MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỬA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG – XI MĂNG NHANH NHẤT

PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỬA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG – XI MĂNG NHANH  NHẤT

28684835_853118141516381_169184529930518528_n

Vệ sinh mặt đường: gồm dọn sạch mặt đường (bùn, bụi, mảnh bê tông vụn bong ra, vật lạ …. ) nhận biết các hư hỏng nhỏ và khắc phục chúng, công tác vệ sinh phải tiến hành trong suốt năm.

2. Sửa chữa mặt đường: Gồm loại trừ, khắc phục những hư hỏng của các tấm bê tông riêng biệt hoặc của từng mảng, từng khu vực mặt đường. Tuỳ theo khối lượng sửa chữa mà phân ra sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
3. Sửa chữa thường xuyên gồm ngăn chặn và loại trừ kịp thời các hư hỏng của các tấm bê tông riêng biệt hoặc của những đoạn mặt đường nhỏ diện tích không quá 1% tổng diện tích mặt đường sân bay (thay các tấm hỏng, sửa lại móng, chữa các tấm cập kênh nhau đến 3 cm, sửa chữa các vết nứt, sứt cạnh, ổ gà, rỗ v..v…). Sửa chữa thường xuyên phải tiến hành đều đặn suốt năm tại những khoảng trống giữa các chuyến bay.
3.1. bằng trám và tạm thời 
Các khu vực bê tông bị vỡ có thể được vá lại bằng BTN như là một biện pháp tạm thời. Việc sửa chữa tạm thời những chỗ vỡ góc, nứt xiên, trương nở và rạn nứt có thể sử dụng các quy trình sau:
– Dùng cưa bê tông cắt theo chiều sâu của tấm.
– Sử dụng dụng cụ khí nén phá bê tông đến tận lớp móng dưới hay nền đường và bốc hết mảnh bê tông.
– Cho thêm vật liệu xuống lớp móng dưới hay nền đường rồi lèn chặt.
– Tưới nhựa thấm bám lên bề mặt lớp móng dưới.
– Quét nhựa dính bám lên các mặt cạnh của tấm bê tông.
– Đổ một lớp BTN không dày quá 75 mm lên.
– Dùng đầm rung và các công cụ khác để đầm lớp bê tông này.

Sửa chữa theo một phần độ sâu (hoặc xử lý ổ gà) thì cắt hết độ sâu (tối thiểu 75 mm), quét lớp nhựa số 1 lỏng, đổ lớp BTN nóng và lu lèn chặt. Các phương tiện có thể đi lại ngay sau khi vá xong.
5.2. Vết nứt có chiều rộng dưới 5 mm, không xuyên suốt chiều dày của tấm bê tông. Các loại vết nứt này ít khi gây hư hại mặt đường. Quy trình sửa chữa những hư hỏng này như sau:
– Làm sạch vết nứt bằng chổi sắt hay hơi nén.
– Làm sạch diện tích bao quanh vết nứt.
– Xử lý mặt đường bằng vữa xi măng để bảo đảm độ kết dính giữa mặt đường hiện hành với lớp bê tôngmới. Đổ lớp vữa xi măng 2 mm rồi dùng bàn chải hay chổi quét đều trước khi đổ chất kết dính xuống.
5.3. Nứt khe rãnh (chiều rộng trên 5 mm, xuyên suốt chiều dày của tấm bê tông). Quy trình chữa như sau:
a) Sửa chữa tạm thời:
o Mở rộng kẽ nứt đến 1,5 – 2 cm và sâu 3 -5 cm bằng búa đục tay hay bằng máy hơi nén, làm sạch kẽ nứt bằng chổi sắt hay hơi nén, sau đó trét matit nhựa vào tương tự như mục 1.6.1. (a) nêu trên.
o Nếu tấm bê tông bị sứt, vỡ với diện tích nhỏ thì trám lại các vị trí sứt vỡ bằng hỗn hợp matít nhựa hoặc hỗn hợp bêtông nhựa nguội hạt mịn.

