Văn khấn truyền thống của người Việt
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Tác giả: Trương Thìn (biên soạn) – Đại đức Thích Minh Nghiêm (hiệu đính)
Năm xuất bản: 2011
Số trang: 103
Khổ sách: 16 x 24cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Văn khấn truyền thống của người Việt
Người Việt và một số dân tộc Đông Nam Á xưa kia đã thần thánh hoá tinh thần trừu tượng thành khái niệm “linh hồn”, chết tức là cơ thể chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, theo triết lý Âm dương thì hồn đi từ cõi Dương sang cõi Âm. Cõi Âm là “thế giới bên kia” bị ngăn cách với cõi trần bởi 9 suối. Bởi vậy chết là về với tổ tiên chín suối, tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Niềm tin này trở thành cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây chính là một đặc thù của văn hoá Đông Nam Á nhưng phát triển và phổ biến hơn cả là Việt Nam. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Việt còn có tục thờ cúng các vị thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các vị anh hùng có công với dân tộc.
Trong nghi lễ của người Việt, ngoài phần lễ ra bao giờ cũng có những lời khấn vái. Lời khấn là lời mà người sống dùng để giao tiếp với người đã khuất, thể hiện tấm lòng thành tâm, tri ân của người sống. Ngày nay cuộc sống hiện đại bận rộn nhiều người ít quan tâm tìm hiểu các bài văn khấn truyền thống có bài có bản mà chỉ khấn nôm khấn na, tất nhiên làm như vậy cũng không phải là sai, nhưng thiết nghĩ lâu dần sẽ làm mai một đi một vốn quý của văn hoá dân tộc. Trong lịch sử đã có không ít bài văn khấn đã trở thành những tác phẩm văn học lớn, vô cùng sâu sắc ví dụ: “Văn tế cô hồn thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu,… Để góp phần bảo vệ, lưu giữ nét văn hoá truyền thống, những tài liệu văn khấn quý báu nói trên cuốn sách “Văn Khấn Truyền Thống Của Người Việt” của Trương Thìn được Đại đức Thích Minh Nghiêm hiệu đính sẽ góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu và tham khảo những bài văn khấn truyền thống sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Trong sách, tác giả đã sắp xếp, trình bày rõ ràng từng mẫu văn khấn, cũng như thời điểm sử dụng chúng trong năm, rất dễ dàng cho người đọc theo dõi, nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Nội dung sách bao gồm:
Phần 1: Văn khấn thờ cúng gia tiên và các dịp lễ tiết trong năm
Phần 2 : Văn khấn trong những lễ tục vòng đời người
Phần 3 : Văn khấn ở đình, đền, chùa, miếu, phủ
Phụ lục
Các bài khấn trong cuốn sách phong thủy hay này được biên soạn theo một trật tự logic, đầy đủ các dịp lễ, tiết trong năm cho độc giả dễ dàng theo dõi và áp dụng. với Các nghi lễ của đời người như: Ngày sinh, ngày đầy cữ, ngày đầy tháng, đầy năm, rồi lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang, cho tới các lễ tiết trong năm như: Tết nguyên đán, tết mồng ba tháng ba, mồng năm tháng năm, rằm tháng bảy, rằm tháng tám… đối với người Việt được tác giả biên soạn đầy đủ và dễ đọc, dễ hiểu.
Cuốn sách còn ấn tượng với phần phụ mục nói về “cách chọn ngày lành tháng tốt”, nhằm giúp mọi người khi trong gian đình có việc thì có thể tự chọn lấy ngày tốt, giờ tốt mà không phải nhờ “thầy”. Trên thực tế, đây cũng là một “trò chơi văn hóa” giúp cho con người yên lòng, vững tin vào cuộc sống hiện tại và tương lai tươi sáng.
Văn khấn truyền thống của người Việt, sách tâm linh nên có trong gia đình bạn
Source: https://suanha.org
Category : Phong thủy