Các vật liệu thường gặp sẽ chia ra 3 loại sau
Vật liệu đặc, không có phản xạ. Ví dụ Vải, Da lộn, Gạch, đất cát….
Vật liệu đặc, có tính chất phản xạ (cái này chiếm đa số) như gỗ, đá, kim loại, nhựa….
Vật liệu trong suốt như thủy tinh, nước….
Với vật liệu đầu tiên, ta chỉ cần ốp map, chỉnh map (lệnh i) sao cho đẹp là ok. Thực ra Vải và Da lộn còn có thêm tính chất mờ dần theo bề mặt (vd vải nhung) nhưng cái đó ta sẽ học sau. Ngoài ra còn có tính chất lồi lõm bề mặt. Các bạn sẽ dùng kênh Bump để tạo.
Với vật liệu đặc, có tính chất phản xạ, các bước làm như sau
Ốp map và chỉnh map cho đẹp
Thêm kênh Reflection, trong Reflection, tìm đến phần Glossiness, giảm 2 thông số Hilight và Reflect xuống đến một giá trị hợp lí. Ví dụ Gỗ, da thường dao động trong khoảng 0.7-0.85. Tường sơn nước thường dao động 0.6-0.7. Lưu ý không giảm 2 giá trị này xuống dưới 0.5
Trong phần Bump, ốp map bump vào để tạo độ lồi lõm. Map Bump này thường ở dạng đen trắng và ta phải tạo ra từ map gốc. (xem video cách tạo map bump bằng Photoshop)
Với vật liệu kính, ta làm theo các bước như sau.
Vẽ 1 tấm kính có độ dày thực tế (Khoảng 12mm) và đóng component cho nó
Đổ cho nó 1 màu bất kì.
Trong kênh Diffuse, chỉnh Transparency về màu trắng.
Tạo kênh phản xạ (Reflection)
Tạo kênh Khúc xạ (Refraction)
Trong kênh khúc xạ, chỉnh màu của kính bằng thông số Color đầu tiên mà ta nhìn thấy. (nằm ngay hàng đầu tiên)
Rất dễ phải không nào.
Bạn đang đọc: Tự học Vray sketchup online tập 5 – Vật liệu trong V-ray
Hiện tại phiên bản mới nhất của Vray là 4.0 với nhiều tính năng mới cực mê hoặc đã sinh ra. Dễ dùng hơn, đơn thuần hơn, render nhanh hơn, đẹp hơn …. Vì vậy sau khi update giáo trình của Ceotic lên Vray 4.0, mình quyết định hành động san sẻ với những bạn bộ giáo trình của Vray 2.0. Dù là phiên bản cũ nhưng cũng rất tốt và đủ dùng so với những bạn mới mở màn làm quen với Vray .
Để update kỹ năng và kiến thức mới về Vray Sketchup, những bạn hoàn toàn có thể tham gia vào group học tập của TT Ceotic Studio tại địa chỉ sau
Source: https://suanha.org
Category : Vật Liệu