b) Sửa chữa cơ bản: 
Quy trình như sau:
– Xẻ rãnh với độ rộng và độ sâu theo khuyến cáo của nhà sản xuất chất chèn khe nứt. Độ rộng phải đủ để vật liệu dãn nở và co lại cùng với chuyển động của mặt đường. Các vật liệu đổ nóng cần có độ rộng bằng độ sâu. Vật liệu silicone đòi hỏi độ rộng gấp đôi độ sâu. Độ rộng tối thiểu là 10 mm để đảm bảo đủ độ rộng cho việc lấp chất chèn khe vào.
– Dùng cát và khí nén làm sạch khe cần chèn. Rãnh xẻ phải khô và không có bụi bặm để độ kết dính của chất chèn khe tốt hơn..
5.4. Nứt ở góc tấm: Tấm bị nứt ở góc (ở chỗ góc giữa hai khe nối cắt nhau) với các vết nứt, gãy rộng 20mm đến 40mm và các vết nứt liên quan đến mất sự nâng đỡ của các lớp nền là biểu hiện của sự phá hủy kết cấu. Quy trình sửa chữa các vết nứt gãy này như sau:
– Cắt sâu bằng cưa ở các khe thi công. Nên cắt cách giới hạn của vết nứt một khoảng cách ít nhất là 60 cm để tạo thành hố cần sửa chữa có hình chữ nhật đối với các vết nứt rộng cắt ngang tấm. Đối với các nứt góc khác thì cắt hố sửa chữa tại các góc vỡ theo hình vuông.
– Dùng búa hơi móc vật liệu ở chỗ cắt lên. Sau đó dùng cưa cắt thêm một đường bên trong chu vi đã cắt để mở rộng chỗ cắt rồi dùng tay móc vật liệu rời lên. Trong khi sửa chữa, cố gắng hạn chế mức tối thiểu sự tác động đến đất và vật liệu của các lớp ở bên dưới.

5.5. Sửa chữa tấm bê tông bị phá huỷ do giãn nở 
Quy trình sửa chữa như sau:
– Dùng cưa cắt mép bê tông ở các chỗ bị vỡ với độ sâu sấp xỉ 15 cm
– Dùng các dụng cụ khí nén phá bê tông ở chỗ vỡ cho xuống đến hết chiều dày tấm rồi dỡ bỏ hết những mảnh bê tông đó đi.
– Đổ thêm vật liệu xuống lớp dưới, nếu cần, rồi lèn chặt.
– Đối với mặt đường bê tông cốt thép, sử dụng các kỹ thuật liên kết để gắn kết bê tông mới với bê tông cốt thép cũ. Sử dụng các thanh truyền lực để liên kết.
– Làm ướt nền đường dưới và các mặt cạnh của rãnh xẻ cũ.
– Đổ bê tông vào khu vực định vá. Bê tông trộn sẵn có thể được sử dụng nếu thỏa mãn các yêu cầu và đảm bảo tiết kiệm. .
5.6. Sửa chữa tấm bê tông bị dập. 
Nếu tấm bê tông bị dập thì phải thay cả tấm. Tuân theo các quy trình áp dụng cho việc sửa chữa sự phá huỷ mép tấm do giãn nở nêu trên, trừ việc móc vật liệu không ổn định ở nền đường và thay thế bằng vật liệu được lựa chọn. Cải thiện điều kiện thoát nước bằng cách lắp các đường ống để thoát nước trong trường hợp nền thoát nước kém.

5.8. Sửa chữa tấm bê tông có hiện tượng phụt.  
– Trường hợp do nền lún sụt, xói mòn…, lúc có nước làm cho các hạt mịn phụt lên trên bề mặt qua các khe hoặc các vết nứt thì phải sửa chữa như trường hợp tấm bê tông bị lún thụt .
– Trường hợp do chất lượng vật liệu chèn khe tồi thì sửa chữa khe nối theo quy trình mục 8.2.6.10.

5.10. Sửa chữa tấm bê tông bị bong bề mặt 
a, Bong nông (sâu dưới 5 mm) quy trình chữa như sau: 
– Đục hết chỗ bong đến bề mặt còn tốt.
– Rải nhựa số 3 đun nóng lên bề mặt bong.
– Rải lớp bột đá hay cát thô hay sỏi sạn nhỏ.
– San phẳng và lăn nén.
b, Bong sâu (sâu từ 5 mm trở lên). Quy trình chữa như sau:
– Đục hết chỗ bong đến bề mặt tốt.
– Quét nhựa lót số 1.
– Vá bằng BTN nóng hạt mịn, rắc đá mặt lên rồi lăn nén.
5.11. Sửa chữa bề mặt bê tông bị giảm ma sát do bẩn, đọng gôm hay bị mài nhẵn (bào mòn) 
– Xử lý phục hồi khả năng ma sát cho mặt đường BTXM có thể được thực hiện bằng việc làm lại mặt đường, phay, mài, rửa bề mặt…Có thể xem xét khả năng tạo đường rãnh khi thấy bề mặt mất khả năng ma sát. Việc xẻ rãnh không ảnh hưởng đến kết cấu mặt đường nhưng lại làm nước đọng ở chỗ tiếp giáp giữa mặt đường và bánh xe có thể thoát được. Như vậy việc xẻ rãnh cũng hạn chế đến mức tối thiểu tiềm năng đọng nước trong mùa mưa.
– Trường hợp bề mặt BTXM bị giảm ma sát do bẩn hoặc đọng gôm cao su: Dùng nước áp lực mạnh hoặc hóa chất không độc hại để rửa sạch hoặc bóc bỏ lớp gôm cao su đọng lại.
– Trường hợp bề mặt BTXM bị mài nhẵn xẩy ra trên một diện rộng thì cần xem xét việc phay hay mài lại toàn bộ mặt đường. Làm lại mặt đường hoặc tăng cường bằng BTXM hoặc BTN cũng có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng này.

QUÝ CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM CÓ TÍNH NĂNG TƯƠNG TỰ TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ :

HÓA CHẤT VIỆT MỸ – VMCGROUP –THẾ GIỚI HÓA CHẤT

https://suanha.org/

SIKA[email protected]

*TRỤ SỞ HÀ NỘI

Số 61B / 381 Nguyên Khang – cầu giấy – TP. Hà Nội
Tel 0243.7474 666 | 0243.7472 333 Hotline 0934.550.334 | 0902.292.003
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Thành Phố Hà Nội
Tel 02438.610.888 / 666 | 02436.877.666

*VĂN PHÒNG HẢI PHÒNG

Số 406 Hùng Vương, Q. Hồng Bàng, TP Hải Phòng Đất Cảng
Tel 022.5354.1888 | 022.5354.1999

*VĂN PHÒNG THANH HÓA

343 Lê Lai – TP Thanh Hóa

Tel. 0237 6767 666 | 0237.666.5656

Lh ; 0934533885 – 0932245500

*VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

364 Điện Biên Phủ – TP TP. Đà Nẵng
Tel. 0236.3670.668 / 179 | 0236.367.1968

*VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG

D2 Hàng Cá – TP.Nha Trang
Tel. 0258.3551.551 | 0258.3551.377 / 388

*VĂN PHÒNG HCM

11-13 Tạ Quang Bửu-P4-Quận 8 – Hồ Chí Minh
Tel. 02838.521.368 | 02838.521.339

THẾ GIỚI HÓA CHẤTDUNG MÔICHẤT TẨY RỬA PHỤ GIA THỰC PHẨM

VMCGROUP Trân trọng cảm ơn Quý khách !

3.3 / 5 – ( 3 bầu chọn )

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB