Trong Sinh học, phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ mạch khuôn của gen. Trong quá trình này, trình tự các đêôxyribônuclêôtit ở mạch khuôn của gen (bản chất là DNA) được chuyển đổi (phiên) thành trình tự các ribônuclêôtit của RNA theo nguyên tắc bổ sung.[1][2][3]
Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: transcription (phát âm IPA: /træn’skrɪpʃən/, tiếng Việt: t’ran-crip-sân), trước kia (khoảng trước 2004) ở Việt Nam dịch là sao mã, nay đã thống nhất toàn quốc dịch là phiên mã.[1][4][5]
Vì có nhiều loại RNA khác nhau (như mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, tmRNA v.v), nhưng chỉ có mRNA (RNA thông tin) là bản phiên mã dùng làm khuôn để dịch mã di truyền thành trình tự các amino acid trong chuỗi pôlypeptit, từ đó tạo ra sản phẩm quan trọng nhất là prôtêin, nên – theo nghĩa hẹp và thường dùng – thì phiên mã là quá trình tổng hợp mRNA.
Bạn đang đọc: Phiên mã – Wikipedia tiếng Việt
Quá trình này chỉ diễn ra khi có vai trò tham gia của các nhân tố phiên mã, trong có vai trò chủ chốt thuộc về enzym phiên mã,tạo thành nhóm enzym gọi là RNA-pôlymêraza.
Quá trình phiên mã rất phức tạp, nhưng đã được nghiên cứu tường tận và hiểu biết chi tiết, nhất là ở đối tượng là trực khuẩn E. coli. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã thực hiện phiên mã ngoài tế bào sống, tức là phiên mã in vitro trong phòng thí nghiệm. Ở đó, quá trình phiên mã cần tối thiểu những thành phần sau.[6][7][8]
Ngoài ra, bắt buộc phải có :
Tổng quan về phiên mã và dịch mã.
Xem thêm: TƯ VẤN THIẾT KẾ NGOẠI THẤT CHUYÊN NGHIỆP
Chuẩn bị : Hệ enzym tháo xoắn DNA ( Tôpôizômêraza và Hêlicaza ) gỡ xoắn và tách DNA khuôn ở đoạn có gen cần phiên. Sau đó phiên mã mới hoàn toàn có thể thực thi .
Kết quả phiên mã. Trong hình, thuật ngữ ” triplet ” và ” codon ” đều nghĩa là bộ ba .
Vì sự “lắp ráp” các nguyên liệu là ribônuclêôtit tự do (A, U, G và X) vào mạch khuôn diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A và X-G), nên bản phiên sẽ mang mã di truyền trực tiếp quy định vị trí mỗi amino acid theo đúng các bộ ba (codon) mà nó có.
• Phiên mã ở nhân sơ nói chung, chỉ cần một loại enzym RNA-pôlymeraza xúc tác, kể cả phiên ra mRNA hay tRNA hoặc rRNA. Nhưng ở nhân thực có nhiều loại enzim khác nhau cùng tham gia : mỗi loại RNA ( mRNA, tRNA và rRNA ) khi phiên mã được xúc tác bởi một loại RNA-pôlymeraza riêng. [ 2 ] [ 4 ] [ 5 ]• Do vi trùng ( nhân sơ ) không có màng nhân, nên bản phiên mã mRNA ngay cả khi chưa được tổng hợp xong đã hoàn toàn có thể được làm khuôn dịch mã ngay, nghĩa là phiên mã và dịch mã coi như là hoàn toàn có thể cùng lúc, do đó phiên mã xong thì hoàn toàn có thể dịch mã cũng hoàn tất. [ 1 ] [ 2 ] [ 4 ]
• Ngay sau khi RNA được tạo thành xong, thì ở nhân sơ, RNA này được sử dụng ngay trong tế bào. Nhưng ở nhân thực, thì chuỗi pôlyribônuclêôtit mới chỉ là phân tử RNA sơ khai, phải qua quá trình chế biến, thì mới tạo ra mRNA trưởng thành, rồi mRNA trưởng thành này đi qua lỗ trên màng nhân mà vào mạng lưới nội chất để làm khuôn dịch mã. Trong quá trình này, phân tử mRNA sơ khai phải được cắt bỏ các intrôn (không có cođon), rồi nối các êxôn (có các cođon) còn lại với nhau. Quá trình này gọi là chế biến hay xử lý RNA (RNA processing) khá phức tạp, không giới thiệu ở đây, mà trình bày chi tiết ở trang Phiên mã nhân thực (Eukaryotic transcription).
Source: https://suanha.org
Category : Ngoại Thất