Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.95 KB, 32 trang )
Bạn đang đọc: Chuyên đề: ĐẤT NƯỚC (Trích Trường ca mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm) – Tài liệu text
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ……………
CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN : NGỮ VĂN
Người thực hiện : ……….
Điện thoại : ………………
Năm học ………..
Chuyên đề: ĐẤT NƯỚC
(Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Thời lượng: 08 tiết
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Kiến thức:
– Nắm chắc kiến thức về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
– Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên cái nhìn đa diện.
+Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm: đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân
dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
+ Nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố
của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng Đất Nước của nhân dân
2. Kĩ năng:
– Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ; Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ,
suy tư.
– Rèn cho học sinh kĩ năng làm các dạng đề:
+ Tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm.
+Phân tích một đoạn trích
+Phân tích một khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm.
3. Tư duy, thái độ: Trau dồi tình yêu với văn học và tình yêu quê hương đất nước, trân
trọng và yêu mến văn hóa văn học dân gian của dân tộc, ý thức được trách nhiệm của bản
thân đối với đất nước.
NỘI DUNG
A .Định hướng kiến thức cơ bản:
1. Những điểm cơ bản về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông
sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách mạng.
– Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm
chống Mĩ. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham
gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
– Nguyễn Khoa Điềm được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm
2000.
– Tác phẩm chính : Đất ngoại ô ( 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi
nhà có ngọn lửa ấm
( 1986)…
2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát vọng”:
– Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971, tại chiến khu
Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.
– Mục đích: Bản trường ca ra đời nhằm thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm
ở miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân,đất nước.Từ
đó, kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến
đấu của toàn dân tộc.
3. Vị trí và nội dung đoạn trích “Đất nước” :
– Đoạn trích “Đất Nước” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát
vọng” .
– Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình
diện ( chiều dài của lịch sử,chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục…).Qua
đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn : Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính
là người đã làm ra Đất nước.
4 .Mạch vận động của tư tưởng và cảm xúc của đoạn thơ “Đất Nước”:
– Đoạn trích gồm hai phần:
+ 42 câu đầu – Cảm nhận về đất nước trong tính toàn vẹn ở các phương diện nhiều mặt:
địa lý, lịch sử, văn hoá, tâm hồn và lối sống.Từ đó nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm
của mỗi người với đất nước.
+ 46 dòng cuối – Suy tư và nhận thức về đất nước : Đất Nước của Nhân dân .
– Giữa hai phần của đoạn trích không có sự tách biệt rành mạch về nội dung : Phần nào
cũng vào cũng thể hiện sự cảm nhận về đất nước qua các phương diện Địa lý, lịch sử, tâm
hồn và lối sống của Người Việt.
– Tuy nhiên, nếu chú ý, ta sẽ thấy mỗi phần có những trọng tâm khác nhau trong nội
dung tư tưởng và cảm xúc :
+ Ở phần 1 của đoạn trích, Đất Nước được cảm từ những gì gần gũi, bình dị trong
cuộc sống hằng ngày, rồi mở rộng ra với “Thời gian đằng đẵng –Không gian mênh mông”
trong những truyết thuyết về thời gian xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, nhà thơ khơi
gợi ý thức trách nhiệm đối với Đất Nước với mỗi người.
+ Ở phần 2, cảm nhận về Đất Nước cũng mở ra theo các bình diện không gian địa lý,
thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá và tâm hồn dân tộc. Nhưng tất cả các bình diện ấy đều
được nhìn nhận và phát hiện từ một tư tưởng nhất quán, bao trùm : Đất Nước của nhân
dân, chính nhân dân đã làm nên đất nước. Sự cảm nhận ấy được gợi ra từ bao thắng
cảnh thiên nhiên, bao địa danh gắn với tên người bình dị ( “ Ông Đốc…..bà Điểm..). Sau
đó, nhà thơ hướng đến lịch sử bốn nghìn năm với những lớp người “không ai nhớ mặt đặt
tên”, “giản dị và bình tâm” – chính họ đã làm nên đất nước…
5/Nội dung và nghệ thuật trong từng phần bố cục của đoạn thơ:
Phần 1:Những cảm nhận về Đất Nước từ các phương diện – khơi gợi ý thức trách
nhiệm đối với Đất Nước :
a. Những cảm nhận về đất nước qua các phương diện :
a1. Phương diện hình thành và phát triển
Đất nước đã có từ lâu đời.
Đất nước phát triển gắn liền với :
+ Những câu chuyện cổ tích, ca dao
+ Truyền thống văn hoá, quá trình hình thành phong tục tập quán (ăn trầu, bới tóc)
+ Cuộc sống lao động vất vả để chinh phục thiên nhiên và những cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm ( hạt gạo, cái cột, cái kèo; cây tre,…)
+ Những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
=> Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm vừa tâm tình tha thiết qua những chất liệu văn hoá
dân gian quen thuộc, hình ảnh thơ gần gũi, gợi được chiều sâu của không gian, thời gian
lịch sử với những thăng trầm của dân tộc, cấu trúc thơ tăng tiến (“đã có”, “bắt đầu”, “lớn
lên”…)… từ đó khẳng định Đất nước không xa xôi, trừu tượng mà luôn hiện hữu trong
những gì gần gũi, thiêng liêng nhất của cuộc sống, tâm hồn mỗi người.
a2. Phương diện không gian, thời gian:
– Về không gian địa lí: Đất nước “ mênh mông”:
+ Là nơi sinh sống của mỗi người ( sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những
những rung động đầu đời,…)
+ Là núi, sông, rừng, biển.(chim phượng hoàng…hòn núi bạc; cá ngư ông…biển khơi…)
+ Là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ ( là nơi dân mình đoàn
tụ..).
– Về thời gian lịch sử: dài “đằng đẵng” từ xa xưa, gắn liền với truyền thuyết các dân tộc
anh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết dựng nước của vua Hùng cùng
ngày giỗ Tổ.( Lạc Long Quân…)
=> Sử dụng sáng tạo các hình tượng nghệ thuật từ ca dao, truyền thuyết dân gian gần
gũi vừa gợi những liên tưởng mới mẻ giàu chất thơ vừa thể hiện niềm yêu thương, tự
hào về đất nước muôn màu, muôn vẻ trải rộng theo không gian và thời gian lịch sử
4000 năm dựng nước, giữ nước
b. Nhắn nhủ trách nhiệm với đất nước:
– Khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với đất nước:
+ Đất Nước hoá thân, kết tinh trong mỗi con người (Trong anh..em ..có một phần Đất
Nước)
+ Sự sống của mỗi con người không chỉ thuộc về cá nhân mà còn thuộc về đất nước
( Hai đứa cầm tay nhau…Hai đứa cầm tay mọi người..).
– Nhắn nhủ phải có trách nhiệm với đất nước: Biết ơn cội nguồn, tổ tiên; đoàn kết, giữ
gìn và phát triển đất nước (phải biết gắn bó…san sẻ…hóa thân…).
=> Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng không giáo huấn khô khan mà rất
chân thành vì là lời tâm tình, tự dặn mình, dặn người tha thiết.
Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân:
a.Cách nhìn về các thắng cảnh địa lí:
– Liệt kê một loạt những kì quan thiên nhiên trải dài từ bắc vào Nam, khẳng định mỗi địa
danh chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn với tâm hồn, tính cách và lẽ sống của dân tộc trong
quá trình dựng nước và giữ nước
( truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa; hiếu học; xây dựng đất nước và chống ngoại xâm,
…)
=> Kết cấu qui nạp, đi từ liệt kê các hình tượng cụ thể đến khái quát mang tính triết lí
sâu sắc, khẳng định chính nhân dân đã tạo dựng lên đất nước; chính nhân dân đã đặt
tên, ghi dấu vết trên mỗi tấc đất ngọn núi, con sông này.
b.Cách nhìn về lịch sử của Đất Nước:
ĐN được nhà thơ cảm nhận không phải bằng sự hiện diện của các triều đại trong lịch sử,
bằng các vĩ nhân đã được lưu danh trong sử sách mà bằng chính cuộc đời của những con
người bình dị, vô danh
c. Cách nhìn về chiều sâu văn hóa dân tộc
Khẳng định và tự hào về vai trò lớn lao của nhân dân: Làm ra đất nước, sáng tạo nền
văn hoá, bảo vệ và gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau các giá trị vật chất và tinh thần (bao
gồm cả những anh hùng có tên tuổi và vô vàn những con người vô danh, bình dị)
=> Câu thơ “Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân” là lời kết, khái quát tư
tưởng, cảm hứng chủ đạo, bao trùm cả đoạn trích và chươngV.
6. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật tác phẩm :
1. Nghệ thuật:
– Các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo gợi lên một không
gian nghệ thuật gần gũi, đầy cảm xúc.
– Tính hiện đại ở thể thơ tự do, câu thơ co duỗi linh hoạt kết hợp suy tưởng, triết lí, giọng
thơ trữ tình- chính trị sâu lắng, thiết tha.
2. Nội dung: Đưa ra những cảm nhận mới mẻ về vẻ đẹp của đất nước qua nhiều bình diện,
đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
B. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ ÔN LUYỆN
I. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU
Đề 1:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn trích trên có xuất xứ từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Tại sao từ “Đất Nước ” được viết hoa?
3. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ?
Nêu hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó.
3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước ?
Trả lời:
1. Đoạn trích thuộc chương V, trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm.
2. Từ “Đất Nước” được viết hoa : thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng
khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
3. Những từ ngữ mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ là :
“ngày xửa ngày xưa…”, “miếng trầu”, “trồng tre đánh giặc”, “tóc mẹ thì bới sau đầu”,
“gừng cay muối mặn”, “Cái kèo”, “cái cột”, “Hạt gạo”, “Một nắng hai sương”.
Hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó : Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hoá
và văn học dân gian, trở nên gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
4. Đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước :
Cần đảm bảo các nội dung:
– Nhận thức của bản thân về Đất Nước ?
– Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước?
– Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đề 2:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng….
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự ( tách Đất và Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ ?
3. Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ? Ý nghĩa của việc sử dụng
chất liệu dân gian ấy?
Trả lời:
1. Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ là những định nghĩa đa dạng, phong phú về
đất nước từ chiều sâu văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều
rộng của không gian đất nước. Hình ảnh đất nước hiện lên vừa gần gũi – cụ thể, vừa thiêng
liêng- khái quát trên cả bề rộng không gian địa lý mênh mông và thời gian lịch sử đằng
đẵng của dân tộc.
2. Ý nghĩa nghệ thuật chiết tự ( tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ: nhà thơ giúp ta
hình dung ra Đất Nước một cách cụ thể : Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông,
bến nước…là tất cả những gì gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con
người.
3. Chất liệu dân gian được thể hiện trong đoạn thơ:
+ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm gợi nhớ bài ca dao tình yêu:
“Khăn thương nhớ ai…”.
+ Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “con cá ngư ông móng nước
biển khơi “gợi câu ca dao Bình – Trị -Thiên.
+ Đất là nơi Chim về- Nước là nơi Rồng ở- Lạc Long Quân và Âu Cơ- Đẻ ra đồng bào ta
trong bọc trứng gợi nhớ về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
– Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu dân gian:
+ Đem đến một không gian văn hóa dân gian với âm hưởng đậm đà màu sắc dân tộc.
+ Đất nước được cảm nhận gần gũi mà thiêng liêng, bình dị mà cao cả, gắn liền với đời
sống sinh hoạt, tinh thần của nhân dân bao thế hệ.
+ Giúp nhà thơ bộc lộ một cách sâu sắc tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân”.
+ Thể hiện một cách độc đáo phong cách và tư duy nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 3:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
2. Em hiểu câu thơ “Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở” như thế nào?
3. Câu thơ “Đất Nước là máu xương của mình” sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì?
Hiệu quả của phép tu từ đó?
4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) bày tỏ trách nhiệm của anh/chị với Đất Nước ?
Trả lời:
1. Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Nhận thức của nhà thơ về vai trò của đất nước: Mỗi người Việt Nam đều đã và đang
thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp
cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình, Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi
lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
+ Lời nhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình
với đất nước.
2. Câu thơ “Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở”:
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: “hóa thân” ẩn dụ cho sự gắn bó, cống hiến
– Câu thơ là lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ: cần phải biết gắn bó, cống hiến, hy sinh cho Đất
Nước để Đất Nước mãi trường tồn bền vững
3. Câu thơ “Đất Nước là máu xương của mình”:
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh: So sánh Đất Nước như những phần quan
trọng nhất của cơ thể, của sự sống con người – như “máu xương” .
– Hiệu quả nghệ thuật: So sánh Đất Nước như những gì gắn bó, cần thiết nhất cho sự sống
của mỗi con người. Từ đó nhà thơ bộc lộ nhận thức rất sâu sắc về mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, mỗi con người với Đất Nước
4. Đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của bản thân với Đất Nước:
Cần đảm bảo các nội dung:
– Nhận thức của bản thân về Đất Nước ?
– Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước?
– Cần phải có trách nhiệm gì đối với Đất Nước?
– Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Bài 4:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
2. Đoạn thơ sử dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian nào?
2. Sự hoá thân của Nhân dân vào dáng hình Đất Nước thể hiện qua những từ ngữ nào?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ đó.
3. Viết đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu ) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của Nhân Dân trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
1. Nội dung chính của đoạn thơ: sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong
việc làm nên không gian địa lý – bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ, góp
phần thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của bài thơ.
2. Những chất liệu văn hóa, văn học dân gian sử dụng trong đoạn thơ: Những câu
chuyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại dân gian gắn liền với mỗi địa danh: Truyện Hòn
Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Truyền thuyết Thánh Gióng, Truyền thuyết Hùng Vương…
3. Sự hoá thân của Nhân Dân vào dáng hình Đất Nước thể hiện qua những từ ngữ :
“góp”,”góp cho”, “góp nên”, “góp mình”, “giúp cho”.
Hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ đó: nhấn mạnh vào sự cống hiến, đóng góp, hy
sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân vô danh để làm nên những địa danh, làm nên
linh hồn Đất Nước.
4.Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của Nhân dân trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cần đảm bảo các nội dung:
– Nhận thức của bản thân về khái niệm Nhân dân?
– Vai trò của Nhân Dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Làm nên những trang sử vàng cho Đất Nước
+ Làm nên sức mạnh tinh thần, vật chất cho Đất Nước
+ Là hiện tại, tương lai của Đất Nước
– Trách nhiệm của bản thân với tư cách là một công dân của Đất Nước?
II. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN :
ĐỀ 1:
Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước” của nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
……………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.
1/ Giới thiệu vấn đề :
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Chín câu thơ đầu của đọan thơ :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
……………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.
Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất nước qua
những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm sôi nổi và thiết tha.
2/ Giải quyết vấn đề :
2.1. Nội dung
* Khái quát : Toàn đoạn thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu
sức liên tưởng…, nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn
và sự hình thành của Đất nước một cách sâu sắc.
* Cụ thể:
– Ở hai câu thơ đầu của đọan thơ, tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước.
Đất nước có từ bao giờ ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi,
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
– Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ngày xửa ngày
xưa” ( thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừư
tượng, không xác định. Đó là thời gian hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại.
Song chính ở “cái ngày xửa ngày xưa” đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức
được: Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết, chỉ biết rằng : khi ta cất
tiếng khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu.
– Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình dung về
khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
–> Khởi thủy của Đất Nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh
hùng của con người Việt Nam. Hình ảnh “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật
giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ. Bởi lẽ,
“miếng trầu” là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân tộc.Từ
truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành biểu tượng cho
sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.
– Trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh,
bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù
vất vả của nhân dân :
“Tóc mẹ búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên,
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần ,sàng…”.
+ Bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét
đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “tóc mẹ búi sau đầu”, gợi
tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ
đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay
muối mặn”.
+ Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn
hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản…
2.2. Nghệ thuật:
– Đoạn thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước – một câu hỏi quen thuộc,
giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạo
ra khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh mĩ
lệ, mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi giản dị,tự
nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất.
– Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp: Đất Nước đã có;
Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ… giúp cho người đọc hình dung cả
quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con
người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước ( vốn là
một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói
về đất nước, quê hương của mình.
3/ Đánh giá:
Chín câu thơ mở đầu cho đọan trích “Đất Nước” đã thật sự để lại những ấn tượng và
cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước.
+ Đọan thơ đã giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những ai mà còn có
những nhận thức mơ hồ về đất nước mình thật sự phải suy gẫm.
+ Đoạn thơ còn cho chúng ta hiểu được đất nước thật thân thương và gần gũi biết
nhường nào. Từ đó bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê hương mình và
biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây, bảo vệ đất nước.
Đề 2: Cảm nghĩ của anh, chị về việc sử dụng các thi liệu mang đậm yếu tố ca dao, thần
thoại của NKĐ trong đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
……………..
Đất Nước có từ ngày đó.
1.Giới thiệu vấn đề :
– Cảm hứng về đất nước là một trong số những cảm hứng lớn nhất của VHVN giai
đoạn 1945-1975.
– Cách cảm nhận về ĐN của NKĐ trong trường ca MĐKV lại mang những nét riêng
độc đáo, đó là ĐN được dệt nên từ ca dao, thần thoại. Đặc điểm ấy được thể hiện rõ
trong đoạn thơ:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
……………..
Đất nước có từ ngày đó.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Các yếu tố, chất liệu VHDG trong đoạn thơ và xuất xứ của các thi liệu ấy:
– Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” là cách mở đầu quen thuộc trong các câu chuyện cổ tích
xưa.
– Miếng trầu bây giờ bà ăn gợi về:
+ Tục ăn trầu của người Việt
+ Sự tích Trầu cau.
+ Tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
+ Ca dao:
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
– Trồng tre mà đánh giặc: gợi ta nhớ về truyền thuyết Thánh Gióng và hình ảnh chàng
Gióng vươn mình lớn dậy đánh thắng giặc Ân rồi bay về trời.
– Tóc mẹ bới sau đầu: tập quán của người phụ nữ Việt Nam xưa.
– Gừng cay, muối mặn là chất liệu quen thuộc của ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng:
+ Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
+ Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
– Cái kèo cái cột thành tên:
+ Ca dao: Tôi thương cái cột, tôi nhớ cái kèo.
+ Thói quen đặt tên con của người dân quê, đăt tên theo những đồ vật trong nhà.
b. Nhận xét về việc sử dụng các chất liệu văn hóa, văn học dân gian
– Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng phong phú, đa dạng gắn với nhiều
vùng miền: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc trong đời
sống của người dân; có ca dao, tục ngữ, cổ tích, truyền thuyết.
– Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng sáng tạo: tác giả chỉ gợi lên bằng
một vài chi tiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu chọn lọc.
c. Ý nghĩa của việc sử dụng đậm đặc các thi liệu văn hóa dân gian:
* Đối với đoạn trích:
– Tạo nên một không gian nghệ thuật riêng:
+ Bình dị, quen thuộc mà mĩ lệ bay bổng…
+ Quen thuộc mà vẫn mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại gắn với hình thức thơ
tự do.
– Qua chất liệu văn hóa, văn học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm hiển hiện diện mạo
tinh thần của nhân dân với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trọng nghĩa nặng tình, gắn với việc thể
hiện chủ đề tác phẩm.
– Tác giả vẫn giữ được ý nghĩa sâu sắc nhất của những câu ca dao, câu chuyện cổ tích,
truyền thuyết. Đồng thời tạo được cho ngôn ngữ thơ tính hàm súc, cô đọng.
– Thể hiện chất liệu này khiến nội dung chính luận của đoạn thơ hiện lên một cách trữ tình.
– Chất liệu dân gian thấm sâu vào tư tưởng, cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm
trong tư duy nghệ thuật của đoạn trích.
* Đối với tác giả:
– Việc sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian gắn với phong cách thơ Nguyễn Khoa
Điềm, góp phần thể hiện một ngòi bút tài hoa, hài hòa giữa chất trữ tình và triết luận.
* Đối với các tác phẩm văn học viết:
– Việc vận dụng chất liệu này trong đoạn trích “Đất Nước” góp phần cho thấy mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với văn học viết. Các tác giả tài năng là những người
bết kế thừa và phát huy một cách sáng tạo tinh hoa văn học dân gian.
* Đề 3 :
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” ( Trích trường ca “ Mặt
đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Đất là nơi anh đến trường
………………………………….
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
Hướng dẫn làm bài
1/ Giới thiệu vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Có thể nói, bằng giọng thơ sôi nổi thiết tha, hình ảnh thơ sinh động và gợi cảm…đọan
thơ sau đây trong “Đất Nước” có thể xem như là những định nghĩa về đất nước thật mới
mẻ và độc đáo của nhà thơ :
“ Đất là nơi anh đến trường
………………………………….
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
2/ Giải quyết vấn đề:
a.Nội dung:
– Nếu như chín câu thơ đầu của đọan thơ là sự trả lời của nhà thơ cho câu hỏi : Đất Nước
có từ bao giờ? Thì ở 16 câu thơ này, nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự cảm nhận của mình về đất
nước để trả lời cho câu hỏi: Đất Nước là gì?
– Câu hỏi đã được nhà thơ trả lời bằng cách nêu ra những định nghĩa về đất nước ở hai
phương diện : không gian địa lý và thời gian lịch sử .
+ Trước hết, về không gian địa lý, đất nước là nơi sinh sống của mỗi người :
“ Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm”.
Không những vậy, đất nước còn là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở say đắm, thiết tha. Đó
là “ nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đất nước còn là núi sông, rừng
bể,là“hòn núi bạc”, là “nước biển khơi”.Và còn nữa, đất nước còn không gian sinh tồn của
cộng đồng qua nhiều thế hệ với “những ai đã khuất…những ai bây giờ…”
+ Cùng với cách cảm nhận về đất nước ở phương diện không gian địa lý, nhà thơ
còn cảm nhận đất nước ở phương diện thời gian lịch sử. Ở phương diện này, đất nước có
cả chiều sâu và bề dày được nhận thức từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền
thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ .
– Đoạn thơ với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã
định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng
liêng bằng tinh thần luận lí chân xác. Nếu tách ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập
thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá
thể. Nhưng nếu hợp thành một danh từ thì “Đất Nước” lại có ý nghĩa tinh thần thiêng
liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà.
b. Nghệ thuật:
Bằng cách sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, lối chiết tự
độc đáo, nhà thơ đã lý giải một cách sinh động, cụ thể cho câu hỏi : Đất nước là gì? Từ
đó, hình ảnh đất nước hiện lên qua đọan thơ vừa gần gũi – cụ thể, vừa thiêng liêng- khái
quát trên cả bề rộng không gian địa lý mênh mông và thời gian lịch sử đằng đẵng của dân
tộc.
3. Đánh giá:
– Đoạn thơ là những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước từ chiều sâu văn hóa
dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất
nước.
– Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian để cảm nhận và định
nghĩa về Đất Nước. Từ đó, đọan thơ giúp cho chúng ta hiểu và gắn bó hơn với đất nước,
quê hương mình bằng một tình yêu và ý thức trách nhiệm sâu sắc .
* ĐỀ 4 :
Phân tích đoạn thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Trong anh và em hôm nay,
………………………
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Hướng dẫn làm bài
1/ Giới thiệu vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của
mỗi người với đất nước :
“ Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước
………………………………
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
2/ Giải quyết vấn đề:
a. Nội dung:
Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương
diện không gian- địa lý, thời gian- lịch sử, phong tục- văn hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã
đi đến khẳng định :
“ Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước”.
– Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy. Đất nước đã hóa
thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên
trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật
chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống
của mình.
– Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà
thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những
dòng thơ giàu chất chính luận :
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
– Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa
tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn
tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn
từ (“Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông
điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc,
giữa cá nhân với cộng đồng.
– Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu
cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào
tương lai tươi sáng của đất nước :
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
–> Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt
vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở
hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
– Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi
người :
“ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
b. Nghệ thuật:
Bằng giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp
ngữ “phải biết – phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa
thân” …nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người ( nhất là
thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ
mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự
dặn mình – dặn người của nhà thơ.
3/ Đánh giá:
– Đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa
Điềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi
người với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê
hương.
– Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính
luận của nhà thơ.
* Đề 5:
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
…………………………………………………………………………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Hướng dẫn :
1/ Giới thiệu vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Đoạn thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc
làm nên không gian địa lý – bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
…………………………………………………………………………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
2/ Giải quyết vấn đề:
2.1. Nội dung:
Đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan thơ “Đất Nước” với nội dung ngợi ca,
khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân.
a. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những
danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì
quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ
văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng
từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.Những
ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người,
được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.
+ Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương
thủy chung để ta có những “núi Vọng Phu”, những “hòn Trống Mái” như những biểu
tượng văn hóa. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có
những “ao đầm”…như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào
hùng…
“ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
+ Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì
không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng
Vương dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền
Hùng.Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non
Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông
qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp
của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.
b. Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một
phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này,
đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những
hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu
sắc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.
Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đến khái quát mang tính triết
lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp
văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước. Nên cuối cùng, nhà thơ
đã khẳng định : trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn
hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.
2.2. Nghệ thuật:
– NKĐ đã sử dụng một cách nhuần nhị, sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
– Giọng thơ trữ tình chính luận đem đến những cảm nhận vừa quen thuộc, vừa rất mới
mẻ về Đất Nước
– Cấu trúc thơ theo hướng quy nạp, đưa các địa danh vào thơ đem đến một không gian
thơ rộng lớn, hùng vĩ mà đầy ý nghĩa văn hóa.
3/ Đánh giá:
– Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm : chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự ; ngôn từ, hình
ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.
– Viết về đề tài đất nước – một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn
mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân
trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý – văn hóa càng gợi lên lòng yêu
nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.
* ĐỀ 6:
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước” của nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Hướng dẫn làm bài
1/ Giới thiệu vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong
việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
2/ Giới thiệu vấn đề:
a. Nội dung:
Sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý- văn hóa muôn
màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục bày tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của
nhân dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.
+ Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự
thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là
những con người vô danh bình dị. Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ
nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà
tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”:
“ Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
+ Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ
đất nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ
đều có công “làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước
của nhà thơ. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng
yêu nước của nhân dân :
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh…’
+ Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do
nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã
tên làng”…cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và
truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất
nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những
vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống
đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình.
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Ở đây, nhận thức về đất nước và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng
biết ơn nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ
đất nước.
b. Nghệ thuật:
Với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình…đọan thơ vừa
là lời tâm tình,vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng
vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước
bằng chính lòng biết ơn của mình.
3/ Đánh giá :
– Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt
Nam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ
có tên tuổi…Nhưng, có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được
vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc.
– Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và cả
ngày hôm nay. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi
chúng ta.
Đề 7:
Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đoạn trích “ Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
Hướng dẫn làm bài.
1/ Giới thiệu vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
– Đoạn thơ sau đây là sự thể hiện sâu sắc những suy tư, nhận thức về đất nước của
nhà thơ trên cơ sở tư tưởng Đất nước của Nhân dân :
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
…………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.
2/ Giải quyết vấn đề:
a. Nội dung:
“Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca – sự nhận thức về nguồn gốc sâu xa
của nhà thơ về đất nước về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của nhân dân.Để từ đó, nhà thơ khẳng
định : Nhân dân chính là người – là chủ thể làm nên đất nước.
– Trước hết, câu thơ mở đầu đọan thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”
chính là sự thể hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên toàn đoạn trích và cả Chương V
của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từ
những gì đã được nhà thơ triển khai trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâu
của dòng cảm hứng trữ tình- chính luận.
– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao, thần thoại. Như vậy cũng chính
là đã sáng tạo ra đất nước. Để khẳng định điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã lấy ý từ ba câu
ca dao có nội dung sâu sắc để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống
Nhân dân :
“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
+ Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương của người Việt đã bắt nguồn từ thời xa xưa với
những lời dân ca ngọt ngào “Yêu em từ thuở trong nôi,
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
+ Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cả
vật chất ngàn vàng. Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một
thời đi vào đời sống tâm hồn của dân tộc :
“ Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
+ Và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất của trong quá
trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Vẻ đẹp của truyền thống anh hùng
ấy cũng được làm nên từ những câu ca dao từng ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc :
“ Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què”
Từ đó có thể khẳng định: Nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước bằng chính tinh
cách, lẽ sống tâm hồn mình.
–> + Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được một cách sâu sắc Nhân dân
là người làm nên lịch sử, làm ra văn hóa đất nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu
thương .
+ Suy tư và nhận thức này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền
thống trong văn học Việt Nam. Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu …đã
từng nói lên nhận thức về vai trò của Nhân dân trong lịch sử. Đến các nhà thơ, nhà văn
trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhận thức ấy đã được nâng lên thành
một tư tưởng có tầm cao mới.
b. Nghệ thuật:
– Thể thơ tự do phù hợp với việc diễn tả những xúc cảm, suy ngẫm sâu sắc của nhà
thơ
– Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng
– Ý thơ giàu chất chính luận
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc
– Cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian
3. Đánh giá:
– Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng, ý thơ giàu chất chính luận, ngôn
ngữ thơ mộc mạc, cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian…từ những
suy tư cảm xúc của nhà thơ, đoạn thơ đã khắc sâu cho chúng ta những nhận thức sâu sắc
và mới mẻ về đất nước, nhân dân.
– Từ đó, bồi dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con người Việt Nam cho
mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đại hôm nay.
Đề 8:
Đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa
dân gian. Hãy nhận xét và nêu ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu đó.
Gợi ý
1/ Giới thiệu vấn đề :
– Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân
dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
– “Đất Nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình -Trị -Thiên.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Giải thích thế nào là “chất liệu văn hóa dân gian”:
– Văn hóa dân gian: là tổng thể các yếu tố “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao,
tục ngữ… của người thời trước” (theo W J Thom), nó nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động (theo Ngô Đức Thịnh – “Văn hóa
dân gian và văn hóa dân tộc”).
– Chất liệu văn hóa dân gian trong văn học: chính là những yếu tố “phong tục, tập
quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ…” được sử dụng như là một chất liệu để xây dựng
thế giới hình tượng, chuyển tải tư tưởng, tình cảm và gửi gắm thông điệp nghệ thuật của
người nghệ sĩ trong tác phẩm văn chương.
b. Nhận xét việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích “Đất Nước”:
– Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng phong phú, đa dạng gắn với nhiều vùng miền:
có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc trong đời sống của người
dân; có ca dao, tục ngữ, cổ tích, truyền thuyết.
– Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo: tác giả chỉ gợi lên bằng một vài chi
tiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu chọn lọc ( riêng câu dân ca Bình- Trị Thiên gần như là
nguyên văn)
3. Đánh giá ý nghĩa việc sử dụng “chất liệu văn hóa dân gian:
* Đối với đoạn trích:
– Tạo nên một không gian nghệ thuật riêng:
+ Bình dị, quen thuộc mà mĩ lệ bay bổng…
+ Quen thuộc mà vẫn mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại gắn với hình thức thơ
tự do.
– Qua chất liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm hiển hiện diện mạo tinh thần
của nhân dân với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trọng nghĩa nặng tình, gắn với việc thể hiện chủ
đề tác phẩm.
– Tác giả vẫn giữ được ý nghĩa sâu sắc nhất của những câu ca dao, câu chuyện cổ tích,
truyền thuyết. Đồng thời tạo được cho ngôn ngữ thơ tính hàm súc, cô đọng.
– Thể hiện chất liệu này khiến nội dung chính luận của đoạn thơ hiện lên một cách trữ tình.
– Chất liệu dân gian thấm sâu vào tư tưởng, cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm
trong tư duy nghệ thuật của đoạn trích.
* Đối với tác giả:
– Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian gắn với phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm,
góp phần thể hiện một ngòi bút tài hoa, hài hòa giữa chất trữ tình và triết luận.
* Đối với các tác phẩm văn học viết:
– Việc vận dụng chất liệu này trong đoạn trích “Đất Nước” góp phần cho thấy mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với văn học viết. Các tác giả tài năng là những người
biết kế thừa và phát huy một cách sáng tạo tinh hoa văn học dân gian.
Đề 9 : Cảm nhận về đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm), làm sáng tỏ nhận định:
“Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen
thuộc vừa mới lạ”
Gợi ý
1. Giới thiệu vấn đề:
– Vị trí, đặc điểm thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
– Đoạn thơ Đất Nước: Thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
Trường ca ra đời trong hoàn cảnh tuổi trẻ đô thị miền Nam xuống đường đấu tranh. Đoạn
thơ thành công nhất của trường ca trên cả phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật
– Nhà thơ thành công vận dụng chất liệu văn hóa dân gian để làm nổi bật tư tưởng Đất
Nước của Nhân dân. Nhà thơ sử dụng chất liệu văn hóa dân gian vừa quen thuộc (gần gũi
với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp
dẫn)
2.Giải quyết vấn đề
2.1. Giải thích nhận định:
– Văn hóa dân gian: là tổng thể các yếu tố “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao,
tục ngữ… của người thời trước” (theo W J Thom), nó nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động (theo Ngô Đức Thịnh – “Văn hóa
dân gian và văn hóa dân tộc”).
– “Chất liệu văn hóa dân gian” trong văn học: chính là những yếu tố “phong tục, tập
quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ…” được sử dụng như là một chất liệu để xây dựng
thế giới hình tượng, chuyển tải tư tưởng, tình cảm và gửi gắm thông điệp nghệ thuật của
người nghệ sĩ trong tác phẩm văn chương.
– Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc
vừa mới lạ có nghĩa là: Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng những chất liệu văn hóa dân
gian rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của dân tộc, nhưng cách sử dụng của ông lại
vô cùng độc đáo, sáng tạo làm nên “sự mới lạ” cho thơ ông.
2.2. Phân tích để làm sáng tỏ nhận định:
a. Chất liệu văn hóa được Nguyền Khoa Điềm sử dụng hết sức quen thuộc đối với
mỗi con người Việt Nam:
– Đó là những phong tục, tập quán, những truyền thống từ ngàn đời (…)
– Những câu ca dao, tục ngữ; những câu chuyện cổ tích thần thoại,… đã gắn liền cuộc
sống thường ngày của nhân dân Việt Nam.
b. Chất liệu văn hóa được Nguyền Khoa Điềm sử dụng hết sức mới lạ:
– Mới lạ trong cách sử dụng sáng tạo: Tác giả chỉ gợi lên bằng một vài chi tiết, từ ngữ,
hình ảnh tiêu biểu chọn lọc (riêng câu dân ca Bình – Trị – Thiên gần như là nguyên văn)
qua đó dẫn dắt người đọc vào thế giới của những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc:
+ Cách dẫn dắt vào những câu chuyện cổ tích đem đến một không gian vừa xa xôi, vừa
gần gũi (ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể).
+ Sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng (miếng trầu bà ăn, trồng tre đánh giặc, tóc búi
sau đầu, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…).
, – Mới lạ vì mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết…
đều gắn với chiều sâu của lịch sử, chiều sâu văn hóa, tâm hồn nhân dân.
–> Qua chất liệu văn hóa dân gian ta thấy Đất Nước vừa trở nên gần gũi, bình dị vừa lớn
lao, kỳ vĩ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã suy luận, lý giải về Đất Nước trên nhiều bình
diện khác nhau: Từ không gian địa lý, thời gian lịch sử và đặc biệt là bề dày văn hóa. Đất
Nước gắn liền với truyền thống văn hóa trong lịch sử bốn ngàn năm của Nhân dân. Dù ở
phương diện không gian địa lý, thời gian lịch sử, Đất Nước đều được suy luận, lý giải gắn
liền với truyền thống văn hóa của Nhân dân.
3. Đánh giá:
– Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến một khám phá mới mẻ, đầy ý nghĩa về Đất Nước trong
bề dày của văn hóa dân gian. Chất liệu văn hóa dân gian đã góp phần thể hiện sâu sắc về
tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Thấy được sự nhận thức mới mẻ của Nguyễn Khoa
Điềm về Đất Nước, về Nhân Dân. Đó cũng chính là tư tưởng yêu nước của nhà thơ, đóng
góp của nhà thơ đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu
tường tận về văn hóa dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
– Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong
phú, một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân, đồng thời đời hỏi ở nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.
– Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa
dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị
gần gũi, quen thuộc.
Đề 10: Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong chương “Đất nước” trích
từ trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý
1- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
a. Vài nét về tác giả
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Huế trong một gia đình trí thức cách
mạng. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chiến tranh
chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, thể hiện một chiều sâu văn hóa, đặc
trưng của thế hệ nhà thơ đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi
bước vào chiến trường. Các tác phẩm chính của ông: “Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường
khát vọng” (1974).
b. Giới thiệu vài nét về tác phẩm
Đoạn trích “Đất Nước” trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”,
bản trường ca gồm chín chương viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sống nơi thành thị vùng
tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, đã có ý thức được sứ
mệnh của thế hệ mình trước tình thế hiềm nghèo của đất nước, đã đứng dậy xuống đường
đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
2. Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện trong đoạn trích:
2.1. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả
chương thơ về “Đất nước” và xâu chuỗi mọi cảm xúc hình ảnh thơ.
a. Điều này được biểu hiện trước tiên là tác giả đã sử dụng rộng rãi các chất liệu
văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích; từ phong tục tập quán đến cuộc
sống dân dã hàng ngày: miếng trầu, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột. Chúng tạo nên một
thế giới nghệ thuật hết sức quen thuộc gần gũi mà sâu xa, bay bổng của văn hóa dân gian
Việt Nam bền vững, độc đáo.
b. Từ đó, nhà thơ đi sâu thể hiện những cảm xúc, suy tưởng của mình về đất nước.
Cảm hứng có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút bằng thơ nhưng vẫn có một hệ
thống lập luận khá chặt chẽ, rõ ràng. Tác giả đã tập trung thể hiện đất nước trên ba bình
diện cơ bản gắn bó thống nhất: trong chiều dài thời gian lịch sử, trong chiều rộng không
gian lãnh thổ, địa lí và cuối cùng là trong bề dày văn hoá, tâm hồn, tính cách Việt Nam.
c. Chính nhờ đứng trên quan điểm “Đất Nước của Nhân dân”, thông qua chất liệu
văn hóa dân gian giàu chất thơ, kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại mà tác giả đã có
những phát hiện mới mẻ, có chiều sâu ở chính những hình ảnh, chất liệu quen thuộc.
2.2. “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện trong chiều dài thời gian lịch sử
a. Nói về lịch sử mấy ngàn năm của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không dùng những
sử liệu như nhiều nhà thơ khác. Ông dùng lối kể đậm đà màu sắc dân gian:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”
Hình ảnh thơ gợi nhắc về sự tích Trầu Cau từ thời Hùng Vương dựng nước xa xưa,
về truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân. Lịch sử đất nước được đọng lại
trong từng câu chuyện, hiện hình trong “miếng trầu bà ăn”, trong “cây tre đánh giặc”.
Điều đó muốn nói lên rằng đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi người dân, trường tồn
trong đời sống tâm hồn nhân dân trải qua bao thế hệ.
b. Vì vậy khi nghĩ về lịch sử mấy nghìn năm của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm
không điểm lại các triều đại hay các tên tuổi những anh hùng, những danh nhân như: Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… mà
nhấn mạnh đến muôn ngàn những con người bình dị vô danh: “Có biết bao người con gái
con trai… không ai nhớ mặt đặt tên…” “Nhưng họ đã làm ra đất nước”.
Những con người vô danh ấy chính là nhân dân, họ không chỉ là bảo vệ đất nước
mà còn sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ nối tiếp nhau:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng…
Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”.
2.3. Đất Nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cả cộng đồng
a. Cùng với “thời gian đằng đẵng” là “không gian mênh mông” được tạo lập từ
thuở sơ khai với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ: “Đất là nơi chim về, nước là nơi
rồng ở” – Một đất nước đẹp đẽ thiêng liêng biết bao!
b. Nhưng “Đất Nước” cũng là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày
của mỗi người dân: “Đất là nơi anh đến trường- Nước là nơi em tắm”. Và đất nước ấy
cũng đã chứng kiến những mối tình đầu của biết bao lứa đôi: “Đất Nước là nơi ta hò
hẹn… nhớ thầm”.
c. Từ quan niệm Đất Nước của Nhân dân”, Nhân dân làm nên Đất Nước, tác giả
đã có một phát hiện sâu sắc và thú vị: những thắng cảnh thiên nhiên đất nước không chỉ
mang màu sắc gấm vóc của non sông, mà chúng còn là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, truyền
thống dân tộc, là sự “hóa thân” của những cuộc đời bình dị vô danh diễn ra trong mọi thời
gian, trong mọi không gian đất nước.
“Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta!”
2.4. Đất nước trong bề dày văn hóa, tâm hồn cốt cách Việt Nam
Khẳng định và tự hào về vai trò lớn lao của nhân dân: Làm ra đất nước, sáng tạo nền
văn hoá, bảo vệ và gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau các giá trị vật chất và tinh thần (bao
gồm cả những anh hùng có tên tuổi và vô vàn những con người vô danh, bình dị)
a. Cũng như hai phương diện trên, bề dày văn hóa, tâm hồn cốt cách Việt Nam không
được nói đến qua các danh nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quí Đôn, Ngô Thì
Nhậm… mà được thể hiện trong nguồn mạch phong phú của văn hóa dân gian – tiếng nói
tâm hồn nhân dân trải qua từng thời kỳ lịch sử.
b. Câu thơ “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” là lời kết, khái quát tư tưởng,
cảm hứng chủ đạo, bao trùm cả đoạn trích và chươngV –> Tác giả ca ngợi ba vẻ đẹp nổi
bật của tâm hồn, tính cách Việt Nam. Đó là: thật đắm say và thuỷ chung trong tình yêu;
biết quý trọng tình nghĩa; quyết liệt trong đấu tranh với kẻ thù.
2.5. Nghệ thuật
– Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng
– Ý thơ giàu chất chính luận
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc
– Cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian
3. Đánh giá
Những thi liệu dân gian đậm đà chất thơ kết hợp chặt chẽ với những suy nghĩ giàu
chất trí tuệ của tác giả đã góp phần thể hiện sâu săc tư tưởng”Đất Nước của Nhân dân”
trong đoạn thơ. Đó là một đóng góp riêng rất quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu
sắc thêm ý niệm về đất nước của thơ ca hiện đại
Đề 11:
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương “Đất Nước” (trích trường
ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý
1. Giới thiệu vấn đề :
– Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích “Đất
Nước”.
– Giới thiệu hình tượng Đất Nước trong đoạn trích.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Nội dung:
Vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước : gắn với nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách xây
dựng hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ.
a. Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống
đời thường của mỗi con người: đất nước hiện lên vừa thiên liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi,
thân thiết.
b. Cảm nhận trên bình diện không gian địa lí: Đất Nước không phải là cái gì xa xôi, trừu
tượng, mà là không gian sống gần gũi hàng ngày của mỗi con người, ở đó có kỉ niệm tuổi
thơ, có tình yêu đôi lứa với những nỗi nhớ niềm thương.
–> Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất
Nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hóa, truyền thống,
phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…
c. Đất Nước có trong mỗi người, vì vậy mỗi người đều có trách nhiệm với đất nước :
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình … Làm nên Đất Nước muôn đời…
d. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân’’ đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những
phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử và văn hóa… của đất nước, trong đó cách
nhìn nhận về địa lí là mới lạ và độc đáo nhất.
– Về địa lí : nhà thơ nhìn trên bản đồ địa lí và phát hiện chính nhân dân đã làm nên đất
nước, làm nên dáng hình xứ sở, tô điểm cho giang sơn gấm vóc.
– Về lịch sử : Nhìn vào chiều dài lịch sử “ bốn nghìn năm Đất Nước’’, nhà thơ lại thấy vai
trò của “bốn nghìn lớp người’’, bốn nghìn thế hệ nhân dân. Nhân dân chính là những
người anh hùng vô danh, sống giản dị, chết bình tâm, hi sinh một cách vô tư để làm nên
lịch sử của đất nước.
– Về văn hóa : Nhân dân không chỉ những người anh hùng chống lại ngoại xâm mà còn là
những anh hùng văn hóa. Trong công cuộc lao động bền bỉ và vĩ đại, Nhân dân đã tạo ra
sự sống, tạo ra tất cả những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng người Việt.
e. Từ cách cảm nhận tổng hợp trên cả ba bình diện (chiều rộng của không gian địa lí,
chiều dài của thời gian lịch sử, chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục tập quán), nhà
thơ đi đến một khẳng định quan trọng : “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao
thần thoại’’. Nói đến nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm nói đến ca dao thần thoại, bởi hơn ở
đâu hết, đó là nơi thể hiện tập trung nhất, phong phú và sâu sắc nhất vẻ đẹp tâm hồn của
nhân dân. Từ trong kho tàng ca dao thần thoại, nhà thơ chọn ra ba vẻ đẹp tiêu biểu đã trở
thành truyền thống của con người Việt Nam : tình nghĩa thủy chung, quý trọng lao động và
kiên cường chống ngoại xâm.
f. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dân” không chỉ chi phối cách cảm nhận về đất
nước mà còn thấm vào cả nghệ thuật biểu hiện, cách xây dựng hình tượng của đoạn thơ.
Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi chất liệu văn hóa, văn học lại là cái phần tiêu
biểu, đậm đà nhất của dân tộc, cũng là của đất nước mình. Vì vậy, đất nước dân gian thơ
mộng, trữ tình từ xa xưa vọng về sẽ trở nên quen thuộc, gần gũi với mọi người nên dễ
cảm, dễ hiểu, dễ nhận ra cái tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân’’.
2.2 Nghệ thuật
– Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng
– Ý thơ giàu chất chính luận
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc
– Cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian
– Miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai.
3. Đánh giá:
– Vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước gắn với nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách xây
dựng hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ.
– Nhà thơ đã xây dựng hình tượng một “Đất Nước của ca dao thần thoại’’ để thể hiện sâu
sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân’’.
III. ĐỀ CỦNG CỐ NÂNG CAO:
Đề 1: Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:
“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này
thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh
hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”
(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác
phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất Nước” (trích trường
ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giải thích nhận định :
– Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính
chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí
phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích
và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm,
nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng
điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
– Cảm hứng lãng mạn: là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới
lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể
hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho
văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu
phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu
tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại
đặt ra.
2. Phân tích, chứng minh :
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai
đoạn 1945 – 1975.
– “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất Nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang
đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
b. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm
nhuần tinh thần lạc quan:
– Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều
mất mát, hy sinh…
+ Phân tích một góc nhìn nghệ thuật và thẩm mỹ của tác phẩm. 3. Tư duy, thái độ : Trau dồi tình yêu với văn học và tình yêu quê nhà quốc gia, trântrọng và thương mến văn hóa truyền thống văn học dân gian của dân tộc bản địa, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bảnthân so với quốc gia. NỘI DUNGA. Định hướng kỹ năng và kiến thức cơ bản : 1. Những điểm cơ bản về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm : – Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ôngsinh trưởng trong một mái ấm gia đình tri thức cách mạng. – Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu vượt trội cho thế hệ thơ trẻ những nămchống Mĩ. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, bộc lộ tâm tư nguyện vọng của người tri thức thamgia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. – Nguyễn Khoa Điềm được Tặng phần thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật và thẩm mỹ năm2000. – Tác phẩm chính : Đất ngoại ô ( 1972 ) ; Mặt đường khát vọng ( trường ca, 1974 ) ; Ngôinhà có ngọn lửa ấm ( 1986 ) … 2. Hoàn cảnh và mục tiêu sáng tác bản trường ca “ Mặt đường khát vọng ” : – Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng ” viết năm 1971, tại chiến khuTrị – Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc bản địa. – Mục đích : Bản trường ca sinh ra nhằm mục đích thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở những vùng tạm chiếmở miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, quốc gia. Từđó, lôi kéo, khuyến khích mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiếnđấu của toàn dân tộc bản địa. 3. Vị trí và nội dung đoạn trích “ Đất nước ” : – Đoạn trích “ Đất Nước ” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “ Mặt đường khátvọng ”. – Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ và lạ mắt của nhà thơ về quốc gia trên nhiều bìnhdiện ( chiều dài của lịch sử dân tộc, chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục … ). Quađó, nhà thơ khẳng định chắc chắn tư tưởng lớn : Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chínhlà người đã làm ra Đất nước. 4. Mạch hoạt động của tư tưởng và xúc cảm của đoạn thơ “ Đất Nước ” : – Đoạn trích gồm hai phần : + 42 câu đầu – Cảm nhận về quốc gia trong tính toàn vẹn ở những phương diện nhiều mặt : địa lý, lịch sử dân tộc, văn hoá, tâm hồn và lối sống. Từ đó nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệmcủa mỗi người với quốc gia. + 46 dòng cuối – Suy tư và nhận thức về quốc gia : Đất Nước của Nhân dân. – Giữa hai phần của đoạn trích không có sự tách biệt rành mạch về nội dung : Phần nàocũng vào cũng bộc lộ sự cảm nhận về quốc gia qua những phương diện Địa lý, lịch sử vẻ vang, tâmhồn và lối sống của Người Việt. – Tuy nhiên, nếu quan tâm, ta sẽ thấy mỗi phần có những trọng tâm khác nhau trong nộidung tư tưởng và xúc cảm : + Ở phần 1 của đoạn trích, Đất Nước được cảm từ những gì thân mật, bình dị trongcuộc sống hằng ngày, rồi lan rộng ra ra với “ Thời gian đằng đẵng – Không gian bát ngát ” trong những truyết thuyết về thời hạn thiết kế xây dựng và bảo vệ quốc gia. Sau đó, nhà thơ khơigợi ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm so với Đất Nước với mỗi người. + Ở phần 2, cảm nhận về Đất Nước cũng mở ra theo những bình diện khoảng trống địa lý, thời hạn lịch sử dân tộc, chiều sâu văn hoá và tâm hồn dân tộc bản địa. Nhưng toàn bộ những bình diện ấy đềuđược nhìn nhận và phát hiện từ một tư tưởng đồng điệu, bao trùm : Đất Nước của nhândân, chính nhân dân đã làm nên quốc gia. Sự cảm nhận ấy được gợi ra từ bao thắngcảnh vạn vật thiên nhiên, bao địa điểm gắn với tên người bình dị ( “ Ông Đốc … .. bà Điểm .. ). Sauđó, nhà thơ hướng đến lịch sử vẻ vang bốn nghìn năm với những lớp người “ không ai nhớ mặt đặttên ”, “ đơn giản và giản dị và bình tâm ” – chính họ đã làm nên quốc gia … 5 / Nội dung và thẩm mỹ và nghệ thuật trong từng phần bố cục tổng quan của đoạn thơ : Phần 1 : Những cảm nhận về Đất Nước từ những phương diện – khơi gợi ý thức tráchnhiệm so với Đất Nước : a. Những cảm nhận về quốc gia qua những phương diện : a1. Phương diện hình thành và phát triểnĐất nước đã có từ truyền kiếp. Đất nước tăng trưởng gắn liền với : + Những câu truyện cổ tích, ca dao + Truyền thống văn hoá, quy trình hình thành phong tục tập quán ( ăn trầu, bới tóc ) + Cuộc sống lao động khó khăn vất vả để chinh phục vạn vật thiên nhiên và những cuộc khángchiến chống ngoại xâm ( hạt gạo, cái cột, cái kèo ; cây tre, … ) + Những con người sống ân tình, thuỷ chung. => Giọng thơ ngưng trệ, trang nghiêm vừa tâm tình tha thiết qua những vật liệu văn hoádân gian quen thuộc, hình ảnh thơ thân mật, gợi được chiều sâu của khoảng trống, thời gianlịch sử với những thăng trầm của dân tộc bản địa, cấu trúc thơ tăng tiến ( ” đã có “, ” khởi đầu “, ” lớnlên ” … ) … từ đó khẳng định chắc chắn Đất nước không xa xôi, trừu tượng mà luôn hiện hữu trongnhững gì thân mật, thiêng liêng nhất của đời sống, tâm hồn mỗi người. a2. Phương diện khoảng trống, thời hạn : – Về khoảng trống địa lí : Đất nước “ bát ngát ” : + Là nơi sinh sống của mỗi người ( sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và nhữngnhững rung động đầu đời, … ) + Là núi, sông, rừng, biển. ( chim phượng hoàng … hòn núi bạc ; cá ngư ông … biển khơi … ) + Là khoảng trống sống sót của hội đồng dân tộc bản địa qua bao thế hệ ( là nơi dân mình đoàntụ .. ). – Về thời hạn lịch sử vẻ vang : dài “ đằng đẵng ” từ thời xưa, gắn liền với truyền thuyết thần thoại những dân tộcanh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết thần thoại dựng nước của vua Hùng cùngngày giỗ Tổ. ( Lạc Long Quân … ) => Sử dụng phát minh sáng tạo những hình tượng thẩm mỹ và nghệ thuật từ ca dao, thần thoại cổ xưa dân gian gầngũi vừa gợi những liên tưởng mới lạ giàu chất thơ vừa biểu lộ niềm yêu thương, tựhào về quốc gia muôn màu, muôn vẻ trải rộng theo khoảng trống và thời hạn lịch sử4000 năm dựng nước, giữ nướcb. Nhắn nhủ nghĩa vụ và trách nhiệm với quốc gia : – Khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cá thể với quốc gia : + Đất Nước hoá thân, kết tinh trong mỗi con người ( Trong anh .. em .. có một phần ĐấtNước ) + Sự sống của mỗi con người không chỉ thuộc về cá thể mà còn thuộc về quốc gia ( Hai đứa cầm tay nhau … Hai đứa cầm tay mọi người .. ). – Nhắn nhủ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với quốc gia : Biết ơn cội nguồn, tổ tiên ; đoàn kết, giữgìn và tăng trưởng quốc gia ( phải biết gắn bó … san sẻ … hóa thân … ). => Lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng không giáo huấn khô khan mà rấtchân thành vì là lời tâm tình, tự dặn mình, dặn người tha thiết. Phần 2 : Tư tưởng Đất Nước của nhân dân : a. Cách nhìn về những thắng cảnh địa lí : – Liệt kê một loạt những kì quan vạn vật thiên nhiên trải dài từ bắc vào Nam, khẳng định chắc chắn mỗi địadanh chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn với tâm hồn, tính cách và lẽ sống của dân tộc bản địa trongquá trình dựng nước và giữ nước ( truyền thống lịch sử thuỷ chung, tình nghĩa ; hiếu học ; thiết kế xây dựng quốc gia và chống ngoại xâm, … ) => Kết cấu qui nạp, đi từ liệt kê những hình tượng đơn cử đến khái quát mang tính triết lísâu sắc, chứng minh và khẳng định chính nhân dân đã tạo dựng lên quốc gia ; chính nhân dân đã đặttên, ghi dấu vết trên mỗi tấc đất ngọn núi, con sông này. b. Cách nhìn về lịch sử vẻ vang của Đất Nước : ĐN được nhà thơ cảm nhận không phải bằng sự hiện hữu của những triều đại trong lịch sử vẻ vang, bằng những vĩ nhân đã được lưu danh trong sử sách mà bằng chính cuộc sống của những conngười bình dị, vô danhc. Cách nhìn về chiều sâu văn hóa truyền thống dân tộcKhẳng định và tự hào về vai trò lớn lao của nhân dân : Làm ra quốc gia, phát minh sáng tạo nềnvăn hoá, bảo vệ và gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị vật chất và niềm tin ( baogồm cả những anh hùng có tên tuổi và vô vàn những con người vô danh, bình dị ) => Câu thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân ” là lời kết, khái quát tưtưởng, cảm hứng chủ yếu, bao trùm cả đoạn trích và chươngV. 6. Đánh giá chung về nội dung và thẩm mỹ và nghệ thuật tác phẩm : 1. Nghệ thuật : – Các vật liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, phát minh sáng tạo gợi lên một khônggian nghệ thuật và thẩm mỹ thân mật, đầy xúc cảm. – Tính văn minh ở thể thơ tự do, câu thơ co duỗi linh động tích hợp suy tưởng, triết lí, giọngthơ trữ tình – chính trị sâu lắng, thiết tha. 2. Nội dung : Đưa ra những cảm nhận mới lạ về vẻ đẹp của quốc gia qua nhiều bình diện, đặc biệt quan trọng nhấn mạnh vấn đề tư tưởng “ Đất Nước của nhân dân ”. B. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ ÔN LUYỆNI. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂUĐề 1 : “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái ” ngày xửa thời xưa … ” mẹ thường hay kểĐất Nước khởi đầu với miếng trầu giờ đây bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó … ”. Đọc đoạn thơ trên và triển khai những nhu yếu sau : 1. Đoạn trích trên có nguồn gốc từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? 2. Tại sao từ “ Đất Nước ” được viết hoa ? 3. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ ? Nêu hiệu suất cao thẩm mỹ và nghệ thuật sự vận dụng đó. 3. Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng chừng 8-10 câu ) bày tỏ tình cảm của anh / chị về Đất Nước ? Trả lời : 1. Đoạn trích thuộc chương V, trích từ trường ca ” Mặt đường khát vọng ” của nhà thơNguyễn Khoa Điềm. 2. Từ “ Đất Nước ” được viết hoa : biểu lộ sự tôn trọng, ngợi ca, tôn kính, thiêng liêngkhi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 3. Những từ ngữ mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ là : ” ngày xửa rất lâu rồi … “, ” miếng trầu “, ” trồng tre đánh giặc “, ” tóc mẹ thì bới sau đầu “, ” gừng cay muối mặn “, ” Cái kèo “, ” cái cột “, ” Hạt gạo “, ” Một nắng hai sương “. Hiệu quả thẩm mỹ và nghệ thuật sự vận dụng đó : Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hoávà văn học dân gian, trở nên thân mật, quen thuộc trong đời sống hằng ngày. 4. Đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh / chị về Đất Nước : Cần bảo vệ những nội dung : – Nhận thức của bản thân về Đất Nước ? – Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước ? – Rút ra bài học kinh nghiệm nhận thức và hành vi. Đề 2 : Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi ” con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc ” Nước là nơi ” con cá ngư ông móng nước biển khơi ” Thời gian đằng đẵngKhông gian mệnh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng …. Đọc đoạn thơ trên và thực thi những nhu yếu sau : 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật và thẩm mỹ chiết tự ( tách Đất và Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ ? 3. Chất liệu dân gian được bộc lộ như thế nào trong đoạn thơ ? Ý nghĩa của việc sử dụngchất liệu dân gian ấy ? Trả lời : 1. Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ là những định nghĩa phong phú, đa dạng chủng loại vềđất nước từ chiều sâu văn hóa truyền thống dân tộc bản địa, xuyên thấu chiều dài của thời hạn lịch sử dân tộc đến chiềurộng của khoảng trống quốc gia. Hình ảnh quốc gia hiện lên vừa thân thiện – đơn cử, vừa thiêngliêng – khái quát trên cả bề rộng khoảng trống địa lý bát ngát và thời hạn lịch sử vẻ vang đằngđẵng của dân tộc bản địa. 2. Ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật chiết tự ( tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ : nhà thơ giúp tahình dung ra Đất Nước một cách đơn cử : Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước … là tổng thể những gì gắn bó quen thuộc với đời sống học tập, hoạt động và sinh hoạt của conngười. 3. Chất liệu dân gian được biểu lộ trong đoạn thơ : + Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm gợi nhớ bài ca dao tình yêu : “ Khăn thương nhớ ai … ”. + Đất là nơi ” con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc “, ” con cá ngư ông móng nướcbiển khơi ” gợi câu ca dao Bình – Trị – Thiên. + Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào tatrong bọc trứng gợi nhớ về thần thoại cổ xưa Lạc Long Quân và Âu Cơ. – Ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu dân gian : + Đem đến một khoảng trống văn hóa truyền thống dân gian với âm hưởng đậm đà sắc tố dân tộc bản địa. + Đất nước được cảm nhận thân mật mà thiêng liêng, bình dị mà cao quý, gắn liền với đờisống hoạt động và sinh hoạt, niềm tin của nhân dân bao thế hệ. + Giúp nhà thơ thể hiện một cách thâm thúy tư tưởng ” Đất nước của Nhân Dân “. + Thể hiện một cách độc lạ phong thái và tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm. Đề 3 : Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắmKhi tất cả chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang quốc gia đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời … Đọc đoạn thơ trên và thực thi những nhu yếu sau : 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 2. Em hiểu câu thơ ” Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở ” như thế nào ? 3. Câu thơ ” Đất Nước là máu xương của mình ” sử dụng giải pháp thẩm mỹ và nghệ thuật tu từ gì ? Hiệu quả của phép tu từ đó ? 4. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu ) bày tỏ nghĩa vụ và trách nhiệm của anh / chị với Đất Nước ? Trả lời : 1. Nội dung chính của đoạn thơ : + Nhận thức của nhà thơ về vai trò của quốc gia : Mỗi người Nước Ta đều đã và đangthừa hưởng những giá trị vật chất, niềm tin của quốc gia thành máu thịt, tâm hồn, nếpcảm, nếp nghĩ và cách sống của mình, Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôilứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá thể với hội đồng. + Lời nhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ ) về nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mìnhvới quốc gia. 2. Câu thơ ” Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở ” : – Sử dụng giải pháp thẩm mỹ và nghệ thuật ẩn dụ : ” hóa thân ” ẩn dụ cho sự gắn bó, góp sức – Câu thơ là lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ : cần phải biết gắn bó, góp sức, quyết tử cho ĐấtNước để Đất Nước mãi vĩnh cửu bền vững3. Câu thơ ” Đất Nước là máu xương của mình ” : – Sử dụng giải pháp nghệ thuật và thẩm mỹ tu từ so sánh : So sánh Đất Nước như những phần quantrọng nhất của khung hình, của sự sống con người – như ” máu xương “. – Hiệu quả nghệ thuật và thẩm mỹ : So sánh Đất Nước như những gì gắn bó, thiết yếu nhất cho sự sốngcủa mỗi con người. Từ đó nhà thơ thể hiện nhận thức rất thâm thúy về mối quan hệ giữa cánhân với hội đồng, mỗi con người với Đất Nước4. Đoạn văn ngắn bày tỏ nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân với Đất Nước : Cần bảo vệ những nội dung : – Nhận thức của bản thân về Đất Nước ? – Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước ? – Cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm gì so với Đất Nước ? – Rút ra bài học kinh nghiệm nhận thức và hành vi. Bài 4 : Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê nhà cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc sống đã hóa núi sông ta … Đọc đoạn thơ trên và thực thi những nhu yếu sau : 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 2. Đoạn thơ sử dụng những vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian nào ? 2. Sự hoá thân của Nhân dân vào dáng hình Đất Nước bộc lộ qua những từ ngữ nào ? Nêu hiệu suất cao thẩm mỹ và nghệ thuật của những từ ngữ đó. 3. Viết đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu ) bày tỏ tâm lý về vai trò của Nhân Dân trong côngcuộc thiết kế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trả lời : 1. Nội dung chính của đoạn thơ : sự khẳng định chắc chắn của nhà thơ về vai trò của nhân dân trongviệc tạo ra sự khoảng trống địa lý – bức tranh văn hóa truyền thống quốc gia muôn màu muôn vẻ, gópphần biểu lộ tư tưởng ” Đất Nước của Nhân dân ” của bài thơ. 2. Những vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian sử dụng trong đoạn thơ : Những câuchuyện cổ tích, truyền thuyết thần thoại, lịch sử một thời dân gian gắn liền với mỗi địa điểm : Truyện HònVọng Phu, Hòn Trống Mái, Truyền thuyết Thánh Gióng, Truyền thuyết Hùng Vương … 3. Sự hoá thân của Nhân Dân vào dáng hình Đất Nước biểu lộ qua những từ ngữ : ” góp “, ” góp cho “, ” góp nên “, ” góp mình “, ” giúp cho “. Hiệu quả thẩm mỹ và nghệ thuật của những từ ngữ đó : nhấn mạnh vấn đề vào sự góp sức, góp phần, hysinh thầm lặng của biết bao thế hệ dân cư vô danh để làm ra những địa điểm, làm nênlinh hồn Đất Nước. 4. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ tâm lý về vai trò của Nhân dân trong công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần bảo vệ những nội dung : – Nhận thức của bản thân về khái niệm Nhân dân ? – Vai trò của Nhân Dân trong công cuộc kiến thiết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc : + Làm nên những trang sử vàng cho Đất Nước + Làm nên sức mạnh niềm tin, vật chất cho Đất Nước + Là hiện tại, tương lai của Đất Nước – Trách nhiệm của bản thân với tư cách là một công dân của Đất Nước ? II. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN : ĐỀ 1 : Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “ Đất Nước ” của nhàthơ Nguyễn Khoa Điềm : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi … … … … … … … … … … … … … … Đất Nước có từ ngày đó ”. 1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú và đa dạng của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Chín câu thơ đầu của đọan thơ : “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi … … … … … … … … … … … … … … Đất Nước có từ ngày đó ”. Là những cảm nhận thâm thúy của nhà thơ về sự sinh thành và tăng trưởng của Đất nước quanhững hình tượng đơn cử, sinh động, quyến rũ sôi sục và thiết tha. 2 / Giải quyết yếu tố : 2.1. Nội dung * Khái quát : Toàn đoạn thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàusức liên tưởng …, nhà thơ giúp cho người đọc có những tâm lý, cảm nhận về cội nguồnvà sự hình thành của Đất nước một cách thâm thúy. * Cụ thể : – Ở hai câu thơ đầu của đọan thơ, tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của quốc gia. Đất nước có từ khi nào ? Để vấn đáp cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết : “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi, Đất Nước có trong những cái ngày xửa thời xưa mẹ thường hay kể ” – Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ ngày xửa ngàyxưa ” ( thời hạn thẩm mỹ và nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích ) có tính phiếm chỉ, trừưtượng, không xác lập. Đó là thời hạn hư ảo, thời hạn mang sắc tố lịch sử một thời. Song chính ở “ cái ngày xửa rất lâu rồi ” đó, nhà thơ đã giúp cho tất cả chúng ta nhận thứcđược : Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ khi nào chẳng biết, chỉ biết rằng : khi ta cấttiếng khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu. – Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của quốc gia, nhà thơ còn nỗ lực tưởng tượng vềkhởi đầu và quy trình trưởng thành của quốc gia : “ Đất Nước khởi đầu với miếng trầu giờ đây bà ăn, Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc ” — > Khởi thủy của Đất Nước là văn hóa truyền thống được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anhhùng của con người Nước Ta. Hình ảnh “ miếng trầu ” đã là một hình tượng nghệ thuậtgiàu tính nghệ thuật và thẩm mỹ từng Open trong những câu truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ. Bởi lẽ, “ miếng trầu ” là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân tộc bản địa. Từtruyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn văn minh, cây tre đã trở thành hình tượng chosức mạnh ý thức dân tộc bản địa quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước. – Trong quy trình trưởng thành, quốc gia còn gắn liền với với đời sống văn hóa truyền thống tâm linh, bằng phong tục tập quán truyền kiếp còn truyền lại và bằng chính đời sống lao động cần cùvất vả của nhân dân : “ Tóc mẹ búi sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tên, Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng … ”. + Bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc quay trở lại với những nétđẹp văn hóa truyền thống một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “ tóc mẹ búi sau đầu ”, gợitả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt ; và những câu ca dao xưa ca tụng vẻđẹp đậm tình nặng nghĩa trong đời sống vợ chồng “ cha mẹ thương nhau bằng gừng caymuối mặn ”. + Không những vậy, hình ảnh thơ còn biểu lộ sự cảm nhận về quốc gia gắn với nền vănhóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản … 2.2. Nghệ thuật : – Đoạn thơ mở màn vấn đáp cho câu hỏi về cội nguồn quốc gia – một câu hỏi quen thuộc, đơn giản và giản dị bằng cách nói cũng rất đơn giản và giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạora khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng và thưởng thức và ca tụng quốc gia hoặc dùng những hình ảnh mĩlệ, mang tính hình tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi đơn giản và giản dị, tựnhiên với những gì thân mật, thân thiện, bình dị nhất. – Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm ; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp : Đất Nước đã có ; Đất Nước mở màn ; Đất Nước lớn lên ; Đất Nước có từ … giúp cho người đọc tưởng tượng cảquá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của quốc gia trong thời hạn trường kỳ của conngười Nước Ta qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước ( vốn làmột danh từ chung ) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nóivề quốc gia, quê nhà của mình. 3 / Đánh giá : Chín câu thơ mở màn cho đọan trích “ Đất Nước ” đã thật sự để lại những ấn tượng vàcảm xúc thâm thúy cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của quốc gia. + Đọan thơ đã giúp cho toàn bộ mọi người, đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ, những ai mà còn cónhững nhận thức mơ hồ về quốc gia mình thật sự phải suy gẫm. + Đoạn thơ còn cho tất cả chúng ta hiểu được quốc gia thật thân thương và thân thiện biếtnhường nào. Từ đó tu dưỡng thêm cho tất cả chúng ta về tình yêu quốc gia, quê nhà mình vàbiến tình yêu ấy bằng thái độ, hành vi dựng xây, bảo vệ quốc gia. Đề 2 : Cảm nghĩ của anh, chị về việc sử dụng những thi liệu mang đậm yếu tố ca dao, thầnthoại của NKĐ trong đoạn thơ sau : Khi ta lớn lên quốc gia đã có rồi … … … … … .. Đất Nước có từ ngày đó. 1. Giới thiệu yếu tố : – Cảm hứng về quốc gia là một trong số những cảm hứng lớn nhất của VHVN giaiđoạn 1945 – 1975. – Cách cảm nhận về ĐN của NKĐ trong trường ca MĐKV lại mang những nét riêngđộc đáo, đó là ĐN được dệt nên từ ca dao, thần thoại cổ xưa. Đặc điểm ấy được biểu lộ rõtrong đoạn thơ : Khi ta lớn lên quốc gia đã có rồi … … … … … .. Đất nước có từ ngày đó. 2. Giải quyết yếu tố : a. Các yếu tố, vật liệu VHDG trong đoạn thơ và nguồn gốc của những thi liệu ấy : – Cụm từ “ ngày xửa rất lâu rồi ” là cách mở màn quen thuộc trong những câu truyện cổ tíchxưa. – Miếng trầu giờ đây bà ăn gợi về : + Tục ăn trầu của người Việt + Sự tích Trầu cau. + Tục ngữ “ Miếng trầu là đầu câu truyện ” + Ca dao : Nhớ khi khăn mở trầu traoMiệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình – Trồng tre mà đánh giặc : gợi ta nhớ về thần thoại cổ xưa Thánh Gióng và hình ảnh chàngGióng vươn mình lớn dậy đánh thắng giặc Ân rồi bay về trời. – Tóc mẹ bới sau đầu : tập quán của người phụ nữ Nước Ta xưa. – Gừng cay, muối mặn là vật liệu quen thuộc của ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng : + Tay bưng chén muối đĩa gừngGừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. + Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐôi ta nghĩa nặng tình dàyCó xa nhau cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa – Cái kèo cái cột thành tên : + Ca dao : Tôi thương cái cột, tôi nhớ cái kèo. + Thói quen đặt tên con của người dân quê, đăt tên theo những vật phẩm trong nhà. b. Nhận xét về việc sử dụng những vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian – Chất liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian được sử dụng đa dạng và phong phú, phong phú gắn với nhiềuvùng miền : có phong tục, lối sống, tập quán hoạt động và sinh hoạt, đồ vật quen thuộc trong đờisống của người dân ; có ca dao, tục ngữ, cổ tích, thần thoại cổ xưa. – Chất liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian được sử dụng phát minh sáng tạo : tác giả chỉ gợi lên bằngmột vài cụ thể, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu vượt trội tinh lọc. c. Ý nghĩa của việc sử dụng đậm đặc những thi liệu văn hóa truyền thống dân gian : * Đối với đoạn trích : – Tạo nên một khoảng trống thẩm mỹ và nghệ thuật riêng : + Bình dị, quen thuộc mà mĩ lệ bay bổng … + Quen thuộc mà vẫn mới mẻ và lạ mắt qua cách cảm nhận và tư duy tân tiến gắn với hình thức thơtự do. – Qua vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm hiển hiện diện mạotinh thần của nhân dân với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trọng nghĩa nặng tình, gắn với việc thểhiện chủ đề tác phẩm. – Tác giả vẫn giữ được ý nghĩa thâm thúy nhất của những câu ca dao, câu truyện cổ tích, thần thoại cổ xưa. Đồng thời tạo được cho ngôn từ thơ tính hàm súc, cô đọng. – Thể hiện vật liệu này khiến nội dung chính luận của đoạn thơ hiện lên một cách trữ tình. – Chất liệu dân gian thấm sâu vào tư tưởng, xúc cảm của tác giả, tạo nên một đặc điểmtrong tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật của đoạn trích. * Đối với tác giả : – Việc sử dụng vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian gắn với phong thái thơ Nguyễn KhoaĐiềm, góp thêm phần bộc lộ một ngòi bút tài hoa, hòa giải giữa chất trữ tình và triết luận. * Đối với những tác phẩm văn học viết : – Việc vận dụng vật liệu này trong đoạn trích “ Đất Nước ” góp thêm phần cho thấy mối quan hệgắn bó ngặt nghèo của văn học dân gian với văn học viết. Các tác giả năng lực là những ngườibết thừa kế và phát huy một cách phát minh sáng tạo tinh hoa văn học dân gian. * Đề 3 : Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước ” ( Trích trường ca “ Mặtđường khát vọng ” của Nguyễn Khoa Điềm : “ Đất là nơi anh đến trường … … … … … … … … … … … … …. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ ”. Hướng dẫn làm bài1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng đa dạng và phong phú của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Có thể nói, bằng giọng thơ sôi sục thiết tha, hình ảnh thơ sinh động và quyến rũ … đọanthơ sau đây trong “ Đất Nước ” hoàn toàn có thể xem như thể những định nghĩa về quốc gia thật mớimẻ và độc lạ của nhà thơ : “ Đất là nơi anh đến trường … … … … … … … … … … … … …. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ ”. 2 / Giải quyết yếu tố : a. Nội dung : – Nếu như chín câu thơ đầu của đọan thơ là sự vấn đáp của nhà thơ cho câu hỏi : Đất Nướccó từ khi nào ? Thì ở 16 câu thơ này, nhà thơ liên tục bày tỏ sự cảm nhận của mình về đấtnước để vấn đáp cho câu hỏi : Đất Nước là gì ? – Câu hỏi đã được nhà thơ vấn đáp bằng cách nêu ra những định nghĩa về quốc gia ở haiphương diện : khoảng trống địa lý và thời hạn lịch sử vẻ vang. + Trước hết, về khoảng trống địa lý, quốc gia là nơi sinh sống của mỗi người : “ Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm ”. Không những vậy, quốc gia còn là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở say đắm, thiết tha. Đólà “ nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm ”. Đất nước còn là núi sông, rừngbể, là “ hòn núi bạc ”, là “ nước biển khơi ”. Và còn nữa, quốc gia còn khoảng trống sống sót củacộng đồng qua nhiều thế hệ với “ những ai đã khuất … những ai giờ đây … ” + Cùng với cách cảm nhận về quốc gia ở phương diện khoảng trống địa lý, nhà thơcòn cảm nhận quốc gia ở phương diện thời hạn lịch sử dân tộc. Ở phương diện này, quốc gia cócả chiều sâu và bề dày được nhận thức từ lịch sử một thời Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyềnthuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ. – Đoạn thơ với cấu trúc ngôn từ “ Đất là …, Nước là … Đất Nước là … ”, nhà thơ đãđịnh nghĩa bằng cách tư duy “ chiết tự ” để lý giải, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêngliêng bằng tinh thần luận lí chân xác. Nếu tách ra làm những thành tố ngôn từ độc lậpthì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là khoảng trống sống sót về mặt vật chất của con người cáthể. Nhưng nếu hợp thành một danh từ thì “ Đất Nước ” lại có ý nghĩa ý thức thiêngliêng, chỉ khoảng trống sinh sống của cả một hội đồng người như bạn bè một nhà. b. Nghệ thuật : Bằng cách sử dụng phát minh sáng tạo những yếu tố ca dao, truyền thuyết thần thoại dân gian, lối chiết tựđộc đáo, nhà thơ đã lý giải một cách sinh động, đơn cử cho câu hỏi : Đất nước là gì ? Từđó, hình ảnh quốc gia hiện lên qua đọan thơ vừa thân thiện – đơn cử, vừa thiêng liêng – kháiquát trên cả bề rộng khoảng trống địa lý bát ngát và thời hạn lịch sử dân tộc đằng đẵng của dântộc. 3. Đánh giá : – Đoạn thơ là những định nghĩa phong phú, đa dạng và phong phú về quốc gia từ chiều sâu văn hóadân tộc, xuyên thấu chiều dài của thời hạn lịch sử vẻ vang đến chiều rộng của khoảng trống đấtnước. – Nhà thơ cũng vận dụng thoáng đãng những vật liệu văn hóa truyền thống dân gian để cảm nhận và địnhnghĩa về Đất Nước. Từ đó, đọan thơ giúp cho tất cả chúng ta hiểu và gắn bó hơn với quốc gia, quê nhà mình bằng một tình yêu và ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm thâm thúy. * ĐỀ 4 : Phân tích đoạn thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước ” của Nguyễn Khoa Điềm : “ Trong anh và em thời điểm ngày hôm nay, … … … … … … … … … Làm nên Đất Nước muôn đời ”. Hướng dẫn làm bài1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng đa dạng chủng loại của thơ ông. – “ Đất nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và nghĩa vụ và trách nhiệm củamỗi người với quốc gia : “ Trong anh và em thời điểm ngày hôm nay, Đều có một phần Đất Nước … … … … … … … … … … … … Làm nên Đất Nước muôn đời ”. 2 / Giải quyết yếu tố : a. Nội dung : Sau những cảm nhận mới lạ và thâm thúy của nhà thơ về quốc gia qua những phươngdiện khoảng trống – địa lý, thời hạn – lịch sử dân tộc, phong tục – văn hóa truyền thống …, Nguyễn Khoa Điềm đãđi đến chứng minh và khẳng định : “ Trong anh và em thời điểm ngày hôm nay, Đều có một phần Đất Nước ”. – Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy. Đất nước đã hóathân vào mỗi con người, bởi tất cả chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lêntrên quốc gia này. Mỗi người Nước Ta đều đã và đang thừa kế những giá trị vậtchất, niềm tin của quốc gia thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sốngcủa mình. – Từ việc khẳng định chắc chắn : quốc gia hóa thân và kết tinh trong đời sống của mỗi người, nhàthơ liên tục nói về mối quan hệ gắn bó thâm thúy của mỗi người với quốc gia bằng nhữngdòng thơ giàu chất chính luận : “ Khi hai đứa cầm tayĐất Nước trong tất cả chúng ta hài hòa nồng thắmKhi tất cả chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước vẹn tròn, to lớn ”. – Với những cảm nhận tinh xảo, mới mẻ và lạ mắt về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữatình yêu và niềm tin, đồng thời phối hợp sử dụng những tính từ “ hòa giải, nồng nàn ” ; “ vẹntròn, to lớn ” đi liền nhau ; đặc biệt quan trọng là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôntừ ( “ Khi / Khi ; Đất Nước / Đất Nước ), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thôngđiệp : quốc gia là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá thể với hội đồng. – Không chỉ khẳng định chắc chắn mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêucá nhân với tình yêu lớn của quốc gia ; nhà thơ còn biểu lộ niềm tin mãnh liệt vàotương lai tươi tắn của quốc gia : “ Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng ”. — > Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệtvào tương lai tươi tắn của quốc gia. Thế hệ sau “ con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng ”. Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ởhiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai. – Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của quốc gia, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọingười : “ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời … ” b. Nghệ thuật : Bằng giọng văn trữ tình tích hợp với chính luận ; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệpngữ “ phải biết – phải ghi nhận ” nhắc lại hai lần cùng những động từ mạnh “ gắn bó, san sẻ, hóathân ” … nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người ( nhất làthế hệ trẻ ) về nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mình với quốc gia. Cái hay là lời nhắn nhủmang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tựdặn mình – dặn người của nhà thơ. 3 / Đánh giá : – Đây là một trong những đọan thơ hay và thâm thúy trong “ Đất Nước ” của Nguyễn KhoaĐiềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho tất cả chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗingười với quốc gia. Từ đó, ý thức hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người với quốc gia quêhương. – Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong thái thơ trữ tình – chínhluận của nhà thơ. * Đề 5 : Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước ” của Nguyễn Khoa Điềm : “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu, … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Những cuộc sống đã hóa núi sông ta ”. Hướng dẫn : 1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng nhiều mẫu mã của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Đoạn thơ sau đây là sự chứng minh và khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việclàm nên khoảng trống địa lý – bức tranh văn hóa truyền thống quốc gia muôn màu muôn vẻ : “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu, … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Những cuộc sống đã hóa núi sông ta ”. 2 / Giải quyết yếu tố : 2.1. Nội dung : Đây là 12 câu thơ khởi đầu phần hai của đọan thơ “ Đất Nước ” với nội dung ngợi ca, khẳng định chắc chắn tư tưởng quốc gia của nhân dân. a. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới lạ, có chiều sâu địa lý về nhữngdanh lam thắng cảnh trên khắp những miền quốc gia. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kìquan vạn vật thiên nhiên trải dài trên chủ quyền lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồvăn hóa quốc gia. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên thiết kế nhưngtừ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc bản địa. Nhữngngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc dân tộc bản địa. + Trong trong thực tiễn, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thươngthủy chung để ta có những “ núi Vọng Phu ”, những “ hòn Trống Mái ” như những biểutượng văn hóa truyền thống. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc bản địa trong buổi đầu giữ nước để ta cónhững “ ao đầm ” … như những di tích lịch sử lịch sử dân tộc về quy trình dựng nước và giữ nước hàohùng … “ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non NghiênCon cóc, con gà quê nhà cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh ” + Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thìkhông có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có thần thoại cổ xưa HùngVương dựng nước thì không hề có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đềnHùng. Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, nonNghiên không còn là những cảnh vạn vật thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thôngqua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như thể những đóng gópcủa nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi. b. Thiên nhiên quốc gia, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như mộtphần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên quốc gia này, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc sống mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ nhữnghình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng kỳ lạ đơn cử, nhà thơ đã “ quy nạp ” thành một khái quát sâusắc : “ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc sống đã hóa núi sông ta … ”. Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê những hình ảnh, địa điểm … đến khái quát mang tính triếtlý ), có vẻ như nhà thơ không hề kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹpvăn hóa dân tộc bản địa vô cùng phong phú và đa dạng, phong phú trên khắp quốc gia. Nên sau cuối, nhà thơđã chứng minh và khẳng định : trên khoảng trống địa lý quốc gia, mỗi địa điểm đều là một địa chỉ vănhóa được tạo ra sự bằng sự hóa thân của bao cuộc sống, bao tâm hồn người Việt. 2.2. Nghệ thuật : – NKĐ đã sử dụng một cách nhuần nhị, phát minh sáng tạo vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian. – Giọng thơ trữ tình chính luận đem đến những cảm nhận vừa quen thuộc, vừa rất mớimẻ về Đất Nước – Cấu trúc thơ theo hướng quy nạp, đưa những địa điểm vào thơ đem đến một không gianthơ to lớn, hùng vĩ mà đầy ý nghĩa văn hóa truyền thống. 3 / Đánh giá : – Đoạn thơ biểu lộ được đặc thù tiêu biểu vượt trội của trường ca “ Mặt đường khát vọng ” củaNguyễn Khoa Điềm : chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự ; ngôn từ, hìnhảnh đẹp, giàu sức liên tưởng. – Viết về đề tài quốc gia – một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫnmang những nét riêng, mới lạ, thâm thúy. Những nhận thức mới mẻ và lạ mắt về vai trò của nhân dântrong việc làm nên vẻ đẹp của quốc gia ở góc nhìn địa lý – văn hóa truyền thống càng gợi lên lòng yêunước, niềm tin nghĩa vụ và trách nhiệm với quốc gia cho mỗi người. * ĐỀ 6 : Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “ Đất Nước ” của nhàthơ Nguyễn Khoa Điềm : “ Em ơi emHãy nhìn rất xa … … … … … … … … Có nội thù thì vùng lên vượt mặt ”. Hướng dẫn làm bài1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng đa dạng và phong phú của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Đọan thơ sau đây là sự khẳng định chắc chắn của nhà thơ về vai trò của nhân dân trongviệc tạo ra sự lịch sử vẻ vang và truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước : “ Em ơi emHãy nhìn rất xa … … … … … … … … Có nội thù thì vùng lên vượt mặt ”. 2 / Giới thiệu yếu tố : a. Nội dung : Sau khi đã chứng minh và khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý – văn hóa truyền thống muônmàu muôn vẻ, nhà thơ liên tục bày tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò củanhân dân trong việc làm ra lịch sử dân tộc và truyền thống lịch sử của quốc gia. + Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của quốc gia, nhà thơ đã nhận thức được một sựthật đó là : người tạo ra sự lịch sử vẻ vang không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn lànhững con người vô danh bình dị. Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữnước, có biết bao thế hệ cha anh dũng mãnh, chiến đấu, quyết tử và trở thành anh hùng màtên tuổi của họ “ cả anh và em đều nhớ ” : “ Nhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ ” + Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quy trình kiến thiết xây dựng và bảo vệđất nước đã ngã xuống, họ đã “ sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên ”, nhưng tổng thể, họđều có công “ làm ra Đất Nước ”. Có thể nói, đây là một ý niệm mới mẻ và lạ mắt về đất nướccủa nhà thơ. Và từ ý niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca tụng và tôn vinh lòngyêu nước của nhân dân : “ Khi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái quay trở lại nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh … ’ + Với tư tưởng “ Đất Nước của nhân dân ”, tác giả đã chứng minh và khẳng định tổng thể những gì donhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “ hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xãtên làng ” … cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp thêm phần giữ vàtruyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa truyền thống, văn minh tinh thần và vật chất của đấtnước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho quốc gia, cho nhân dân. Không nhữngvậy, họ còn luôn chuẩn bị sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sốngđó và bảo vệ quốc gia thân yêu của mình. “ Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên vượt mặt ”. Ở đây, nhận thức về quốc gia và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòngbiết ơn nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra quốc gia và bảo vệđất nước. b. Nghệ thuật : Với hình ảnh thơ đơn giản và giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình … đọan thơ vừalà lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tổng thể mọi người phải nhận thức đúngvai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống cuội nguồn lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống của đất nướcbằng chính lòng biết ơn của mình. 3 / Đánh giá : – Chủ đề về quốc gia, quê nhà không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học ViệtNam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về quốc gia của nhiều nhà thơcó tên tuổi … Nhưng, hoàn toàn có thể nói “ Đất Nước ” của Nguyễn Khoa Điềm đã chứng minh và khẳng định đượcvai trò to lớn của nhân dân với quốc gia một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và thâm thúy. – Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và cảngày thời điểm ngày hôm nay. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống lịch sử yêu nước hào hùng trong mỗichúng ta. Đề 7 : Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đoạn trích “ Đất Nước ” của Nguyễn Khoa Điềm “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân … … … … … … … … … … … … … … … … Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi ”. Hướng dẫn làm bài. 1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng đa dạng và phong phú của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại mặt trận Bình Trị Thiên. – Đoạn thơ sau đây là sự bộc lộ thâm thúy những suy tư, nhận thức về quốc gia củanhà thơ trên cơ sở tư tưởng Đất nước của Nhân dân : “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân … … … … … … … … … … … … … … … … Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi ”. 2 / Giải quyết yếu tố : a. Nội dung : “ Đất Nước ” của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca – sự nhận thức về nguồn gốc sâu xacủa nhà thơ về quốc gia về trí tuệ, tâm hồn và ý chí của nhân dân. Để từ đó, nhà thơ khẳngđịnh : Nhân dân chính là người – là chủ thể làm ra quốc gia. – Trước hết, câu thơ mở màn đọan thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân ” chính là sự bộc lộ cảm hứng chủ yếu bao trùm lên toàn đoạn trích và cả Chương Vcủa bản trường ca “ Mặt đường khát vọng ”. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từnhững gì đã được nhà thơ tiến hành trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâucủa dòng cảm hứng trữ tình – chính luận. – Nhân dân phát minh sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa truyền thống như ca dao, thần thoại cổ xưa. Như vậy cũng chínhlà đã phát minh sáng tạo ra quốc gia. Để chứng minh và khẳng định điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã lấy ý từ ba câuca dao có nội dung thâm thúy để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thốngNhân dân : “ Dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi ” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ lâu dài hơn ”. + Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương của người Việt đã bắt nguồn từ thời rất lâu rồi vớinhững lời dân ca ngọt ngào “ Yêu em từ thuở trong nôi, Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru ” + Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cảvật chất ngàn vàng. Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao mộtthời đi vào đời sống tâm hồn của dân tộc bản địa : “ Cầm vàng mà lội qua sôngVàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng ” + Và đó còn là sự bộc lộ của truyền thống lịch sử kiên cường, quật cường của trong quátrình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Vẻ đẹp của truyền thống cuội nguồn anh hùngấy cũng được tạo ra sự từ những câu ca dao từng ca tụng ý thức quật khởi của dân tộc bản địa : “ Thù này ắt hẳn còn lâuTrồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què ” Từ đó hoàn toàn có thể chứng minh và khẳng định : Nhân dân đã làm ra văn hóa truyền thống, làm ra quốc gia bằng chính tinhcách, lẽ sống tâm hồn mình. — > + Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được một cách thâm thúy Nhân dânlà người tạo ra sự lịch sử dân tộc, làm ra văn hóa truyền thống quốc gia bằng toàn bộ tình cảm trân trọng và yêuthương. + Suy tư và nhận thức này của nhà thơ là tư tưởng thẩm mỹ và nghệ thuật đã trở thành truyềnthống trong văn học Nước Ta. Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu … đãtừng nói lên nhận thức về vai trò của Nhân dân trong lịch sử vẻ vang. Đến những nhà thơ, nhà văntrong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhận thức ấy đã được nâng lên thànhmột tư tưởng có tầm cao mới. b. Nghệ thuật : – Thể thơ tự do tương thích với việc diễn đạt những xúc cảm, suy ngẫm thâm thúy của nhàthơ – Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sang trọng và quý phái – Ý thơ giàu chất chính luận – Ngôn ngữ thơ mộc mạc – Cách sử dụng phát minh sáng tạo vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian3. Đánh giá : – Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sang trọng và quý phái, ý thơ giàu chất chính luận, ngônngữ thơ mộc mạc, cách sử dụng phát minh sáng tạo vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian … từ nhữngsuy tư cảm hứng của nhà thơ, đoạn thơ đã khắc sâu cho tất cả chúng ta những nhận thức sâu sắcvà mới lạ về quốc gia, nhân dân. – Từ đó, tu dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con người Nước Ta chomỗi người, đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ trong thời đại thời điểm ngày hôm nay. Đề 8 : Đoạn trích ” Đất Nước ” – Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng nhiều vật liệu văn hóadân gian. Hãy nhận xét và nêu ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu đó. Gợi ý1 / Giới thiệu yếu tố : – Nguyễn Khoa Điềm ( 1943 ) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhândân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng đa dạng và phong phú của thơ ông. – “ Đất Nước ” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “ Mặt đường khátvọng ” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình – Trị – Thiên. 2. Giải quyết yếu tố : a. Giải thích thế nào là ” vật liệu văn hóa truyền thống dân gian ” : – Văn hóa dân gian : là tổng thể và toàn diện những yếu tố ” phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín dị đoan, ca dao, tục ngữ … của người thời trước ” ( theo W J Thom ), nó phát sinh, sống sót và tăng trưởng gắn vớisinh hoạt văn hóa truyền thống hội đồng của quần chúng lao động ( theo Ngô Đức Thịnh – ” Văn hóadân gian và văn hóa truyền thống dân tộc bản địa ” ). – Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian trong văn học : chính là những yếu tố ” phong tục, tậpquán, nghi thức, mê tín dị đoan, ca dao, tục ngữ … ” được sử dụng như thể một vật liệu để xây dựngthế giới hình tượng, chuyển tải tư tưởng, tình cảm và gửi gắm thông điệp nghệ thuật và thẩm mỹ củangười nghệ sĩ trong tác phẩm văn chương. b. Nhận xét việc sử dụng vật liệu văn hóa truyền thống dân gian trong đoạn trích ” Đất Nước ” : – Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian được sử dụng đa dạng chủng loại, phong phú gắn với nhiều vùng miền : có phong tục, lối sống, tập quán hoạt động và sinh hoạt, đồ vật quen thuộc trong đời sống của ngườidân ; có ca dao, tục ngữ, cổ tích, truyền thuyết thần thoại. – Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian được sử dụng phát minh sáng tạo : tác giả chỉ gợi lên bằng một vài chitiết, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu vượt trội tinh lọc ( riêng câu dân ca Bình – Trị Thiên gần như lànguyên văn ) 3. Đánh giá ý nghĩa việc sử dụng ” vật liệu văn hóa truyền thống dân gian : * Đối với đoạn trích : – Tạo nên một khoảng trống thẩm mỹ và nghệ thuật riêng : + Bình dị, quen thuộc mà mĩ lệ bay bổng … + Quen thuộc mà vẫn mới mẻ và lạ mắt qua cách cảm nhận và tư duy văn minh gắn với hình thức thơtự do. – Qua vật liệu văn hóa truyền thống dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm hiển hiện diện mạo tinh thầncủa nhân dân với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trọng nghĩa nặng tình, gắn với việc biểu lộ chủđề tác phẩm. – Tác giả vẫn giữ được ý nghĩa thâm thúy nhất của những câu ca dao, câu truyện cổ tích, truyền thuyết thần thoại. Đồng thời tạo được cho ngôn từ thơ tính hàm súc, cô đọng. – Thể hiện vật liệu này khiến nội dung chính luận của đoạn thơ hiện lên một cách trữ tình. – Chất liệu dân gian thấm sâu vào tư tưởng, xúc cảm của tác giả, tạo nên một đặc điểmtrong tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật của đoạn trích. * Đối với tác giả : – Việc sử dụng vật liệu văn hóa truyền thống dân gian gắn với phong thái thơ Nguyễn Khoa Điềm, góp thêm phần biểu lộ một ngòi bút tài hoa, hòa giải giữa chất trữ tình và triết luận. * Đối với những tác phẩm văn học viết : – Việc vận dụng vật liệu này trong đoạn trích “ Đất Nước ” góp thêm phần cho thấy mối quan hệgắn bó ngặt nghèo của văn học dân gian với văn học viết. Các tác giả kĩ năng là những ngườibiết thừa kế và phát huy một cách phát minh sáng tạo tinh hoa văn học dân gian. Đề 9 : Cảm nhận về đoạn thơ Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm ), làm sáng tỏ nhận định và đánh giá : ” Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quenthuộc vừa mới lạ ” Gợi ý1. Giới thiệu yếu tố : – Vị trí, đặc thù thơ của Nguyễn Khoa Điềm. – Đoạn thơ Đất Nước : Thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Trường ca sinh ra trong thực trạng tuổi trẻ đô thị miền Nam xuống đường đấu tranh. Đoạnthơ thành công xuất sắc nhất của trường ca trên cả phương diện nội dung tư tưởng và thẩm mỹ và nghệ thuật – Nhà thơ thành công xuất sắc vận dụng vật liệu văn hóa truyền thống dân gian để làm điển hình nổi bật tư tưởng ĐấtNước của Nhân dân. Nhà thơ sử dụng vật liệu văn hóa truyền thống dân gian vừa quen thuộc ( gần gũivới đời sống của mỗi con người Nước Ta ) vừa mới lạ ( với những phát minh sáng tạo mới mẻ và lạ mắt, hấpdẫn ) 2. Giải quyết vấn đề2. 1. Giải thích nhận định và đánh giá : – Văn hóa dân gian : là toàn diện và tổng thể những yếu tố ” phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín dị đoan, ca dao, tục ngữ … của người thời trước ” ( theo W J Thom ), nó phát sinh, sống sót và tăng trưởng gắn vớisinh hoạt văn hóa truyền thống hội đồng của quần chúng lao động ( theo Ngô Đức Thịnh – ” Văn hóadân gian và văn hóa truyền thống dân tộc bản địa ” ). – ” Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian ” trong văn học : chính là những yếu tố ” phong tục, tậpquán, nghi thức, mê tín dị đoan, ca dao, tục ngữ … ” được sử dụng như thể một vật liệu để xây dựngthế giới hình tượng, chuyển tải tư tưởng, tình cảm và gửi gắm thông điệp thẩm mỹ và nghệ thuật củangười nghệ sĩ trong tác phẩm văn chương. – Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộcvừa mới lạ có nghĩa là : Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng những vật liệu văn hóa truyền thống dângian rất quen thuộc trong đời sống hoạt động và sinh hoạt của dân tộc bản địa, nhưng cách sử dụng của ông lạivô cùng độc lạ, phát minh sáng tạo tạo ra sự ” sự mới lạ ” cho thơ ông. 2.2. Phân tích để làm sáng tỏ đánh giá và nhận định : a. Chất liệu văn hóa truyền thống được Nguyền Khoa Điềm sử dụng rất là quen thuộc đối vớimỗi con người Nước Ta : – Đó là những phong tục, tập quán, những truyền thống cuội nguồn từ ngàn đời ( … ) – Những câu ca dao, tục ngữ ; những câu truyện cổ tích thần thoại cổ xưa, … đã gắn liền cuộcsống thường ngày của nhân dân Nước Ta. b. Chất liệu văn hóa truyền thống được Nguyền Khoa Điềm sử dụng rất là mới lạ : – Mới lạ trong cách sử dụng phát minh sáng tạo : Tác giả chỉ gợi lên bằng một vài cụ thể, từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu vượt trội tinh lọc ( riêng câu dân ca Bình – Trị – Thiên gần như là nguyên văn ) qua đó dẫn dắt người đọc vào quốc tế của những nét đẹp văn hóa truyền thống dân gian rực rỡ : + Cách dẫn dắt vào những câu truyện cổ tích đem đến một khoảng trống vừa xa xôi, vừagần gũi ( ngày xửa, rất lâu rồi mẹ thường hay kể ). + Sử dụng hình ảnh mang tính hình tượng ( miếng trầu bà ăn, trồng tre đánh giặc, tóc búisau đầu, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm … )., – Mới lạ vì mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi câu truyện cổ tích, truyền thuyết thần thoại, thần thoại cổ xưa … đều gắn với chiều sâu của lịch sử dân tộc, chiều sâu văn hóa truyền thống, tâm hồn nhân dân. — > Qua vật liệu văn hóa truyền thống dân gian ta thấy Đất Nước vừa trở nên thân mật, bình dị vừa lớnlao, kỳ vĩ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã suy luận, lý giải về Đất Nước trên nhiều bìnhdiện khác nhau : Từ khoảng trống địa lý, thời hạn lịch sử dân tộc và đặc biệt quan trọng là bề dày văn hóa truyền thống. ĐấtNước gắn liền với truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống trong lịch sử vẻ vang bốn ngàn năm của Nhân dân. Dù ởphương diện khoảng trống địa lý, thời hạn lịch sử vẻ vang, Đất Nước đều được suy luận, lý giải gắnliền với truyền thống lịch sử văn hóa truyền thống của Nhân dân. 3. Đánh giá : – Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến một tò mò mới mẻ và lạ mắt, đầy ý nghĩa về Đất Nước trongbề dày của văn hóa truyền thống dân gian. Chất liệu văn hóa truyền thống dân gian đã góp thêm phần bộc lộ thâm thúy vềtư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Thấy được sự nhận thức mới lạ của Nguyễn KhoaĐiềm về Đất Nước, về Nhân Dân. Đó cũng chính là tư tưởng yêu nước của nhà thơ, đónggóp của nhà thơ so với thơ ca dân tộc bản địa. Đoạn thơ khẳng định chắc chắn năng lực phát minh sáng tạo, sự am hiểutường tận về văn hóa truyền thống dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. – Thành công yên cầu ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa truyền thống phongphú, một sự nhận thức thâm thúy, mới lạ về Đất nước, về Nhân Dân, đồng thời đời hỏi ở nhàthơ Nguyễn Khoa Điềm có một kĩ năng, một bản lĩnh của người cầm bút. – Qua đoạn thơ, để lại bài học kinh nghiệm thâm thúy về đời sống : biết trân trọng những giá trị văn hóadân gian ; bài học kinh nghiệm về phát minh sáng tạo nghệ thuật và thẩm mỹ : đem đến những phát minh sáng tạo, mới mẻ và lạ mắt từ những giá trịgần gũi, quen thuộc. Đề 10 : Phân tích tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ” trong chương “ Đất nước ” tríchtừ trường ca “ Mặt đường khát vọng ” của Nguyễn Khoa Điềm. Gợi ý1 – Giới thiệu tác giả, tác phẩma. Vài nét về tác giảNguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Huế trong một mái ấm gia đình tri thức cáchmạng. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu vượt trội cho thế hệ trẻ những năm chiến tranhchống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, biểu lộ một chiều sâu văn hóa truyền thống, đặctrưng của thế hệ nhà thơ đã có một hành trang văn hóa truyền thống sẵn sàng chuẩn bị khá chu đáo trước khibước vào mặt trận. Các tác phẩm chính của ông : “ Đất ngoại ô ” ( 1972 ), “ Mặt đườngkhát vọng ” ( 1974 ). b. Giới thiệu vài nét về tác phẩmĐoạn trích “ Đất Nước ” trích từ chương V trường ca “ Mặt đường khát vọng ”, bản trường ca gồm chín chương viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sống nơi thành thị vùngtạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, đã có ý thức được sứmệnh của thế hệ mình trước tình thế hiềm nghèo của quốc gia, đã đứng dậy xuống đườngđấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc bản địa. 2. Phân tích tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ” biểu lộ trong đoạn trích : 2.1. Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cảchương thơ về “ Đất nước ” và xâu chuỗi mọi cảm hứng hình ảnh thơ. a. Điều này được biểu lộ thứ nhất là tác giả đã sử dụng thoáng đãng những chất liệuvăn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, truyền thuyết thần thoại, cổ tích ; từ phong tục tập quán đến cuộcsống dân dã hàng ngày : miếng trầu, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột. Chúng tạo nên mộtthế giới thẩm mỹ và nghệ thuật rất là quen thuộc thân thiện mà sâu xa, bay bổng của văn hóa truyền thống dân gianViệt Nam vững chắc, độc lạ. b. Từ đó, nhà thơ đi sâu biểu lộ những xúc cảm, suy tưởng của mình về quốc gia. Cảm hứng có vẻ như phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút bằng thơ nhưng vẫn có một hệthống lập luận khá ngặt nghèo, rõ ràng. Tác giả đã tập trung chuyên sâu bộc lộ quốc gia trên ba bìnhdiện cơ bản gắn bó thống nhất : trong chiều dài thời hạn lịch sử vẻ vang, trong chiều rộng khônggian chủ quyền lãnh thổ, địa lí và ở đầu cuối là trong bề dày văn hoá, tâm hồn, tính cách Nước Ta. c. Chính nhờ đứng trên quan điểm “ Đất Nước của Nhân dân ”, trải qua chất liệuvăn hóa dân gian giàu chất thơ, tích hợp với lối tư duy phản hồi văn minh mà tác giả đã cónhững phát hiện mới lạ, có chiều sâu ở chính những hình ảnh, vật liệu quen thuộc. 2.2. “ Đất Nước của Nhân dân ” được biểu lộ trong chiều dài thời hạn lịch sửa. Nói về lịch sử vẻ vang mấy ngàn năm của quốc gia, Nguyễn Khoa Điềm không dùng nhữngsử liệu như nhiều nhà thơ khác. Ông dùng lối kể đậm đà sắc tố dân gian : “ Đất Nước khởi đầu với miếng trầu giờ đây bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc ” Hình ảnh thơ gợi nhắc về sự tích Trầu Cau từ thời Hùng Vương dựng nước thời xưa, về thần thoại cổ xưa Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân. Lịch sử quốc gia được đọng lạitrong từng câu truyện, hiện hình trong “ miếng trầu bà ăn ”, trong “ cây tre đánh giặc ”. Điều đó muốn nói lên rằng quốc gia đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi người dân, trường tồntrong đời sống tâm hồn nhân dân trải qua bao thế hệ. b. Vì vậy khi nghĩ về lịch sử vẻ vang mấy nghìn năm của quốc gia, Nguyễn Khoa Điềmkhông điểm lại những triều đại hay những tên tuổi những anh hùng, những danh nhân như : BàTrưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du … mànhấn mạnh đến muôn ngàn những con người bình dị vô danh : “ Có biết bao người con gáicon trai … không ai nhớ mặt đặt tên … ” “ Nhưng họ đã làm ra quốc gia ”. Những con người vô danh ấy chính là nhân dân, họ không chỉ là bảo vệ đất nướcmà còn phát minh sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và niềm tin cho những thế hệ tiếp nối đuôi nhau nhau : “ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng … Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân ”. 2.3. Đất Nước ấy còn có một khoảng trống đơn cử, nơi sống sót của cả cộng đồnga. Cùng với “ thời hạn đằng đẵng ” là “ khoảng trống bát ngát ” được tạo lập từthuở sơ khai với truyền thuyết thần thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ : “ Đất là nơi chim về, nước là nơirồng ở ” – Một quốc gia xinh xắn thiêng liêng biết bao ! b. Nhưng “ Đất Nước ” cũng là cái khoảng trống rất thân mật với đời sống hàng ngàycủa mỗi người dân : “ Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm ”. Và quốc gia ấycũng đã tận mắt chứng kiến những mối tình đầu của biết bao lứa đôi : “ Đất Nước là nơi ta hòhẹn … nhớ thầm ”. c. Từ ý niệm Đất Nước của Nhân dân ”, Nhân dân tạo ra sự Đất Nước, tác giảđã có một phát hiện thâm thúy và mê hoặc : những thắng cảnh vạn vật thiên nhiên quốc gia không chỉmang sắc tố gấm vóc của nước nhà, mà chúng còn là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, truyềnthống dân tộc bản địa, là sự “ hóa thân ” của những cuộc sống bình dị vô danh diễn ra trong mọi thờigian, trong mọi khoảng trống quốc gia. “ Ôi ! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc sống đã hóa núi sông ta ! ” 2.4. Đất nước trong bề dày văn hóa truyền thống, tâm hồn cốt cách Việt NamKhẳng định và tự hào về vai trò lớn lao của nhân dân : Làm ra quốc gia, phát minh sáng tạo nềnvăn hoá, bảo vệ và gìn giữ, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị vật chất và niềm tin ( baogồm cả những anh hùng có tên tuổi và vô vàn những con người vô danh, bình dị ) a. Cũng như hai phương diện trên, bề dày văn hóa truyền thống, tâm hồn cốt cách Nước Ta khôngđược nói đến qua những danh nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quí Đôn, Ngô ThìNhậm … mà được biểu lộ trong nguồn mạch đa dạng và phong phú của văn hóa truyền thống dân gian – tiếng nóitâm hồn nhân dân trải qua từng thời kỳ lịch sử dân tộc. b. Câu thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân ” là lời kết, khái quát tư tưởng, cảm hứng chủ yếu, bao trùm cả đoạn trích và chươngV — > Tác giả ca tụng ba vẻ đẹp nổibật của tâm hồn, tính cách Nước Ta. Đó là : thật đắm say và thuỷ chung trong tình yêu ; biết quý trọng tình nghĩa ; kinh khủng trong đấu tranh với quân địch. 2.5. Nghệ thuật – Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sang trọng và quý phái – Ý thơ giàu chất chính luận – Ngôn ngữ thơ mộc mạc – Cách sử dụng phát minh sáng tạo vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian3. Đánh giáNhững thi liệu dân gian đậm đà chất thơ tích hợp ngặt nghèo với những tâm lý giàuchất trí tuệ của tác giả đã góp thêm phần bộc lộ sâu săc tư tưởng ” Đất Nước của Nhân dân ” trong đoạn thơ. Đó là một góp phần riêng rất quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâusắc thêm ý niệm về quốc gia của thơ ca hiện đạiĐề 11 : Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương ” Đất Nước ” ( trích trườngca ” Mặt đường khát vọng ” ) của Nguyễn Khoa Điềm. Gợi ý1. Giới thiệu yếu tố : – Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm, trường ca ” Mặt đường khát vọng ” và đoạn trích ” ĐấtNước “. – Giới thiệu hình tượng Đất Nước trong đoạn trích. 2. Giải quyết vấn đề2. 1. Nội dung : Vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước : gắn với nét độc lạ trong cách cảm nhận và cách xâydựng hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ. a. Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trong chiều sâu văn hóa truyền thống – lịch sử dân tộc và trong cuộc sốngđời thường của mỗi con người : quốc gia hiện lên vừa thiên liêng, tôn kính, lại vừa thân thiện, thân thương. b. Cảm nhận trên bình diện khoảng trống địa lí : Đất Nước không phải là cái gì xa xôi, trừutượng, mà là khoảng trống sống thân thiện hàng ngày của mỗi con người, ở đó có kỉ niệm tuổithơ, có tình yêu đôi lứa với những nỗi nhớ niềm thương. — > Ở trên chiều rộng của khoảng trống địa lí và chiều dài của thời hạn lịch sử vẻ vang, ĐấtNước được cảm nhận như sự thống nhất của những phương diện văn hóa truyền thống, truyền thống cuội nguồn, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá thể và cả hội đồng … c. Đất Nước có trong mỗi người, vì thế mỗi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm với quốc gia : Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình … Làm nên Đất Nước muôn đời … d. Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ’ ’ đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến nhữngphát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử vẻ vang và văn hóa truyền thống … của quốc gia, trong đó cáchnhìn nhận về địa lí là mới lạ và độc lạ nhất. – Về địa lí : nhà thơ nhìn trên map địa lí và phát hiện chính nhân dân đã làm nên đấtnước, tạo ra sự dáng hình xứ sở, tô điểm cho giang sơn gấm vóc. – Về lịch sử dân tộc : Nhìn vào chiều dài lịch sử vẻ vang “ bốn nghìn năm Đất Nước ’ ’, nhà thơ lại thấy vaitrò của “ bốn nghìn lớp người ’ ’, bốn nghìn thế hệ nhân dân. Nhân dân chính là nhữngngười anh hùng vô danh, sống đơn giản và giản dị, chết bình tâm, hi sinh một cách vô tư để làm nênlịch sử của quốc gia. – Về văn hóa truyền thống : Nhân dân không chỉ những người anh hùng chống lại ngoại xâm mà còn lànhững anh hùng văn hóa. Trong công cuộc lao động bền chắc và vĩ đại, Nhân dân đã tạo rasự sống, tạo ra toàn bộ những giá trị văn hóa truyền thống vật chất và niềm tin của hội đồng người Việt. e. Từ cách cảm nhận tổng hợp trên cả ba bình diện ( chiều rộng của khoảng trống địa lí, chiều dài của thời hạn lịch sử vẻ vang, chiều sâu của văn hóa truyền thống, lối sống, phong tục tập quán ), nhàthơ đi đến một khẳng định chắc chắn quan trọng : “ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca daothần thoại ’ ’. Nói đến nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm nói đến ca dao truyền thuyết thần thoại, bởi hơn ởđâu hết, đó là nơi biểu lộ tập trung chuyên sâu nhất, phong phú và đa dạng và thâm thúy nhất vẻ đẹp tâm hồn củanhân dân. Từ trong kho tàng ca dao thần thoại cổ xưa, nhà thơ chọn ra ba vẻ đẹp tiêu biểu vượt trội đã trởthành truyền thống lịch sử của con người Nước Ta : tình nghĩa thủy chung, quý trọng lao động vàkiên cường chống ngoại xâm. f. Tư tưởng cốt lõi “ Đất Nước của Nhân dân ” không chỉ chi phối cách cảm nhận về đấtnước mà còn thấm vào cả nghệ thuật và thẩm mỹ bộc lộ, cách kiến thiết xây dựng hình tượng của đoạn thơ. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng thoáng đãng vật liệu văn hóa truyền thống, văn học lại là cái phần tiêubiểu, đậm đà nhất của dân tộc bản địa, cũng là của quốc gia mình. Vì vậy, quốc gia dân gian thơmộng, trữ tình từ rất lâu rồi vọng về sẽ trở nên quen thuộc, thân thiện với mọi người nên dễcảm, dễ hiểu, dễ nhận ra cái tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ’ ’. 2.2 Nghệ thuật – Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sang trọng và quý phái – Ý thơ giàu chất chính luận – Ngôn ngữ thơ mộc mạc – Cách sử dụng phát minh sáng tạo vật liệu văn hóa truyền thống, văn học dân gian – Miêu tả những hình ảnh dân tộc bản địa bằng cách thông suốt hiện tại với quá khứ và tương lai. 3. Đánh giá : – Vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước gắn với nét độc lạ trong cách cảm nhận và cách xâydựng hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ. – Nhà thơ đã thiết kế xây dựng hình tượng một “ Đất Nước của ca dao truyền thuyết thần thoại ’ ’ để biểu lộ sâusắc tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân ’ ’. III. ĐỀ CỦNG CỐ NÂNG CAO : Đề 1 : Đánh giá về văn học Nước Ta quy trình tiến độ 1945 – 1975 có quan điểm cho rằng : “ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học tiến trình nàythấm nhuần niềm tin sáng sủa, đồng thời phân phối được những nhu yếu phản ánhhiện thực đời sống trong quy trình hoạt động và tăng trưởng cách mạng. ” ( SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Nước Ta, 2010, trang 14 ). Anh ( chị ) hiểu quan điểm trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ bằng việc nghiên cứu và phân tích những tácphẩm “ Tây Tiến ” ( Quang Dũng ), “ Việt Bắc ” ( Tố Hữu ) và “ Đất Nước ” ( trích trườngca “ Mặt đường khát vọng ” – Nguyễn Khoa Điềm ). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI : 1. Giải thích đánh giá và nhận định : – Khuynh hướng sử thi : Văn học đề cập đến những yếu tố có ý nghĩa lịch sử dân tộc và có tínhchất toàn dân tộc bản địa. Nhân vật chính thường là những con người đại diện thay mặt cho tinh hoa và khíphách, phẩm chất và ý chí của dân tộc bản địa, tiêu biểu vượt trội cho lí tưởng của hội đồng hơn là lợi íchvà khát vọng của cá thể. Con người hầu hết được tò mò ở bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọngđiệu ngợi ca, sang trọng và quý phái và đẹp một cách trang trọng, hào hùng. – Cảm hứng lãng mạn : là cảm hứng khẳng định chắc chắn cái tôi đầy tình cảm, cảm hứng và hướng tớilí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 đa phần được thểhiện trong việc chứng minh và khẳng định phương diện lí tưởng của đời sống mới và vẻ đẹp của conngười mới, ca tụng chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin cậy vào tương lai tươi sángcủa dân tộc bản địa. → Ý kiến đã khẳng định chắc chắn : Khuynh hướng sử thi phối hợp với cảm hứng lãng mạn làm chovăn học quy trình tiến độ này thấm nhuần niềm tin sáng sủa, đồng thời phân phối được yêu cầuphản ánh hiện thực đời sống trong quy trình hoạt động và tăng trưởng cách mạng. Tất cả yếutố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc thù cơ bản của văn học Nước Ta từ năm 1945 đếnnăm 1975 và giúp văn học thời kì này triển khai tốt nhu yếu, trách nhiệm mà lịch sử dân tộc, thời đạiđặt ra. 2. Phân tích, chứng tỏ : a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm : – Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu vượt trội của văn học giaiđoạn 1945 – 1975. – “ Tây Tiến ”, “ Việt Bắc ”, “ Đất Nước ” ( trích “ Mặt đường khát vọng ” ) là ba tác phẩm mangđậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấmnhuần ý thức sáng sủa : – Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn vất vả, khó khăn : thiếu thốn về vật chất ; chịu nhiềumất mát, quyết tử …
Source: https://suanha.org
Category : Ngoại Thất