MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Nữ thần tự do ở vườn hoa Cửa Nam

Ở ngã sáu Tràng Thi, Cửa Nam, Hàng Bông… có một vườn hoa nho nhỏ mà người dân quen gọi là vườn hoa Cửa Nam. Đây chính là vị trí đình Quảng Văn ngày xưa và cũng là nơi tọa lạc của pho tượng Nữ thần tự do Hà Nội trong ngót nửa thế kỷ.
 
Theo những tài liệu ghi chép thì năm 1491, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng một ngôi đình làm nơi niêm yết các pháp lệnh, cáo thị của triều đình. Đó là Quảng Văn đình xây dựng vào tháng 10 năm Tân Hợi (1491). Nay ở vào vị trí quãng Vườn hoa Bách Việt (hay còn gọi là vườn hoa Cửa nam).

Bài ký Quảng Văn  đình (1493) do Bùi Xương Trạch ghi cho biết khá rõ địa điểm và diện mạo của đình Quảng Văn: “ở mé ngoài của Đại Hưng (cửa Nam thành Thăng Long), lầu phượng cao ngất phía trước, thành rồng bao quanh ở ngoài, ngòi nước và đường dân vệ ở quanh tả hữu”. Hình dáng của ngôi đình: “Trụ cột trang trọng, đục chạm đơn giản, dù thấp mà không xấu, dù đẹp mà không xa hoa, quy mô đúng mực”.

Nơi đây thời Lý  đã từng có Trữ Văn đình. Thời Lê, Quảng Văn đình được dùng làm nơi yết bảng các vị tiến sĩ tân khoa trong một số khoa thi. Thời Nguyễn, được đổi tên thành đình Minh Chiêu rồi Quảng Minh (dưới triều Gia Long) làm nơi niêm yết giấy tờ của bộ máy cai trị tỉnh Hà Nội. Dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức các quan tỉnh hàng tháng thường họp các bô lão, hương chức trong tỉnh tại đây để nghe giảng thập điều (10 điều trung hiếu tiết nghĩa).
 
Dưới thời Pháp, tại Quảng Văn đình những lính nhạc thường đến thổi kèn góp vui thành phố vào mỗi chiều thứ 7, chủ nhật. Điều thú vị mà không phải người Hà Nội cũng biết: vườn hoa Cửa Nam chính là nơi đặt một phiên bản pho tượng Nữ thần tự do trong gần nửa thế kỷ (1896-1945). Pho tượng Nữ thần tự do ở Hà Nội đã từng di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau nhưng vườn hoa Cửa Nam là nơi “an vị” lâu nhất.

Nữ thần tự do trên Tháp Rùa

Nữ thần tự do trên Tháp Rùa

Nữ thần tự do “bản sao” được người dân Hà Nội quen gọi là “bà đầm xòe”. Bản chính của  pho tượng tại New York có chiều cao 46 m trong khi phiên bản tại Hà Nội có kích cỡ khoảng 2,85 mét (bằng 1/16). Pho tượng được tạo tác ở Pháp và được đem tới triển lãm Hà Nội năm 1887 tại khu vực Trường Thi (nay là quãng Thư viện Quốc gia). Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Năm 1890, Chính phủ bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert, thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.

Trước sự phản  đối của dư luận, năm 1896 tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam, lúc đó gọi là Quảng Văn đình hay vườn hoa Neyret. Người Hà Nội có câu ca: “Nhớ Quảng Văn đình tớ đến nghe/ Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe/ Thập điều bặt tiếng ê a giảng/ Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”.

Tháng 7 năm 1945, thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, ông Trần Văn Lai đã ký lệnh giật đổ các tượng đài trong đó có tượng bà đầm xòe vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ thực dân. Chung số phận với nhiều tượng đài khác ở Hà Nội lúc đó, tượng bà đầm xòe đã bị kéo đổ ngày 1 tháng 8 năm 1945.

Khi làng đúc đồng nổi tiếng Ngũ Xã có ý tưởng đúc một pho tượng phật Adiđà lớn nhất Việt Nam đã tiến hành quyên góp đồng ở khắp nơi, cuối cùng làng cũng xin được một khối đồng khá lớn, trong đó có tượng bà đầm xòe. Thế là pho tượng Nữ thần tự do hay bà đầm xòe Hà Nội đã góp phần làm nên pho tượng phật Adiđà nặng tới 16 tấn, ngự trên tòa sen ở chùa Ngũ Xã ngày nay.

(Theo

Dân trí

)

Ở ngã sáu Tràng Thi, Cửa Nam, Hàng Bông… có một vườn hoa nho nhỏ mà người dân quen gọi là vườn hoa Cửa Nam. Đây chính là vị trí đình Quảng Văn ngày xưa và cũng là nơi tọa lạc của pho tượng Nữ thần tự do Hà Nội trong ngót nửa thế kỷ.Theo những tài liệu ghi chép thì năm 1491, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng một ngôi đình làm nơi niêm yết các pháp lệnh, cáo thị của triều đình. Đó là Quảng Văn đình xây dựng vào tháng 10 năm Tân Hợi (1491). Nay ở vào vị trí quãng Vườn hoa Bách Việt (hay còn gọi là vườn hoa Cửa nam).Bài ký Quảng Văn đình (1493) do Bùi Xương Trạch ghi cho biết khá rõ địa điểm và diện mạo của đình Quảng Văn: “ở mé ngoài của Đại Hưng (cửa Nam thành Thăng Long), lầu phượng cao ngất phía trước, thành rồng bao quanh ở ngoài, ngòi nước và đường dân vệ ở quanh tả hữu”. Hình dáng của ngôi đình: “Trụ cột trang trọng, đục chạm đơn giản, dù thấp mà không xấu, dù đẹp mà không xa hoa, quy mô đúng mực”.Nơi đây thời Lý đã từng có Trữ Văn đình. Thời Lê, Quảng Văn đình được dùng làm nơi yết bảng các vị tiến sĩ tân khoa trong một số khoa thi. Thời Nguyễn, được đổi tên thành đình Minh Chiêu rồi Quảng Minh (dưới triều Gia Long) làm nơi niêm yết giấy tờ của bộ máy cai trị tỉnh Hà Nội. Dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức các quan tỉnh hàng tháng thường họp các bô lão, hương chức trong tỉnh tại đây để nghe giảng thập điều (10 điều trung hiếu tiết nghĩa).Dưới thời Pháp, tại Quảng Văn đình những lính nhạc thường đến thổi kèn góp vui thành phố vào mỗi chiều thứ 7, chủ nhật. Điều thú vị mà không phải người Hà Nội cũng biết: vườn hoa Cửa Nam chính là nơi đặt một phiên bản pho tượng Nữ thần tự do trong gần nửa thế kỷ (1896-1945). Pho tượng Nữ thần tự do ở Hà Nội đã từng di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau nhưng vườn hoa Cửa Nam là nơi “an vị” lâu nhất.Nữ thần tự do “bản sao” được người dân Hà Nội quen gọi là “bà đầm xòe”. Bản chính của pho tượng tại New York có chiều cao 46 m trong khi phiên bản tại Hà Nội có kích cỡ khoảng 2,85 mét (bằng 1/16). Pho tượng được tạo tác ở Pháp và được đem tới triển lãm Hà Nội năm 1887 tại khu vực Trường Thi (nay là quãng Thư viện Quốc gia). Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).Năm 1890, Chính phủ bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert, thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.Trước sự phản đối của dư luận, năm 1896 tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam, lúc đó gọi là Quảng Văn đình hay vườn hoa Neyret. Người Hà Nội có câu ca: “Nhớ Quảng Văn đình tớ đến nghe/ Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe/ Thập điều bặt tiếng ê a giảng/ Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”.Tháng 7 năm 1945, thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, ông Trần Văn Lai đã ký lệnh giật đổ các tượng đài trong đó có tượng bà đầm xòe vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ thực dân. Chung số phận với nhiều tượng đài khác ở Hà Nội lúc đó, tượng bà đầm xòe đã bị kéo đổ ngày 1 tháng 8 năm 1945.Khi làng đúc đồng nổi tiếng Ngũ Xã có ý tưởng đúc một pho tượng phật Adiđà lớn nhất Việt Nam đã tiến hành quyên góp đồng ở khắp nơi, cuối cùng làng cũng xin được một khối đồng khá lớn, trong đó có tượng bà đầm xòe. Thế là pho tượng Nữ thần tự do hay bà đầm xòe Hà Nội đã góp phần làm nên pho tượng phật Adiđà nặng tới 16 tấn, ngự trên tòa sen ở chùa Ngũ Xã ngày nay.

Source: https://suanha.org
Category : Sân Vườn

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB