Ta thấy từ bảng số liệu các chất khí so với không khí thì cường độ cách
điện đều kém hơn. Song đôi khi nitơ được dùng thay cho không khí để lấp
đầy các tụ điện khí hay các thiết bị khác, vì nó có đặc tính gần giống không
khí, đồng thời không chứa oxi là chất có thể gây ra ôxi hoá các vật liệu khi
tiếp xúc với nó.
Hiện nay có một số chất khí chủ yếu là các hợp chất halogen (flo, clo…)
có khối lượng phân tử và tỉ trọng cao, năng lượng iôn hoá lớn, có cách điện
lớn hơn hẳn so với không khí.
Trong kỹ thuật điện thì khí H2 là khí nhẹ có đặc tính truyền dẫn nhiệt tốt
nên được làm mát cho máy thay cho không khí trong các máy điện công suất
lớn, làm giảm tổn thất do ma sát của roto với các chất khí và do quạt gió gây
ra. Khi dùng H2 sẽ làm chậm hoá già các chất cách điện hữu cơ trong dây
quấn và loại trừ khả năng hoả hoạn trong trường hợp ngắn mạch ở bên trong
máy điện và cải thiện điều kiện làm việc của chổi than. Làm mát bằng hyđro
sẽ cho phép tăng công suất và hiệu suất làm việc của máy điện, người ta chế
tạo các máy phát nhiệt điện và các máy bù đồng bộ công suất lớn làm mát
bằng khí hyđro. Nhưng khí hyđro dễ kết hợp với oxy theo tỉ lệ nhất định tạo
thành hợp chất dễ nổ. Do đó, để tránh xa nguy hiểm do không khí lọt vào
cần phải duy trì áp suất trong may cao hơn áp suất khí quyển hoặc không để
hyđro tiếp xúc với khí (khí hyđro làm việc theo chu trình kín).
Hiện nay người ta còn dùng các khí trơ như argon, nêon … cũng như hơi thuỷ ngân để làm các dụng cụ chân không và bóng đèn. Khí trơ có độ bền điện thấp. Hê li là chất khí có độ bền điện thấp nhất, nó nhỏ hơn 17 lần đồ bền điện so với không khí .
(Trang 27 -28 )
Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẬT LIỆU ĐIỆN
Source: https://suanha.org
Category : Vật Liệu