MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Cách tự chống thấm tại nhà

Tường nhà bị thấm dột là hiện tượng không chỉ xảy ra trên các công trình lâu năm tuổi, mà còn có thể xuất hiện trên cả những ngôi nhà mới xây. Điều này gây bất tiện không nhỏ trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là gây tổn hao tuổi thọ, tính thẩm mỹ của công trình, nếu không được khắc phục kịp thời thì lâu dần sẽ phá vỡ kết cấu, thậm chí khiến cho công trình sụp, đổ. Để ngăn ngừa nguy cơ trên thì việc tìm hiểu, học hỏi các phương pháp chống thấm tường nhà là rất cần thiết.

1. Tìm hiểu về các chất chống thấm hiện nay

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm chống thấm tường nhà, mang lại cho người dùng sự lựa chọn thích hợp cho nhiều mức độ thấm dột khác nhau. Trong đó, có 3 sản phẩm được lựa chọn sử dụng nhiều nhất và thường được kết hợp để mang lại một quy trình chống thấm hoàn hảo là:

* Phụ gia chống thấm

Ưu điểm của các loại phụ gia chống thấm là có giá thành rẻ, cho hiệu quả nhanh chóng và cách sử dụng cũng khá đơn giản, chỉ cần trộn chung vào bê tông để xây tường, sẽ giúp cho kết cấu bê tông ổn định hơn, từ đó ngăn ngừa nước thấm sâu vào kết cấu, đồng thời hạn chế sự rạn nứt từ bên trong.

Mặc dù vậy, sử dụng phụ gia chống thấm chỉ là phương án mang tính chất đối phó, tạm thời bởi khả năng duy trì hiệu quả trước các tác động ngoại lực và thời tiết cực đoan là không cao. Muốn đạt được hiệu quả lâu dài hơn thì cần phải kết hợp với các loại vật liệu chống thấm chuyên dụng khác.

* Sơn chống thấm

Là các dòng sơn có khả năng bảo vệ cho bề mặt tường, sàn bằng bê tông khỏi sự thấm thấu của nước, đồng thời góp phần hoàn thiện tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, lớp sơn này chỉ phủ ở bên ngoài mặt tường nên bản thân nó cũng phải chịu tác động trực tiếp của ngoại lực và mưa, nắng, sự biến đổi khí hậu đột ngột…. do đó sau một thời gian sẽ “đuối sức”, phát sinh các vết phồng, rộp rồi bong tróc dần. Lúc này, khả năng bảo vệ tường đã không còn, nước sẽ thấm vào tường, ngấm sâu vào bên trong và hủy hoại kết cấu của ngôi nhà.

* Chất chống thấm

Đây là vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi trái ngược với sơn chống thấm chỉ được phủ ở bề mặt ngoài, nócó thể mang lại hiệu quả chống thấm từ kết cấu bên trong, bền vững và lâu dài hơn.

Chất chống thấm là một hóa chất dạng lỏng, khi sử dụng sẽ được trộn lẫn vào vữa và xi măng, từ đó thẩm thấu vào kết cấu bên trong, bám chặt vào bê tông để mang lại hiệu quả chống thấm. Bên cạnh đó, với gốc xi măng thì chất chống thấm cũng rất an toàn cho con người và môi trường.

Như đã nói, mỗi vật liệu chống thấm nếu chỉ sử dụng riêng lẻ thì sẽ không thể mang lại hiệu quả tối ưu. Thay vì vậy, để có một phương án chống thấm dột toàn diện, các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng kết hợp theo từng bước, ban đầu là chất phụ gia, rồi đến chất chống thấm, và cuối cùng là sơn chống thấm.

2. Chi tiết các cách tự chống thấm dột cho tường nhà

* Phương án tạm thời: Nếu tường, trần nhà xuất hiện hiện tượng thấm dột nhưng vì một số lý do, gia chủ chưa thể tiến hành các phương pháp triệt để (chi phí, thời gian…) thì trước mắt, cần hạn chế tình trạng này bằng các phương án tạm thời để ngăn không cho các vết thấm, dột trở nên trầm trọng hơn.

Trong trường hợp này, gia chủ có thể sử dụng cao su lỏng. Cao su lỏng được khuyên dùng để chống thấm vì so với các loại màng phủ khác, nó có khả năng đàn hồi và chống xuyên thủng rất tốt, đặc biệt là có thể thu hồi lại tới 95% sau khi đã bị kéo giãn.

Cách sử dụng như sau: Phủ một lớp dày cao su mỏng dọc theo các vết nứt, thấm dột trên tường. Như vậy thì sau khi các vết nứt này tiếp tục lan rộng, cao su sẽ tự co giãn, đàn hồi theo vết đó và ngăn nước thấm vào bên trong. Lưu ý rằng cao su lỏng có thời gian đông cứng cực kỳ nhanh, do đó khi dùng thì phải phối hợp với máy phun chuyên dụng.

* Phương án mang lại hiệu quả lâu dài:

Với tường nhà,thường thì mảng tường 2 bên vách hông có diện tích lớn, khoảng trên 4m. Đây là nơi rất hay xuất hiện các vết nứt chân chim, khiến cho nước mưa thấm từ bên ngoài vào. Để chống thấm trong trường hợp này thì trong quá trình xây dựng, chúng ta cần chia tường thành các ô nhỏ dưới 4m bằng cách thêm các cột, đà giằng tường bê tông cốt thép, đảm bảo xây tường đúng kỹ thuật, miết hồ đầy đặn vào các mạch hồ.

Tiếp đến, hãy chắc chắn rằng vữa xi măng được trộn đều, xáo nước thật kỹ trước khi xây và đảm bảo đúng mác. Khi xây xong, các bức tường phải được bảo dưỡng thường xuyên bằng cách tưới nước, tránh bị khô cứng nhanh, như vậy sẽ rất dễ xảy ra các vết nứt, đặc biệt là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Với sàn, trần nhà, tại những nơi như ban công, nhà vệ sinh, sê nô… hiện tượng thấm dột xảy ra là do công tác chống thấm đã không được tiến hành đúng cách ngay từ đầu.

Để ngăn ngừa thì trước tiên, cần hết sức chú ý tới công tác đổ bê tông tại các vị trí này, bê tông phải được trộn kỹ, sử dụng đúng mác và đầm thật chặt. Ngoài ra, nên sử dụng lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm được quét trực tiếp lên bề mặt bê tông tối thiểu là 3 lớp. Lưu ý là việc quét phụ gia chống thấm cũng cần phải tuân theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với hồ xây tường, phải được pha lẫn với phụ gia để cán hồ, đồng thời tạo dốc để tránh tình trạng đọng nước. Tiếp đến là sử dụng lớp chống thấm lên mặt hồ theo trình tự tối thiểu 3 lớp, sau cùng, có thể lát gạch hoặc quét hồ dầu bảo vệ trong trường hợp là sênô – máng nước…

Đối với mái nhà, để chống thấm thì khi lợp cần đảm bảo độ dốc (>= 10%), mỗi mái và phần giáp mái các tấm tôn phải là loại 2 sóng với chiều dài 17cm. Ngoài ra cũng cần kiểm tra kỹ hướng gió chính để lợp tôn xuôi theo hướng thổi của gió để tránh bị tạt nước khi mưa to gió lớn. Quan trọng nữa là các vít bắn tôn phải được bắn ở sóng dương và bắn silicon đầu vít.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thấm mốc, bong tróc chân tường tầng trệt, tầng hầm, nhà vệ sinh… là do chân tường không sử dụng loại gạch thẻ với chiều cao 50cm tính từ mặt nền trệt, và cũng không được xử lý chống thấm hoặc xử lý chống thấm không đúng kỹ thuật. Sai làm này khiến cho chân tường hút ấm ngược từ đát lên trên, làm cho vữa và sơn nước bị thấm, từ đó gây nấm mốc, bong tróc.

Để khắc phục tình trạng này thì trước tiên, cần cạo hết lớp sơn và vữa đã bị bong tróc, vệ sinh cho thật sạch bề mặt rồi trái lại lớp mới, khi đã khô thì quét lên đó 3 lớp chất chống thấm ngược với chiều cao tối thiểu là 50cm. Đợi cho lớp chống thấm ngược thứ 3 khô hẳn thì bả bột trét và sơn nước mới vào.

Muốn chống thấm cho sân thượng, mái nhà để đảm bảo sử dụng bền khoảng 40 – 50 năm thì nên sử dụng màng khó nóng chống thấm có độ dày 3mm, dán vén cho phần chân tường với chiều cao khoảng 15 – 20 cm. Riêng với các vị trí của hộp kỹ thuật, ống thoát nước thì gia chủ có thể cán lớp vữa chống thấm thành 2 phần.

Để chống thấm cho nhà vệ sinh thì trước tiên, bạn cần vệ sinh bề mặt vị trí cần chống thấm thật sạch, sau đó pha sơn chống thấm với xi măng để thi công:

Bước 1: Đục rộng vết nứt ra khoảng 3 – 4 cm, vệ sinh cho thật sạch

Bước 2: Quét một lớp hồ dầu kết nối latex ròi dùng vữa chống thấm loại 2 thành phần trát kín.

Bước 3: Khi lớp vữa trát khô hẳn thì lăn thêm 2 lần sơn chống thấm đàn hồi CT-04, lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất 30 phút.

Đối với tường ngoại thất bị thấm nước do các vết rạn chân chim thì trước tiên, hãy cạo sạch bụi bẩn, rêu mốc, sau đó lăn 2 lớp sơn chống thấm trần nhà hệ trộn xi măng CT-03, đợi khoảng 1 ngày sau cho khô thì lăn thêm 2 lớp sơn chống thấm đàn hồi CT-04 để giúp ngăn tia cực tím tác động vào tường, tránh xuất hiện các vết nứt chân chim. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng vữa chống thấm Composite.

5. lưu ý

Áp dụng các phương pháp chống thấm ngay từ khâu thi công ban đầu là cách tốt nhất để bảo vệ cho tuổi thọ công trình của bạn. Không chỉ vậy, việc tiến hành chống thấm cho ngôi nhà ngay từ khi mới xây cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí so với việc phải chống thấm khi đã đưa công trình vào sử dụng, rất rắc rối và tất nhiên, hiệu quả sẽ không cao bằng.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước, đặc biệt là sau những trận mưa lớn. Nếu phát hiện ống bị nứt vỡ thì nên gia cố lại, bởi hệ thống này hư hỏng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột trên trần nhà.

+ Với những bề mặt tường đã được sữa chữa, chống thấm thì cần phải được che chắn bằng cách lát gạch mới, lợp thêm một lớp mái…

+ Với các bức tường ngoại thất thì có thể cân nhắc việc trồng các loại cây leo để giảm nhiệt độ cao của ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với tường, giúp cho kết cấu của tường ít bị co giãn, từ đó tránh được tình trạng xuất hiện các vết rạn, nứt, không cho nước mưa có cơ hội xâm nhập vào kết cấu tường.

ĐT

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB