, chưa có a rút tỉa kinh nghiệm tay nghề trong việc tìm tòi điểm đó. 4. – Những tu só, cư só và thuật sóBa loại người này tự ý đặt mình và ra ngoài vòng tục lụy, không màng đến phong phú vinhhoa, không sợ chết, sợ khổ, lấy sự tiết chế tình dục làm mục tiêu hoạt động và sinh hoạt. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc13Tu só và cư só đã chọn một ý thức hệ vọng đạo chớ không theo đời, thoát tục chớ khôngvướng tục, xem nhân thế như tạm bợ, xem niết bàn như cứu cánh. Nhãn quan phi thế tục của họkhiến họ trở thành người ngoại lệ của đối tượng người dùng Tử-Vi. Thuật só là người chống lại bản năng, cố ý tìm sự khổ nhục thể xác để tập sự ch linh hồnchịu đựng giỏi hơn, cũng không mang đến vẻ vang giàu sang. Ý thức hệ của họ khác với nhân sinhquan của đại chúng. Đó là n về những tu só, cư só tu phật hay tu tiên chân chính, không cần biết đến số kiếp, vậnmạng. Còn so với vài lối tu theo Tin Lành, tu mà còn sống với đời để sửa đời, còn làm bóng xãhội, còn có vợ con ( Tin Lành ) thì vẫn còn vận dụng được lá số Tử-Vi. Đối với thuật só cơ hộihay tài tử, chỉ tập khổ nhục để trình diễn, kỳ dư vẫn sống như phàm nhân thìvẩn là đối tượng người dùng của Tử-Vi. 5. – Tập thểCó người cho rằng Tử-Vi hoàn toàn có thể vận dụng để xem vận mệnh ch một tập thể nào đó, dùngngày xây dựng làm ngày sinh để lấy số, dùng lối suy luận tương tự như để đoán số. Ví dụ như đối vớimột hiệp hội hoặc một nội các thì lấy ngày giờ ra đời chính thức làm thời gian lấy số. Rồi tùy theocác sao quý, phú, bệnh, họa mà suy luận về sự thịnh, suy, nguy, diệt cho hiệp hội hoặc nội các. Cũng theo quan điểm này, cũng hoàn toàn có thể xem vận mệnh cho một vương quốc bằng Tử-Vi, củng lấy ngàysinh cho lá số vương quốc. Đây là một quan điểm mới mẻ và lạ mắt và táo bạo, cho đến nay chưa thấy ai vận dụng hay thínghiệm. Duy pải công nhận rằng việc vận dụng Tử-Vi cho tập thể bao hàm nhiều cách, hoặc dựavào ngày giờ được cho phép lập hội, ngày giờ ký Sắc lệnh lập Nội các, hoặc dựa vào ngày giờ hội hoặcnội những ra đời quốc dân. Còn so với vương quốc, ngày sinh sẽ phức tạp hơn nhiều. Ví dụ như đối vớiViệt Nam, hoàn toàn có thể chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay ngày Quốc Khánh cũng hữu lý cả. Vì vậy, việc suy đoán vận mệnh dễ sai lầm đáng tiếc. Hơn nưã, đời sống của một tập thể, của vương quốc không giốngđời sống của một cá thể. Trên mộ lá số nào đó, hoàn toàn có thể đoán ngày chết của cá thể, nhưng khôngai dám quả quyết rằng tập thể hay vương quốc trúng số sẽ bị hủy hoại cùng lúc. Vì vậy, hoàn toàn có thể n rằng Tử-Vi không vận dụng cho tập thể và càng không vận dụng được choquốc gia. C. – NHỮNG GIỚI HẠN CỦA KHOA TỬ-VIĐây là nhưng trường hợp mà Tử-Vi được vận dụng một cách hạn chế : so với những ngườisinh trừng giờ, những người dị thể. 1. – Những người sinh trùng giờCó rất nhiều trường hợp trùng giờ : Anh em, chi em sinh đôi trong một giờ âm lịch. Những người cùng sinh cùng giờ ở trong một xứ. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc14Những người sinh cùng giờ, cùng ngày ở khác xứ. Theo nguyên tắc, bất kỳ ai sinh trùng giờ đều là có lá số giống nhau như đúc. Nhưng trênthực tế, vận mệnh của họ không khi nào rập khuôn với nha. Ngay cả hai người sinh đôi, cuộc đờicũng khác nhau, đôi lúc rất nhiều quan điểm về cách ứng dụng lá số Tử-Vi cho đồng đội, chi emsong sinh. Trước hết, có người cho rằng phải lấy cung Bào của một người làm cung Mệnh cho ngườikia, vì cho rằng người này là bào của người kia. Nếu lá số đúng cho người em, thì Mệnh của ngườianh phải được xem ở cung Bào. Phụ mẫu của người anh thì đóng cung Mệnh của lá số và cứ nhưthế mà giải đoán. Quan điểm này xét ra chỉ khả chấp là hoàn toàn có thể dùng cung Bào làm Mệnh cho ngườikia. Không khả chấp là so với cung Phụ mẫu. Trong khi song sinh, đồng đội hoặc chị em phải cóchung cha mẹ, ô phụ mẫu lẽ ra không được xê dịch, bằng không thì cha mẹ người anh không giốngcha mẹ người em sinh đôi. Có quan điểm cho rằng phải lấy cung Nô của một người làm cung Mệnh cho người kia, lạilý ra rằng phải xxem hai người như bè bạn, phải hoán đổi trên cung Nô. Điều này xét ra cũng khóchấp nhận vì cũng rơi vào trường hợp phụ mẫu của một người phải đóng ơ Thiên Di, một điều rấtnghịch lý so với đồng đội song sinh. Có nhiều tác giả trắc nghiệm cả hai chiêu thức, dùng bào vànô làm Mệnh nhưng thấy không thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, trong hai bạn bè hoặc hai chị em sinh đôi, cómột người không vận dụng được Tử-Vi. Còn nhiều trường hợp trùng giờ mà khác hẳn cha mẹ, khác hẵng nơi sinh. Trên đất ViệtNam n riêng, co không biết bao nhiêu người đồng giờ với Gia Long, Minh Mạng, Tổng Thốngnhưng không khi nào được làm nguyên thủ. Có người lý giải rằng số của nguyên thủ ứng vàomột chính tinh trong cung Mệnh, còn kẻ kia thì ứng vào chính tinh khác trong cung Mệnh. Lối cắtnghóa này chỉ thỏa đáng trong thời điểm tạm thời cho cung Mệnh có hai chính tinh đồng cung. Chỉ khi nào gặptrường hợp này mớ dám nói rằng nguyên thủ ăn vào chính tinh số một, hành khất ăn vào chính tinhsố hai. Tuy nhiên, lối lý giải đó cũng không ổn vì làm thế nào biết được sao nào ứng hoặc khắcvới ai ? Còn nếu gặp cung Mệnh có một chính tinh duy nhất thì làm cách nào quy chiếu ? Còn nếuMệnh không chính tinh thì tính sao ? Các nghi vấn này cho đến na hãy còn nan giải. Đó là chưa kể trường hợp những người trùngngày giờ sinh mà đẻ ở hai vương quốc khác nhau, thuộc hai quốc tịch khác nhau, hoặc ở nhiều quốcgia khác nhau, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Theo thiển nghó, sự độc lạ về đời người của hai kẻ trùng giờ sinh hoàn toàn có thể được giải thíchphần nào bằng cái phúc thực tại. Đó là cái phúc của cha mẹ, ông bà để lại cho mình, đồng thờicũng là cái phúc mà tự mình tạo. Cả hai phúc vun bồi cho nhau. Nhưng thuyết phúc đức thực tạicũng chỉ tạm thỏa đáng mà thôi. Lý do là cái gì không cắt nghóa được thì cứ đổ diệt cho phúc đứcthực tại, ch cha mẹ, nếu không ổn thì cho là tại tổ phụ, tổ phụ gần không ổn thì cho là tại tổ phụ xa. Đến một lúc nà đó của quy trình, thế nào cũng tìm được nguyên do độc lạ của hai vận mệnh cùng giờsinh, hoặc ở tiền kiếp thứ nhất, hoặc ở tiền kiếp thứ hai, thứ ba. Cái lối lý giải bằng phú đứcthực tại như thế vừa mơ hồ, vừa lần khân. Y niệm phúc đức thực tại hãy còn sơ khoáng, nó tạmdùng để lý giải phần nào cái gì không hề lý giải được. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc15Khoa Tử-Vi bị bế tắc, bị số lượng giới hạn nhiều trong những trường hợp đặc biệt quan trọng này. Chỗ yếu củakhoa Tử-Vi nằm ở đó. 2. Những người di thểĐó là những người sinh đôi cùng giờ dính lẹo nhau ở chân tay hay thân mình. Cả hai ngườicó chung nhau 1 số ít bộ phận nào đó. Quyển Larousse médical illustré, 1924, trang 760 có kể một trường hợp, được y học mệnhdanh là Xiphoges. Xiphoges được sách này định nghóa là hai người dính nhau bởi một miếng màngkhá uyển chuyển giúp cho cả hai hoàn toàn có thể sống liền lạc với nhau, không phải mặt đương đầu mà hôngđối hông, hay tay của một người ở phía trước hai tay của người kia ở phía sau. Sách này có kể mộttrường hợp có thật xảy ra ở Đất nước xinh đẹp Thái Lan : “ Vào năm 1811, hai đồng đội song sinh một người tên Eng một người tên Chang Buher, dínhnhau ở phía hông. Khi người ta sờ hông thì cả hai cùng có cảm xúc bị chạm. Nhưng, kh sờ nhữngnơi xa cái hông về phía trái hoặc phía phải thì chỉ người nào ở phiá đó mới có cảm xúc được sờ. Trước niềm vui hay cái sợ, hai bạn bè cảm tiác riêng không liên quan gì đến nhau, nhưng cả hai cùng cảm thấy đói khátcùng một lúc, duy một người ẩm thực ăn uống không làm cho kẻ kia no theo. Cả hai cao độ 1,65 m, eng thìhơi thấp hơn. Cả hai di và nhảy nhót nhanh gọn. Mẹ của chúng khi sinh chúng ra không gặp mộttrở ngại nào lúc lâm bồn. Họ có đậm chất ngầu đối chọi nhau : Chang thì vui tính mưu trí, Eng thì buồn rầuvà ít nói, vì thế cả hai thường gây gổ nhau, và có lần kéo nhau đến bác só để xi ly thân. Bác s4nélaton tứ chối, e rằng giải phẫu sẽ làm thiệt mạng cả hai người. Có điều lạ là cả hai cùng có vợ, hai người vợ là lại là hai chi em với hau nhưng không sinh đôi. Một người có sáu con, một ngườinăm con, tổng thể đều thông thường và sống đủ. Vào năm 1847, Chang bị chết vì sưng phổi. Eng thì chết sau đó vài ngờ, mặc dầu không bịsưng phổi gì cả. Lúc giải phẫu, những bác só thấy hai lá gan được nuôi dưỡng bởi một huyết quanchung ” Vì họ sinh một lượt, cả hai có chung một lá số. Nhưng đậm chất ngầu và con cháu không giống nhau : đó là điều sai biệt khó hiểu trên lá số. Y học liệt kê trường hợp này vào hạng quái vật hình người. Có lẽ đây là việc quá hi hữu, nhưng cũng giúp tất cả chúng ta có ý niệm về số lượng giới hạn của Tử-Vi. D. – NHỮNG GIỚI HẠN TỪ TỔNG SỐ LÁ SỐ TỬ VIĐiều đáng kể hơn hết là khoa Tử-Vi bị số lượng giới hạn rất rõ ràng khi tất cả chúng ta xét đoán đến sốlượng lá số Tư-Vi khả hữu sánh với số người trên quốc tế. Dân số quốc tế ngày này hiện lên đến hơn ba tỷ rưỡi. Nếu lấu số Tử-Vi, lẽ ra mỗi ngườiphải có một lá số, vị chi có hơn ba tỷ rưỡi lá số. Nhưng thực tiễn không phải như vậy. Vì cách lấy sốTử-Vi theo giải pháp của Trần Đoàn có phần đặc trưng, vì vậy không phải ai ai cũng có lá sốriêng. Trái lại, có rất nhiều người có chung nhau một lá số. 1. Tổng số tối đa lá số Tử-ViChương này có dành một phụ lục để dẫn giải bài toán tính tổng số tối đa lá số Tử-Vi. Độcgiả hoàn toàn có thể tham chiếu phụ lục để thử nghiệm cách tính. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc16Theo cách lá số Tử-Vi của Trần Đoàn thì tối đa chỉ có 512.640 lá số mà thôi. 512.640 lá sốnày được dùng chung cho hơn ba tỷ rưỡi người trên quốc tế. Con số này đủ để nói lên khoanh vùng phạm vi hạnhẹp của việc vận dụng khoa Tử-Vi. 2. Phạm vi vận dụng khoa Tử-ViĐứng về mặt lý luận toán học mà xét thì khoa Tử-Vi không vận dụng riêng cho từng ngườimột. Trái lại, khoa này chỉ dùng cho nhiều lắm là 512.640 trường hợp, thay vì ba tỷ rưỡi trườnghợp. Như vậy, tầm thực dụng bi thu hẹp rất là nhiều. Điều này cho thấy Tử-Vi không phải là một toàn khoa, tức là một khoa dùng cho tất cảnhân loại, mà chỉ là một chuyên khoa đặc trưng. Khoa Tử-Vi tự nó không xử lý nổi hết ẩn sốcủa ba tỷ rưỡi nhân mạng. Nó phải được bổ túc bởi nhiều bộ môn khác. Con số 512.640 chỉ nênxem như số lượng vận mạng khung, hay nói một cách khác đây chỉ là 512.640 loại vận mạng. KhoaTử-Vi vô tình chỉ xếp loại được vận mạng con người vào bấy nhiêu trường hợp mà thôi. Để có ý niệm đơn cử về sự tương đối này, ta thử xét tỷ suất những người đồng số ở Nước Ta, ởTrung Hoa và trên quốc tế. a ) Trường hợp Việt NamDân số hai miền Nước Ta lúc bấy giờ lên đến 37.500.000 người. Giả thiết rằng sinh xuất vàtử xuất hàng năm không biến hóa, tất cả chúng ta có số lượng sau đây : 37.500.000 = 73.15 # 73512.640 _______________Điều này có nghóa là cứ 73 người Nước Ta là có một lá số giống nhau. b ) Trường hợp Trung HoaDân số Nước Trung Hoa, nơi phát xuất khoa Tử-Vi lúc bấy giờ vào khoảng chừng 750.000.000 dân. Cũng giả thiếtrằng dân số đó cố định và thắt chặt và sinh xuất, tử suất giữa nguyên, tất cả chúng ta có số lượng : 37.000.000 ______________512. 640 = 1.463, # 1.463 Điều này có nghóa là có trùng số so với 1.463 người Trung Hoa. c ) Trường hợp thế giớiVới dân số hiện vào khoảng chừng 3.500.000.000, được gỉ thiết như số định, thì số người trùng sốtrên quốc tế là 6.827. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc17Luận theo toán học, bắt buộc phải nói như vậy. Trên bình diện toán học, những con số73, 1.463 và 6.827 cho thấy tính cách tương đối rất cao của khoa Tử-Vi. Sự trùng số còn chứng tỏkhoa Tử-Vi không riêng biệt hóa được mỗi cá thể, không phân biệt nổi từng vận mệnh. Đứng trênmặt lý luận toán học, khoa Tử-Vi đã đồng hoá 73 vận mệnh của 73 người Nước Ta làm một, đồnghóa 1.463 vận mệnh của 1.463 người Nước Trung Hoa làm một và đồng hóa 6.827 vận mệnh cá thể nóichung làm một. Trên trong thực tiễn, việc 73 người Nước Ta trùng một lá số không có nghóa là 73 người đó trùngvận mệnh. Kiếp số củ mỗi người đều khác nhau. Thành thử, lối lý luận bằng toán học thỏa mãnđược thực tiễn. Phải bổ túc lý luận này bằng một mạng lưới hệ thống lý luận khác lúc giải đoán. Tử-Vi học là một khoa nhân văn, điều tra và nghiên cứu con người và đới người. Phương trình conngười ( équation humaine ) quá ư phức tạp vì phản ứng mỗi người một khác nhau, thực trạng khácnhau, văn hóa truyền thống, huyết thống và nhất là phúc đức khác nhau. Cnhính vì nhữngkhác biệt sâu xa đónên kiếp sống con người không hề đồng nhất nhau được. Vì thế, có lẽ rằng tất cả chúng ta chỉ nên xem con số512. 640 như số lượng phương trình khung này, con người hoạt động giải trí riêng, tuỳ theo đậm chất ngầu, hoàncảnh, văn hóa truyền thống, huyết thống và phúc đức tích góp. Có thể có nhiều người cùng có chung một loạivận mệnh, nhưng vẫn có vận mệnh riêng cho mỗi người. Cái chung không xáo bỏ cái riêng, c1iriêng không trọn vẹn đồng nhất với cái chung. Phải chăng đây là tính lý của ngạn ngữ “ hòa nhibất đồng ” của cổ nhân ? Dù sao, với 512.640 phương trình khung đó khoa Tử-Vi không hề là một toàn khoa ( sciencecomplète ) để giải đáp hết những ẩn số của mọi người. Nó phải được bổ túc bởi nhiều khoa bói toánkhác, như tướng học, dịch học, chỉ tay v.v … * * * Phụ trương mộtCách tính tổng số đối đa lá số Tử-ViĐể tính tổng số tối đa lá số Tử-Vi hoàn toàn có thể có, ta thực thi theo 3 bước dưới đây : Nếu dữ kiện, trong đó liệt kê những yếu tố can dự vào việc tính, lý giải những yếu tố này. Nêu nguyên tắc tính. Trình bày kỹ thuật tính. a ) Những dữ kiệnKhi tính tổng số lá số Tử-Vi, ta phải địa thế căn cứ vào 5 yếu tố : Yếu tố Âm Dương, yếu tố giờ sinh, yếu tố tháng sinh, yếu tố năm sinh, yếu tố ngày sinh trongthángTỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc18Yếu tố Âm Dương – có hai loại tuổi, tuổi Dương ( Dương, Nam, Dương Nư ) và tuổi Âm ( Âm Nam, Âm Nữ ), tương ứng với cũng hướng an sao, một hướng thuận và một hướng nghịch. Yếu tố giờ sinh – Âm lịch có 12 giờ trong ngày. Yếu tố tháng sinh – Năm thường có 12 tháng, riêng năm nhuận có mười 13 tháng. Những thángnhuận ta không kể vì lá số Tử-Vi cứ an theo tháng, bất luận tháng thường hay tháng nhuận. Do đó, ta chỉ kể một năm có 12 tháng mà thôi. Có tháng thiếu gồm 29 ngày, có tháng đủ gồm 30 ngày. Sự tiếp nối đuôi nhau những tháng thiếu và đủtrong một năm không theo thứ tự nào cả, tức là không phải cứ nhất thiết một tháng đủ đi tiếp theomột tháng thuế. Ta có nhiều dịp tận mắt chứng kiến 2 hoặc có khi 3 tháng thiếu đi liền nhau, rồi cũngkhông phải là 2 hoặc 3 tháng đủ đi theo sát. Về tỷ suất tháng đủ, tháng thiếu cũng không như nhau trong những năm. Có năm có 7 tháng đủ, 5 tháng thiếu, có năm thì tỷ suất bằng nhau 6/6. cũng không hẳn một năm gặp tỷ suất 6/6 di sát theomột năm có tỷ suất 7/5 : có khi tỷ suất 6/6 xảy ra trong 2 năm liền, có khi tỷ suất 7/5 có trong 4 năm liền. Những nét đặc trưng kể trên khiến cho việc tính ngày trong năm phải dùng cách đếm. Nămnào có tỷ suất 7/5 thì có ngày 355 ngày đểlấy số, còn năm có tỷ suất 6/6 thì có 354 ngày. Yếu tố năm sinh – Năm sinh gồm có can và chi. Có 10 can và 12 chi, được phối hợp với nhau theomột quy tắc rất đặc trưng. Không phải can nào cũng hoàn toàn có thể đi với bất kể chi nào. Quy luật chắp nối10 can với 12 chi chỉ đưa tới 60 thế tích hợp là hết * * chớ không phải đưa tới 10 x 12 tức 120 kết hợpnhư nhiều người lầm tưởng. 60 loại 6 của con người, tiếp nối đuôi nhau nhau trong 60 năm. Đến năm thứ 61 ( 1900 ) thì trở lại Canh Tý, khởi đầu cho một giáp sau đó. Khởi điểm của giáp hoàn toàn có thể lấy ở bất cứnăm nào. Ví dụ, hoàn toàn có thể lấy Bính Thìn ( 1 càng làm năm tiên phong cho giáp Bính Thìn t Mão ( 1796 – 1855 ). Sau năm t Mão ( 1855 ) thì trở lại Bính Thìn ( 1856 ) vậy : mỗi can chi có 6 thể hết hợp với 6 chi. Thành thử 10 can chỉ có 60 thể kết hợp với 12 chi. Trong bất luận giáp nào, tên gọi những năm và thứ tự phối hợp can chi của năm trong giápkhông khi nào biến hóa. Ví dụ sau Bính Thìn thì đến Đinh Tý, rồi đến Mậu Ngọ, Kỹ Mùi, … chođến năm thứ 60 của giáp là t Mão. Luôn luôn như vậy. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc19Tóm lại, vì những đặc thù trên, do đó, trong một gíap, chỉ có 60 loại tuổi để lấy số TửVi cho loài người mà thôi, không hơn không kém. Vấn đề đặt cho ta là tìm trong 60 năm này sốlượng ngày để tính tổng số lá số Tử-Vi, lấy theo ngày. Yếu tố ngày sinh – Ta hoàn toàn có thể tìm số ngày trung bình torng tháng để nhân với số tháng trong năm, với số năm trong giáp, với số giờ trong ngày và với thông số âm khí và dương khí ngõ hầu đi đến tích số chung, tức là tổng số lá số Tử-Vi khả hữu. Ta cũng hoàn toàn có thể vận dụng một bài toán đơn giản và giản dị hn là tìm số ngày trong giáp ( trong đó có bao gồmcả 60 năm và số tháng rồi ) để nhân với số giáp trong ng2y và với thông số Âm Dương. b ) Nguyên tắc tính tổng số lá số Tử-Vi trong giápCó hai cách tính tổng số : Cách tính bằng 5 thông số và cách tính với 3 thông số. Với cách tính bằng 5 thông số, tổng số lá số toàn bộ trong giáp ( gọi là y ) là tích số của 5 thông số sau đây : Hệ số Âm Dương : 2H ệ số giờ trong ngày : 1H ệ số trung bình trong tháng : x * Hệ số tháng trong năm : 12H ệ số năm trong giáp : 60P hương trình sẽ là : y = 12 X 12 X x X 12 X 60C òn cách tính bằng 3 thông số sẽ giản dị và đơn giản hơn. Tổng số lá số Tử-Vi trong giáp ( y ) là tích số của 3 hệ sốsau : Hệ số Âm Dương : 2H ệ số giờ trong ngày : 12H ệ số ngày trong giáp : zPhương trình sẽ là : y = 2 X 12 X zSở dó theo cách tính này, thông số tháng và năm không được kể là vì số ngày trong giáp đãđược tính dựa theo số tháng năm trong năm ( 12 ) và số năm trong giáp ( 60 ) rồi. Kỹ thuật trình bàydưới đây sẽ theo cách tính thứ nhì, bằng 3 thông số cho dễ. Vậy, yếu tố là phải tìm z số ngày tronggiáp. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc20c ) Kỹ thuật tính y trong một giáp nhất địnhTa thử chọn một giáp nhất định để tính y, ví dụ như lấy giáp Canh Tý – Kỷ Hợi ( 1840 – 1899 ) làm cơ bản. Giáp này có 60 năm, trong đó có hai loại năm : Loại một gồm 33 năm, mỗi năm có 7 tháng 30 ngày và 5 tháng 29 ngày. Loại hai gồm 27 năm, mỗi năm có 6 tháng 30 ngày và 6 tháng 29 ngày. Đối với loại đầu ( 7 tháng đủ, 5 tháng thiếu ), ta có 355 ngày mỗi năm để lấy số Tử-Vi *. Loại này có 33 năm, vậy trong 33 năm này có 11.715 ngày để lấy số. Đối với loại nhì ( 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu ), ta có 354 ngày mỗi năm để lấy số Tử-Vi *. Loạinày có 27 năm, vậy, trong 27 năm này có 9.558 ngày để lấy số. Kết quả là trong trọn giáp 60 năm, ta có : 11.750 + 9.558 = 21.278 ngày để lấy sốđó là trị số đúng chuẩn của z. vậy trị số đúng mực của y là : y = 2 X 12 X 21.273 = 510.552 lá số Tử-ViTóm lại, trong giáp nói trên, có tổng thể 510.552 lá số Tử-Vi. Nói như vậy có nghóa là tất cảmọi người trrên quốc tế sinh trong hoảng thời hạn của giáp, kể từ giờ Tý ngày mồng một thánggiêng năm Canh Tý ( 1840 ) đến giờ Hợi ngày 30 tháng chạp năm Kỷ Hợi ( 1899 ) chỉ có 510.552 vậnmệnh mà thôi. Đó là tổng số lá số Tử-Vi cho riêng giáp 1840 – 1899. Vấn đề đặt ra là so với cá giáp thì ylà bao nhiêu ? Làm sao tổng hóa được cho tổng thể những giáp ? d ) Thử tổng quát hóa tổng số lá số khả hữuKết quả 510.552 kể trên đặc biệt quan trọng chỉ vận dụng riêng cho giáp 1840 – 1899 mà thôi. Ta khôngthể tổng quát hóa tác dụng n trên cho mọi giáp. Lý do đơn giản và giản dị là vì số ngày z trng giáp này chưahẳn là số ngày tối đa nếu so với những giáp khác. Ý niệm của tất cả chúng ta là, nếu biết được số ngày tối đa của một27 năm X 354 ngày = 9.558 ngàyGiáp thì mới tổng hóa được, tức là mới biết được tổng số tối đa là số Tử-Vi khả hữu. Để tìm tổng số tối đa này, ta giả thiết rằng có một giáp giả tưởng nào đó có số ngày caonhất. Dó nhiên, ta không hề giả tưởng quá cao mà phải giả tưởng sao cho càng gần thực tiễn cànghay. Ta nhận thấy rằng, trong những năm có năm duy nhất có số ngày cao nhất : đó là năm 1944 GiápThân. Năm này có đến 8 tháng 30 ngày và 4 tháng 29 ngày, vị chi là 365 ngày để lấy số. Ta giả thiết rằng gỉ tưởng chỉ gồm toàn những năm 356 ngày thì giáp giả tưởng đó sẽ có : TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc21365 ngày x 60 năm = 21.360 ngàyvậy, trị số y giờ đây là : y = 21.360 x 22 x 12 = 512.640 lá sốĐó là tổng số lá số Tử-Vi tối đa khả chấp * Chương haiPhương pháp của khoa Tử-ViPhương pháp phân tíchĐại phân tíchVi phân tíchPhương pháp độngTỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc22Con người và đời người là hai đối tượng người tiêu dùng vô cùng đa dạng chủng loại và phức tạp. Con người là cảmột ngoài hành tinh thu hẹp, rắc rối trong sự cấu trúc. Đời người còn khó hiểu hơn, vì nó bao hàm rất nhiềuhoàn cảnh khác nhau, nhiều quy trình tiến độ khác nhau mà thời hạn hoàn toàn có thể phủ trùm gần 100 năm. Conngười không khi nào cố định và thắt chặt, đời người cũng đổi khác. Cả hai cùng là biến số của nhau và là biếnsố của thực trạng. Vì muốn biết cả hai đối tượng người tiêu dùng, khoa Tử-Vi rất là tham vọng. Khoa Tử-Vi xử lý tham vọng đó như thế nào ? Đặt yếu tố như vậy tức là noó đếnphương pháp của khoa Tử-Vi. Khoa này vận dụng đồng thời ba chiêu thức, nghiên cứu và phân tích, tổng hợp vàđộng ( analytique et dynamique ). A – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỦA KHOA TỬ-VITrước hết khoa Tử-Vi vận dụng chiêu thức nghiên cứu và phân tích đối tượng người tiêu dùng. Có hai lối nghiên cứu và phân tích đượcsử dụng song song chưởng. Lối đại nghiên cứu và phân tích, tức là chia con người và đời người thành những yếu tố lớn, thành nhữngthời kỳ dài để khảo sát từng yếu tố, từng thời kỳ. Lối pvi nghiên cứu và phân tích, tức là những yếu tố lớn đó chia thêm ra nhiều, thật nhiều yếu tố nhỏ hơn, nhỏhơn nưã. 1. – Đại nghiên cứu và phân tích ( macro-analyse ) Trong khuôn khổ của đại nghiên cứu và phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt Bản Mệny và Cục, 12 cung vànhững thời hơn trong đời người. a ) Sự phân biệt Bản Mệnh và CụcĐể nghiên cứu và phân tích Bản Mệnh, khoa Tử-Vi đã dùng hai yếu tố cơ bản để định danh Bản Mệnh : một là nguyên thể của Bản Mệnh, hai là hành của Bản Mệnh. Bản Mệnh được xếp thành 5 loại, tư7ng ứng mới 5 hành : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Từ 5 hành đó, tất cả chúng ta rút tỉa những ý nghóa vềcon người và đời người. Mỗi Bản Mệnh có một hành làm chủ. Hành đó quyết định lý tính, hoá tínhcủa Bản Mệnh. Như Bản Mệnh hành Kim có lý tính và hóa tính riêng của loại kim khí, khônggiống lý hóa tính của hành Hỏa. Ngoài thể tính, khoa Tử-Vi phân biệt nhiều cách trong một thể. Ví dụ như hàh Hỏa gồm có “ sớn hạ hỏa ( lửa dưới chân núi ), sơn đầu hỏa ( lửa trên đỉnh núi ), thiên thượng hỏa ( lữ trên trời ), tích lịch hỏa ( lửa sấm sét ), lộ trung hỏa ( lữ trong lò ) v2 phú đăng hỏa ( lửa ngọn đèn ). Mỗi thể cáchhỏa như vậy có một đặc tính cơ hữu. Nhưng, rất tiếc khoa Tử-Vi không liệtkê đặc tính này. Mỗihành được chia thành 6 thể cách, như vậy, có tổng thể 30 thể cách Bản Mệnh cho 5 hành. * Mỗi hành đứng riêng nhưng có nghóa. Hành và nguyên thể của nó chỉ có nghóa khi nào đichung vớ hành khác. Ví dụ như Bản Mệnh Hỏa gặp sao Kim nói chng thì khắc vì Hỏa khắc Kim : gặp Thổ thì sinh vì Hỏa sinh Thổ. Tuỳ theo khắc hya sinh, số mạng sẽ tốt hay xấu : sinh thì tốt, khắcthì xấu. Đối với Cục, khoa Tử-Vi cũng ngũ hành hóa thành 5 cục. Đó là : Thuỷ nhị cục, Mộc tamcục, Thổ ngũ cục và Hỏa lục cục. Những số lượng 2, 3, 4 …. Đi kèm với mỗi cục không thực dụng choTỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc23việc giải đoán. nghóa của cục chỉ được xét trong sự sinh khắc với hành của Bản Mệnh. NếuMệnh, Cục tương sinh thì tốt, khắc chế thì xấu. Trong mọi trường hợp tốt, cuộc sống suôn sẻ hơn, vận may để gặp hơn, nghịch cảnh ít hơn. Trái lại, nếu khắc thì xấu, báo hiệu nhiều trở ngại, khókhăn, phải đấu tranh chật vật và hoàn toàn có thể là yếu tố yểu hay bất lợi cho phú, quý, khoa bảng cuộc đờiv. v … b ) Sự phân biệt 12 cungTrong tiến trình đại nghiên cứu và phân tích thứ hai, khoa Tử-Vi chia hoạt động và sinh hoạt con người thành 12 khíacạnh tương quan đến một lãnh vực của con người và của đời ngườ. Mười hai góc nhìn đó được diễntả qua tên gọi 12 cung trong lá số, được liệt kê như sau : – Cung Phúc Đức nói lên thực trạng của tiền kiếp, của dòng họ, hậu qủ của tiền kiếp, củadòng họ trên đời người : đây là góc nhìn duy linh, mang không ít tính cách siêu hình. – Cung Phụ Mẫu nói lên thực trạng của cha mẹ, đối sánh tương quan giữa mình và cha mẹ, tương quannày được hiểu theo một khoanh vùng phạm vi khá rộng, từ huyết thống ( hérédité ) cho đến sinh kế, thọ yểu, niềm hạnh phúc cua cha mẹ và tiếng dội trên cuộc sống của mình. – Cung Mệnh n lên tâm tính, trí tuệ, tình cảm, sở trường thích nghi, sở ố, Tóm lại nội tâm con người. – Cung Bào nói lên thực trạng của anh chị em trong mái ấm gia đình, tng quan hoạt động và sinh hoạt giữahuynh đệ với nhau. – Cung Phu hay Thê nói lên thực trạng nhà đạo, niềm hạnh phúc, vợ chồng, đặc tính và sự nghiệpcủa người hôn phối, đối sánh tương quan giữa mình và người vợ ( hay chồng ). – Cung Tử Tức nói lên thực trạng con cháu trong hay ngoài mái ấm gia đình, ppphạnh phúc giữa chamẹ và con cháu, cũng như hạn phúc con cháu. – Cung Tài Bạch nói lên thực trạng tài chánh của mình, hoạt động và sinh hoạt vật chất của mái ấm gia đình – Cung Tật ch nói lên thực trạng sức khỏe thể chất vật chất và niềm tin cùng những tai hoạ bệnh tậtđi kèm theo có tác động ảnh hưởng đến con người và đời người. – Cung Thiên Di n lên thực trạng, thời thế mà mình đang sống, liên hệ giữa con người vàxã hội. – Cung Nô Bộc nói lên sự tiếp xúc giưã mình với 1 số ít người có liên hệ mật thiết nhưnhân tình, bạn hữu, người thuộc quyền tôi tớ … .. người. hoạt. – Cung Quan Lộc n lên nghề nghiệp, năng lực trình độ, sở trường thích nghi, nguyện vọng con – Cung Điền Trạch n lên thực trạng nhà cửa, ruộng vườn, khung cảnh vật chất của sinhSự nghiên cứu và phân tích ra 12 cung trên đã diễn đạt thỏa đáng những lãnh vực hoạt động và sinh hoạt cá thể, hình dungđược con người và đời người một cách khúc chiết, phức tạp. Qua lối đại nghiên cứu và phân tích đó, khoa Tử-Vi giảiquyết phần đông tham vọng tìm hiểu và khám phá con người và đời người. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc24c ) Sự phân biệt những thời hạn của đời ngườiKhoa Tử – Vi chia sinh thời con người ra làm hai thời kỳ : tiền vận và hậu vận. Tiền vận là quá trình từ lúc mới sinh cho đến tuổi lập thân. Phỏng theo ngạn ngữ “ Tam thậpnhị lập ”, tuổi này được ấn định ào khoảng chừng xấp xỉ 30 tuổi. Tiền vận này do cung Mệnh miêu tả. Hậu vận là thời hạn còn lại cho đến lúc chết, do cung Thân diễn đạt. Cung Thân đây là cungcủa tuổi thành thân, chớ không phải cung Thân của 12 điạ chi. Sự phân biệt này cốt để diễn đạt hai thời kỳ vận mệnh, cốt để nhấn mạnh vấn đề đến sự đổi khác củacuộc đời. Thật vậy, đời người có thăng, có trầm, có chuyển hướng chơ không khi nào giống nhau từlúc sinh đến lúc tử. Trong quy trình tiến độ tiền vận ( Mệnh ), con người còn nhỏ, phải sống với cha mẹ, anhem nhờ vả vào cha mẹ, con người đang học nghề, đang chọn ạn trăm năm, để sẵn sàng chuẩn bị bước vàođời. Trong hậu vận ( Thân ), cá thể coi nhu đã thành thân, phải bước vào đời, không còn lệ thuộcvào cha mẹ mà trái lại phải tự lập cho mình, chiụ nghĩa vụ và trách nhiệm về kiếp sống của mình, phải gánhvác mái ấm gia đình, con cháu, phải tiếp xúc với xã hội, phải có nghề riêng nuôi miệng và bảo bọc vợ con. Cuộc sống cho nên vì thế trở thành độc lập và riêng tư, tách rời khỏi đại gia đình để sống với tiểu mái ấm gia đình, với quan trường hặc thương trường. Hạnh phúc con người bấy giờ gồm niềm hạnh phúc nhà đạo, hạnhphúc nghề nghiệp, niềm hạnh phúc vật chất do mình tự tạo và tự điều khểnh. Cuộc sống riêng tư đó đôikhi đưa đến sự xây dựng một tổ ấm thứ hai với vợ lẽ, với nhân tình. Cái hàng rào ngăn cách hai quy trình tiến độ Mệnh và Thân không có tính cách cố định và thắt chặt. Có quanđiểm ch rằng ranh giới giữa Mệnh và Thân tuỳ theo số lượng của Cục. Ví dụ như Thủy nhị cục thìThân được kyể từ 32 tuổi trở đi, Mộc tam cục từ 33, Kim tứ cục từ 34, Thổ ngũ cục từ 35 và Hỏalục cục từ 36. và thế cho nên do đó khi xem Than là phải tính trong tng quan với Cục. Nói khác đi, Cục tương ứng với Thân, với hậu vận, còn Bản Mệnh tương ứng với Mệnh, với tiền vận. Quanđiểm này hoàn toàn có thể gật đầu được. Duy phải quan tâm rằng, Mệnh sang Thân, sự chuyển hướng khôngđột ngột như một ngõ rẽ. Để ghi lại sự đổi khác dần đà đó, có lẽ rằng người ta bày ra cung lưu niênđai hạn. Cung Thân hoàn toàn có thể đóng ở một trong sáu sung dưới đây : Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài và Phu Thê. Không khi nào Thân đóng ở Phụ, Điền, Nô, Tật, Tử, Bào. Lý do là cung Thân, vì diễn đạt tổng lực hậu vận con người, là một cung có nghóa đa diện, tức là một cung cường. Vì là cung cường cho nên Thân chỉ đóng chung với những cung quan trọngcủa đời người mà thôi. Khi Thân đóng cung ở cung nào thì cung đó quan trọng gấp bội. Ví dụ nếuThân đóng ở Quan thì những hay, những dở của cung Quan không phải chỉ hay dở về quan trường màthôi mà còn hay dở trên nhiều điạ hạt khác như tài lộc, phu thê, thời thế …. Nếu cung Quan tốt thìhậu vận sẽ tốt tổng lực, xấu thì xấu tổng lực. Yếu lý của cung Thân nằm trong ý nghóa này. d ) Sự phân biệt những cung hạn : Khoa Tử-Vi chia nhỏ sinh thời con người thành nhiều hạn kỳ. Hạn lỳ lớn gọi là đại hạn 10 năm một tiếp nối nhau theo thứ tự hoặc thuận hoặc nghịch. Môó đại hạn đóng ở một cung. Cung đótốt hay xấu thì đại hạn cũng có ý nghóa đó. TỬ VI TỔNG HP – Nguyễn Phát Lộc25Đại hạn thuộc tiền vận thì nằm trong khuôn khổ của cung Mệnh. Nếu thuộc hậu vận thìlồng khung trong cung Thân. Nếu Mệnh hay Thân. Nếu Mệnh hay Thân tốt thì cái tốt đó ảnhhưởng đến đại hạn liệng hệ và có thể chế giảm không ít cái xấu của đại hạn đó. Nếu Mệnh, Thânxấu thì xấu lây đến đại hạn, ít hoặc nhiều. Sự nghiên cứu và phân tích vận kỳ đến 10 năm thuộc đại loại nghiên cứu và phân tích. Thấp xuống đến từng năm là viphân tích. Tóm lại, trong khoanh vùng phạm vi đại nghiên cứu và phân tích, khoa Tử-Vi tinh lọc những yếu tố lớn có ảnh hưởngđến con người và đời người để khảo sát qua thời hạn. Suốt đời sống. Phương pháp phân loại nàyxét ra thỏa đáng, cung ứng được một phần đông tham vọng củ khoa Tử-Vi là tìm hiểu và khám phá ngoài hành tinh nhỏ củanhân sinh, không những trên từng địa hạt mà còn trong mỗi thời kỳ. 2. – Vi phân tích ( micro-analyse ) Trong khuôn khổ vi nghiên cứu và phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt những yếu tố nhỏ hơn, những thời hạnngắn hơn. Những yếu tố nhỏ gồm những sao ( với ý nghóa và m Dương ngũ hành tinh của mỗi sao ), những thời hạn nhỏ gồm từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờa ) Sự phân biệt ý nghóa của những saoKhoa Tử-Vi sử dụng lối 111 sao, trong đó có 14 chính và 97 phụ tinh. Mỗi sao có một số ít ýnghóa đi kèm. Có 9 loại ý nghóa của sao. Đó là ý nghóa khung hình, bệnh lý, tính tình, sự nghiệp, tài lộc, phúc thọ, tướng mạo, điền sản, đồ vật. Với 9 loại ý nghóa này, khoa Tử-Vi phần nhiều bao yểm hếtcác yếu tố chi phối con người, giúp giải đoán được nhiều đặc trưng của cá thể trên những phươngdiện khung hình, tướng mạo, bệnh lý, tính tình, nghề nghiệp, tài lộc, thọ yểu, điền sản … Lẽ dó nhiên, không có sao nào có đủ 9 loại nghóa : có sao chỉ có 1 hay 2 loại, có sao có 6, 7 loại. Dù sao, 9 loạigộp lại đủ để miêu tả vận mệnh con người một cách tương đối chi tiết cụ thể, trên nhiều lãnh vực quan yếu, diễn xuất được khá nhiều diễn biến của sự kiện. Qua những cung, khoa Tử-Vi đi sâu vào những đậm cá tính phức tạp trong mỗi cá thể, những nétvận mệnh nhiều mẫu mã trong mỗi cuộc sống. Lối vi nghiên cứu và phân tích bổ túc rất nhiều cho lối đại nghiên cứu và phân tích. Nhờ lối vi nghiên cứu và phân tích, khoa Tử-Vi mới có được chiều sâu thiết yếu, mới đạt được mức độ đơn cử vàcá biệt cho mỗi cá thể và mỗi cuộc sống, mới diễn xuất được hình thái phức tạp của mỗi biến cố. Lối vi nghiên cứu và phân tích làm cho lá số Tử-Vi không phải là một bức phác hoạ mờ ảo của con người, mà làmột bức ảnh phóng đại, có đường nét khá rõ ràng, có chấm phá, đậm lợt dễ phân biệt. Lối vi phântích làm cho khoa Tử-Vi thêm đơn cử và đa dạng chủng loại. Nhờ lối vi nghiên cứu và phân tích, con người không nhữngchỉ được miêu tả qua đậm chất ngầu và phản ứng mà còn được miêu tả qua vận mệnh, thành bại. Đó là nói về ý nghóa của những sao. a ) Sự phân biệt ngũ hành của những saoMỗi sao có một hành riêng. Hành này góp thêm phần tăng cường hay chế giảm ý nghóa của cácsao. Một sao có hành tương hợp với cung toạ thủ thì đắc địa, kìm hãm thì hãm địa. Đắc địa, saosẽ mạnh nghóa hơn. Hãm địa, ý nghóa bị kém đi hoặc mất hẳn. Giữa hai sao cũng vậy, nếu gặptương sinh về ngũ hành thì hai sao cùng đắc thế, ý nghóa sao này trợ lực cho ý nghóa sao kia : nếu

Source: https://suanha.org
Category : Phong thủy

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB