MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

HƯỚNG dẫn NGHIỆM THU ĐƯỜNG BTXM THEO QD1951 – Tài liệu text

HƯỚNG dẫn NGHIỆM THU ĐƯỜNG BTXM THEO QD1951

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.04 KB, 38 trang )

HƯỚNG DẪN QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải)
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Quy định kỹ thuật này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu tầng mặt bê tông xi măng; (BTXM)
của kết cấu áo đường cứng làm mới hoặc nâng cấp cải tạo trong xây dựngđường ô tô, đường cao tốc
và có thể tham khảo áp dụng cho việc thi công tầng mặt BTXM đường đô thị và sân bay.
1.2. Quy định kỹ thuật này quy định về vật liệu, thiết bị máy móc, trình tự thi công và kiểm tra nghiệm
thu tầng mặt BTXM có hoặc không cốt thép, có hoặc không lưới thép đổ tại chỗ trên lớp móng
đã được hoàn tất.
1.3. Quy định kỹ thuật này áp dụng cho việc xây dựng tầng mặt BTXM bằng cơ giới, bao gồm các khâu
chủ yếu: vận chuyển, san rải, đầm lèn, tạo phẳng, cắt khe và tạo nhám. Cóthể sử
dụng kết hợp các loại thiết bị để thi công tầng mặt BTXM theo công nghệ thi công liên hợp, công
nghệ ván khuôn ray, công nghệ ván khuôn trượt, công nghệ thi công đơngiản.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng Quy định kỹ thuật này. Đối vớicác tài liệu viện
dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổsung (nếu có).
TCVN 2682:2009 Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6260:2009 Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6067:2004 Xi măng poóc lăng bền sunphát – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6069:2007 Xi măng poóc lăng ít tỏa nhiệt.
TCVN 6016:2011 Xi măng – Phương pháp thử xác định độ bền.
TCVN 141:2008 Xi măng poóc lăng – Phương pháp phân tích hóa học.
TCVN 4030:2003 Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn.
TCVN 6017:1995 Xi măng – Phương pháp thử xác định thời gian đông kết và độ ổn định.
TCVN 8877:2011 Xi măng – Phương pháp xác định độ nở autoclave.
TCVN TCXDVN 302-2004 Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8826:2011 Phụ gia hóa học cho bê tông.

TCVN 7572-1 ÷ 20:2006 Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử.
TCVN 3119:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
TCVN 3120:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo khi bửa.
TCVN 3114:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ mài mòn.
TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt.
TCVN 6492:1999 Chất lượng nước – Xác định pH.
TCVN 1651-1 ÷ 2:2008 Thép cốt bê tông.
TC 01:2010 Giấy dầu xây dựng.
TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế.
TCVN xxxx: Áo đường cứng – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế.

TCVN 8864:2011 Độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 mét – Tiêu chuẩn thử nghiệm.
TCVN 8865:2011 Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ
số độ gồ ghề quốc tế IRI.
TCVN 8866:2011 Đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát – Tiêu chuẩn thử nghiệm.
TCVN 8871:2011 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử.
TCXDVN 349:2005)* Cát nghiền cho bê tông và vữa.
22TCN 223:95*) Quy trình thiết kế áo đường cứng.
22TCN 333:06*) Tiêu chuẩn đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
22TCN 346-06*) Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát.
AASHTO T42: Standard Method of Test for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete Construction
(Phương pháp thử tấm chèn khe dãn trong mặt đường tông).
AASHTO M301 Standard Specifcation for Joint Sealants, Hot Poured for Concrete and Asphalt
Pavements (Quy định kỹ thuật đối với chất chèn khe, rót nóng trong mặt đường bê tông nhựa và bê
tông xi măng)
ASTM D3405-97 Standard Specifcation for Joint Sealants, Hot-Applied, for Concrete and Asphalt
Pavements (Quy định kỹ thuật đối với chất chèn khe, rót nóng dùng cho mặt đường bê tông nhựa và
bê tông xi măng)

ASTM D3407-78(1994)e1 Standard Test Methods for Joint Sealants, Hot-Poured, for Concrete and
Asphalt Pavements (Phương pháp thử tấm chất chèn khe, rót nóng dùngcho mặt đường bê tông nhựa
và bê tông xi măng)
ASTM C309-98 Standard Specifcation for Liquid Membrane-Forming Compounds for Curing Concrete
(Quy định kỹ thuật đối với vật liệu tạo màng bảo dưỡng bê tông).
ASTM C156-11 Standard Test Method for Water Loss [form a Mortar Specimen] Through
Liquid Membrane-Forming Curing Compounds for Concrete (Phương pháp thử độ giữ nước chất tạo
màng bảo dưỡng bê tông).
3. Thuật ngữ, định nghĩa
3.1. Áo đường cứng (Rigid Pavement): Loại kết cấu áo đường có tầng mặt làm bằng bê tông xi măng và
tầng móng làm bằng các loại vật liệu khác nhau đặt trực tiếp trên nền đường hoặc trên lớp đáy móng.
3.2. Tầng mặt làm bằng bê tông xi măng của áo đường cứng trong Quy định kỹ thuật này là tầng mặt
bê tông xi măng “thông thường” để phân biệt với tầng mặt bê tông xi măng cốt thép liên
tục (Continuously Rein- forced Concrete Pavement), bê tông đầm lăn (RollerCompacted Concrete),
được viết gọn là tầng mặt BTXM hoặc mặt đường BTXM.
3.3. Tầng mặt BTXM: Tầng mặt BTXM bao gồm các tấm BTXM có kích thước hữu hạn, liên kết với
nhau bằng các mối nối dọc, mối nối ngang. Mối nối dọc, tương ứng là khe dọc, được bố trí các thanh
liên kết; Mối nối ngang, tương ứng là các khe dãn, khe co hoặc khe thi công, được bố trí các
thanh truyền lực. Phía trên các loại khe được lấp đầy bằng mastic hoặc vật liệu chèn khe khác (xem
Hình 1).
3.4. Công nghệ ván khuôn ray (Trailform Paving): Sử dụng hệ thống kết cấu thép (thép hình) được đặt
cố định trên móng đường vừa có tác dụng tạo khuôn cho tấm BTXM mặt đường vừa tạo ray dẫn
hướng cho các thiết bị san, rải, đầm và tạo phẳng hỗn hợp BTXM liên hợp chạy trực tiếp trên nó trong
khi thi công.

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo mặt đường BTXM “thông thường”
3.5. Công nghệ thi công liên hợp khác: Sử dụng các thiết bị liên hợp để san, rải, đầm và tạo phẳng hỗn
hợp BTXM trong ván khuôn cố định (không phải là ván khuôn ray).
3.6. Công nghệ ván khuôn trượt (Slipform Paving): Sử dụng thiết bị liên hợp san, rải, đầm và tạo phẳng

bê tông mặt đường, có hai thành chắn hai bên để tạo khuôn, cùng di chuyển với thiết bị trong khi thi
công. Khi sử dụng công nghệ rải bê tông ván khuôn trượt sẽ không cần đến ván khuôn cố định và
chỉ sau một hành trình với thiết bị ván khuôn trượt, tất cả các khâu thi công rải, đầm, ép tạo hình,…
đều được hoàn thành.
3.7. Công nghệ thi công đơn giản (Simple Machine Paving): Sử dụng ván khuôn cố định và dùng nhân
công rải hỗn hợp BTXM, dùng đầm dùi, đầm bản chấn động hoặc đầm thanh dầm để đầm và
hoàn thiện bề mặt tấm BTXM.
3.8. Thiết bị DBI (Dowel Bar Inserter) là thiết bị phụ trợ trên máy rải ván khuôn trượt để tự động dìm
thanh truyền lực xuống đúng vị trí ngang trong lúc thi công rải hỗn hợp BTXM bằng công nghệ ván
khuôn trượt.
4. Yêu cầu về vật liệu
4.1. Xi măng
4.1.1. Các chỉ tiêu xi măng dùng trong xây dựng tầng mặt BTXM đường ô tô các cấp (TCVN
4054:2005; TCVN 5729:2012; 22TCN 210-92) phải đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu nêu ở Bảng 1 và
Bảng 2.
4.1.2. Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường BTXM quy định ở
Bảng 1.
Bảng 1 – Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường BTXM
(Phương pháp thử nghiệm theo TCVN 6010:2011)
Cấp hạng đường
Tuổi mẫu thử
Cường độ nén, Mpa,
không nhỏ hơn

Đường cao tốc
3 ngày

28 ngày

25,0

57,5

Đường cấp I, cấp Đường từ cấp IV
II và cấp III
trở xuống
3 ngày 28 ngày 3 ngày 28 ngày
22,0

50,0

16,0

42,5

Cường độ kéo khiuốn,
Mpa, không nhỏ hơn

4,5

7,5

4,0

7,0

3,5

6,5

4.1.3. Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường BTXM quy định ở Bảng 2. Mỗi đợt xi
măng đem đến hiện trường sử dụng đều phải kiểm nghiệm hoặc có chứng chỉ của nhà sản xuất bảo
đảm xi măng đầy đủ các chỉ tiêu ở Bảng 2.
Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường BTXM

Chỉ tiêu

Đường
cao tốc,
cấp I,
cấp II,
cấp III

Đường từ
cấp IV trở
xuống

Hàm lượng canxi oxit
(CaO), %, không lớn hơn

1,0

1,5

Hàm lượng magie oxit
(MgO), %, không lớn hơn

5,0

6,0

0,6

0,6

Khi nghi ngại cốt
liệu có phản ứng
kiềm silic

1,0

1,0

Khi chắc chắn
cốt liệu không có
phản ứng kiềm
silic

Hàm lượng anhydric
sunfuric
(SO3), %, không lớn hơn

3,5

4,0

Tổn thất khi nung, %,
không lớn hơn

3,0

5,0

Cặn không hòa tan, %,
không lớn hơn

0,75

1,0

Khoáng C3A, %, không
lớn hơn

7,0

9,0

Khoáng C3S, %, không
lớn hơn

35,0

55,0

Khoảng C2S, %, không
nhỏ hơn

40,0

Không yêucầu

Hàm lượng kiềm quy đổi
(Na2O+0,658K2O), %
không lớn hơn

Độ mịn, % còn lại trên
sàng 0,09 mm không lớn
hơn

10

Bề mặt riêng (tỷ diện),
cm2/g, nên trong khoảng

3000 – 4500

Phương pháp
thử

Ghi chú

TCVN 141:2008


cam kết củanhà
sản xuất thì
không cần
thửnghiệm

TCVN4030:2003

Thời gian đông kết:
Bắt đầu, h, không nhỏ
hơn
Kết thúc, h, không lớn
hơn
Độ nở Autoclave, %,
không lớn hơn

1,5 h (3,0h)

6017:1995

10h
0,5 (0,8)

TCVN8877:2011

Trị số trong
ngoặc áp dụng
khi thi công vào
mùa hè
Trị số trong
ngoặc áp dụng
khi dùng xi măng

hỗn hợp
Độ co Autoclave, %,

không lớn hơn

Chỉ yêu cầu nếu
dùng xi măng
hỗn hợp

0,2

4.1.4. Xi măng rời sử dụng nên có nhiệt độ khi đưa vào máy trộn không lớn hơn 60°C.
4.1.5. Xi măng dùng làm lớp móng của mặt đường BTXM có thể sử dụng các loại xi măng poóclăng
thông thường theo TCVN 2682 : 2009 hoặc xi măng poóclăng hỗn hợp theoTCVN 6260 : 2009.
4.1.6. Ngoài việc phải tuân theo các quy định ở 4.1.2, 4.1.3 còn phải thông qua thử nghiệm khi thiết kế
thành phần bê tông như đề cập ở 5.1 để quyết định loại xi măng sử dụng.
4.2. Phụ gia
4.2.1. Có thể sử dụng các loại phụ gia giảm nước, phụ gia làm chậm đông kết, phụ gia hoạt tính cao.
Với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấp II nên sử dụngthêm phụ gia cuốn khí.
4.2.2. Các phụ gia hóa chất khi sử dụng phải tuân theo TCXDVN 325:2004)*. Không được sử dụng bất
kỳ chất phụ gia tăng nhanh tốc độ hóa cứng của bê tông trừ khi được phê chuẩn bằng văn bản của Kỹ
sư tư vấn giám sát.
4.2.3. Các phụ gia hoạt tính cao khi sử dụng phải tuân theo TCXDVN 311:2004)*.
4.3. Cốt liệu chế tạo BTXM
4.3.1. Cốt liệu dùng để chế tạo BTXM phải sạch, bền chắc, được khai thác từ thiên nhiên (cát, cuội sỏi)
hoặc xay nghiền từ đá tảng, cuội sỏi (đá dăm, cát xay).
4.3.2. Phải đảm bảo rằng tất cả các cốt liệu đều được thí nghiệm bằng các mẫu lấy từ các kho chứa vật
liệu hoặc các bãi chứa vật liệu tại hiện trường thi công. Thí nghiệm mẫu các cốt liệu tuân theo TCVN
7572-1 ÷ 20:2006 Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử.
4.3.3. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra cốt liệu chế tạo BTXM xem Bảng 26.
4.3.4. Cốt liệu thô
4.3.4.1. Cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM có thể là sỏi cuội, sỏi cuội nghiền hoặc đá dăm. Các
chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu thô phải thỏa mãn các chỉ tiêu nêu ở Bảng 3. Nếu trộn 2 hoặc nhiều hơn 2

loại cốt liệu thô với nhau thì mỗi loại đều phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở Bảng 3.
Bảng 3 – Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM
Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Khối lượng thể tích, Kg/m3, không nhỏ hơn

1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng, Kg/m3, không nhỏ hơn

2500

TCVN 7572-4:2006

2,5

TCVN 7572-4:2006

Độ hút nước, %, không lớn hơn
Hạt thoi dẹt, %, không lớn hơn
Làm tầng móng

25

Làm tầng mặt đường cao tốc, cấp
I, cấp II,cấp III

15

Làm tầng mặt đường cấp IV trở xuống

20

TCVN 7572-13:2006

Độ mài mòn LosAngeles, %, không lớn hơn
Đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III

30

Đường cấp IV trở xuống

35

Cường độ chịu nén của đá gốc, MPa,
khôngnhỏ hơn

TCVN 7572-12:2006

TCVN 7572-10:2006

Đá phún xuất

100

Đá biến chất

80

Đá trầm tích

60

Hàm lượng các hạt mềm yếu, phong hóa,
%,không lớn hơn

1,0

TCVN 7572-17:2006

Hàm lượng bụi, bùn, sét, %, không lớn hơn

0,3

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng muối sunfat và đá sunfat
xácđịnh theo hàm lượng SO3, %, không lớn
hơn

1,0

TCVN 7572-16:06

Khả năng phản ứng
kiềm của cốt liệu

Sau thí nghiệm mẫu cốt liệu
không nứt, không dạn, không
phùi keo, độ trương nở ở thời
gian quy định của thí nghiệm
phảidưới 0.1%

TCVN 7572-14:2006

4.3.4.2. Cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM không được trực tiếp dùng hỗn hợp không qua phân
cỡ hạt mà phải dùng 2-4 cỡ hạt để trộn với nhau thành một hỗn hợp.
Yêu cầu thành phần cấp phối cốt liệu thô như ở Bảng 4a. Hàm lượng bột đá (<0.075mm) lẫn vào cốt
liệu thô không nên quá 1%.
Bảng 4a – Yêu cầu thành phần cấp phối của cốt liệu thô
Lượng lọt qua sàng, %
Loại cấp phối cốt
liệu thô danh định

theo bộ sàng lỗ vuông, mm
2,36

4,75

9,50

12,5

19,0

25,0

37,5

4,75-12,5

0-5

0-15

40-60

90-100

100

4,75-19,0

0-5

5-15

25-40

55-70

95-100

100

4,75-25,0

0-5

0-10

10-30

30-50

60-75

95-100

100

4,75-37,5

0-5

0-10

10-25

25-40

40-60

65-80

100

Yêu cầu phân loại cỡ hạt danh định và thành phần mỗi loại cỡ hạt của cốt liệu thô đưa vào thiết bị
trộn như ở Bảng 4b.
Bảng 4b – Yêu cầu phân loại cỡ hạt danh định và thành phần mỗi loại cỡ hạt của cốtliệu thô đưa vào
thiết bị trộn
Phân loại cỡ hạt
danh định và thành
phần mỗi loại cỡ hạt

Lượng lọt qua sàng, %
theo bộ sàng lỗ vuông, mm
2,36

4,75

9,50

12,5

0-5

0-20

85-100

100

9,5-12,5

0-5

0-20

85-100

100

9,5-19,0

0-5

0-15

40-60

85-100

100

12,5-25,0

0-5

30-45

60-75

90-100

100

12,5-37,5

0-5

0-15

30-45

60-75

100

4,75-9,5

19,0

25,0

37,5

4.3.4.3. Cỡ hạt danh định của cốt liệu thô: không nên lớn hơn 19mm đối với cuội sỏi; không nên lớn
hơn 25,0mm đối với sỏi cuội nghiền; không được lớn hơn 37,5mm đối vớiđá dăm.

Cốt liệu thô dùng cho tầng móng bê tông nghèo cũng chỉ được dùng cỡ hạt danh định lớn nhất là
37,5mm.

Loại cốt liệu thô 4,75-12,5 và 4,75-19,0 cũng được dùng cho lớp trên của mặt đườngBTXM có bề dày
trên 28cm (trường hợp này phải phân thành hai lớp rải liên tục với lớp trên thường có bề dày bằng
1/3 tổng bề dày tầng mặt BTXM).
4.3.5. Cốt liệu nhỏ (cát)
4.3.5.1. Cốt liệu nhỏ phải nghiền từ đá cứng, sạch hoặc dùng cát sông sạch hoặc cát trộn từ hai loại
đó. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ dùng cho BTXM mặt đường đượcquy định ở Bảng 5.
Bảng 5 – Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ
Dùng cho
đường cao tốc, Dùng cho đường
Phương pháp thử
cấp I, cấp II, cấp IVtrở xuống
cấp III

Chỉ tiêu
Hàm lượng mi ca, %
khônglớn hơn

0,02

0,06

TCVN 4376

Hàm lượng bụi, bùn, sét, %,
không lớn hơn

2,0

3,0

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng bột đá (qua sàng
0,075mm) lẫn vào cát
nghiền, %, không lớn hơn

5,0

7,0

AASHTO T-11

Hàm lượng ion Cl, % khối
lượng, không lớn hơn

0,02

0,06

TCVN 7572-15:2006

Hàm lượng ion SO3, % khối
lượng, không lớn hơn
Hàm lượng hữu cơ

5,0

TCVN 7572-16:2006

Đạt yêu cầu

TCVN 7572-9:2006

Cường độ kháng nén của đá Đá phún xuất ≥ 100, đá biến chất ≥ TCVN 7572-10:2006
gốc dùng làm cát nghiền,
80, đá trầm tích ≥ 60
MPa
Khối lượng thể
tích ở trạngthái rời, Kg/m3,
không nhỏ hơn

1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng,
Kg/m3,không nhỏ hơn

2500

TCVN 7572-4:2006

47

TCVN 7572-4:2006

Độ rỗng, %, không lớn hơn
Phản ứng kiềm của cát

Mẫu thử sau thí nghiệm phản ứng TCVN 7572-14:2006

kiềm không nứt, không dạn, không
có hiện tượng phùi keo, độ trương
nở ở tuổi mẫu thí nghiệm phải
dưới0.1%.

4.3.5.2. Thành phần cấp phối của cốt liệu nhỏ phải phù hợp với yêu cầu ở Bảng 6. Nếu cát sông thì có
thể dùng loại có mô đun độ lớn trong phạm vi 2,2-3,5. Nếu mô đun độ lớn củacát sai khác nhau quá
0,3 thì phải thiết kế riêng thành phần BTXM (điều chỉnh tỷ lệ cát khi chế tạo hỗn hợp BTXM). Cát nhỏ
chỉ được sử dụng nếu thiết kế thành phần BTXM cóthêm phụ gia giảm nước (để giảm tỷ lệ N/X thiết
kế).
Bảng 6 – Thành phần cấp phối yêu cầu với cốt liệu nhỏ

Loại cát

Lượng lọt qua sàng, %

theo bộ sàng lỗ vuông, mm
0,15

0,30

0,60

1,18

2,36

4,75

Cát to

0 – 10

5 – 20

15 – 29

35 – 65

65 – 95

90 – 100

Cát vừa

0 – 10

8 – 30

30 – 59

50 – 90

75 – 100

90 – 100

Cát nhỏ

0 – 10

15 – 45

60 – 84

74 – 100

85 – 100

90 – 100

4.3.5.3. Ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu ở Bảng 5 và Bảng 6, cát nghiền không được nghiền từ
các loại đá gốc chịu mài mòn kém như các loại đá phiến sét, diệp thạch và nếu dùng cát nghiền khi
thiết kế thành phần BTXM phải sử dụng thêm phụ gia giảm nước.
4.4. Cốt thép
4.4.1. Cốt thép sử dụng trong mặt đường BTXM phải tuân theo TCVN 1651-1÷2:2008. Thép dùng làm
lưới thép là thép có gờ phù hợp với TCVN 1651-2:2008. Thép dùng làm thanh liên kết chịu kéo của khe
dọc là thép tiết diện có gờ phù hợp với TCVN 1651-2:2008. Thép của thanh truyền lực là thép tròn
trơn phù hợp với yêu cầu của TCVN 1651-1:2008.
4.4.2. Cốt thép sử dụng đối với BTXM mặt đường phải thẳng, không dính bẩn, không dính dầu
mỡ, không han rỉ, không được có vết nứt.
4.4.3. Khi gia công thanh truyền lực phải dùng máy cắt nguội, không được dùng các phương pháp làm
biến dạng đầu thanh. Mặt cắt thanh phải vuông góc, tròn trơn. Nên dùng máy mài để mài phần
bavia, đồng thời gia công thành cạnh vát 2-3mm.
4.5. Nước dùng để chế tạo BTXM
Nước dùng để chế tạo BTXM không lẫn dầu mỡ, các tạp chất hữu cơ khác và phù hợpvới TCXDVN 3022004. Khi có nghi ngại, phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau theo phương pháp thử ở 22TCN 69-84: Độ
pH ≥ 4; hàm lượng muối ≤ 0,005 mg/mm3 và hàm lượng ion SO4 ≤ 0,0027 mg/mm3.
4.6. Vật liệu chèn khe
4.6.1. Vật liệu chèn khe bao gồm các loại: dạng tấm chế tạo sẵn dùng cho khe dãn và mastic rót nóng

dùng lấp đầy các loại khe.
4.6.2. Vật liệu chèn khe dạng tấm có yêu cầu kỹ thuật nêu ở Bảng 7.
Bảng 7 – Yêu cầu kỹ thuật đối với tấm chèn khe dãn
(phương pháp thử theo AASHTO T42)
Loại vật liệu
Chỉ tiêu

Gỗ, Ii-e

Cao su xốp hoặc chất
dẻo

Sợi

Tỷ lệ khôi phục đàn hồi, %,
không nhỏ hơn

55

90

65

Áp lực ép co, MPa

5,0 – 20,0

0,2 – 0,6

2,0 – 10,0

Lượng đẩy trồi lên, mm, nhỏ
hơn

5,5

5,0

3,0

Tải trong uốn cong, N

100 – 400

0 – 50

5 – 40

CHÚ THÍCH
1. Các tấm chèn sau khi ngâm nước, áp lực ép co không được nhỏ hơn khi không
ngâm nước 90%;
2. Tấm chèn loại bằng gỗ (li-e) sau khi quét tấm bitum phải có bề dày bằng (20-25)
±1mm.

4.6.3. Mastic chèn khe (khe dọc, khe co) loại rót nóng phải có các chỉ tiêu kỹ thuật nhưyêu cầu ở
Bảng 8 để bảo đảm dính bám tốt với thành tấm BTXM, bảo đảm có tính đàn hồi cao, không hòa tan
trong nước, không thấm nước, ổn định nhiệt và bền. Cũng có thể sử dụng các loại mastic chèn
khe loại rót nóng có các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu AASHTO M301 hoặc ASTM D3405.
Bảng 8 – Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu mastic chèn khe loại rót nóng

(phương pháp thử theo ASTM 3407)
Các chỉ tiêu

Loại đàn hồi thấp

Loại đàn hồi cao

Độ kim lún (0,01mm)

< 50 < 40 Tỷ lệ khôi phục đàn hồi (%) ≥ 30 ≥ 60 Độ chảy (mm) <5 <2 Độ dãn dài ở – 10°C (mm) ≥ 10 ≥ 15
Cường độ dính kết với bê tông (MPa)

≥ 0,2

≥ 0,4

4.7. Các vật liệu khác
4.7.1. Vật liệu làm lớp ngăn cách giữa lớp móng và lớp BTXM (đồng thời có tác dụng giữ cho BTXM
khỏi mất nước trong khi thi công) có thể sử dụng giấy dầu, vải địa kỹ thuật. Giấy dầu xây dựng đạt
TC01-2010. Vải địa kỹ thuật lựa chọn loại chống thấm nước theoTCVN 8871:2011.
4.7.2. Ống chụp đầu thanh truyền lực
4.7.2.1. Đối với khe dãn, nên sử dụng ống tôn mạ kẽm có chiều dày ống không nhỏ hơn 2mm, đường
kính trong của ống không nhỏ hơn đường kính của thanh truyền lực 1,0-1,5mm, chiều dài là 50mm,
chiều dài đoạn ống để hở không được nhỏ hơn 25mm. Nếu dùng ống chụp đầu bằng PVC thì chiều dài
ống nên bằng 100mm.
4.7.2.2. Đối với các khe co thi công lắp đặt thanh truyền lực bằng phương pháp tự động ấn thanh
truyền lực vào hỗn hợp BTXM vừa rải thì phải dùng ống bằng PVC lồng khít trước với thanh truyền
lực để cùng ấn cả vào khối BTXM vừa rải. Trong trường hợp này, ống PVC phải có chiều dày vách ống
không nhỏ hơn 0,5mm và chiều dài ống PVC phải dài hơn 30mm so với ½ chiều dài thanh truyền lực.
4.7.3. Chất tạo màng và màng chất dẻo dùng để bảo dưỡng mặt đường BTXM
4.7.3.1. Chất tạo màng sử dụng bảo dưỡng mặt đường BTXM thường là dạng lỏng (sau khi phun
sương trên bề mặt mặt đường sẽ tạo thành màng mỏng) phải thỏa mãn các quy định trong Bảng 9.
Cũng có thể sử dụng các chất tạo màng phù hợp với ASTM C309-98.
4.7.3.2. Màng chất dẻo dùng để bảo dưỡng BTXM phải có bề dày tối thiểu bằng 0,05mm và được sử
dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bảng 9 – Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo màng bảo dưỡng mặt đường BTXM
(phương pháp thử theo ASTM C156 – 11)
Chỉ tiêu

Mức

Tỷ lệ giữ nước hữu hiệu1), %, không nhỏ hơn

75

Thời gian hình thành màng, h, không lớn hơn

4

Tính hòa tan khi thấm nước sau khi tạo
thànhmàng2)

Phải ghi rõ là hòa tan hay không hòa
tan

CHÚ THÍCH
1)

Điều kiện thử nghiệm giữ nước hữu hiệu: nhiệt độ 38°C ± 2°C; độ ẩm tương đối:
32% ± 3%; tốc độ gió 0,5 ± 0,2 m/s; thời gian mất nước 72h.
2)

Trên bề mặt lộ thiên phải sử dụng loại không hòa tan, trên bề mặt sẽ tiếp tục đổ
bêtông phải sử dụng loại hòa tan.
5. Lựa chọn thành phần bê tông

5.1. Thiết kế thành phần bê tông
5.1.1. Trước khi thi công, Nhà thầu phải tiến hành thiết kế thành phần của bê tông để đạtđược

cường độ kéo khi uốn thiết kế yêu cầu, độ mài mòn yêu cầu và độ sụt tối ưu quy định ở Bảng 10
tương ứng với phương pháp thi công lựa chọn (ván khuôn trượt hoặc ván khuôn cố định).
5.1.2. Cường độ kéo khi uốn trung bình của bê tông chế thử trong phòng thí nghiệm khi thiết kế thành
phần bê tông của Nhà thầu ít nhất phải cao hơn cường độ thiết kế yêu cầu 1,15 đến 1,20 lần (Với mặt
đường cao tốc, đường cấp I, cấp II phải áp dụng hệ số 1,20, còn với mặt đường các cấp khác phải áp
dụng hệ số 1,15). Cường độ trung bình khi chế thử trong phòng là cường độ trung bình ở tuổi mẫu 28
ngày của 6 mẫu chế thử tương ứng với thành phần bê tông được lựa chọn khi thiết kế.
5.1.3. Tính toán lựa chọn thành phần bê tông với các chú ý sau:
5.1.3.1. Hàm lượng xi măng tối đa không nên lớn hơn 400kg/m3. Hàm lượng xi măng tối thiểu phải lớn
hơn 300kg/m3 đối với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấpII và phải lớn hơn
290kg/m3 đối với mặt đường BTXM từ cấp III trở xuống.
5.1.3.2. Tỷ lệ nước, xi măng (N/X) lớn nhất chỉ được trong phạm vi 0,44 – 0,48; mặtđường cấp càng
cao thì chọn trị số N/X lớn nhất càng nhỏ (đường cao tốc, cấp I, cấp II lấy tỷ lệ N/X lớn nhất là 0,44).
Trong đó, tỷ lệ N/X lớn nhất ở đây tương ứng với đá có độẩm ≤ 0,5% và cát có độ ẩm ≤ 1% (tương
ứng với trường hợp đá, cát khô tự nhiên).
5.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt tối ưu của hỗn hợp BTXM
Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt của hỗn hợp BTXM được quy định ở Bảng 10 trừ khi có các yêu
cầu khác của thiết kế.
Bảng 10 – Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt của hỗn hợp BTXM
Trị số yêu cầu
Ván khuôn cố định
Công nghệ ván
Các chỉ tiêu cơ khuôn trượt Công nghệ ván
Phương pháp

thử
(tốc độ rải từ khuôn ray và Công nghệ thi
các công nghệ
0,5 đến
công đơn giản

thi công liên
2,0m/min
hợp khác
Cường độ kéo 5,0 với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, cấp
khi uốn thiết kế
II
Rkutk ở tuổi mẫu
4,5 với mặt đường BTXM đường ô tô cấp III trở
28 ngày, MPa,
xuống
không nhỏ hơn
Độ mài mòn,
g/cm2, không
lớn hơn
Độ sụt, mm

0,3 với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, cấp
II, cấp III
0,6 với mặt đường BTXM đường ô tô cấp IV trở
xuống
10-20

20-30

20-40

TCVN 3105
3119:1993

TCVN 3114:1993

TCNV 3106:1993

CHÚ THÍCH
1. Tất cả các mẫu đã thí nghiệm phải đạt yêu cầu nêu ở Bảng 10 và trung bình của
6mẫu chế thử theo thành phần bê tông thiết kế phải đạt yêu cầu ở 5.1.3.
2. Tuy không có yêu cầu về cường độ nén thiết kế nhưng trong khi công vẫn phải
chế bị mẫu nén và thí nghiệm cường độ nén mẫu theo tuổi để phục vụ cho yêu cầu
về bảo dưỡng, tháo dỡ ván khuôn, cắt khe bê tông;
5.3. Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý đối với bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM
5.3.1. Yêu cầu về thiết kế đối với bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM của Nhà thầu như
đề cập ở mục 5.1.1 và 5.1.2.

5.3.1.1. Bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM cho đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp
III và đường nhiều xe tải nặng (trực ≥ 10 tấn) nên có cường độ chịu nén tối thiểu yêu cầu là 10MPa ở
tuổi mẫu 28 ngày và tối thiểu là 7,0 MPa ở tuổi 7 ngày (dùng để kiểm tra chất lượng thi công) đồng
thời nên có cường độ kéo khi uốn yêu cầu tối thiểu là 2,5 MPa ở tuổi mẫu 28 ngày.
5.3.1.2. Cường độ thiết kế (chế thử) trong phòng thí nghiệm đối với bê tông nghèo tầng móng cũng
phải nhân thêm hệ số 1,15 – 1,2.
5.3.2. Độ sụt tối ưu cũng nên đáp ứng như ở Bảng 10 đối với BTXM tầng mặt. Tỷ lệ N/X lớn nhất
chỉ được nằm trong phạm vi 0,65 – 0,68.
5.4. Chấp thuận hỗn hợp bê tông xi măng đưa vào sản xuất
5.4.1. Để mỗi một thiết kế hỗn hợp được duyệt đưa vào sản xuất trong dự án, Nhà thầu phải trình
công thức thiết kế hỗn hợp bê tông và tính toán lượng vật liệu cần cho sản xuất1m3 BTXM đã lèn chặt
ít nhất 30 ngày kể đến ngày sản xuất.
5.4.2. Nhà thầu đệ trình bằng văn bản số liệu các mẫu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của tất cả
các vật liệu trong hỗn hợp đồng thời chỉ rõ nguồn gốc hoặc nơi sản xuất các vật liệu mà họ đã đề nghị.
5.4.3. Nhà thầu tiến hành thí nghiệm trộn thử ở trạm trộn đối với hỗn hợp mà họ đề nghị và nộp kết
quả thí nghiệm chứng minh rằng nó phù hợp với Tiêu chuẩn kỹ thuật.

5.5. Thay đổi thiết kế hỗn hợp bê tông
5.5.1. Trong quá trình chế tạo hỗn hợp bê tông Nhà thầu phải đề xuất một thiết kế mới cho hỗn hợp
bê tông trong trường hợp dự án có sự thay đổi nguồn cung cấp vật liệu hoặc tính chất của vật liệu
thay đổi trong quá trình sản xuất bê tông.
5.5.2. Thiết kế mới đề xuất phải dựa vào các hỗn hợp chế tạo thử. Nhà thầu phải đệ trình các tỷ lệ
thiết kế hỗn hợp để phê duyệt trong quá trình chế tạo và cần điều chỉnh theo các điều kiện sau:
5.5.2.1. Nếu hàm lượng xi măng thay đổi lớn hơn 2% so với lượng xi măng đã thiết kế, phải điều chỉnh
tỷ lệ các thành phần khác để duy trì hàm lượng xi măng nằm trong phạm vi sai số đã thiết kế.
5.5.2.2. Nếu hỗn hợp bê tông không đạt độ sụt thiết kế ứng với tỷ lệ N/X đã chọn, có thểtăng lượng xi
măng nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ N/X.
5.5.3. Trong quá trình thi công phải thường xuyên điều chỉnh trong phạm vi nhỏ tỷ lệ các thành phần
trong hỗn hợp BTXM tùy theo sự thay đổi của điều kiện thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ) và cự ly vận chuyển
(đặc biệt là về lượng nước cho vào mỗi mẻ trộn cần điều chỉnh theo độ ẩm thực tế của đá, cát) để bảo
đảm được cường độ và độ sụt yêu cầu.
6. Công tác chuẩn bị thi công
6.1. Yêu cầu chung: Công tác chuẩn bị bao gồm các nội dung lựa chọn công nghệ thi công, chuẩn bị xe
máy, lập hồ sơ bản vẽ thi công, bố trí và xây lắp trạm trộn BTXM, chuẩn bị nền, móng.
6.1.1. Trên đường ô tô cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III phải sử dụng các trạm trộn hỗn hợp BTXM kiểu trộn
cưỡng bức có thiết bị khống chế tự động khối lượng các thành phần vật liệu cho mỗi mẻ trộn. Có thể
sử dụng các trạm (thiết bị) trộn cưỡng bức không khống chế tự động khi thi công các mặt đường
BTXM trên đường ô tô từ cấp IV trở xuống.
6.1.2. Trong mọi trường hợp thi công mặt đường BTXM trên các đường thuộc hệ thống đường quốc
gia (kể cả đường cấp thấp) đều không được sử dụng các thiết bị trộn nhỏ kiểu hỗn hợp rơi tự do trong
thùng quay (kiểu trộn tự do) và không được khống chế thành phần vật liệu trộn theo thể tích. Cấm
dùng nhân công khống chế, cho thêm nước vào thiết bị trộn.
6.1.3. Trên đường ô tô cao tốc phải sử dụng công nghệ ván khuôn trượt và có thể sử dụng công nghệ
ván khuôn ray để thi công mặt đường BTXM. Trên các đường khác từ cấp I đến cấp IV phải thi công
mặt đường BTXM bằng công nghệ ván khuôn trượt, công nghệ ván khuôn ray hoặc công nghệ thi công
liên hợp khác trong ván khuôn cố định. Công nghệ thi công đơn giản chỉ được dùng để thi công đường
từ cấp V trở xuống và trongtrường hợp không có các thiết bị khác cũng có thể dùng để thi công mặt

đường BTXMtrên đường cấp IV.

6.1.4. Có thể dùng máy rải thông thường để rải hỗn hợp BTXM lu lèn hoặc đá gia cố xi măng tầng
móng mặt đường BTXM.
6.2. Lập bản vẽ thi công, kiểm tra thiết bị và vật liệu trước khi thi công
6.2.1. Nhà thầu trước khi thi công tầng mặt BTXM phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, côngnghệ thi công
và thời hạn thi công đã xác định để tiến hành lập hồ sơ bản vẽ thi công, trong đó bao gồm các hạng
mục lắp đặt trạm trộn hỗn hợp BTXM; chuẩn bị tầng móng và thiết kế dây chuyền thi công tầng mặt
BTXM từ khâu rải, đầm, tạo bề mặt, cắt khe, chèn khe, cho đến khi bảo dưỡng xong, từ đó lập kế
hoạch cung ứng vật liệu các loại, thiết bị và nhân lực thật chi tiết, cụ thể.
6.2.2. Nhà thầu phải thiết lập các phòng thí nghiệm hiện trường để kiểm tra chất lượng vật liệu trước
khi bắt đầu thi công. Tại các trạm trộn bê tông phải có một tổ thí nghiệm thường trực tại chỗ để kiểm
tra vật liệu nhằm kịp thời thay đổi công thức phối trộn (thay đổi tùy tình hình thời tiết, khí hậu).
6.2.3. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công, Nhà thầu phải khảo sát, điều tra (cả trên thực địa) xác nhận
các nguồn cung ứng vật liệu, cung cấp trang thiết bị thi công, xác định rõ các tuyến đường phục vụ vận
chuyển trong quá trình thi công.
6.2.4. Trước khi thi công phải thực hiện việc kiểm tra chỉnh sửa, định chuẩn, bảo dưỡng tất cả các loại
trang thiết bị, xe, máy nhằm bảo đảm chúng hoạt động ổn định trong quá trình thi công.
6.2.5. Trước khi thi công phải tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ, công
nhân tham gia vào tất cả các khâu thi công, bảo đảm mỗi cá nhân nắm chắc được nội dung và nhiệm
vụ mình phải thực hiện.
6.2.6. Trước khi thi công, phải thiết lập hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh, nhanh chóng giữa trạm
trộn bê tông với hiện trường thi công và giữa chúng với các bộ phận điều hành thi công.
6.3. Chuẩn bị nền, móng trước khi thi công tầng mặt BTXM
6.3.1. Trước khi thi công mặt đường BTXM, nền đường phải bảo đảm ổn định và hết lún theo yêu cầu
của thiết kế.
6.3.2. Trường hợp nền đắp trên đất yếu thì chỉ được phép thi công mặt đường BTXM khi độ lún còn lại
trong thời hạn 30 năm kể từ khi xây dựng xong nền đắp đáp ứng yêu cầu ở Bảng 11.
Bảng 11 – Độ lún cho phép còn lại sau khi đắp xong nền đường 30 năm

Vị trí đoạn đường làm mặt đường BTXM
Gần mố cầu

Chỗ có
cốnghoặc cống
chui

Các đoạn nền
đắp thông
thường

Đường cao tốc, đường cấp I,
cấp II, cấp III có tốc độ thiết kế
≥ 60Km/h, cm, không lớn hơn

10cm

20cm

30cm

Đường các cấp có tốc độ thiết
kế < 60Km/h, cm, không lớn
hơn

20cm

30cm

40cm

Loại và cấp hạng đường

CHÚ THÍCH
Tại vị trí sát mố cầu và cống chui (chiều dài khoảng 7-10m), cần phải bố trí bản
quáđộ và độ lún cho phép còn lại nêu trên là tại vị trí cuối của bản quá độ (phía xa
mốcầu hoặc cống chui).
6.3.3. Trước khi thi công tầng mặt BTXM, các lớp trong tầng móng phải được hoàn thành và đã được
nghiệm thu theo đúng quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế, theo đúng các tiêu chuẩn thiết kế và tiêu
chuẩn thi công hữu quan đến đồng thời phải phù hợp với các yêu cầu sau:
6.3.2.1. Độ dốc dọc và độ dốc ngang của tầng móng phải bằng với độ dốc dọc và độ dốc ngang của
mặt đường thiết kế. Riêng độ dốc ngang cho phép lớn hơn độ dốc ngang của mặt đường 0,15%
– 0,20% nhưng không được nhỏ hơn độ dốc ngang của mặt đường.

6.3.2.2. Trường hợp lề gia cố mỏng hơn bề dày tầng mặt BTXM thì dưới lề phải bố trí móng lề có khả
năng thoát nước hoặc rãnh ngầm thoát nước; nếu có đá vỉa thì đá vỉa phía dưới phải có đục
lỗ thoát nước ngang qua đá vỉa. Lề đất phải bố trí lớp thoát nước bằng vật liệu hạt. Các giải pháp này
đều nhằm bảo đảm nước thấm qua khe nối mặt đường BTXM xuống mặt tầng móng thoát nhanh ra
khỏi kết cấu mặt đường.
6.3.2.3. Móng trên của mặt đường BTXM phải bằng vật liệu có khả năng chống xói nhưquy định ở tiêu
chuẩn thiết kế.
6.3.2.4. Chiều dài đoạn móng trên đã hoàn thành trước khi thi công tầng mặt BTXM nên đủ
để có thể thi công tầng mặt BTXM liên tục trong 5 – 10 ngày.
6.3.4. Trước khi thi công tầng mặt BTXM phải kiểm tra kỹ xem lớp móng trên (kể cảtrường hợp móng
là mặt đường BTXM cũ) có bị nứt hoặc hư hại không, nếu có thì cần tiến hành sửa chữa triệt để:
6.3.3.1. Phải vá bù các chỗ mặt móng bị bong vỡ, bị làm trũng bằng vật liệu như vật liệu lớp móng
thiết kế.
6.3.3.2. Các khe nứt phải được tưới bitum bịt kín, sau đó dán giấy hoặc vải địa kỹ thuật không thấm
nước lên trên vết nứt, dán rộng ít nhất 30cm ra ngoài phạm vi có các vết nứt nhưng bề rộng tối thiểu

phải bằng 100 cm.
6.3.3.3. Nếu tầng móng bị nứt dọc mở rộng thì sau khi vá sửa vết nứt, nên đặt thêm lưới thép cách
đáy tấm mặt BTXM ở 1/3 bề dầy … trên toàn bộ các tấm BTXM trong phạm vilớp móng trên bị nứt.
6.3.3.4. Nếu móng trên bị nứt vỡ nặng thì phải đào bỏ toàn bộ phạm vi nứt vỡ làm lại bằng bê tông
nghèo. Các chỗ bong bật lộ đá trên mặt móng phải dùng bitum tưới, quét bịt kín.
6.3.5. Trên mặt lớp móng trên phải làm lớp chống thấm và giảm ma sát theo đúng thiết kếtrước khi
thi công tầng mặt BTXM. Nếu phát hiện … lớp này bị hư hại cục bộ thì phải dùng vật liệu cùng loại để
sửa chữa, bảo đảm lớp chống thấm và giảm ma sát này phảiđồng đều toàn bộ mặt móng.
Trên móng bằng cấp phối đá gia cố xi măng có thể làm lớp chống thấm và giảm ma sát bằng lớp láng
nhựa đường nóng hoặc nhũ tương nhựa đường mỏng (tối thiểu dày 5 mm).
6.3.6. Trên các đoạn nền đường có thể bị ngập nước thì nên dùng vải địa kỹ thuật loại không thấm
nước bọc kín tầng móng của mặt đường BTXM.
6.3.7. Thi công lớp móng trên bằng bê tông nghèo nên áp dụng loại công nghệ giống như công nghệ
thi công tầng mặt BTXM phía trên như đề cập ở 6.1.3, đồng thời cũng phải tuân thủ các quy định
và yêu cầu về kỹ thuật thi công tương tự như thi công tầng mặt BTXM phía trên cùng với các
chú ý sau:
6.3.6.1. Vị trí và kích thước các loại khe phải bố trí trùng với vị trí khe của tầng mặt BTXM phía trên.
Chiều sâu cắt khe không nên nhỏ hơn 50 mm và dùng bi tum tưới vào khe.
6.3.6.2. Khe dọc và khe co ngang của móng bê tông nghèo có thể không đặt thanh liên kết và thanh
truyền lực. Khe dãn của móng bê tông nghèo phải đặt thanh truyền lực và tấm chèn khe dãn trùng với
vị trí khe dãn của tầng mặt BTXM. Mặt tấm chèn khe dãn không được cao hơn mặt móng bê
tông nghèo và cũng phải lắp đặt bảo đảm độ chính xác như tấm chèn tầng mặt BTXM.
6.4. Bố trí, lắp đặt và các yêu cầu đối với trạm trộn bê tông cố định
6.4.1. Trạm trộn bê tông phải được bố trí tại nơi thuận tiện cho việc cung cấp vật liệu chở đến và
cung cấp hỗn hợp bê tông ra hiện trường được liên tục theo đúng tiến độ yêu cầu.
6.4.2. Trạm trộn phải có đầy đủ các bộ phận như: nơi chứa đá, cát, kho chứa hoặc các xi lô chứa xi
măng; máy vận chuyển, thiết bị trộn và phân loại đá, cát; máy vận chuyển đưa xi măng lên cao; phễu
chứa các thành phần vật liệu; thiết bị cân đong riêng cho các loại vật liệu; cấp nước và cân đong nước:
phễu cấp vật liệu có van tháo vật liệu xuống máy trộn; thiết bị cấp liệu và cân đong phụ gia; thiết bị
trộn tác dụng chu kỳ; phễu chứa để trút hỗn hợp xuống xe vận chuyển.

6.4.3. Trạm trộn phải đảm bảo việc cấp nước trộn bê tông đồng thời phải đảm bảo chất lượng nước.
Khi không có khả năng cung cấp đủ lượng nước thì phải bố trí bể chứa có dung tích tương ứng với
lượng nước cần thiết trong ngày.

6.4.4. Trạm trộn phải đảm bảo việc cấp điện đầy đủ. Lượng điện cung cấp phải bảo đảm cho đủ nhu
cầu của toàn bộ máy móc thiết bị thi công, chiếu sáng và điện sinh hoạt.
6.4.5. Phải đảm bảo việc cấp nhiên liệu cho máy móc thiết bị xe cộ vận chuyển và máyphát điện dự
phòng. Nếu công trường ở xa trạm xăng dầu thì nên bố trí bể chứa nhiên liệu.
6.4.6. Trạm trộn phải đủ mặt bằng để bố trí các máy móc và thiết bị hoạt động, để các phương tiện
vận chuyển vật liệu đi lại thuận tiện. Bên dưới máy trộn nên rải một lớp bêtông có chiều dày không
nhỏ hơn 200mm, đồng thời bố trí rãnh, ống thoát nước, hố ga hoặc thiết bị xử lý nước thải sinh ra
khi rửa máy trộn.
6.4.7. Yêu cầu về cất giữ và cung cấp xi măng
6.4.7.1. Khuyến khích sử dụng xi măng rời vận chuyển từ nơi sản xuất đến trạm trộn bêtông. Mỗi
trạm trộn cần bố trí ít nhất 02 silô chứa xi măng, nếu có trộn thêm phụ giakhoáng thì cần bố trí ít nhất
01 silô chứa phụ gia khoáng. Khi lấy xi măng từ 02 nhà máykhác nhau cần trút hết xi măng từ silô
trước khi đổ mới; xi măng từ các nguồn khác nhau phải chứa riêng trong các si lô khác nhau.
6.4.7.2. Trường hợp nguồn cung cấp xi măng rời không đủ hoặc khoảng cách vận chuyểnquá xa, phải
dự trữ xi măng đóng bao; mở bao tại nơi dự trữ và vận chuyển đến phễu trút. Kho chứa xi măng đóng
bao phải có mái che và bố trí tại vị trí cao của trạm trộn.
6.4.7.3. Nghiêm cấm sử dụng xi măng bị ẩm hoặc bị vón cục.
6.4.8. Yêu cầu về dự trữ bảo quản cốt liệu
6.4.8.1. Trước khi thi công nên dự trữ lượng cát, đá cho thời gian thi công từ 10 ÷ 15 ngày.
6.4.8.2. Các kho bãi chứa cốt liệu cần được bố trí riêng rẽ theo nguồn cung cấp và theo loại cỡ hạt
khác nhau. Bố trí bãi để cốt liệu ở vị trí thoát nước tốt, mặt nền phải cứng.
6.4.8.3. Vào ngày mưa; có gió to; nắng gắt phải có mái che cho bãi chứa cốt liệu, lượng cốt liệu được
che phủ không nên ít hơn lượng sử dụng trong một tuần ở điều kiện thi công bình thường.
6.4.8.4. Loại bỏ các cấp phối bị phân tầng hoặc có lẫn các vật liệu khác không đạt yêu cầu.
6.4.9. Chuẩn bị máy trộn bê tông

6.4.9.1. Khi dùng thiết bị trộn bố trí tại hiện trường thì trên máy phải gắn mác nhãn của nhà sản xuất,
có ghi rõ tổng dung tích của trống, dung tích trộn bê tông và tốc độ trộn thích hợp của trống hoặc của
các cánh gắn ở trong trống. Giữ thiết bị trộn luôn sạch.
6.4.9.2. Khi sử dụng thiết bị trộn cố định, tại trạm trộn phải có bản sao về lý lịch của máy do nhà sản
xuất cung cấp với đầy đủ các chi tiết theo thiết kế của cánh gắn trong trống, kích thước của chiều cao,
chiều sâu và sự bố trí các cánh trộn.
6.4.9.3. Tiến hành vận hành thử thiết bị trộn và thí nghiệm độ đồng đều của hỗn hợp trộn cho từng
loại hỗn hợp ở thời điểm bắt đầu của dự án và lặp lại thử nghiệm sau 30.000m3hỗn hợp bê
tông đối với trạm trộn cố định.
7. Công tác trộn và vận chuyển hỗn hợp BTXM
7.1. Trộn bê tông
Các quy định và yêu cầu trong phần này có thể tham khảo áp dụng cho cả các loại bê tông tầng móng.
7.1.1. Năng lực trộn của trạm trộn phải thỏa mãn các quy định sau:
7.1.1.1. Khi rải bê tông bằng máy thì năng lực của trạm trộn được tính theo biểu thức 1 để xác định số
lượng và công suất của trạm trộn.
M = 60m x b x h x Vt
Trong đó:
M. Năng lực của trạm trộn, m3/h;
b. bề rộng rải, m;

(1)

Vt. Tốc độ rải, m/min (≥ 1m/min);
h. chiều dày tấm bê tông, m;
m. Hệ số tin cậy của trạm trộn, lấy giá trị trong khoảng từ 1,2 ÷ 1,5 xác định tùy thuộc vào tình hình
thực tế:
– m lấy giá trị nhỏ nếu độ tin cậy của trạm cao; và ngược lại;
– m lấy giá trị lớn đối với bê tông yêu cầu độ sụt nhỏ.
7.1.1.2. Tùy theo công nghệ thi công mà năng suất nhỏ nhất của mỗi trạm trộn phải thỏa mãn quy

định trong Bảng 12. Thông thường nên bố trí từ 2 ÷ 3 trạm trộn, nhiều nhất không nên quá 4 trạm.
Quy cách và chủng loại của trạm trộn nên thống nhất. Ưu tiên lựa chọn loại trạm trộn chu kỳ (theo
mẻ), cũng có thể sử dụng trạm trộn liên tục.
Bảng 12 – Năng suất nhỏ nhất của trạm trộn hỗn hợp BTXM, m 3/h
Năng suất nhỏ nhất của trạm trộn hỗn hợp BTXM, m3/h
Ván khuôn ray Công nghệ
Bê tông lu
và công nghệ thicông đơn
lèn làmmóng
liên hợp khác
giản

Bề rộng rải, m

Ván khuôn
trượt

3,75 ÷ 4,5 (một làn xe)

100

75

25

75

7,5 ÷ 9,0 (hai làn xe)

200

150

50

150

300

200

200

≥ 12,5m
(toàn bề rộng phần xe
chạy)

7.1.2. Yêu cầu về kỹ thuật trộn bê tông
7.1.2.1. Trạm trộn trước khi đưa vào sử dụng bắt buộc phải tiến hành kiểm định và trộn thử. Nếu quá
thời hạn kiểm định thiết bị hoặc lắp đặt lại sau khi di dời thì đều phải tiến hành kiểm định lại. Trong
quá trình thi công, cứ 15 ngày thì phải kiểm tra, hiệu chỉnh độ chính xác của thiết bị đo đếm 1 lần.
7.1.2.2. Sai số cân đo vật liệu của trạm trộn không được vượt quá quy định trong Bảng 13. Nếu không
thỏa mãn thì phải phân tích nguyên nhân để sửa chữa, đảm bảo độ chính xác của thiết bị cân đo.
Nếu trạm trộn sử dụng hệ thống điều khiển tự động thì phải sử dụng hệ thống tự động cấp liệu, đồng
thời dựa vào thành phần các mẻ trộn in ra hàng ngày để thống kê số liệu tỷ lệ phối trộn và sai số
tương ứng với mỗi lý trình đã rải trên thực tế.
Bảng 13 – Sai số cho phép khi trộn vật liệu so với thiết kế, %
Loại và cấp hạng

đường làm mặt
đường BTXM

Xi măng

Phụ gia
khoáng

Cát

Cốt liệu
thô

Đường cao tốc, cấp I,
cấp II, cấp III

±1

±1

±2

±2

±1

±1

Các loại đường khác

±2

±2

±3

±2

±2

±2

Nước Phụ gia

7.1.2.3. Cần phải dựa vào độ dính kết, độ đồng đều và độ ổn định cường độ của hỗn hợp bê tông trộn
thử để xác định thời gian trộn tối ưu. Thông thường với thiết bị trộn một trục đứng thì tổng thời gian
trộn trong khoảng 80 – 120 giây, trong đó thời gian trút vật liệu vào máy trộn không nên ít hơn 40 giây;
thời gian thực trộn không được ngắn hơn 40 giây.
7.1.2.4. Trong quá trình trộn không được sử dụng nước mưa, cát đá bẩn hoặc bị phơi nắng quá nóng.
7.1.2.5. Nên pha loãng phụ gia rồi mới trộn, đồng thời phải khấu trừ lượng nước pha loãng và lượng
nước sẵn có trong phụ gia vào lượng nước trộn bê tông.
7.1.2.6. Thời gian thực trộn của bê tông có phụ gia khoáng nên dài hơn bê tông thôngthường từ
10 ÷ 15 giây.

7.1.3. Kiểm tra và khống chế chất lượng hỗn hợp bê tông phải thỏa mãn các quy định tại Bảng 14.
7.1.3.1. Khi thi công ở thời tiết nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao thì nhiệt độ của hỗn hợp khi ra
khỏi buồng trộn nên trong khoảng từ 10°C – 35°C. Đồng thời nên đo nhiệt độ của nguyên vật liệu,
nhiệt độ của hỗn hợp trộn, tỷ lệ tổn thất độ sụt và thời gian đông kết để có biện pháp xử lý kịp thời.
7.1.3.2. Hỗn hợp bê tông trộn phải đồng đều, nghiêm cấm sử dụng khi hỗn hợp bê tông trộn không

đồng đều, có vật liệu sống, vật liệu khô, phân tầng hoặc phụ gia khoáng bị vón cục. Độ chênh lệch về
độ sụt giữa mỗi mẻ trộn của một máy trộn, hoặc giữa các máy trộn là ±10mm. Độ sụt lúc trộn phải
bằng tổng của độ sụt tối ưu khi rải và độ sụt tổn thất khi vận chuyển tại thời điểm thi công.
Bảng 14 – Nội dung và tần suất kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông
Tần suất kiểm tra
Mặt đường BTXM đường cao
tốc, đường cấp I, cấp II, cấp
III

Mặt đường BTXM các
đường cấp hạng khác

Mỗi 5000m3 kiểm tra 1 lần
hoặc khi có thay đổi

Mỗi 5000m3 kiểm tra 1 lần
hoặc khi có thay đổi

Độ sụt và độ đồng nhất

Mỗi ca làm việc đo 3 lần hoặc
khi có thay đổi

Mỗi ca làm việc đo 3 lần
hoặc khi có thay đổi

Tổn thất độ sụt

Kiểm tra trước khi thi công, khi Kiểm tra trước khi thi công,
nhiệt độ cao hoặc khi có thay khi nhiệt độ cao hoặc khi có

đổi
thay đổi

Nội dung kiểm tra

Tỷ lệ nước/xi
măng vàđộ ổn định

Độ tách nước
Khối lượng thể tích

Kiểm tra khi cần thiết

Kiểm tra khi cần thiết

Mỗi ca làm việc đo 1 lần

Mỗi ca làm việc đo 1 lần

Kiểm tra 1 lần trong mỗi ca
Kiểm tra 1-2 lần trong mỗi ca
Nhiệt độ, thời gian đông
làm việc khi thi công vào
làm việc khi thi công vào mùa
kết cuối cùng, nhiệt
mùa đông và mùa hè; khi
đông và mùa hè; khi nhiệt độ
lượng thủy hóa
nhiệt độ lúc cao nhất, thấp
lúc cao nhất, thấp nhất

nhất
Phân tầng

Quan sát thường xuyên

Quan sát thường xuyên

7.2. Vận chuyển bê tông
7.2.1. Số lượng xe vận chuyển tương ứng với hệ thống rải máy được xác định theo biểu thức 2:

(2)
Trong đó:
N. số lượng xe vận chuyển (xe);
n. số trạm trộn có cùng công suất;
S. khoảng cách vận chuyển 1 chiều (km);
gc. khối lượng thể tích của bê tông (t/m3);
m. công suất trộn của 1 trạm trộn trong một giờ (m3/h);
Vq. vận tốc chuyển trung bình của xe (km/h);
Gq. tải trọng của xe (t/xe).
7.2.2. Nên lựa chọn xe tự đổ có tải trọng từ 5-20 tấn, tấm chắn của xe tự đổ phải đóng kín, chặt,
không làm chảy vữa trong quá trình vận chuyển. Khi vận chuyển khoảng cách lớn hoặc khi rải mặt
đường bằng bê tông lưới thép, cốt thép thì nên lựa chọn xe chở bê tông chuyên dụng.
7.3. Yêu cầu kỹ thuật vận chuyển

7.3.1. Phải căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng vận chuyển, khoảng cách vận chuyển và tình
trạng của đường để lựa chọn loại xe và số xe vận chuyển. Tổng khả năng vận chuyển nên lớn hơn tổng
khả năng trộn. Đảm bảo bê tông được vận chuyển đến hiện trường theo đúng thời gian quy định.
7.3.2. Hỗn hợp bê tông vận chuyển đến công trường phải có các đặc tính phù hợp với yêu cầu thi
công. Thời gian dài nhất cho phép từ khi bê tông ra khỏi buồng trộn đến khi rải xong đối với mỗi loại

công nghệ rải phải thỏa mãn quy định trong Bảng 15. Khi không thỏa mãn phải thông qua thí nghiệm
để tăng phụ gia làm chậm đông kết.
Bảng 15 – Thời gian dài nhất cho phép từ khi bê tông ra khỏi buồng trộn đến khi rải xong
Thời gian vận chuyển
dài nhất cho phép, h
Nhiệt độ khi Công nghệ ván
thi công1),oC khuôn trượt, ván Rải bằng công
khuôn ray hoặc các nghệ đơn
công nghệ liên hợp
giản
khác

Thời gian dài nhất cho phép
đến khi rải xong, h
Công nghệ, ván
khuôn trượt, ván
khuôn ray hoặc
các công nghệ
liên hợp khác

Rải bằng
công nghệ
đơn giản

5-9

2,0

1,5

2,5

2,0

10-19

1,5

1,0

2,0

1,5

20-29

1,0

0,75

1,5

1,25

30-35

0,75

0,5

1,25

1,0

CHÚ THÍCH
1)

Là nhiệt độ không khí trung bình trong thời gian thi công, khi sử dụng phụ gia làm
chậm đông kết thì giá trị trong Bảng có thể tăng thêm từ 0.25-0.5h.
7.3.3. Ngoài các quy định trên, việc vận chuyển hỗn hợp bê tông còn phải tuân thủ các yêu cầu kỹ
thuật sau:
7.3.3.1. Phải làm sạch thùng xe, phun nước làm ướt, thoát nước đọng trước khi cho bê tông vào
thùng. Khi rót bê tông vào thùng xe tự đổ thì phải điều chỉnh vị trí xe, tránh xuất hiện hiện tượng phân
tầng cốt liệu. Độ cao trút bê tông vào thùng xe của máy trộn khôngđược lớn hơn 2m.
7.3.3.2. Trong quá trình vận chuyển phải tránh chảy vữa, tránh làm đổ vật liệu gây bẩn mặt đường, và
không được dừng xe tùy tiện trên đường. Xe tự đổ phải có giảm xóc, tránh để hỗn hợp phân tầng. Khi
xuất phát và khi dừng phải từ từ.
7.3.3.3. Khi vận chuyển trong thời tiết nắng gắt, gió to, mưa hoặc nhiệt độ thấp thì phải có tấm che bê
tông cho xe tự đổ. Đối với xe chở bê tông chuyên dụng nên bọc thêm lớp giữ nhiệt hoặc cách nhiệt.
7.3.3.4. Bán kính vận chuyển lớn nhất của xe tự đổ không được vượt quá 20 km.
7.3.3.5. Nghiêm cấm xe vận chuyển khi quay đầu hoặc tránh xe va vào ván khuôn hoặc các cọc tiêu
đánh dấu cơ tuyến thi công. Nếu va vào thì phải báo cáo để tiến hành đo, sửa chữa cơ tuyến thi công.
7.3.3.6. Khi xe quay đầu hoặc khi xả bê tông phải có người chỉ huy. Xả bê tông phải đúng vị trí, nghiêm
cấm va vào máy rải và các thiết bị thi công hoặc thiết bị đo đạc đặt ở phía trước. Sau khi xả xong, phải
lập tức rời đi.
8. Công tác lắp đặt ván khuôn cố định và chế tạo, lắp đặt cốt thép
8.1. Ván khuôn cố định
Ván khuôn cố định được sử dụng khi thi công các lớp móng và tầng mặt BTXM theo công nghệ ván
khuôn ray, các công nghệ thi công liên hợp khác hoặc công nghệ thi công đơn giản.
8.1.1. Yêu cầu chung đối với ván khuôn cố định

8.1.1.1. Ván khuôn phải làm bằng kim loại, đủ cứng, có tiết diện hình chữ U, không được làm bằng gỗ
hoặc chất dẻo. Độ chính xác của ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu ở Bảng 16. Chiều cao ván khuôn
bằng với bề dày tấm (lớp) BTXM thiết kế, chiều dài mỗi đoạn nên từ 3.0 đến 5.0 m. Nếu cần lắp đặt

thanh liên kết dọc thì trên vách đứng của ván khuôn phải có lỗ để khi rải BTXM có thể cắm thanh liên
kết vào. Dọc theo ván khuôn cứ cách 1mphải bố trí một thanh chống cố định (thanh chống một đầu
hàn vào góc chữ U của ván khuôn, đầu dưới chống tựa vào một vật tựa gắn chặt xuống móng).
Bảng 16 – Sai số cho phép của ván khuôn
Công nghệ
thi công

Độ bằng
Độ bằng
Sai số về Biến
Góc vách
phẳng đỉnh phẳng
Biến dạng
cao độ, dạng cục thẳng
ván khuôn, thành ván dọc, mm
mm
bộ, mm đứng, độ
mm
khuôn, mm

Ván khuôn
ray và công
nghệ thi công
liên hợp khác

±1

±2

90 ± 1

±1

±2

±1

Công nghệ
đơn giản

±2

±3

90 ± 3

±2

±3

±3

8.1.1.2. Trên ván khuôn ngang ở chỗ khe ngừng thi công, phải có các khe thẳng đứng trên ván khuôn
để cắm thanh truyền lực và để có thể rút ván khuôn lên sau khi BTXM đủcường độ. Cự ly giữa các khe
thẳng đứng bằng cự ly giữa các thanh truyền lực thiết kế.

8.1.1.3. Tổng số lượng ván khuôn nên đủ để lắp đặt cho từ 3 đến 5 ngày thi công và được dự trù tùy
theo tốc độ rải BTXM và điều kiện nhiệt độ lúc thi công (trời nóng chu kỳ dỡ ván khuôn ngắn).
8.1.2. Lắp đặt ván khuôn
8.1.2.1. Trước khi lắp đặt ván khuôn phải thiết lập các điểm mốc) đo đạc trên mặt tầng móng: 100m
bố trí một mốc cao đạc tạm; 20m bố trí một mốc cọc tim, đánh dấu vị trí tấm, vị trí khe dãn.
8.1.2.2. Tại các đoạn đường cong phải dùng loại ván khuôn ngắn, mỗi đoạn ván khuôn ngắn được đặt
sao cho điểm giữa của ván khuôn … với điểm tiếp tuyến với đường cong.
8.1.2.3. Trong công nghệ thi công ván khuôn ray phải dùng ván khuôn chuyên dùng dài 3m, bề rộng
mặt đáy ván khuôn ray nên bằng 0,8 chiều cao. Đỉnh ray phải cao hơn đỉnh ván khuôn 20-40mm.
Khoảng cách giữa tim ray đến mặt trong của ván khuôn nên bằng 125mm.
8.1.2.4. Lắp đặt ván khuôn phải bảo đảm chắc chắn, ngay ngắn, đỉnh ván khuôn phải bằng, không bị
oằn, vẹo (đặc biệt là các đầu nối các đoạn ván khuôn). Nghiêm cấm việc đào tầng móng để cố định
ván khuôn mà phải dùng các tấm đệm khoan chốt xuống móng đểlàm điểm tựa chống ván khuôn.
8.1.2.5. Lắp đặt xong ván khuôn phải kiểm tra độ chính xác theo các yêu cầu được quy định ở Bảng 17.
Bảng 17 – Yêu cầu về độ chính xác lắp đặt ván khuôn
Hạng mục kiểm tra

Công nghệ thi công
Ván khuôn ray

Đơn giản

Lệch vị trí trên mặt bằng, mm, không lớn hơn

5

15

Bề rộng rải so với thiết kế, mm, không lớn hơn

5

15

+ Thông thường, mm

-3

-4

+ Cá biệt, mm

-8

-9

Sai lệch về cao độ, mm

±5

± 10

± 0,1

± 0,2

Chênh lệch cao độ giữa hai ván khuôn liền
kề,mm, không lớn hơn

1

2

Độ bằng phẳng của đỉnh ván khuôn, mm khônglớn

1

2

Chiều cao ván khuôn so với bề dày rải BTXM:

Độ dốc ngang lấy theo đỉnh ván khuôn trong một
vệt rải so với thiết kế, %

hơn (Dùng thước 3,0m đặt trên đỉnh ván khuôn)
Độ thẳng đứng của vách ván khuôn, mm, không
lớn hơn (Dùng quả rọi)

2

4

Độ oằn theo chiều dọc, mm, không lớn hơn(Căng
dây)

2

4

CHÚ THÍCH
Nếu dùng công nghệ thi công bằng các máy liên hợp khác thì yêu cầu lắp đặt ván
khuôn có thể áp dụng trị số trung bình tương ứng với hai công nghệ đề cập trong
Bảng 17.
8.1.3. Dỡ ván khuôn
8.1.3.1. Chỉ được dỡ ván khuôn khi cường độ nén của bê tông ≥ 8.0MPa. Nếu dùng xi măng đạt các chỉ
tiêu đề cập ở Mục 4 “Yêu cầu đối với xi măng” hoặc dùng xi măng Poóc lăng thì thời gian dỡ ván khuôn
sớm nhất có thể tham khảo như Bảng 18 tùy thuộc nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm lúc rải
hỗn hợp BTXM.
Bảng 18 – Thời gian sớm nhất cho phép dỡ ván khuôn
Nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm khi rải
hỗn hợp BTXM, oC

5

10

15 20 25 ≥ 30

Thời gian sớm nhất cho phép đỡ ván khuôn, h

72

48

36 30 24

18

8.1.3.2. Khi tháo ván khuôn không được làm hư hại bê tông ở thành tấm, ở góc tấm, ở xung quanh

thanh truyền lực và không được làm các thanh truyền lực, thanh liên kết bị biến dạng hoặc bị xung
động. Khi tháo ván khuôn cấm dùng búa tạ mà phải dùng các dụng cụ nậy bẩy chuyên môn.
8.1.3.3. Sau khi rỡ, ván khuôn phải được tẩy sạch vết vữa bám và tu sửa đạt yêu cầu ở Bảng 16 để
dùng lại.
8.2. Gia công và lắp đặt lưới thép, khung cốt thép
8.2.1. Gia công và lắp đặt lưới cốt thép, khung cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
8.2.1.1. Gia công lưới thép, khung cốt thép
a) Đường kính, khoảng cách, vị trí, kích thước, số lớp của lưới thép, khung cốt thép cần phù hợp yêu
cầu của hồ sơ thiết kế.
b) Hàn và buộc lưới thép cần thỏa mãn quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liênquan.
c) Có thể sử dụng lưới thép gai cán nguội được hàn trong nhà máy, chất lượng cần thỏa mãn quy
định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Đường kính và khoảng cách các thanh thép phải dựa
trên nguyên tắc hoán đổi tương đương về cường độ để chuyển đổi từ thép không cán nguội thành
thép cán nguội.
8.2.1.2. Lắp đặt lưới thép
a) Lưới thép phải được lắp đặt trước đúng vị trí trên các giá kê cố định. Khi lắp đặt lướithép một lớp,
có thể sử dụng phương pháp rải hỗn hợp BTXM 2 lần, giữa 2 lần rải tiến hành đặt lưới thép trên mặt
lớp hỗn hợp BTXM rải trước.
b) Lưới thép một lớp được lắp đặt ở cao độ theo thiết kế, khoảng cách từ tim thanh thép phía ngoài
đến khe nối hoặc đến biên tự do không nên nhỏ hơn 100 mm và cần bố trí 4 – 6 giá kê cho 1m2 lưới
thép để đảm bảo lưới cốt thép không bị võng xuống, không dịch chuyển dưới sức ép của hỗn hợp bê
tông. Không được sử dụng miếng đệm bằng vữa hoặc bê tông để kê lưới thép mà phải dùng giá kê
thép hàn hoặc giá đỡ thép hình tam giác.
c) Thanh thép dọc của lưới thép phải đặt ở phía dưới, thanh thép dọc của khung thép
hailớp cần đặt ở đỉnh lớp trên và đáy lớp dưới. Số lượng giá đỡ hàn hoặc đai vòng đặt giữa hai lớp
thép không được ít hơn 4-6 cái/m2. Có thể sử dụng giá đỡ thép hoặc miếng đệm bê tông dày 30mm
đỡ lớp dưới của lưới thép hai lớp, số lượng không ít hơn 4-6 cái/m 2.

d) Chiều dày lớp bảo vệ lớp dưới của lưới thép hai lớp không được nhỏ hơn 30mm, lớp lưới thép phía

trên cần có lớp bảo vệ chịu mài mòn chiều dày không nhỏ hơn 50mm.
e) Số lượng thanh truyền lực tại vị trí khe nối ngang rải liên tục của mặt đường bê tông lưới thép phải
nhiều gấp 2 lần so với mặt đường bê tông không lưới thép. Lưới thép của mặt đường bê tông hai làn
xe phải đặt liền, có thể không bố trí khe dọc.
8.2.1.3. Lắp đặt cốt thép tăng cường mép biên và cốt thép góc tấm
a) Cốt thép tăng cường mép biên
– Tại chỗ nút giao bằng và trên đoạn đường có nền móng yếu chưa bố trí cốt thép thì phải bố trí cốt
thép tăng cường mép theo chiều dọc của bản bê tông mặt đường; đối với khe ngang chưa bố trí thanh
truyền lực cũng phải bố trí thêm cốt thép tăng cường biên theo phương ngang.
– Giá kê cốt thép tăng cường mép biên phải được hàn gia công trước, sau đó tiến hành khoan lỗ trên
lớp móng tại các vị trí cách khe dọc hoặc mép biên tự do một khoảng 100 ÷150 mm để đóng thép neo
và hàn giá kê cốt thép tăng cường mép với thép neo; chỗ uốn cong hai đầu thanh thép phải có hai
thép neo hàn chặt với giá kê; ở những vị trí khác trên mỗi mét dài phải có ít nhất một thanh thép neo
hàn với giá kê. Cốt thép tăng cường mép biên phải đặt ở vị trí cách mặt đáy 1/4 chiều dày và không
nhỏ hơn 30mm, cách mép biên100mm.
b) Cốt thép tăng cường góc
– Cốt thép tăng cường góc do hai thanh cốt thép gai đường kính từ 12 ÷ 16mm hàn với nhau tạo thành
1 góc kẹp a/3 (a là góc nhọn cần tăng cường), phía dưới cần hàn 5 giá kê, vị trí lắp đặt cách mặt trên
tấm một khoảng không nhỏ hơn 50mm, cách cạnh tấm 100mm.
– Phải bố trí cốt thép tăng cường ở những chỗ góc nhọn của tấm BTXM.
8.2.2. Kiểm tra chất lượng thép và khung thép
8.2.2.1. Độ chính xác của lưới thép và khung thép cần thỏa mãn yêu cầu trong Bảng 19.
Bảng 19 – Sai số cho phép của lưới cốt thép, khung cốt thép hàn hoặc buộc
Nội dung

Sai số cho phép
Sai số cho phép của
củalưới thép hàn
lướithép buộc hoặc
hoặc khung thép hàn,

khung thép buộc, mm
mm

Chiều dài và chiều rộng của lưới
thép

± 10

± 10

Kích thước mắt lưới

± 10

± 20

Chiều rộng và chiều cao của khung
cốt thép

±5

±5

Chiều dài khung cốt thép

± 10

± 10

Khoảng cách cốt đai

± 10

± 20

Khoảng cách thanh

± 10

± 10

Khoảng cách lớp

±5

±5

Cốt thépchịu lực

8.2.2.2. Chiều dài nối chồng khi nối và hàn có thanh kèm: chiều dài đường hàn khi hàn hai mặt không
nhỏ hơn 5d (d đường kính cốt thép); khi hàn một mặt không nhỏ hơn 10d; chiều dài thanh buộc nối
chồng không được nhỏ hơn 35d. Trên cùng một mặt cắt thẳng đứng không được có hai đầu nối hàn
hoặc buộc cốt thép mà các chỗ đấu nối này phải lệch nhau 500mm (nối hàn) và 900mm (nối buộc).
Đối với lưới cốt thép liên tục, cứ cách 30m nên sửdụng bằng cách buộc.
8.2.2.3. Trước khi san rải hỗn hợp BTXM cần kiểm tra lưới cốt thép hoặc khung cốt thép, không được
có hiện tượng dính sát đất, dịch chuyển, long và hở mối hàn. Sai số cho phép khi lắp dựng lưới cốt
thép và khung cốt thép phải thỏa mãn quy định của Bảng 20.

8.2.2.4. Trước khi san rải phải kiểm tra chất lượng tất cả kết cấu cốt thép trong mặt đường theo yêu

cầu nêu trên, sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu mới được bắt đầu rải.
Bảng 20 – Sai số cho phép khi lắp đặt lưới cốt thép, khung cốt thép
Nội dung

Sai số cho phép, mm

Khoảng cách các lớp cốt thép chịu lực

±5

Vị trí điểm uốn của cốt thép chịu lực

± 20

Khoảng cách thép đai,
thanh thép ngang
Vị trí cốt thép chờ sẵn

Chiều dày lớp bảo vệ

Lưới thép, khung thép hàn

± 20

Lưới thép khung thép buộc

± 10

Vị trí tim

±5

Độ chênh cao mặt bằng

±3

Cách mặt trên

±3

Cách mặt dưới

±5

9. Rải bê tông
9.1. Rải bê tông mặt đường bằng máy rải ván khuôn trượt
9.1.1. Khi thi công mặt đường BTXM trên đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III nên chọn loại máy
rải ván khuôn trượt có thể đồng thời rải được từ 2 – 3 làn xe (7.5 – 12.5m) trong một lần rải; chiều
rộng rải nhỏ nhất không được nhỏ hơn chiều rộng thiết kế của một làn xe. Để rải lề đường bằng BTXM
nên chọn máy rải ván khuôn trượt đa năng loại vừa hoặc nhỏ. Các thông số kỹ thuật cơ bản để lựa
chọn máy rải ván khuôn trượt tham khảo Phụ lục A.
9.1.2. Khi rải mặt đường BTXM bằng công nghệ ván khuôn trượt, có thể bố trí 1 máy xúchoặc máy bốc
vật liệu để phụ trợ cho công tác rải. Khi sử dụng phương pháp đặt trướcthanh truyền lực tại khe co
trên các giá đỡ thì phải chọn loại máy đưa hỗn hợp rải lên từ phía bên; hoặc các gầu tải, băng tải bê
tông. Cũng có thể dùng xe ben tự đổ trút vào máng tạm để từ đó đổ bê tông vào chỗ các thanh truyền
lực.
9.1.3. Đối với công trình có quy mô lớn, tiến độ thi công nhanh, nên sử dụng máy tạo nhám kết
hợp với bảo dưỡng. Cũng có thể dùng máy tạo nhám hoặc tạo rãnh bằng thủ công để làm rãnh
chống trượt.
Đối với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III nên dùng máy kêrãnh ngang khi

bê tông chưa đông cứng để tạo nhám, chiều rộng mỗi đợt kẻ rãnh không nên nhỏ hơn 500mm, số
lượng và công suất của máy kẻ rãnh ngang nên tương thích với tiến độ rải bê tông.
9.1.4. Các trang thiết bị đồng bộ trong công nghệ thi công bằng ván khuôn trượt nên thỏa
mãn yêu cầu trong Bảng 21.
Bảng 21 – Các trang thiết bị đồng bộ trong công nghệ ván khuôn trượt
Nội dung
Gia công, lưới
thép, cốt thép
Trắc đạc xác lập
đường chuẩn
Trộn

Thiết bị thi công chính
Tên máy

Loại và quy cách

Máy cắt cốt thép, uốn cốt thép,
máy hàn điện

Chủng loại và số lượng xác định
theo nhu cầu

Máy thủy bình, kinh vĩ, toàn đạc1)

Chủng loại và số lượng xác định
theo nhu cầu

Dây mốc, cọc tiêu, máy căng dây

300 cọc tiêu, 5 máy căng dây,
3000m dây mốc

Trạm trộn cưỡng bức

≥ 50 m³/h, số lượng xác định theo
tính toán

Máy xúc vật liệu

2-3 …

Máy phát điện

≥ 120 …

Máy bơm và bể chứa nước

≥ 250 m3

Xe chở bê tông chuyên dụng1)

4-6 m³, số lượng xác định theo
tính toán

Xe tự đổ

4-24 m³, số lượng xác định theo
tính toán

Máy rải vật liệu1), máy xúc, máy
cẩu

Chủng loại và số lượng xác định
theo nhu cầu

01 máy rải bê tông ván khuôn
trượt

Thông số kỹ thuật xem Phụ lục A

Đầm rùi, đầm kiểu dầm tạo phẳng,
ván khuôn

Xác định theo yêu cầu thi công
khe … thủ công

Máy tạo nhám kết hợp bảo
dưỡng1) (01 máy)

Có cùng bề rộng như máy rải

Vận chuyển

Rải bê tông

Tạo nhám

Cắt khe

Cào răng tạo nhám thủ công, cầu
công tác bắc ngang qua phía trên Chủng loại và số lượng xác định
(không chạm mặt bê tông mới đổ) theo nhu cầu
để công nhân thao tác
Máy kẻ rãnh cứng1); chiều rộng
mỗi đợt kẻ rãnh ≥ 500mm, công
suất ≥ 7.5 kW

Số lượng tương thích với tiến độ
san rải

Máy cắt mềm

Chủng loại và số lượng xác định
theo nhu cầu

Máy cắt thông thường hoặc máy cắt Chủng loại và số lượng xác định theo
khe có giá đỡ
nhu cầu
Máy phát điện di động

12-60 kW, số lượng xác định theo
nhu cầu

Mài phẳng

Máy mài

Dùng khi xử lý những chỗ chưa

phẳng

Chèn khe

Máy rót vật liệu chèn khe hoặc
công cụ bơm/trám chèn khe

Chủng loại và số lượng xác định
theo nhu cầu

Bảo dưỡng

Máy phun nước áp lực hoặc máy Chủng loại và số lượng xác định
phun sương
theo nhu cầu
Xe vận chuyển

4-6t, số lượng xác định theonhu
cầu

Xe phun nước

4-6t, số lượng xác định theo nhu
cầu

CHÚ THÍCH
1)

Có thể lựa chọn tùy theo thiết bị và phương thức thi công.

9.1.5. Bố trí đường chuẩn
9.1.5.1. Khi thi công theo công nghệ ván khuôn trượt trước hết phải bố trí đường chuẩn. Có 3 kiểu tạo
đường chuẩn là: căng dây đôi một phía, căng dây đơn một phía và căng dây đôi hai phía;
9.1.5.2. Ngoài việc đảm bảo đủ bề rộng rải bê tông, đường chuẩn còn phải thỏa mãn yêucầu có
thêm khoảng cách theo phương ngang ở mỗi bên từ 650-1000 mm;

9.1.5.3. Khoảng cách cọc tiêu đỡ dây chuẩn theo phương dọc không được lớn hơn 10m đối với đoạn
thẳng; đối với đoạn đường cong (đứng hoặc nằm) thì cần giảm đi tùy theo bán kính cong; khoảng cách
nhỏ nhất là 2.5m;
9.1.5.4. Chiều cao từ đỉnh lớp móng đến gờ kẹp dây chuẩn trên cọc tiêu nên từ 450-750mm. Khoảng
cách theo phương ngang từ đầu thanh kẹp đến cọc tiêu nên bằng 300mm. Cọc tiêu phải đóng chắc
chắn.
9.1.5.5. Chiều dài lớn nhất của một sợi dây chuẩn không nên lớn hơn 450m;
9.1.5.6. Lực căng của dây chuẩn không được nhỏ hơn 100N;
9.1.5.7. Độ chính xác của dây chuẩn phải thỏa mãn yêu cầu trong Bảng 22.
9.1.5.8. Sau khi bố trí dây chuẩn, nghiêm cấm làm rung lắc hoặc va chạm vào dây. Nếu va chạm làm
chuyển dịch thì phải tiến hành trắc đạc hiệu chỉnh. Thi công trong mùa gió nên giảm khoảng cách cọc
tiêu căng dây.
9.1.6. Chuẩn bị rải. Tất cả các trang thiết bị thi công đều phải ở trạng thái tốt, sẵn sàng cho thi công.
Cần làm sạch lớp móng, lớp ngăn cách (nếu có) và làm sạch vị trí dịch chuyển của bánh xích máy
rải. Cần phun nước làm ướt bề mặt lớp móng nhưng không được đọng nước. Thanh liên kết bên (khe
nối dọc) cần được hiệu chỉnh thẳng thắn, những vị trí thiếu thanh liên kết phải khoan cắm bổ sung.
Phần mép trên của khe thi công dọc cần quét đầy nhựa đường.
Bảng 22 – Yêu cầu về độ chính xác bố trí dây chuẩn
Độ lệch
Sai số về chiều Sai số về
Sai số về
Sai số về Chênh
tim

dày tấm bê tông, độ cao
bề rộng
dốc
cao 2 bên
Nội dung đường
mm
theo
đường,
ngang, khe dọc,
trên mặt
chiều
mm
mm
mm
Tiêu biểu Cá biệt dọc, mm
bằng, mm
Mức

≤ 10

≤ +15

≥ -3

≥ -8

±5

±0.10

±1.5

CHÚ THÍCH
Đo 3 điểm trên 01 mặt cắt ngang của đường 1 làn xe và 5 điểm của đường 2 làn xe
để xác định chiều dày tấm, lấy giá trị trung bình làm chiều dày trung bình của mặt
cắt. Chiều dày trung bình của mặt cắt không được nhỏ hơn giá trị tiêu biểu; giá trị
nhỏ nhất không được nhỏ hơn trị số cá biệt. Mỗi 200m đo 01 mặt cắt, lấy giá trị
trung bình làm chiều dày trung bình của đoạn, chiều dày trung bình của đoạn không
được nhỏ hơn chiều dày thiết kế. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên, không được
tiến hành rải mặt đường.
9.1.7. Rải hỗn hợp
9.1.7.1. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông trong khoảng 10-50 mm thì hệ số rải nên từ 1,08 đến 1,15
(Xác định chính xác theo kết quả rải thử nghiệm). Cự ly giữa máy trút hỗn hợp và máy rải ván khuôn
trượt nên khống chế trong phạm vi 5-10 m;
9.1.7.2. Cấm các loại phương tiện đi lên trên lưới thép hoặc cốt thép các loại.
9.1.8. Thiết lập và hiệu chỉnh thông số thi công cho máy rải ván khuôn trượt
9.1.8.1. Vị trí mép dưới đầm dùi phải ở phía trên điểm thấp nhất của “bản nén ép” của máy, các
đầm dùi bố trí đều theo phương ngang, khoảng cách giữa các đầm không nênlớn hơn 450mm; khoảng
cách từ hai mép bên đầm dùi với mép san rải không nên lớn quá 250mm.
9.1.8.2. Góc nghiêng trước bản nén ép nên trong khoảng 3°. Vị trí bản đầm dâng vữa nên ở phía dưới
mép trước bản nén ép khoảng 5-10 mm.
9.1.8.3. Chiều cao rải vượt ở hai mép biên căn cứ vào độ sụt của hỗn hợp bê tông điều chỉnh trong
khoảng 3-8 mm, mép trước thanh đầm tạo phẳng nên điều chỉnh để cùng caođộ mép sau bản nén ép;
mép sau dầm xoa phẳng thấp hơn mép sau bản nén ép 1-2 mm và bằng cao độ mặt đường.
9.1.8.4. Đầu tiên phải dựa vào dây chuẩn để điều chỉnh và hiệu chỉnh vị trí rải, thông sốhình học và độ
nằm ngang của khung máy rải, khi đạt yêu cầu mới được bắt đầu san rải.

9.1.8.5. Đối với 5m đầu tiên, cần kiểm tra đo đạc lại các thông số về cao độ mặt đường, chiều dày mép
biên, tim đường, độ dốc ngang. Độ chính xác của chúng phải khống chế trong phạm vi quy định tại

Bảng 22 (Yêu cầu về độ chính xác bố trí dây chuẩn).
9.1.9. Các yêu cầu kỹ thuật khi rải bê tông
9.1.9.1. Phải điều khiển máy rải ván khuôn trượt từ từ, tốc độ đều, liên tục không giánđoạn. Nghiêm
cấm rải đuổi theo vật liệu, sau đó tùy tiện dừng máy chở, san rải ngắt quãng. Tốc độ san rải cần căn
cứ vào độ sụt của hỗn hợp, lượng cấp vật liệu và tính năngthiết bị để khống chế trong khoảng từ 0,5 3,0 m/phút, thông thường nên khống chế trong khoảng 1m/phút. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông thay
đổi, cần điều chỉnh tần số của đầm rung trước, sau đó mới thay đổi tốc độ san rải.
9.1.9.2. Phải kịp thời điều chỉnh độ cao tấm khống chế chỗ vật liệu vào, lúc bắt đầu nên đặt hơi cao
một chút để đảm bảo vật liệu vào được. Khi san rải bình thường cần giữ vị trí chiều cao của vật liệu
trong phạm vi đầm cao hơn đầm rung khoảng 10cm, độ biến thiên của cao độ vật liệu nên khống chế
trong khoảng ± 30 mm.
9.1.9.3. Khi san rải bình thường, tần số đầm rung được điều chỉnh trong khoảng 6000lần/phút – 11000
lần/phút, nên sử dụng 9000 lần/phút. Cần ngăn ngừa bê tông bị rung quá, rung thiếu hoặc rung
sót. Cần căn cứ vào độ sụt của bê tông để điều chỉnh tần số hoặc tốc độ đầm rung. Khi máy rải lăn
bánh, cần bật hệ thống đầm trước 2 – 3 phút, rồi mới từ từ tiến lên. Sau khi máy đã rải xong, cần tắt
ngay hệ thống đầm.
9.1.9.4. Máy rải ván khuôn trượt sử dụng hết tải có thể rải mặt đường với độ dốc dọc lớn nhất là: lên
dốc 5%, xuống dốc 6%. Khi lên dốc, góc ngửa trước bản đáy ép nén nên chỉnh nhỏ vừa phải, đồng thời
giảm nhẹ áp lực của bản gạt phẳng; khi xuống dốc, góc ngửatrước nên chỉnh tăng lên chút ít, đồng
thời tăng áp lực của thanh gạt phẳng. Áp lực thích hợp là áp lực khi đáy thanh gạt phẳng tiếp xúc với
bề mặt bê tông một khoảng không nhỏ hơn 3/4 chiều dài thanh.
9.1.9.5. Bán kính cong nhỏ nhất khi thi công của máy rải ván khuôn trượt không được nhỏ hơn 50m;
độ dốc ngang siêu cao lớn nhất không nên lớn hơn 7%.
9.1.9.6. Khi rải đường một làn xe một lần (một vệt rải), cần dựa vào yêu cầu thiết kế mặt đường để bố
trí thiết bị đóng thanh liên kết khe dọc một phía hoặc hai phía. Khi rải đường hai làn xe trở lên một
lần, ngoài thiết bị đóng thanh liên kết khe dọc còn phải cần bố trí thiết bị cắm thanh liên kết tự động
vào vị trí khe dọc.
9.1.9.7. Khi tạo rãnh chống trượt bằng phương pháp rạch mềm thì chiều dày lớp vữa bề mặt nên
khống chế khoảng 4mm, chiều dày bề mặt của lớp vữa mặt đường khi cắt rãnh cứng nên khống chế
trong khoảng 2 – 3mm.
9.1.9.8. Sau khi bảo dưỡng 5 – 7 ngày, mới được rải làn đường bên cạnh. (Cường độ thực tế nén mẫu

lớn hơn hoặc bằng 70% cường độ thiết kế.
9.1.10. Xử lý sự cố
9.1.10.1. Trong khi rải cần thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc và vị trí của hệ thống đầm. Khi
mặt đường xuất hiện hiện tượng thô ráp hoặc nứt, phải dừng máy kiểm tra hoặc thay đầm. San rải
xong, nếu trên mặt đường xuất hiện dải vữa sáng màu, phải chỉnh cao vị trí đầm dùi, sao cho mép
đáy của nó ở phía trên độ cao mép đáy sau của bản nén ép.
9.1.10.2. Khi chiều rộng rải lớn hơn 7,5m, nếu độ sụt của hỗn hợp hai bên không đồng nhất thì tốc độ
rải phải dựa vào phía độ sụt thấp để xác định, đồng thời chỉnh nhỏ tần sốđầm dùi bên phía bê tông có
độ sụt cao.
9.1.10.3. Cần thông qua biện pháp điều chỉnh độ sụt của hỗn hợp bê tông, thời gian dừng máy đợi vật
liệu, góc ngửa trước bản ép nén, tốc độ khởi động và tốc độ rải… để khống chế và loại bỏ hiện tượng
nứt ngang.
9.1.10.4. Khi thời gian dừng máy đợi vật liệu vượt quá 1/5 thời gian bắt đầu đông kết của bê tông
(ở cùng nhiệt độ với nhiệt độ thi công), cần mau chóng lái máy rải ra khỏi khu vực thi công và làm khe
ngừng thi công tại đó.

9.1.11. Trong quá trình rải bằng máy ván khuôn trượt phải sử dụng bàn gạt xoa phẳng tự động để xoa
mặt. Đối với một số ít chỗ bề mặt thô nhám hoặc thiếu vật liệu rõ rệt, cần bổ sung một lượng hỗn hợp
thích hợp phía sau bản ép nén hoặc phía trước đầm xoa phẳng, để đầm xoa phẳng hoặc bản xoa
phẳng chỉnh sửa. Trong một số trường hợp sau có thể sửa chữa cục bộ bằng thủ công:
9.1.11.1. Dùng máy xoa phẳng thủ công, tinh chỉnh khuyết tật nhỏ của bề mặt sau khi rải, nhưng
không được thêm lớp mỏng vào toàn bộ bề mặt để sửa chữa cao độ mặt đường.
9.1.11.2. Đối với hiện tượng vát biên, sụt biên, xệ vai xuất hiện ở mép khe dọc, cần kích ván khuôn
bên hoặc đặt thước nhôm vuông ở phần trên để bổ sung vật liệu sửa chữa mép biên.
9.1.11.3. Đối với chỗ máy khởi động và chỗ đầu đoạn thi công theo chiều dọc cần sử dụng máy xoa
phẳng và thước dài hơn 3m tựa vào thành ván khuôn để tu sửa phẳng.
9.1.12. Sau khi kết thúc công tác rải, phải kịp thời rửa sạch máy rải và tiến hành bảo dưỡng trong ngày.
Chú ý, cần loại bỏ bê tông phần sót lại trong buồng rung của máy rải, ván khuôn hai bên cần thu ngắn
vào 20-40cm, chiều dài miệng thu nên dài hơn ván khuôn bên của máy rải.

Vị trí ngừng thi công cần đặt thanh truyền lực, đồng thời phải thỏa mãn yêu cầu về độ phẳng, cao độ,
độ dốc ngang của mặt đường và chiều dài tấm ngừng thi công.
Tùy theo phương pháp cắt khe được lựa chọn, có thể tiến hành làm ngay khe ngang trongngày khi bê
tông chưa đông cứng (khe mềm) hoặc cắt khe khi bê tông đã đông cứng vào ngày tiếp theo (xem thêm
ở mục 10).
9.2. Rải bê tông mặt đường bằng máy rải ván khuôn ray và các công nghệ thi công liên hợp khác
9.2.1. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn và lắp đặt ván khuôn (xem mục 8)
9.2.2. Lựa chọn thiết bị rải
9.2.2.1. Việc lựa chọn loại máy rải trên ván khuôn ray cần dựa vào số làn xe hoặc chiều rộng thiết kế
của mặt đường theo các thông số kỹ thuật ở Phụ lục A. Chiều rộng rải nhỏ nhất không nhỏ hơn một
làn xe 3,75m.
9.2.2.2. Tùy theo phương thức rải vật liệu khác nhau có thể lựa chọn máy rải ván khuôn ray kiểu tấm
gạt, kiểu thùng hoặc kiểu trục xoắn ốc.
9.2.2.3. Các thiết bị kèm theo khác có thể tham khảo các trang thiết bị đồng bộ như đốivới công
nghệ ván khuôn trượt ở Bảng 21 để bố trí phối hợp.
9.2.3. Rải hỗn hợp bê tông
9.2.3.1. Khi sử dụng bộ rải vật liệu trục guồng xoắn ốc hoặc tấm gạt có thể di chuyển lên, xuống, sang
phải, sang trái bố trí phía trước máy để rải vật liệu thì đống hỗn hợp không được quá cao hoặc quá to,
cũng không được thiếu vật liệu.
Có thể dùng máy xúc, hoặc nhân công phụ trợ để rải vật liệu. Hỗn hợp bê tông phía trước bộ phận rải
vật liệu trục xoắn ốc cần cao hơn chiều cao mặt đường một khoảng 100mm, sau bộ phận rải vật liệu
cần bố trí tấm gạt khống chế chiều cao rải. Cũng có thể dùng thiết bị rải kiểu thùng chạy trên ray để rải
hỗn hợp được chính xác hơn. Khi nắp phễu cấp liệu của thùng đóng lại thì thùng chứa hỗn hợp BTXM
được di chuyển đến vị trí rải và sau đó nắp nhẹ nhàng mở ra để rải thành luống hỗn hợp. Thùng rải di
chuyển ngang để rải đều khắp mặt đường.
9.2.3.2. Độ sụt thích hợp khi rải nên khống chế trong khoảng 10-40mm tùy theo chất lượng đầm rung.
Hệ số rải K ứng với các độ sụt khác nhau có thể tham khảo Bảng 23.
Bảng 23 – Quan hệ giữa hệ số rải K và độ sụt
Độ sụt, mm

5

10

20

30

40

50

60

Hệ số rải K

1,30

1,25

1,22

1,19

1,17

1,15

1,12

9.2.3.3. Khi thi công mặt đường bê tông lưới thép nên chọn loại có 2 thùng rải chia làm hai lớp, rải 2
lần, có thể rải xong vật liệu ở lớp thứ nhất, lắp ráp xong lưới thép, rồi rải vật liệu lần thứ hai, sau đó
đầm chặt một lần. Cũng có thể rải vật liệu làm hai lần và đầm chặt hai lần. Khi rải mặt đường bê tông
lưới thép theo phương thức hai lớp, thì việc rải vật liệu và chiều dài rải lớp bê tông phía dưới phải căn

TCVN 7572 – 1 ÷ 20 : 2006 Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử. TCVN 3119 : 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác lập cường độ kéo khi uốn. TCVN 3120 : 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác lập cường độ kéo khi bửa. TCVN 3114 : 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác lập độ mài mòn. TCVN 3106 : 1993 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt. TCVN 6492 : 1999 Chất lượng nước – Xác định pH. TCVN 1651 – 1 ÷ 2 : 2008 Thép cốt bê tông. TC 01 : 2010 Giấy dầu kiến thiết xây dựng. TCVN 4054 : 2005 Đường xe hơi – Yêu cầu phong cách thiết kế. TCVN 5729 : 2012 Đường xe hơi cao tốc – Yêu cầu phong cách thiết kế. TCVN xxxx : Áo đường cứng – Các nhu yếu và hướng dẫn phong cách thiết kế. TCVN 8864 : 2011 Độ phẳng phiu mặt đường bằng thước dài 3 mét – Tiêu chuẩn thử nghiệm. TCVN 8865 : 2011 Mặt đường xe hơi – Phương pháp đo và nhìn nhận xác lập độ phẳng phiu theo chỉsố độ không nhẵn quốc tế IRI.TCVN 8866 : 2011 Đo độ nhám mặt đường bằng giải pháp rắc cát – Tiêu chuẩn thử nghiệm. TCVN 8871 : 2011 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử. TCXDVN 349 : 2005 ) * Cát nghiền cho bê tông và vữa. 22TCN 223 : 95 * ) Quy trình phong cách thiết kế áo đường cứng. 22TCN 333 : 06 * ) Tiêu chuẩn đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm. 22TCN 346 – 06 * ) Quy trình thí nghiệm xác lập độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát. AASHTO T42 : Standard Method of Test for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete Construction ( Phương pháp thử tấm chèn khe dãn trong mặt đường tông ). AASHTO M301 Standard Specifcation for Joint Sealants, Hot Poured for Concrete and AsphaltPavements ( Quy định kỹ thuật so với chất chèn khe, rót nóng trong mặt đường bê tông nhựa và bêtông xi măng ) ASTM D3405-97 Standard Specifcation for Joint Sealants, Hot-Applied, for Concrete and AsphaltPavements ( Quy định kỹ thuật so với chất chèn khe, rót nóng dùng cho mặt đường bê tông nhựa vàbê tông xi măng ) ASTM D3407-78 ( 1994 ) e1 Standard Test Methods for Joint Sealants, Hot-Poured, for Concrete andAsphalt Pavements ( Phương pháp thử tấm chất chèn khe, rót nóng dùngcho mặt đường bê tông nhựavà bê tông xi măng ) ASTM C309-98 Standard Specifcation for Liquid Membrane-Forming Compounds for Curing Concrete ( Quy định kỹ thuật so với vật tư tạo màng bảo trì bê tông ). ASTM C156-11 Standard Test Method for Water Loss [ form a Mortar Specimen ] ThroughLiquid Membrane-Forming Curing Compounds for Concrete ( Phương pháp thử độ giữ nước chất tạomàng bảo trì bê tông ). 3. Thuật ngữ, định nghĩa3. 1. Áo đường cứng ( Rigid Pavement ) : Loại cấu trúc áo đường có tầng mặt làm bằng bê tông xi măng vàtầng móng làm bằng những loại vật tư khác nhau đặt trực tiếp trên nền đường hoặc trên lớp đáy móng. 3.2. Tầng mặt làm bằng bê tông xi măng của áo đường cứng trong Quy định kỹ thuật này là tầng mặtbê tông xi măng “ thường thì ” để phân biệt với tầng mặt bê tông xi măng cốt thép liêntục ( Continuously Rein – forced Concrete Pavement ), bê tông đầm lăn ( RollerCompacted Concrete ), được viết gọn là tầng mặt BTXM hoặc mặt đường BTXM. 3.3. Tầng mặt BTXM : Tầng mặt BTXM gồm có những tấm BTXM có size hữu hạn, link vớinhau bằng những mối nối dọc, mối nối ngang. Mối nối dọc, tương ứng là khe dọc, được sắp xếp những thanhliên kết ; Mối nối ngang, tương ứng là những khe dãn, khe co hoặc khe thi công, được sắp xếp cácthanh truyền lực. Phía trên những loại khe được lấp đầy bằng mastic hoặc vật tư chèn khe khác ( xemHình 1 ). 3.4. Công nghệ ván khuôn ray ( Trailform Paving ) : Sử dụng mạng lưới hệ thống cấu trúc thép ( thép hình ) được đặtcố định trên móng đường vừa có công dụng tạo khuôn cho tấm BTXM mặt đường vừa tạo ray dẫnhướng cho những thiết bị san, rải, đầm và tạo phẳng hỗn hợp BTXM phối hợp chạy trực tiếp trên nó trongkhi thi công. Hình 1. Sơ đồ cấu trúc mặt đường BTXM “ thường thì ” 3.5. Công nghệ thi công phối hợp khác : Sử dụng những thiết bị phối hợp để san, rải, đầm và tạo phẳng hỗnhợp BTXM trong ván khuôn cố định và thắt chặt ( không phải là ván khuôn ray ). 3.6. Công nghệ ván khuôn trượt ( Slipform Paving ) : Sử dụng thiết bị phối hợp san, rải, đầm và tạo phẳngbê tông mặt đường, có hai thành chắn hai bên để tạo khuôn, cùng vận động và di chuyển với thiết bị trong khi thicông. Khi sử dụng công nghệ tiên tiến rải bê tông ván khuôn trượt sẽ không cần đến ván khuôn cố định và thắt chặt vàchỉ sau một hành trình dài với thiết bị ván khuôn trượt, tổng thể những khâu thi công rải, đầm, ép tạo hình, … đều được triển khai xong. 3.7. Công nghệ thi công đơn thuần ( Simple Machine Paving ) : Sử dụng ván khuôn cố định và thắt chặt và dùng nhâncông rải hỗn hợp BTXM, dùng đầm dùi, đầm bản chấn động hoặc đầm thanh dầm để đầm vàhoàn thiện mặt phẳng tấm BTXM. 3.8. Thiết bị DBI ( Dowel Bar Inserter ) là thiết bị phụ trợ trên máy rải ván khuôn trượt để tự động hóa dìmthanh truyền lực xuống đúng vị trí ngang trong lúc thi công rải hỗn hợp BTXM bằng công nghệ tiên tiến vánkhuôn trượt. 4. Yêu cầu về vật liệu4. 1. Xi măng4. 1.1. Các chỉ tiêu xi măng dùng trong thiết kế xây dựng tầng mặt BTXM đường xe hơi những cấp ( TCVN4054 : 2005 ; TCVN 5729 : 2012 ; 22TCN 210 – 92 ) phải phân phối được rất đầy đủ những chỉ tiêu nêu ở Bảng 1 vàBảng 2.4.1. 2. Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường BTXM lao lý ởBảng 1. Bảng 1 – Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường BTXM ( Phương pháp thử nghiệm theo TCVN 6010 : 2011 ) Cấp hạng đườngTuổi mẫu thửCường độ nén, Mpa, không nhỏ hơnĐường cao tốc3 ngày28 ngày25, 057,5 Đường cấp I, cấp Đường từ cấp IVII và cấp IIItrở xuống3 ngày 28 ngày 3 ngày 28 ngày22, 050,016,042,5 Cường độ kéo khiuốn, Mpa, không nhỏ hơn4, 57,54,07,03,56,54. 1.3. Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường BTXM lao lý ở Bảng 2. Mỗi đợt ximăng đem đến hiện trường sử dụng đều phải kiểm nghiệm hoặc có chứng từ của nhà phân phối bảođảm xi măng khá đầy đủ những chỉ tiêu ở Bảng 2. Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường BTXMChỉ tiêuĐườngcao tốc, cấp I, cấp II, cấp IIIĐường từcấp IV trởxuốngHàm lượng canxi oxit ( CaO ), %, không lớn hơn1, 01,5 Hàm lượng magie oxit ( MgO ), %, không lớn hơn5, 06,00,60,6 Khi nghi ngại cốtliệu có phản ứngkiềm silic1, 01,0 Khi chắc chắncốt liệu không cóphản ứng kiềmsilicHàm lượng anhydricsunfuric ( SO3 ), %, không lớn hơn3, 54,0 Tổn thất khi nung, %, không lớn hơn3, 05,0 Cặn không hòa tan, %, không lớn hơn0, 751,0 Khoáng C3A, %, khônglớn hơn7, 09,0 Khoáng C3S, %, khônglớn hơn35, 055,0 Khoảng C2S, %, khôngnhỏ hơn40, 0K hông yêucầuHàm lượng kiềm quy đổi ( Na2O + 0,658 K2O ), % không lớn hơnĐộ mịn, % còn lại trênsàng 0,09 mm không lớnhơn10Bề mặt riêng ( tỷ diện ), cm2 / g, nên trong khoảng3000 – 4500P hương phápthửGhi chúTCVN 141 : 2008C ócam kết củanhàsản xuất thìkhông cầnthửnghiệmTCVN4030 : 2003T hời gian đông kết : Bắt đầu, h, không nhỏhơnKết thúc, h, không lớnhơnĐộ nở Autoclave, %, không lớn hơn1, 5 h ( 3,0 h ) 6017 : 199510 h0, 5 ( 0,8 ) TCVN8877 : 2011T rị số trongngoặc áp dụngkhi thi công vàomùa hèTrị số trongngoặc áp dụngkhi dùng xi mănghỗn hợpĐộ co Autoclave, %, không lớn hơnChỉ nhu yếu nếudùng xi mănghỗn hợp0, 24.1.4. Xi măng rời sử dụng nên có nhiệt độ khi đưa vào máy trộn không lớn hơn 60 °C. 4.1.5. Xi măng dùng làm lớp móng của mặt đường BTXM hoàn toàn có thể sử dụng những loại xi măng poóclăngthông thường theo TCVN 2682 : 2009 hoặc xi măng poóclăng hỗn hợp theoTCVN 6260 : 2009.4.1.6. Ngoài việc phải tuân theo những lao lý ở 4.1.2, 4.1.3 còn phải trải qua thử nghiệm khi thiết kếthành phần bê tông như đề cập ở 5.1 để quyết định hành động loại xi măng sử dụng. 4.2. Phụ gia4. 2.1. Có thể sử dụng những loại phụ gia giảm nước, phụ gia làm chậm đông kết, phụ gia hoạt tính cao. Với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấp II nên sử dụngthêm phụ gia cuốn khí. 4.2.2. Các phụ gia hóa chất khi sử dụng phải tuân theo TCXDVN 325 : 2004 ) *. Không được sử dụng bấtkỳ chất phụ gia tăng nhanh vận tốc hóa cứng của bê tông trừ khi được phê chuẩn bằng văn bản của Kỹsư tư vấn giám sát. 4.2.3. Các phụ gia hoạt tính cao khi sử dụng phải tuân theo TCXDVN 311 : 2004 ) *. 4.3. Cốt liệu sản xuất BTXM4. 3.1. Cốt liệu dùng để sản xuất BTXM phải sạch, bền chắc, được khai thác từ vạn vật thiên nhiên ( cát, cuội sỏi ) hoặc xay nghiền từ đá tảng, cuội sỏi ( đá dăm, cát xay ). 4.3.2. Phải bảo vệ rằng tổng thể những cốt liệu đều được thí nghiệm bằng những mẫu lấy từ những kho chứa vậtliệu hoặc những bãi chứa vật tư tại hiện trường thi công. Thí nghiệm mẫu những cốt liệu tuân theo TCVN7572-1 ÷ 20 : 2006 Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử. 4.3.3. Nội dung, chiêu thức và tần suất kiểm tra cốt liệu sản xuất BTXM xem Bảng 26.4.3. 4. Cốt liệu thô4. 3.4.1. Cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM hoàn toàn có thể là sỏi cuội, sỏi cuội nghiền hoặc đá dăm. Cácchỉ tiêu cơ lý của cốt liệu thô phải thỏa mãn nhu cầu những chỉ tiêu nêu ở Bảng 3. Nếu trộn 2 hoặc nhiều hơn 2 loại cốt liệu thô với nhau thì mỗi loại đều phải thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu nêu ở Bảng 3. Bảng 3 – Các chỉ tiêu nhu yếu so với cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXMChỉ tiêuMứcPhương pháp thửKhối lượng thể tích, Kg / m3, không nhỏ hơn1350TCVN 7572 – 4 : 2006K hối lượng riêng, Kg / m3, không nhỏ hơn2500TCVN 7572 – 4 : 20062,5 TCVN 7572 – 4 : 2006 Độ hút nước, %, không lớn hơnHạt thoi dẹt, %, không lớn hơnLàm tầng móng25Làm tầng mặt đường cao tốc, cấpI, cấp II, cấp III15Làm tầng mặt đường cấp IV trở xuống20TCVN 7572 – 13 : 2006 Độ mài mòn LosAngeles, %, không lớn hơnĐường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III30Đường cấp IV trở xuống35Cường độ chịu nén của đá gốc, MPa, khôngnhỏ hơnTCVN 7572 – 12 : 2006TCVN 7572 – 10 : 2006 Đá phún xuất100Đá biến chất80Đá trầm tích60Hàm lượng những hạt mềm yếu, phong hóa, %, không lớn hơn1, 0TCVN 7572 – 17 : 2006H àm lượng bụi, bùn, sét, %, không lớn hơn0, 3TCVN 7572 – 8 : 2006H àm lượng muối sunfat và đá sunfatxácđịnh theo hàm lượng SO3, %, không lớnhơn1, 0TCVN 7572 – 16 : 06K hả năng phản ứngkiềm của cốt liệuSau thí nghiệm mẫu cốt liệukhông nứt, không dạn, khôngphùi keo, độ trương nở ở thờigian lao lý của thí nghiệmphảidưới 0.1 % TCVN 7572 – 14 : 20064.3.4.2. Cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM không được trực tiếp dùng hỗn hợp không qua phâncỡ hạt mà phải dùng 2-4 cỡ hạt để trộn với nhau thành một hỗn hợp. Yêu cầu thành phần cấp phối cốt liệu thô như ở Bảng 4 a. Hàm lượng bột đá ( < 0.075 mm ) lẫn vào cốtliệu thô không nên quá 1 %. Bảng 4 a - Yêu cầu thành phần cấp phối của cốt liệu thôLượng lọt qua sàng, % Loại cấp phối cốtliệu thô danh địnhtheo bộ sàng lỗ vuông, mm2, 364,759,5012,519,025,037,54,75 - 12,50 - 50-1540-6090 - 1001004,75 - 19,00 - 55-1525-4055 - 7095 - 1001004,75 - 25,00 - 50-1010-3030 - 5060-7595-1001004, 75-37, 50-50-1010 - 2525-4040-6065 - 80100Y êu cầu phân loại cỡ hạt danh định và thành phần mỗi loại cỡ hạt của cốt liệu thô đưa vào thiết bịtrộn như ở Bảng 4 b. Bảng 4 b - Yêu cầu phân loại cỡ hạt danh định và thành phần mỗi loại cỡ hạt của cốtliệu thô đưa vàothiết bị trộnPhân loại cỡ hạtdanh định và thànhphần mỗi loại cỡ hạtLượng lọt qua sàng, % theo bộ sàng lỗ vuông, mm2, 364,759,5012,50 - 50-2085-1001009, 5-12, 50-50-2085 - 1001009,5 - 19,00 - 50-1540-6085 - 10010012,5 - 25,00 - 530-4560-7590 - 10010012,5 - 37,50 - 50-1530-4560 - 751004,75 - 9,519,025,037,54. 3.4.3. Cỡ hạt danh định của cốt liệu thô : không nên lớn hơn 19 mm so với cuội sỏi ; không nên lớnhơn 25,0 mm so với sỏi cuội nghiền ; không được lớn hơn 37,5 mm đối vớiđá dăm. Cốt liệu thô dùng cho tầng móng bê tông nghèo cũng chỉ được dùng cỡ hạt danh định lớn nhất là37, 5 mm. Loại cốt liệu thô 4,75 - 12,5 và 4,75 - 19,0 cũng được dùng cho lớp trên của mặt đườngBTXM có bề dàytrên 28 cm ( trường hợp này phải phân thành hai lớp rải liên tục với lớp trên thường có bề dày bằng1 / 3 tổng bề dày tầng mặt BTXM ). 4.3.5. Cốt liệu nhỏ ( cát ) 4.3.5. 1. Cốt liệu nhỏ phải nghiền từ đá cứng, sạch hoặc dùng cát sông sạch hoặc cát trộn từ hai loạiđó. Các chỉ tiêu nhu yếu so với cốt liệu nhỏ dùng cho BTXM mặt đường đượcquy định ở Bảng 5. Bảng 5 - Các chỉ tiêu nhu yếu so với cốt liệu nhỏDùng chođường cao tốc, Dùng cho đườngPhương pháp thửcấp I, cấp II, cấp IVtrở xuốngcấp IIIChỉ tiêuHàm lượng mi ca, % khônglớn hơn0, 020,06 TCVN 4376H àm lượng bụi, bùn, sét, %, không lớn hơn2, 03,0 TCVN 7572 - 8 : 2006H àm lượng bột đá ( qua sàng0, 075 mm ) lẫn vào cátnghiền, %, không lớn hơn5, 07,0 AASHTO T-11Hàm lượng ion Cl, % khốilượng, không lớn hơn0, 020,06 TCVN 7572 - 15 : 2006H àm lượng ion SO3, % khốilượng, không lớn hơnHàm lượng hữu cơ5, 0TCVN 7572 - 16 : 2006 Đạt yêu cầuTCVN 7572 - 9 : 2006C ường độ kháng nén của đá Đá phún xuất ≥ 100, đá biến chất ≥ TCVN 7572 - 10 : 2006 gốc dùng làm cát nghiền, 80, đá trầm tích ≥ 60MP aKhối lượng thểtích ở trạngthái rời, Kg / m3, không nhỏ hơn1350TCVN 7572 - 4 : 2006K hối lượng riêng, Kg / m3, không nhỏ hơn2500TCVN 7572 - 4 : 200647TCVN 7572 - 4 : 2006 Độ rỗng, %, không lớn hơnPhản ứng kiềm của cátMẫu thử sau thí nghiệm phản ứng TCVN 7572 - 14 : 2006 kiềm không nứt, không dạn, khôngcó hiện tượng kỳ lạ phùi keo, độ trươngnở ở tuổi mẫu thí nghiệm phảidưới0. 1 %. 4.3.5. 2. Thành phần cấp phối của cốt liệu nhỏ phải tương thích với nhu yếu ở Bảng 6. Nếu cát sông thì cóthể dùng loại có mô đun độ lớn trong khoanh vùng phạm vi 2,2 - 3,5. Nếu mô đun độ lớn củacát sai khác nhau quá0, 3 thì phải phong cách thiết kế riêng thành phần BTXM ( kiểm soát và điều chỉnh tỷ suất cát khi sản xuất hỗn hợp BTXM ). Cát nhỏchỉ được sử dụng nếu phong cách thiết kế thành phần BTXM cóthêm phụ gia giảm nước ( để giảm tỷ suất N / X thiếtkế ). Bảng 6 - Thành phần cấp phối nhu yếu với cốt liệu nhỏLoại cátLượng lọt qua sàng, % theo bộ sàng lỗ vuông, mm0, 150,300,601,182,364,75 Cát to0 - 105 - năm ngoái - 2935 - 6565 - 9590 - 100C át vừa0 - 108 - 3030 - 5950 - 9075 - 10090 - 100C át nhỏ0 - 1015 - 4560 - 8474 - 10085 - 10090 - 1004.3.5.3. Ngoài việc phải bảo vệ những nhu yếu ở Bảng 5 và Bảng 6, cát nghiền không được nghiền từcác loại đá gốc chịu mài mòn kém như những loại đá phiến sét, diệp thạch và nếu dùng cát nghiền khithiết kế thành phần BTXM phải sử dụng thêm phụ gia giảm nước. 4.4. Cốt thép4. 4.1. Cốt thép sử dụng trong mặt đường BTXM phải tuân theo TCVN 1651 - 1 ÷ 2 : 2008. Thép dùng làmlưới thép là thép có gờ tương thích với TCVN 1651 - 2 : 2008. Thép dùng làm thanh liên kết chịu kéo của khedọc là thép tiết diện có gờ tương thích với TCVN 1651 - 2 : 2008. Thép của thanh truyền lực là thép tròntrơn tương thích với nhu yếu của TCVN 1651 - 1 : 2008.4.4.2. Cốt thép sử dụng so với BTXM mặt đường phải thẳng, không dính bẩn, không dính dầumỡ, không han rỉ, không được có vết nứt. 4.4.3. Khi gia công thanh truyền lực phải dùng máy cắt nguội, không được dùng những chiêu thức làmbiến dạng đầu thanh. Mặt cắt thanh phải vuông góc, tròn trơn. Nên dùng máy mài để mài phầnbavia, đồng thời gia công thành cạnh vát 2-3 mm. 4.5. Nước dùng để sản xuất BTXMNước dùng để sản xuất BTXM không lẫn dầu mỡ, những tạp chất hữu cơ khác và phù hợpvới TCXDVN 3022004. Khi có nghi ngại, phải kiểm nghiệm những chỉ tiêu sau theo chiêu thức thử ở 22TCN 69-84 : ĐộpH ≥ 4 ; hàm lượng muối ≤ 0,005 mg / mm3 và hàm lượng ion SO4 ≤ 0,0027 mg / mm3. 4.6. Vật liệu chèn khe4. 6.1. Vật liệu chèn khe gồm có những loại : dạng tấm sản xuất sẵn dùng cho khe dãn và mastic rót nóngdùng lấp đầy những loại khe. 4.6.2. Vật liệu chèn khe dạng tấm có nhu yếu kỹ thuật nêu ở Bảng 7. Bảng 7 - Yêu cầu kỹ thuật so với tấm chèn khe dãn ( giải pháp thử theo AASHTO T42 ) Loại vật liệuChỉ tiêuGỗ, Ii-eCao su xốp hoặc chấtdẻoSợiTỷ lệ Phục hồi đàn hồi, %, không nhỏ hơn559065Áp lực ép co, MPa5, 0 - 20,00,2 - 0,62,0 - 10,0 Lượng đẩy trồi lên, mm, nhỏhơn5, 55,03,0 Tải trong uốn cong, N100 - 4000 - 505 - 40CH Ú THÍCH1. Các tấm chèn sau khi ngâm nước, áp lực đè nén ép co không được nhỏ hơn khi khôngngâm nước 90 % ; 2. Tấm chèn loại bằng gỗ ( li-e ) sau khi quét tấm bitum phải có bề dày bằng ( 20-25 ) ± 1 mm. 4.6.3. Mastic chèn khe ( khe dọc, khe co ) loại rót nóng phải có những chỉ tiêu kỹ thuật nhưyêu cầu ởBảng 8 để bảo vệ dính bám tốt với thành tấm BTXM, bảo vệ có tính đàn hồi cao, không hòa tantrong nước, không thấm nước, không thay đổi nhiệt và bền. Cũng hoàn toàn có thể sử dụng những loại mastic chènkhe loại rót nóng có những chỉ tiêu tương thích với nhu yếu AASHTO M301 hoặc ASTM D3405. Bảng 8 - Yêu cầu kỹ thuật so với vật tư mastic chèn khe loại rót nóng ( chiêu thức thử theo ASTM 3407 ) Các chỉ tiêuLoại đàn hồi thấpLoại đàn hồi caoĐộ kim lún ( 0,01 mm ) < 50 < 40T ỷ lệ Phục hồi đàn hồi ( % ) ≥ 30 ≥ 60 Độ chảy ( mm ) < 5 < 2 Độ dãn dài ở - 10 °C ( mm ) ≥ 10 ≥ 15C ường độ dính kết với bê tông ( MPa ) ≥ 0,2 ≥ 0,44. 7. Các vật tư khác4. 7.1. Vật liệu làm lớp ngăn cách giữa lớp móng và lớp BTXM ( đồng thời có tính năng giữ cho BTXMkhỏi mất nước trong khi thi công ) hoàn toàn có thể sử dụng giấy dầu, vải địa kỹ thuật. Giấy dầu thiết kế xây dựng đạtTC01-2010. Vải địa kỹ thuật lựa chọn loại chống thấm nước theoTCVN 8871 : 2011.4.7.2. Ống chụp đầu thanh truyền lực4. 7.2.1. Đối với khe dãn, nên sử dụng ống tôn mạ kẽm có chiều dày ống không nhỏ hơn 2 mm, đườngkính trong của ống không nhỏ hơn đường kính của thanh truyền lực 1,0 - 1,5 mm, chiều dài là 50 mm, chiều dài đoạn ống để hở không được nhỏ hơn 25 mm. Nếu dùng ống chụp đầu bằng PVC thì chiều dàiống nên bằng 100 mm. 4.7.2. 2. Đối với những khe co thi công lắp ráp thanh truyền lực bằng chiêu thức tự động hóa ấn thanhtruyền lực vào hỗn hợp BTXM vừa rải thì phải dùng ống bằng PVC lồng khít trước với thanh truyềnlực để cùng ấn cả vào khối BTXM vừa rải. Trong trường hợp này, ống PVC phải có chiều dày vách ốngkhông nhỏ hơn 0,5 mm và chiều dài ống PVC phải dài hơn 30 mm so với ½ chiều dài thanh truyền lực. 4.7.3. Chất tạo màng và màng chất dẻo dùng để bảo trì mặt đường BTXM4. 7.3.1. Chất tạo màng sử dụng bảo trì mặt đường BTXM thường là dạng lỏng ( sau khi phunsương trên mặt phẳng mặt đường sẽ tạo thành màng mỏng dính ) phải thỏa mãn nhu cầu những pháp luật trong Bảng 9. Cũng hoàn toàn có thể sử dụng những chất tạo màng tương thích với ASTM C309-98. 4.7.3. 2. Màng chất dẻo dùng để bảo trì BTXM phải có bề dày tối thiểu bằng 0,05 mm và được sửdụng theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất. Bảng 9 - Yêu cầu kỹ thuật so với chất tạo màng bảo trì mặt đường BTXM ( chiêu thức thử theo ASTM C156 - 11 ) Chỉ tiêuMứcTỷ lệ giữ nước hữu hiệu1 ), %, không nhỏ hơn75Thời gian hình thành màng, h, không lớn hơnTính hòa tan khi thấm nước sau khi tạothànhmàng2 ) Phải ghi rõ là hòa tan hay không hòatanCHÚ THÍCH1 ) Điều kiện thử nghiệm giữ nước hữu hiệu : nhiệt độ 38 °C ± 2 °C ; nhiệt độ tương đối : 32 % ± 3 % ; vận tốc gió 0,5 ± 0,2 m / s ; thời hạn mất nước 72 h. 2 ) Trên mặt phẳng lộ thiên phải sử dụng loại không hòa tan, trên mặt phẳng sẽ liên tục đổbêtông phải sử dụng loại hòa tan. 5. Lựa chọn thành phần bê tông5. 1. Thiết kế thành phần bê tông5. 1.1. Trước khi thi công, Nhà thầu phải thực thi phong cách thiết kế thành phần của bê tông để đạtđượccường độ kéo khi uốn phong cách thiết kế nhu yếu, độ mài mòn nhu yếu và độ sụt tối ưu pháp luật ở Bảng 10 tương ứng với chiêu thức thi công lựa chọn ( ván khuôn trượt hoặc ván khuôn cố định và thắt chặt ). 5.1.2. Cường độ kéo khi uốn trung bình của bê tông chế thử trong phòng thí nghiệm khi phong cách thiết kế thànhphần bê tông của Nhà thầu tối thiểu phải cao hơn cường độ phong cách thiết kế nhu yếu 1,15 đến 1,20 lần ( Với mặtđường cao tốc, đường cấp I, cấp II phải vận dụng thông số 1,20, còn với mặt đường những cấp khác phải ápdụng thông số 1,15 ). Cường độ trung bình khi chế thử trong phòng là cường độ trung bình ở tuổi mẫu 28 ngày của 6 mẫu chế thử tương ứng với thành phần bê tông được lựa chọn khi phong cách thiết kế. 5.1.3. Tính toán lựa chọn thành phần bê tông với những quan tâm sau : 5.1.3. 1. Hàm lượng xi măng tối đa không nên lớn hơn 400 kg / m3. Hàm lượng xi măng tối thiểu phải lớnhơn 300 kg / m3 so với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấpII và phải lớn hơn290kg / m3 so với mặt đường BTXM từ cấp III trở xuống. 5.1.3. 2. Tỷ lệ nước, xi măng ( N / X ) lớn nhất chỉ được trong khoanh vùng phạm vi 0,44 - 0,48 ; mặtđường cấp càngcao thì chọn trị số N / X lớn nhất càng nhỏ ( đường cao tốc, cấp I, cấp II lấy tỷ suất N / X lớn nhất là 0,44 ). Trong đó, tỷ suất N / X lớn nhất ở đây tương ứng với đá có độẩm ≤ 0,5 % và cát có nhiệt độ ≤ 1 % ( tươngứng với trường hợp đá, cát khô tự nhiên ). 5.2. Yêu cầu về những chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt tối ưu của hỗn hợp BTXMCác chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt của hỗn hợp BTXM được lao lý ở Bảng 10 trừ khi có những yêucầu khác của phong cách thiết kế. Bảng 10 - Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt của hỗn hợp BTXMTrị số yêu cầuVán khuôn cố địnhCông nghệ vánCác chỉ tiêu cơ khuôn trượt Công nghệ vánPhương pháplýthử ( vận tốc rải từ khuôn ray và Công nghệ thicác công nghệ0, 5 đếncông đơn giảnthi công liên2, 0 m / minhợp khácCường độ kéo 5,0 với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, cấpkhi uốn thiết kếIIRkutk ở tuổi mẫu4, 5 với mặt đường BTXM đường xe hơi cấp III trở28 ngày, MPa, xuốngkhông nhỏ hơnĐộ mài mòn, g / cm2, khônglớn hơnĐộ sụt, mm0, 3 với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, cấpII, cấp III0, 6 với mặt đường BTXM đường xe hơi cấp IV trởxuống10-2020-3020-40TCVN 31053119 : 1993TCVN 3114 : 1993TCNV 3106 : 1993CH Ú THÍCH1. Tất cả những mẫu đã thí nghiệm phải đạt nhu yếu nêu ở Bảng 10 và trung bình của6mẫu chế thử theo thành phần bê tông phong cách thiết kế phải đạt nhu yếu ở 5.1.3. 2. Tuy không có nhu yếu về cường độ nén phong cách thiết kế nhưng trong khi công vẫn phảichế bị mẫu nén và thí nghiệm cường độ nén mẫu theo tuổi để Giao hàng cho yêu cầuvề bảo trì, tháo dỡ ván khuôn, cắt khe bê tông ; 5.3. Yêu cầu về những chỉ tiêu cơ lý so với bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM5. 3.1. Yêu cầu về phong cách thiết kế so với bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM của Nhà thầu nhưđề cập ở mục 5.1.1 và 5.1.2. 5.3.1. 1. Bê tông nghèo làm tầng móng mặt đường BTXM cho đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấpIII và đường nhiều xe tải nặng ( trực ≥ 10 tấn ) nên có cường độ chịu nén tối thiểu nhu yếu là 10MP a ởtuổi mẫu 28 ngày và tối thiểu là 7,0 MPa ở tuổi 7 ngày ( dùng để kiểm tra chất lượng thi công ) đồngthời nên có cường độ kéo khi uốn nhu yếu tối thiểu là 2,5 MPa ở tuổi mẫu 28 ngày. 5.3.1. 2. Cường độ phong cách thiết kế ( chế thử ) trong phòng thí nghiệm so với bê tông nghèo tầng móng cũngphải nhân thêm thông số 1,15 - 1,2. 5.3.2. Độ sụt tối ưu cũng nên phân phối như ở Bảng 10 so với BTXM tầng mặt. Tỷ lệ N / X lớn nhấtchỉ được nằm trong khoanh vùng phạm vi 0,65 - 0,68. 5.4. Chấp thuận hỗn hợp bê tông xi măng đưa vào sản xuất5. 4.1. Để mỗi một phong cách thiết kế hỗn hợp được duyệt đưa vào sản xuất trong dự án Bất Động Sản, Nhà thầu phải trìnhcông thức phong cách thiết kế hỗn hợp bê tông và đo lường và thống kê lượng vật tư cần cho sản xuất1m3 BTXM đã lèn chặtít nhất 30 ngày kể đến ngày sản xuất. 5.4.2. Nhà thầu đệ trình bằng văn bản số liệu những mẫu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của tất cảcác vật tư trong hỗn hợp đồng thời chỉ rõ nguồn gốc hoặc nơi sản xuất những vật tư mà họ đã đề xuất. 5.4.3. Nhà thầu triển khai thí nghiệm trộn thử ở trạm trộn so với hỗn hợp mà họ ý kiến đề nghị và nộp kếtquả thí nghiệm chứng tỏ rằng nó tương thích với Tiêu chuẩn kỹ thuật. 5.5. Thay đổi phong cách thiết kế hỗn hợp bê tông5. 5.1. Trong quy trình sản xuất hỗn hợp bê tông Nhà thầu phải đề xuất kiến nghị một phong cách thiết kế mới cho hỗn hợpbê tông trong trường hợp dự án Bất Động Sản có sự đổi khác nguồn phân phối vật tư hoặc đặc thù của vật liệuthay đổi trong quy trình sản xuất bê tông. 5.5.2. Thiết kế mới yêu cầu phải dựa vào những hỗn hợp sản xuất thử. Nhà thầu phải đệ trình những tỷ lệthiết kế hỗn hợp để phê duyệt trong quy trình sản xuất và cần kiểm soát và điều chỉnh theo những điều kiện kèm theo sau : 5.5.2. 1. Nếu hàm lượng xi măng đổi khác lớn hơn 2 % so với lượng xi măng đã phong cách thiết kế, phải điều chỉnhtỷ lệ những thành phần khác để duy trì hàm lượng xi măng nằm trong phạm vi sai số đã phong cách thiết kế. 5.5.2. 2. Nếu hỗn hợp bê tông không đạt độ sụt phong cách thiết kế ứng với tỷ suất N / X đã chọn, có thểtăng lượng ximăng nhưng vẫn giữ nguyên tỷ suất N / X. 5.5.3. Trong quy trình thi công phải tiếp tục kiểm soát và điều chỉnh trong khoanh vùng phạm vi nhỏ tỷ suất những thành phầntrong hỗn hợp BTXM tùy theo sự biến hóa của điều kiện kèm theo thời tiết ( nhiệt độ, nhiệt độ ) và cự ly luân chuyển ( đặc biệt quan trọng là về lượng nước cho vào mỗi mẻ trộn cần kiểm soát và điều chỉnh theo độ ẩm thực tế của đá, cát ) để bảođảm được cường độ và độ sụt nhu yếu. 6. Công tác chuẩn bị sẵn sàng thi công6. 1. Yêu cầu chung : Công tác chuẩn bị sẵn sàng gồm có những nội dung lựa chọn công nghệ tiên tiến thi công, chuẩn bị sẵn sàng xemáy, lập hồ sơ bản vẽ thi công, sắp xếp và xây lắp trạm trộn BTXM, chuẩn bị sẵn sàng nền, móng. 6.1.1. Trên đường xe hơi cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III phải sử dụng những trạm trộn hỗn hợp BTXM kiểu trộncưỡng bức có thiết bị khống chế tự động hóa khối lượng những thành phần vật tư cho mỗi mẻ trộn. Có thểsử dụng những trạm ( thiết bị ) trộn cưỡng bức không khống chế tự động hóa khi thi công những mặt đườngBTXM trên đường xe hơi từ cấp IV trở xuống. 6.1.2. Trong mọi trường hợp thi công mặt đường BTXM trên những đường thuộc mạng lưới hệ thống đường quốcgia ( kể cả đường cấp thấp ) đều không được sử dụng những thiết bị trộn nhỏ kiểu hỗn hợp rơi tự do trongthùng quay ( kiểu trộn tự do ) và không được khống chế thành phần vật tư trộn theo thể tích. Cấmdùng nhân công khống chế, cho thêm nước vào thiết bị trộn. 6.1.3. Trên đường xe hơi cao tốc phải sử dụng công nghệ tiên tiến ván khuôn trượt và hoàn toàn có thể sử dụng công nghệván khuôn ray để thi công mặt đường BTXM. Trên những đường khác từ cấp I đến cấp IV phải thi côngmặt đường BTXM bằng công nghệ tiên tiến ván khuôn trượt, công nghệ tiên tiến ván khuôn ray hoặc công nghệ tiên tiến thi côngliên hợp khác trong ván khuôn cố định và thắt chặt. Công nghệ thi công đơn thuần chỉ được dùng để thi công đườngtừ cấp V trở xuống và trongtrường hợp không có những thiết bị khác cũng hoàn toàn có thể dùng để thi công mặtđường BTXMtrên đường cấp IV. 6.1.4. Có thể dùng máy rải thường thì để rải hỗn hợp BTXM lu lèn hoặc đá gia cố xi măng tầngmóng mặt đường BTXM. 6.2. Lập bản vẽ thi công, kiểm tra thiết bị và vật tư trước khi thi công6. 2.1. Nhà thầu trước khi thi công tầng mặt BTXM phải địa thế căn cứ vào hồ sơ phong cách thiết kế, côngnghệ thi côngvà thời hạn thi công đã xác lập để thực thi lập hồ sơ bản vẽ thi công, trong đó gồm có những hạngmục lắp ráp trạm trộn hỗn hợp BTXM ; chuẩn bị sẵn sàng tầng móng và phong cách thiết kế dây chuyền sản xuất thi công tầng mặtBTXM từ khâu rải, đầm, tạo mặt phẳng, cắt khe, chèn khe, cho đến khi bảo trì xong, từ đó lập kếhoạch đáp ứng vật tư những loại, thiết bị và nhân lực thật chi tiết cụ thể, đơn cử. 6.2.2. Nhà thầu phải thiết lập những phòng thí nghiệm hiện trường để kiểm tra chất lượng vật tư trướckhi mở màn thi công. Tại những trạm trộn bê tông phải có một tổ thí nghiệm thường trực tại chỗ để kiểmtra vật tư nhằm mục đích kịp thời biến hóa công thức phối trộn ( biến hóa tùy tình hình thời tiết, khí hậu ). 6.2.3. Trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng thi công, Nhà thầu phải khảo sát, tìm hiểu ( cả trên thực địa ) xác nhậncác nguồn đáp ứng vật tư, phân phối trang thiết bị thi công, xác lập rõ những tuyến đường Giao hàng vậnchuyển trong quy trình thi công. 6.2.4. Trước khi thi công phải triển khai việc kiểm tra chỉnh sửa, định chuẩn, bảo trì tổng thể những loạitrang thiết bị, xe, máy nhằm mục đích bảo vệ chúng hoạt động giải trí không thay đổi trong quy trình thi công. 6.2.5. Trước khi thi công phải tổ chức triển khai giảng dạy, tu dưỡng nhiệm vụ cho toàn bộ những cán bộ, côngnhân tham gia vào toàn bộ những khâu thi công, bảo vệ mỗi cá thể nắm chắc được nội dung và nhiệmvụ mình phải triển khai. 6.2.6. Trước khi thi công, phải thiết lập mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc hoàn hảo, nhanh gọn giữa trạmtrộn bê tông với hiện trường thi công và giữa chúng với những bộ phận quản lý và điều hành thi công. 6.3. Chuẩn bị nền, móng trước khi thi công tầng mặt BTXM6. 3.1. Trước khi thi công mặt đường BTXM, nền đường phải bảo vệ không thay đổi và hết lún theo yêu cầucủa phong cách thiết kế. 6.3.2. Trường hợp nền đắp trên đất yếu thì chỉ được phép thi công mặt đường BTXM khi độ lún còn lạitrong thời hạn 30 năm kể từ khi kiến thiết xây dựng xong nền đắp cung ứng nhu yếu ở Bảng 11. Bảng 11 - Độ lún được cho phép còn lại sau khi đắp xong nền đường 30 nămVị trí đoạn đường làm mặt đường BTXMGần mố cầuChỗ cócốnghoặc cốngchuiCác đoạn nềnđắp thôngthườngĐường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III có vận tốc phong cách thiết kế ≥ 60K m / h, cm, không lớn hơn10cm20cm30cmĐường những cấp có vận tốc thiếtkế < 60K m / h, cm, không lớnhơn20cm30cm40cmLoại và cấp hạng đườngCHÚ THÍCHTại vị trí sát mố cầu và cống chui ( chiều dài khoảng chừng 7-10 m ), cần phải sắp xếp bảnquáđộ và độ lún được cho phép còn lại nêu trên là tại vị trí cuối của bản quá độ ( phía xamốcầu hoặc cống chui ). 6.3.3. Trước khi thi công tầng mặt BTXM, những lớp trong tầng móng phải được triển khai xong và đã đượcnghiệm thu theo đúng pháp luật kỹ thuật của hồ sơ phong cách thiết kế, theo đúng những tiêu chuẩn phong cách thiết kế và tiêuchuẩn thi công hữu quan đến đồng thời phải tương thích với những nhu yếu sau : 6.3.2. 1. Độ dốc dọc và độ dốc ngang của tầng móng phải bằng với độ dốc dọc và độ dốc ngang củamặt đường phong cách thiết kế. Riêng độ dốc ngang được cho phép lớn hơn độ dốc ngang của mặt đường 0,15 % - 0,20 % nhưng không được nhỏ hơn độ dốc ngang của mặt đường. 6.3.2. 2. Trường hợp lề gia cố mỏng dính hơn bề dày tầng mặt BTXM thì dưới lề phải sắp xếp móng lề có khảnăng thoát nước hoặc rãnh ngầm thoát nước ; nếu có đá vỉa thì đá vỉa phía dưới phải có đụclỗ thoát nước ngang qua đá vỉa. Lề đất phải sắp xếp lớp thoát nước bằng vật tư hạt. Các giải pháp nàyđều nhằm mục đích bảo vệ nước thấm qua khe nối mặt đường BTXM xuống mặt tầng móng thoát nhanh rakhỏi cấu trúc mặt đường. 6.3.2. 3. Móng trên của mặt đường BTXM phải bằng vật tư có năng lực chống xói nhưquy định ở tiêuchuẩn phong cách thiết kế. 6.3.2. 4. Chiều dài đoạn móng trên đã hoàn thành xong trước khi thi công tầng mặt BTXM nên đủđể hoàn toàn có thể thi công tầng mặt BTXM liên tục trong 5 - 10 ngày. 6.3.4. Trước khi thi công tầng mặt BTXM phải kiểm tra kỹ xem lớp móng trên ( kể cảtrường hợp mónglà mặt đường BTXM cũ ) có bị nứt hoặc hư hại không, nếu có thì cần thực thi sửa chữa thay thế triệt để : 6.3.3. 1. Phải vá bù những chỗ mặt móng bị bong vỡ, bị làm trũng bằng vật tư như vật tư lớp móngthiết kế. 6.3.3. 2. Các khe nứt phải được tưới bitum bịt kín, sau đó dán giấy hoặc vải địa kỹ thuật không thấmnước lên trên vết nứt, dán rộng tối thiểu 30 cm ra ngoài khoanh vùng phạm vi có những vết nứt nhưng bề rộng tối thiểuphải bằng 100 cm. 6.3.3. 3. Nếu tầng móng bị nứt dọc lan rộng ra thì sau khi vá sửa vết nứt, nên đặt thêm lưới thép cáchđáy tấm mặt BTXM ở 1/3 bề dầy … trên hàng loạt những tấm BTXM trong phạm vilớp móng trên bị nứt. 6.3.3. 4. Nếu móng trên bị nứt vỡ nặng thì phải đào bỏ hàng loạt khoanh vùng phạm vi nứt vỡ làm lại bằng bê tôngnghèo. Các chỗ bong bật lộ đá trên mặt móng phải dùng bitum tưới, quét bịt kín. 6.3.5. Trên mặt lớp móng trên phải làm lớp chống thấm và giảm ma sát theo đúng thiết kếtrước khithi công tầng mặt BTXM. Nếu phát hiện … lớp này bị hư hại cục bộ thì phải dùng vật tư cùng loại đểsửa chữa, bảo vệ lớp chống thấm và giảm ma sát này phảiđồng đều toàn bộ mặt móng. Trên móng bằng cấp phối đá gia cố xi măng hoàn toàn có thể làm lớp chống thấm và giảm ma sát bằng lớp lángnhựa đường nóng hoặc nhũ tương nhựa đường mỏng mảnh ( tối thiểu dày 5 mm ). 6.3.6. Trên những đoạn nền đường hoàn toàn có thể bị ngập nước thì nên dùng vải địa kỹ thuật loại không thấmnước bọc kín tầng móng của mặt đường BTXM. 6.3.7. Thi công lớp móng trên bằng bê tông nghèo nên vận dụng loại công nghệ tiên tiến giống như công nghệthi công tầng mặt BTXM phía trên như đề cập ở 6.1.3, đồng thời cũng phải tuân thủ những quy địnhvà nhu yếu về kỹ thuật thi công tựa như như thi công tầng mặt BTXM phía trên cùng với cácchú ý sau : 6.3.6. 1. Vị trí và kích cỡ những loại khe phải sắp xếp trùng với vị trí khe của tầng mặt BTXM phía trên. Chiều sâu cắt khe không nên nhỏ hơn 50 mm và dùng bi tum tưới vào khe. 6.3.6. 2. Khe dọc và khe co ngang của móng bê tông nghèo hoàn toàn có thể không đặt thanh liên kết và thanhtruyền lực. Khe dãn của móng bê tông nghèo phải đặt thanh truyền lực và tấm chèn khe dãn trùng vớivị trí khe dãn của tầng mặt BTXM. Mặt tấm chèn khe dãn không được cao hơn mặt móng bêtông nghèo và cũng phải lắp ráp bảo vệ độ đúng chuẩn như tấm chèn tầng mặt BTXM. 6.4. Bố trí, lắp ráp và những nhu yếu so với trạm trộn bê tông cố định6. 4.1. Trạm trộn bê tông phải được sắp xếp tại nơi thuận tiện cho việc phân phối vật tư chở đến vàcung cấp hỗn hợp bê tông ra hiện trường được liên tục theo đúng tiến trình nhu yếu. 6.4.2. Trạm trộn phải có vừa đủ những bộ phận như : nơi chứa đá, cát, kho chứa hoặc những xi lô chứa ximăng ; máy luân chuyển, thiết bị trộn và phân loại đá, cát ; máy luân chuyển đưa xi măng lên cao ; phễuchứa những thành phần vật tư ; thiết bị cân đong riêng cho những loại vật tư ; cấp nước và cân đong nước : phễu cấp vật tư có van tháo vật tư xuống máy trộn ; thiết bị cấp liệu và cân đong phụ gia ; thiết bịtrộn công dụng chu kỳ luân hồi ; phễu chứa để trút hỗn hợp xuống xe luân chuyển. 6.4.3. Trạm trộn phải bảo vệ việc cấp nước trộn bê tông đồng thời phải bảo vệ chất lượng nước. Khi không có năng lực cung ứng đủ lượng nước thì phải sắp xếp bể chứa có dung tích tương ứng vớilượng nước thiết yếu trong ngày. 6.4.4. Trạm trộn phải bảo vệ việc cấp điện không thiếu. Lượng điện cung ứng phải bảo vệ cho đủ nhucầu của hàng loạt máy móc thiết bị thi công, chiếu sáng và điện hoạt động và sinh hoạt. 6.4.5. Phải bảo vệ việc cấp nguyên vật liệu cho máy móc thiết bị xe cộ luân chuyển và máyphát điện dựphòng. Nếu công trường thi công ở xa trạm xăng dầu thì nên sắp xếp bể chứa nguyên vật liệu. 6.4.6. Trạm trộn phải đủ mặt phẳng để sắp xếp những máy móc và thiết bị hoạt động giải trí, để những phương tiệnvận chuyển vật tư đi lại thuận tiện. Bên dưới máy trộn nên rải một lớp bêtông có chiều dày khôngnhỏ hơn 200 mm, đồng thời sắp xếp rãnh, ống thoát nước, hố ga hoặc thiết bị giải quyết và xử lý nước thải sinh rakhi rửa máy trộn. 6.4.7. Yêu cầu về cất giữ và phân phối xi măng6. 4.7.1. Khuyến khích sử dụng xi măng rời luân chuyển từ nơi sản xuất đến trạm trộn bêtông. Mỗitrạm trộn cần sắp xếp tối thiểu 02 silô chứa xi măng, nếu có trộn thêm phụ giakhoáng thì cần sắp xếp ít nhất01 silô chứa phụ gia khoáng. Khi lấy xi măng từ 02 nhà máykhác nhau cần trút hết xi măng từ silôtrước khi đổ mới ; xi măng từ những nguồn khác nhau phải chứa riêng trong những si lô khác nhau. 6.4.7. 2. Trường hợp nguồn cung ứng xi măng rời không đủ hoặc khoảng cách vận chuyểnquá xa, phảidự trữ xi măng đóng bao ; mở bao tại nơi dự trữ và luân chuyển đến phễu trút. Kho chứa xi măng đóngbao phải có mái che và sắp xếp tại vị trí cao của trạm trộn. 6.4.7. 3. Nghiêm cấm sử dụng xi măng bị ẩm hoặc bị vón cục. 6.4.8. Yêu cầu về dự trữ dữ gìn và bảo vệ cốt liệu6. 4.8.1. Trước khi thi công nên dự trữ lượng cát, đá cho thời hạn thi công từ 10 ÷ 15 ngày. 6.4.8. 2. Các kho bãi chứa cốt liệu cần được sắp xếp riêng rẽ theo nguồn cung ứng và theo loại cỡ hạtkhác nhau. Bố trí bãi để cốt liệu ở vị trí thoát nước tốt, mặt nền phải cứng. 6.4.8. 3. Vào ngày mưa ; có gió to ; nắng gắt phải có mái che cho bãi chứa cốt liệu, lượng cốt liệu đượcche phủ không nên ít hơn lượng sử dụng trong một tuần ở điều kiện kèm theo thi công thông thường. 6.4.8. 4. Loại bỏ những cấp phối bị phân tầng hoặc có lẫn những vật tư khác không đạt nhu yếu. 6.4.9. Chuẩn bị máy trộn bê tông6. 4.9.1. Khi dùng thiết bị trộn sắp xếp tại hiện trường thì trên máy phải gắn mác nhãn của nhà phân phối, có ghi rõ tổng dung tích của trống, dung tích trộn bê tông và vận tốc trộn thích hợp của trống hoặc củacác cánh gắn ở trong trống. Giữ thiết bị trộn luôn sạch. 6.4.9. 2. Khi sử dụng thiết bị trộn cố định và thắt chặt, tại trạm trộn phải có bản sao về lý lịch của máy do nhà sảnxuất phân phối với khá đầy đủ những chi tiết cụ thể theo phong cách thiết kế của cánh gắn trong trống, size của độ cao, chiều sâu và sự sắp xếp những cánh trộn. 6.4.9. 3. Tiến hành quản lý và vận hành thử thiết bị trộn và thí nghiệm độ đồng đều của hỗn hợp trộn cho từngloại hỗn hợp ở thời gian khởi đầu của dự án Bất Động Sản và lặp lại thử nghiệm sau 30.000 m3hỗn hợp bêtông so với trạm trộn cố định và thắt chặt. 7. Công tác trộn và luân chuyển hỗn hợp BTXM7. 1. Trộn bê tôngCác pháp luật và nhu yếu trong phần này hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm vận dụng cho cả những loại bê tông tầng móng. 7.1.1. Năng lực trộn của trạm trộn phải thỏa mãn nhu cầu những lao lý sau : 7.1.1. 1. Khi rải bê tông bằng máy thì năng lượng của trạm trộn được tính theo biểu thức 1 để xác lập sốlượng và hiệu suất của trạm trộn. M = 60 m x b x h x VtTrong đó : M. Năng lực của trạm trộn, m3 / h ; b. bề rộng rải, m ; ( 1 ) Vt. Tốc độ rải, m / min ( ≥ 1 m / min ) ; h. chiều dày tấm bê tông, m ; m. Hệ số đáng tin cậy của trạm trộn, lấy giá trị trong khoảng chừng từ 1,2 ÷ 1,5 xác lập tùy thuộc vào tình hìnhthực tế : - m lấy giá trị nhỏ nếu độ an toàn và đáng tin cậy của trạm cao ; và ngược lại ; - m lấy giá trị lớn so với bê tông nhu yếu độ sụt nhỏ. 7.1.1. 2. Tùy theo công nghệ tiên tiến thi công mà hiệu suất nhỏ nhất của mỗi trạm trộn phải thỏa mãn nhu cầu quyđịnh trong Bảng 12. Thông thường nên sắp xếp từ 2 ÷ 3 trạm trộn, nhiều nhất không nên quá 4 trạm. Quy cách và chủng loại của trạm trộn nên thống nhất. Ưu tiên lựa chọn loại trạm trộn chu kỳ luân hồi ( theomẻ ), cũng hoàn toàn có thể sử dụng trạm trộn liên tục. Bảng 12 - Năng suất nhỏ nhất của trạm trộn hỗn hợp BTXM, m 3 / hNăng suất nhỏ nhất của trạm trộn hỗn hợp BTXM, m3 / hVán khuôn ray Công nghệBê tông luvà công nghệ tiên tiến thicông đơnlèn làmmóngliên hợp khácgiảnBề rộng rải, mVán khuôntrượt3, 75 ÷ 4,5 ( một làn xe ) 1007525757,5 ÷ 9,0 ( hai làn xe ) 20015050150300200200 ≥ 12,5 m ( toàn bề rộng phần xechạy ) 7.1.2. Yêu cầu về kỹ thuật trộn bê tông7. 1.2.1. Trạm trộn trước khi đưa vào sử dụng bắt buộc phải thực thi kiểm định và trộn thử. Nếu quáthời hạn kiểm định thiết bị hoặc lắp ráp lại sau khi di tán thì đều phải triển khai kiểm định lại. Trongquá trình thi công, cứ 15 ngày thì phải kiểm tra, hiệu chỉnh độ đúng chuẩn của thiết bị đo đếm 1 lần. 7.1.2. 2. Sai số cân đo vật tư của trạm trộn không được vượt quá pháp luật trong Bảng 13. Nếu khôngthỏa mãn thì phải nghiên cứu và phân tích nguyên do để sửa chữa thay thế, bảo vệ độ đúng chuẩn của thiết bị cân đo. Nếu trạm trộn sử dụng mạng lưới hệ thống điều khiển và tinh chỉnh tự động hóa thì phải sử dụng mạng lưới hệ thống tự động hóa cấp liệu, đồngthời dựa vào thành phần những mẻ trộn in ra hàng ngày để thống kê số liệu tỷ suất phối trộn và sai sốtương ứng với mỗi lý trình đã rải trên trong thực tiễn. Bảng 13 - Sai số được cho phép khi trộn vật tư so với phong cách thiết kế, % Loại và cấp hạngđường làm mặtđường BTXMXi măngPhụ giakhoángCátCốt liệuthôĐường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III ± 1 ± 1 ± 2 ± 2 ± 1 ± 1C ác loại đường khác ± 2 ± 2 ± 3 ± 2 ± 2 ± 2N ước Phụ gia7. 1.2.3. Cần phải dựa vào độ dính kết, độ đồng đều và độ không thay đổi cường độ của hỗn hợp bê tông trộnthử để xác lập thời hạn trộn tối ưu. Thông thường với thiết bị trộn một trục đứng thì tổng thời giantrộn trong khoảng chừng 80 - 120 giây, trong đó thời hạn trút vật tư vào máy trộn không nên ít hơn 40 giây ; thời hạn thực trộn không được ngắn hơn 40 giây. 7.1.2. 4. Trong quy trình trộn không được sử dụng nước mưa, cát đá bẩn hoặc bị phơi nắng quá nóng. 7.1.2. 5. Nên pha loãng phụ gia rồi mới trộn, đồng thời phải khấu trừ lượng nước pha loãng và lượngnước sẵn có trong phụ gia vào lượng nước trộn bê tông. 7.1.2. 6. Thời gian thực trộn của bê tông có phụ gia khoáng nên dài hơn bê tông thôngthường từ10 ÷ 15 giây. 7.1.3. Kiểm tra và khống chế chất lượng hỗn hợp bê tông phải thỏa mãn nhu cầu những pháp luật tại Bảng 14.7.1. 3.1. Khi thi công ở thời tiết nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao thì nhiệt độ của hỗn hợp khi rakhỏi buồng trộn nên trong khoảng chừng từ 10 °C - 35 °C. Đồng thời nên đo nhiệt độ của nguyên vật liệu, nhiệt độ của hỗn hợp trộn, tỷ suất tổn thất độ sụt và thời hạn đông kết để có giải pháp giải quyết và xử lý kịp thời. 7.1.3. 2. Hỗn hợp bê tông trộn phải đồng đều, nghiêm cấm sử dụng khi hỗn hợp bê tông trộn khôngđồng đều, có vật tư sống, vật tư khô, phân tầng hoặc phụ gia khoáng bị vón cục. Độ chênh lệch vềđộ sụt giữa mỗi mẻ trộn của một máy trộn, hoặc giữa những máy trộn là ± 10 mm. Độ sụt lúc trộn phảibằng tổng của độ sụt tối ưu khi rải và độ sụt tổn thất khi luân chuyển tại thời gian thi công. Bảng 14 - Nội dung và tần suất kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tôngTần suất kiểm traMặt đường BTXM đường caotốc, đường cấp I, cấp II, cấpIIIMặt đường BTXM cácđường cấp hạng khácMỗi 5000 m3 kiểm tra 1 lầnhoặc khi có thay đổiMỗi 5000 m3 kiểm tra 1 lầnhoặc khi có thay đổiĐộ sụt và độ đồng nhấtMỗi ca thao tác đo 3 lần hoặckhi có thay đổiMỗi ca thao tác đo 3 lầnhoặc khi có thay đổiTổn thất độ sụtKiểm tra trước khi thi công, khi Kiểm tra trước khi thi công, nhiệt độ cao hoặc khi có thay khi nhiệt độ cao hoặc khi cóđổithay đổiNội dung kiểm traTỷ lệ nước / ximăng vàđộ ổn địnhĐộ tách nướcKhối lượng thể tíchKiểm tra khi cần thiếtKiểm tra khi cần thiếtMỗi ca thao tác đo 1 lầnMỗi ca thao tác đo 1 lầnKiểm tra 1 lần trong mỗi caKiểm tra 1-2 lần trong mỗi caNhiệt độ, thời hạn đônglàm việc khi thi công vàolàm việc khi thi công vào mùakết ở đầu cuối, nhiệtmùa đông và mùa hè ; khiđông và mùa hè ; khi nhiệt độlượng thủy hóanhiệt độ lúc cao nhất, thấplúc cao nhất, thấp nhấtnhấtPhân tầngQuan sát thường xuyênQuan sát thường xuyên7. 2. Vận chuyển bê tông7. 2.1. Số lượng xe luân chuyển tương ứng với mạng lưới hệ thống rải máy được xác lập theo biểu thức 2 : ( 2 ) Trong đó : N. số lượng xe luân chuyển ( xe ) ; n. số trạm trộn có cùng hiệu suất ; S. khoảng cách luân chuyển 1 chiều ( km ) ; gc. khối lượng thể tích của bê tông ( t / m3 ) ; m. hiệu suất trộn của 1 trạm trộn trong một giờ ( m3 / h ) ; Vq. tốc độ chuyển trung bình của xe ( km / h ) ; Gq. tải trọng của xe ( t / xe ). 7.2.2. Nên lựa chọn xe tự đổ có tải trọng từ 5-20 tấn, tấm chắn của xe tự đổ phải đóng kín, chặt, không làm chảy vữa trong quy trình luân chuyển. Khi luân chuyển khoảng cách lớn hoặc khi rải mặtđường bằng bê tông lưới thép, cốt thép thì nên lựa chọn xe chở bê tông chuyên sử dụng. 7.3. Yêu cầu kỹ thuật vận chuyển7. 3.1. Phải địa thế căn cứ vào quá trình thi công, khối lượng luân chuyển, khoảng cách luân chuyển và tìnhtrạng của đường để lựa chọn loại xe và số xe luân chuyển. Tổng năng lực luân chuyển nên lớn hơn tổngkhả năng trộn. Đảm bảo bê tông được luân chuyển đến hiện trường theo đúng thời hạn pháp luật. 7.3.2. Hỗn hợp bê tông luân chuyển đến công trường thi công phải có những đặc tính tương thích với nhu yếu thicông. Thời gian dài nhất được cho phép từ khi bê tông ra khỏi buồng trộn đến khi rải xong so với mỗi loạicông nghệ rải phải thỏa mãn nhu cầu lao lý trong Bảng 15. Khi không thỏa mãn nhu cầu phải trải qua thí nghiệmđể tăng phụ gia làm chậm đông kết. Bảng 15 - Thời gian dài nhất được cho phép từ khi bê tông ra khỏi buồng trộn đến khi rải xongThời gian vận chuyểndài nhất được cho phép, hNhiệt độ khi Công nghệ vánthi công1 ), oC khuôn trượt, ván Rải bằng côngkhuôn ray hoặc những nghệ đơncông nghệ liên hợpgiảnkhácThời gian dài nhất cho phépđến khi rải xong, hCông nghệ, vánkhuôn trượt, vánkhuôn ray hoặccác công nghệliên hợp khácRải bằngcông nghệđơn giản5-92, 01,52,52,010 - 191,51,02,01,520 - 291,00,751,51,2530 - 350,750,51,251,0 CHÚ THÍCH1 ) Là nhiệt độ không khí trung bình trong thời hạn thi công, khi sử dụng phụ gia làmchậm đông kết thì giá trị trong Bảng hoàn toàn có thể tăng thêm từ 0.25 - 0.5 h. 7.3.3. Ngoài những lao lý trên, việc luân chuyển hỗn hợp bê tông còn phải tuân thủ những nhu yếu kỹthuật sau : 7.3.3. 1. Phải làm sạch thùng xe, phun nước làm ướt, thoát nước đọng trước khi cho bê tông vàothùng. Khi rót bê tông vào thùng xe tự đổ thì phải kiểm soát và điều chỉnh vị trí xe, tránh Open hiện tượng kỳ lạ phântầng cốt liệu. Độ cao trút bê tông vào thùng xe của máy trộn khôngđược lớn hơn 2 m. 7.3.3. 2. Trong quy trình luân chuyển phải tránh chảy vữa, tránh làm đổ vật tư gây bẩn mặt đường, vàkhông được dừng xe tùy tiện trên đường. Xe tự đổ phải có giảm xóc, tránh để hỗn hợp phân tầng. Khixuất phát và khi dừng phải từ từ. 7.3.3. 3. Khi luân chuyển trong thời tiết nắng gắt, gió to, mưa hoặc nhiệt độ thấp thì phải có tấm che bêtông cho xe tự đổ. Đối với xe chở bê tông chuyên được dùng nên bọc thêm lớp giữ nhiệt hoặc cách nhiệt. 7.3.3. 4. Bán kính luân chuyển lớn nhất của xe tự đổ không được vượt quá 20 km. 7.3.3. 5. Nghiêm cấm xe luân chuyển khi quay đầu hoặc tránh xe va vào ván khuôn hoặc những cọc tiêuđánh dấu cơ tuyến thi công. Nếu va vào thì phải báo cáo giải trình để triển khai đo, thay thế sửa chữa cơ tuyến thi công. 7.3.3. 6. Khi xe quay đầu hoặc khi xả bê tông phải có người chỉ huy. Xả bê tông phải đúng vị trí, nghiêmcấm va vào máy rải và những thiết bị thi công hoặc thiết bị đo đạc đặt ở phía trước. Sau khi xả xong, phảilập tức rời đi. 8. Công tác lắp ráp ván khuôn cố định và thắt chặt và sản xuất, lắp ráp cốt thép8. 1. Ván khuôn cố địnhVán khuôn cố định và thắt chặt được sử dụng khi thi công những lớp móng và tầng mặt BTXM theo công nghệ tiên tiến vánkhuôn ray, những công nghệ tiên tiến thi công phối hợp khác hoặc công nghệ tiên tiến thi công đơn thuần. 8.1.1. Yêu cầu chung so với ván khuôn cố định8. 1.1.1. Ván khuôn phải làm bằng sắt kẽm kim loại, đủ cứng, có tiết diện hình chữ U, không được làm bằng gỗhoặc chất dẻo. Độ đúng chuẩn của ván khuôn phải bảo vệ nhu yếu ở Bảng 16. Chiều cao ván khuônbằng với bề dày tấm ( lớp ) BTXM phong cách thiết kế, chiều dài mỗi đoạn nên từ 3.0 đến 5.0 m. Nếu cần lắp đặtthanh link dọc thì trên vách đứng của ván khuôn phải có lỗ để khi rải BTXM hoàn toàn có thể cắm thanh liênkết vào. Dọc theo ván khuôn cứ cách 1 mphải sắp xếp một thanh chống cố định và thắt chặt ( thanh chống một đầuhàn vào góc chữ U của ván khuôn, đầu dưới chống tựa vào một vật tựa gắn chặt xuống móng ). Bảng 16 - Sai số được cho phép của ván khuônCông nghệthi côngĐộ bằngĐộ bằngSai số về BiếnGóc váchphẳng đỉnh phẳngBiến dạngcao độ, dạng cục thẳngván khuôn, thành ván dọc, mmmmbộ, mm đứng, độmmkhuôn, mmVán khuônray và côngnghệ thi côngliên hợp khác ± 1 ± 290 ± 1 ± 1 ± 2 ± 1C ông nghệđơn giản ± 2 ± 390 ± 3 ± 2 ± 3 ± 38.1.1. 2. Trên ván khuôn ngang ở chỗ khe ngừng thi công, phải có những khe thẳng đứng trên ván khuônđể cắm thanh truyền lực và để hoàn toàn có thể rút ván khuôn lên sau khi BTXM đủcường độ. Cự ly giữa những khethẳng đứng bằng cự ly giữa những thanh truyền lực phong cách thiết kế. 8.1.1. 3. Tổng số lượng ván khuôn nên đủ để lắp ráp cho từ 3 đến 5 ngày thi công và được dự trù tùytheo vận tốc rải BTXM và điều kiện kèm theo nhiệt độ lúc thi công ( trời nóng chu kỳ luân hồi dỡ ván khuôn ngắn ). 8.1.2. Lắp đặt ván khuôn8. 1.2.1. Trước khi lắp ráp ván khuôn phải thiết lập những điểm mốc ) đo đạc trên mặt tầng móng : 100 mbố trí một mốc cao đạc tạm ; 20 m sắp xếp một mốc cọc tim, ghi lại vị trí tấm, vị trí khe dãn. 8.1.2. 2. Tại những đoạn đường cong phải dùng loại ván khuôn ngắn, mỗi đoạn ván khuôn ngắn được đặtsao cho điểm giữa của ván khuôn ... với điểm tiếp tuyến với đường cong. 8.1.2. 3. Trong công nghệ tiên tiến thi công ván khuôn ray phải dùng ván khuôn chuyên dùng dài 3 m, bề rộngmặt đáy ván khuôn ray nên bằng 0,8 chiều cao. Đỉnh ray phải cao hơn đỉnh ván khuôn 20-40 mm. Khoảng cách giữa tim ray đến mặt trong của ván khuôn nên bằng 125 mm. 8.1.2. 4. Lắp đặt ván khuôn phải bảo vệ chắc như đinh, ngay ngắn, đỉnh ván khuôn phải bằng, không bịoằn, vẹo ( đặc biệt quan trọng là những đầu nối những đoạn ván khuôn ). Nghiêm cấm việc đào tầng móng để cố địnhván khuôn mà phải dùng những tấm đệm khoan chốt xuống móng đểlàm điểm tựa chống ván khuôn. 8.1.2. 5. Lắp đặt xong ván khuôn phải kiểm tra độ đúng mực theo những nhu yếu được lao lý ở Bảng 17. Bảng 17 - Yêu cầu về độ đúng chuẩn lắp ráp ván khuônHạng mục kiểm traCông nghệ thi côngVán khuôn rayĐơn giảnLệch vị trí trên mặt phẳng, mm, không lớn hơn15Bề rộng rải so với phong cách thiết kế, mm, không lớn hơn15 + Thông thường, mm-3-4 + Cá biệt, mm-8-9Sai lệch về cao độ, mm ± 5 ± 10 ± 0,1 ± 0,2 Chênh lệch cao độ giữa hai ván khuôn liềnkề, mm, không lớn hơnĐộ phẳng phiu của đỉnh ván khuôn, mm khônglớnChiều cao ván khuôn so với bề dày rải BTXM : Độ dốc ngang lấy theo đỉnh ván khuôn trong mộtvệt rải so với phong cách thiết kế, % hơn ( Dùng thước 3,0 m đặt trên đỉnh ván khuôn ) Độ thẳng đứng của vách ván khuôn, mm, khônglớn hơn ( Dùng quả rọi ) Độ oằn theo chiều dọc, mm, không lớn hơn ( Căngdây ) CHÚ THÍCHNếu dùng công nghệ tiên tiến thi công bằng những máy phối hợp khác thì nhu yếu lắp ráp vánkhuôn hoàn toàn có thể vận dụng trị số trung bình tương ứng với hai công nghệ tiên tiến đề cập trongBảng 17.8.1. 3. Dỡ ván khuôn8. 1.3.1. Chỉ được dỡ ván khuôn khi cường độ nén của bê tông ≥ 8.0 MPa. Nếu dùng xi măng đạt những chỉtiêu đề cập ở Mục 4 “ Yêu cầu so với xi măng ” hoặc dùng xi măng Poóc lăng thì thời hạn dỡ ván khuônsớm nhất hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm như Bảng 18 tùy thuộc nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm lúc rảihỗn hợp BTXM.Bảng 18 - Thời gian sớm nhất được cho phép dỡ ván khuônNhiệt độ không khí trung bình ngày đêm khi rảihỗn hợp BTXM, oC1015 20 25 ≥ 30T hời gian sớm nhất được cho phép đỡ ván khuôn, h724836 30 24188.1.3.2. Khi tháo ván khuôn không được làm hư hại bê tông ở thành tấm, ở góc tấm, ở xung quanhthanh truyền lực và không được làm những thanh truyền lực, thanh liên kết bị biến dạng hoặc bị xungđộng. Khi tháo ván khuôn cấm dùng búa tạ mà phải dùng những dụng cụ nậy bẩy trình độ. 8.1.3. 3. Sau khi rỡ, ván khuôn phải được tẩy sạch vết vữa bám và tu sửa đạt nhu yếu ở Bảng 16 đểdùng lại. 8.2. Gia công và lắp ráp lưới thép, khung cốt thép8. 2.1. Gia công và lắp ráp lưới cốt thép, khung cốt thép phải thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu sau : 8.2.1. 1. Gia công lưới thép, khung cốt thépa ) Đường kính, khoảng cách, vị trí, size, số lớp của lưới thép, khung cốt thép cần tương thích yêucầu của hồ sơ phong cách thiết kế. b ) Hàn và buộc lưới thép cần thỏa mãn nhu cầu lao lý trong những tiêu chuẩn hiện hành có liênquan. c ) Có thể sử dụng lưới thép gai cán nguội được hàn trong nhà máy sản xuất, chất lượng cần thỏa mãn nhu cầu quyđịnh trong những tiêu chuẩn hiện hành có tương quan. Đường kính và khoảng cách những thanh thép phải dựatrên nguyên tắc hoán đổi tương tự về cường độ để quy đổi từ thép không cán nguội thànhthép cán nguội. 8.2.1. 2. Lắp đặt lưới thépa ) Lưới thép phải được lắp ráp trước đúng vị trí trên những giá kê cố định và thắt chặt. Khi lắp ráp lướithép một lớp, hoàn toàn có thể sử dụng chiêu thức rải hỗn hợp BTXM 2 lần, giữa 2 lần rải thực thi đặt lưới thép trên mặtlớp hỗn hợp BTXM rải trước. b ) Lưới thép một lớp được lắp ráp ở cao độ theo phong cách thiết kế, khoảng cách từ tim thanh thép phía ngoàiđến khe nối hoặc đến biên tự do không nên nhỏ hơn 100 mm và cần sắp xếp 4 - 6 giá kê cho 1 mét vuông lướithép để bảo vệ lưới cốt thép không bị võng xuống, không di dời dưới sức ép của hỗn hợp bêtông. Không được sử dụng miếng đệm bằng vữa hoặc bê tông để kê lưới thép mà phải dùng giá kêthép hàn hoặc giá đỡ thép hình tam giác. c ) Thanh thép dọc của lưới thép phải đặt ở phía dưới, thanh thép dọc của khung théphailớp cần đặt ở đỉnh lớp trên và đáy lớp dưới. Số lượng giá đỡ hàn hoặc đai vòng đặt giữa hai lớpthép không được ít hơn 4-6 cái / mét vuông. Có thể sử dụng giá đỡ thép hoặc miếng đệm bê tông dày 30 mmđỡ lớp dưới của lưới thép hai lớp, số lượng không ít hơn 4-6 cái / m 2. d ) Chiều dày lớp bảo vệ lớp dưới của lưới thép hai lớp không được nhỏ hơn 30 mm, lớp lưới thép phíatrên cần có lớp bảo vệ chịu mài mòn chiều dày không nhỏ hơn 50 mm. e ) Số lượng thanh truyền lực tại vị trí khe nối ngang rải liên tục của mặt đường bê tông lưới thép phảinhiều gấp 2 lần so với mặt đường bê tông không lưới thép. Lưới thép của mặt đường bê tông hai lànxe phải đặt liền, hoàn toàn có thể không sắp xếp khe dọc. 8.2.1. 3. Lắp đặt cốt thép tăng cường mép biên và cốt thép góc tấma ) Cốt thép tăng cường mép biên - Tại chỗ nút giao bằng và trên đoạn đường có nền móng yếu chưa sắp xếp cốt thép thì phải sắp xếp cốtthép tăng cường mép theo chiều dọc của bản bê tông mặt đường ; so với khe ngang chưa sắp xếp thanhtruyền lực cũng phải sắp xếp thêm cốt thép tăng cường biên theo phương ngang. - Giá kê cốt thép tăng cường mép biên phải được hàn gia công trước, sau đó thực thi khoan lỗ trênlớp móng tại những vị trí cách khe dọc hoặc mép biên tự do một khoảng chừng 100 ÷ 150 mm để đóng thép neovà hàn giá kê cốt thép tăng cường mép với thép neo ; chỗ uốn cong hai đầu thanh thép phải có haithép neo hàn chặt với giá kê ; ở những vị trí khác trên mỗi mét dài phải có tối thiểu một thanh thép neohàn với giá kê. Cốt thép tăng cường mép biên phải đặt ở vị trí cách dưới mặt đáy 1/4 chiều dày và khôngnhỏ hơn 30 mm, cách mép biên100mm. b ) Cốt thép tăng cường góc - Cốt thép tăng cường góc do hai thanh cốt thép gai đường kính từ 12 ÷ 16 mm hàn với nhau tạo thành1 góc kẹp a / 3 ( a là góc nhọn cần tăng cường ), phía dưới cần hàn 5 giá kê, vị trí lắp ráp cách mặt trêntấm một khoảng chừng không nhỏ hơn 50 mm, cách cạnh tấm 100 mm. - Phải sắp xếp cốt thép tăng cường ở những chỗ góc nhọn của tấm BTXM. 8.2.2. Kiểm tra chất lượng thép và khung thép8. 2.2.1. Độ đúng chuẩn của lưới thép và khung thép cần thỏa mãn nhu cầu nhu yếu trong Bảng 19. Bảng 19 - Sai số được cho phép của lưới cốt thép, khung cốt thép hàn hoặc buộcNội dungSai số cho phépSai số được cho phép củacủalưới thép hànlướithép buộc hoặchoặc khung thép hàn, khung thép buộc, mmmmChiều dài và chiều rộng của lướithép ± 10 ± 10K ích thước mắt lưới ± 10 ± 20C hiều rộng và chiều cao của khungcốt thép ± 5 ± 5C hiều dài khung cốt thép ± 10 ± 10K hoảng cách cốt đai ± 10 ± 20K hoảng cách thanh ± 10 ± 10K hoảng cách lớp ± 5 ± 5C ốt thépchịu lực8. 2.2.2. Chiều dài nối chồng khi nối và hàn có thanh kèm : chiều dài đường hàn khi hàn hai mặt khôngnhỏ hơn 5 d ( d đường kính cốt thép ) ; khi hàn một mặt không nhỏ hơn 10 d ; chiều dài thanh buộc nốichồng không được nhỏ hơn 35 d. Trên cùng một mặt cắt thẳng đứng không được có hai đầu nối hànhoặc buộc cốt thép mà những chỗ đấu nối này phải lệch nhau 500 mm ( nối hàn ) và 900 mm ( nối buộc ). Đối với lưới cốt thép liên tục, cứ cách 30 m nên sửdụng bằng cách buộc. 8.2.2. 3. Trước khi san rải hỗn hợp BTXM cần kiểm tra lưới cốt thép hoặc khung cốt thép, không đượccó hiện tượng kỳ lạ dính sát đất, di dời, long và hở mối hàn. Sai số được cho phép khi lắp dựng lưới cốtthép và khung cốt thép phải thỏa mãn nhu cầu lao lý của Bảng 20.8.2. 2.4. Trước khi san rải phải kiểm tra chất lượng tổng thể cấu trúc cốt thép trong mặt đường theo yêucầu nêu trên, sau khi nghiệm thu đạt nhu yếu mới được mở màn rải. Bảng 20 - Sai số được cho phép khi lắp ráp lưới cốt thép, khung cốt thépNội dungSai số được cho phép, mmKhoảng cách những lớp cốt thép chịu lực ± 5V ị trí điểm uốn của cốt thép chịu lực ± 20K hoảng cách thép đai, thanh thép ngangVị trí cốt thép chờ sẵnChiều dày lớp bảo vệLưới thép, khung thép hàn ± 20L ưới thép khung thép buộc ± 10V ị trí tim ± 5 Độ chênh cao mặt phẳng ± 3C ách mặt trên ± 3C ách mặt dưới ± 59. Rải bê tông9. 1. Rải bê tông mặt đường bằng máy rải ván khuôn trượt9. 1.1. Khi thi công mặt đường BTXM trên đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III nên chọn loại máyrải ván khuôn trượt hoàn toàn có thể đồng thời rải được từ 2 - 3 làn xe ( 7.5 - 12.5 m ) trong một lần rải ; chiềurộng rải nhỏ nhất không được nhỏ hơn chiều rộng phong cách thiết kế của một làn xe. Để rải lề đường bằng BTXMnên chọn máy rải ván khuôn trượt đa năng loại vừa hoặc nhỏ. Các thông số kỹ thuật kỹ thuật cơ bản để lựachọn máy rải ván khuôn trượt tìm hiểu thêm Phụ lục A. 9.1.2. Khi rải mặt đường BTXM bằng công nghệ tiên tiến ván khuôn trượt, hoàn toàn có thể sắp xếp 1 máy xúchoặc máy bốcvật liệu để phụ trợ cho công tác làm việc rải. Khi sử dụng chiêu thức đặt trướcthanh truyền lực tại khe cotrên những giá đỡ thì phải chọn loại máy đưa hỗn hợp rải lên từ phía bên ; hoặc những gầu tải, băng tải bêtông. Cũng hoàn toàn có thể dùng xe ben tự đổ trút vào máng tạm để từ đó đổ bê tông vào chỗ những thanh truyềnlực. 9.1.3. Đối với khu công trình có quy mô lớn, quy trình tiến độ thi công nhanh, nên sử dụng máy tạo nhám kếthợp với bảo trì. Cũng hoàn toàn có thể dùng máy tạo nhám hoặc tạo rãnh bằng bằng tay thủ công để làm rãnhchống trượt. Đối với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III nên dùng máy kêrãnh ngang khibê tông chưa đông cứng để tạo nhám, chiều rộng mỗi đợt kẻ rãnh không nên nhỏ hơn 500 mm, sốlượng và hiệu suất của máy kẻ rãnh ngang nên thích hợp với quy trình tiến độ rải bê tông. 9.1.4. Các trang thiết bị đồng điệu trong công nghệ tiên tiến thi công bằng ván khuôn trượt nên thỏamãn nhu yếu trong Bảng 21. Bảng 21 - Các trang thiết bị đồng nhất trong công nghệ tiên tiến ván khuôn trượtNội dungGia công, lướithép, cốt thépTrắc đạc xác lậpđường chuẩnTrộnThiết bị thi công chínhTên máyLoại và quy cáchMáy cắt cốt thép, uốn cốt thép, máy hàn điệnChủng loại và số lượng xác địnhtheo nhu cầuMáy thủy bình, kinh vĩ, toàn đạc1 ) Chủng loại và số lượng xác địnhtheo nhu cầuDây mốc, cọc tiêu, máy căng dây300 cọc tiêu, 5 máy căng dây, 3000 m dây mốcTrạm trộn cưỡng bức ≥ 50 m³ / h, số lượng xác lập theotính toánMáy xúc vật liệu2-3 ... Máy phát điện ≥ 120 … Máy bơm và bể chứa nước ≥ 250 m3Xe chở bê tông chuyên dụng1 ) 4-6 m³, số lượng xác lập theotính toánXe tự đổ4-24 m³, số lượng xác lập theotính toánMáy rải vật liệu1 ), máy xúc, máycẩuChủng loại và số lượng xác địnhtheo nhu cầu01 máy rải bê tông ván khuôntrượtThông số kỹ thuật xem Phụ lục AĐầm rùi, đầm kiểu dầm tạo phẳng, ván khuônXác định theo nhu yếu thi côngkhe ... thủ côngMáy tạo nhám tích hợp bảodưỡng1 ) ( 01 máy ) Có cùng bề rộng như máy rảiVận chuyểnRải bê tôngTạo nhámCắt kheCào răng tạo nhám bằng tay thủ công, cầucông tác bắc ngang qua phía trên Chủng loại và số lượng xác lập ( không chạm mặt bê tông mới đổ ) theo nhu cầuđể công nhân thao tácMáy kẻ rãnh cứng1 ) ; chiều rộngmỗi đợt kẻ rãnh ≥ 500 mm, côngsuất ≥ 7.5 kWSố lượng thích hợp với tiến độsan rảiMáy cắt mềmChủng loại và số lượng xác địnhtheo nhu cầuMáy cắt thường thì hoặc máy cắt Chủng loại và số lượng xác lập theokhe có giá đỡnhu cầuMáy phát điện di động12-60 kW, số lượng xác lập theonhu cầuMài phẳngMáy màiDùng khi giải quyết và xử lý những chỗ chưaphẳngChèn kheMáy rót vật tư chèn khe hoặccông cụ bơm / trám chèn kheChủng loại và số lượng xác địnhtheo nhu cầuBảo dưỡngMáy phun nước áp lực đè nén hoặc máy Chủng loại và số lượng xác địnhphun sươngtheo nhu cầuXe vận chuyển4-6t, số lượng xác lập theonhucầuXe phun nước4-6t, số lượng xác lập theo nhucầuCHÚ THÍCH1 ) Có thể lựa chọn tùy theo thiết bị và phương pháp thi công. 9.1.5. Bố trí đường chuẩn9. 1.5.1. Khi thi công theo công nghệ tiên tiến ván khuôn trượt trước hết phải sắp xếp đường chuẩn. Có 3 kiểu tạođường chuẩn là : căng dây đôi một phía, căng dây đơn một phía và căng dây đôi hai phía ; 9.1.5. 2. Ngoài việc bảo vệ đủ bề rộng rải bê tông, đường chuẩn còn phải thỏa mãn nhu cầu yêucầu cóthêm khoảng cách theo phương ngang ở mỗi bên từ 650 - 1000 mm ; 9.1.5. 3. Khoảng cách cọc tiêu đỡ dây chuẩn theo phương dọc không được lớn hơn 10 m so với đoạnthẳng ; so với đoạn đường cong ( đứng hoặc nằm ) thì cần giảm đi tùy theo nửa đường kính cong ; khoảng chừng cáchnhỏ nhất là 2.5 m ; 9.1.5. 4. Chiều cao từ đỉnh lớp móng đến gờ kẹp dây chuẩn trên cọc tiêu nên từ 450 - 750 mm. Khoảngcách theo phương ngang từ đầu thanh kẹp đến cọc tiêu nên bằng 300 mm. Cọc tiêu phải đóng chắcchắn. 9.1.5. 5. Chiều dài lớn nhất của một sợi dây chuẩn không nên lớn hơn 450 m ; 9.1.5. 6. Lực căng của dây chuẩn không được nhỏ hơn 100N ; 9.1.5. 7. Độ đúng mực của dây chuẩn phải thỏa mãn nhu cầu nhu yếu trong Bảng 22.9.1. 5.8. Sau khi sắp xếp dây chuẩn, nghiêm cấm làm rung lắc hoặc va chạm vào dây. Nếu va chạm làmchuyển dịch thì phải triển khai trắc đạc hiệu chỉnh. Thi công trong mùa gió nên giảm khoảng cách cọctiêu căng dây. 9.1.6. Chuẩn bị rải. Tất cả những trang thiết bị thi công đều phải ở trạng thái tốt, sẵn sàng chuẩn bị cho thi công. Cần làm sạch lớp móng, lớp ngăn cách ( nếu có ) và làm sạch vị trí di dời của bánh xích máyrải. Cần phun nước làm ướt mặt phẳng lớp móng nhưng không được đọng nước. Thanh liên kết bên ( khenối dọc ) cần được hiệu chỉnh thẳng thắn, những vị trí thiếu thanh liên kết phải khoan cắm bổ trợ. Phần mép trên của khe thi công dọc cần quét đầy nhựa đường. Bảng 22 - Yêu cầu về độ đúng mực sắp xếp dây chuẩnĐộ lệchSai số về chiều Sai số vềSai số vềSai số về Chênhtimdày tấm bê tông, độ caobề rộngdốccao 2 bênNội dung đườngmmtheođường, ngang, khe dọc, trên mặtchiềummmmmmTiêu biểu Cá biệt dọc, mmbằng, mmMức ≤ 10 ≤ + 15 ≥ - 3 ≥ - 8 ± 5 ± 0.10 ± 1.5 CHÚ THÍCHĐo 3 điểm trên 01 mặt cắt ngang của đường 1 làn xe và 5 điểm của đường 2 làn xeđể xác lập chiều dày tấm, lấy giá trị trung bình làm chiều dày trung bình của mặtcắt. Chiều dày trung bình của mặt phẳng cắt không được nhỏ hơn giá trị tiêu biểu vượt trội ; giá trịnhỏ nhất không được nhỏ hơn trị số riêng biệt. Mỗi 200 m đo 01 mặt phẳng cắt, lấy giá trịtrung bình làm chiều dày trung bình của đoạn, chiều dày trung bình của đoạn khôngđược nhỏ hơn chiều dày phong cách thiết kế. Nếu không thỏa mãn nhu cầu điều kiện kèm theo trên, không đượctiến hành rải mặt đường. 9.1.7. Rải hỗn hợp9. 1.7.1. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông trong khoảng chừng 10-50 mm thì thông số rải nên từ 1,08 đến 1,15 ( Xác định đúng mực theo tác dụng rải thử nghiệm ). Cự ly giữa máy trút hỗn hợp và máy rải ván khuôntrượt nên khống chế trong khoanh vùng phạm vi 5-10 m ; 9.1.7. 2. Cấm những loại phương tiện đi lại đi lên trên lưới thép hoặc cốt thép những loại. 9.1.8. Thiết lập và hiệu chỉnh thông số kỹ thuật thi công cho máy rải ván khuôn trượt9. 1.8.1. Vị trí mép dưới đầm dùi phải ở phía trên điểm thấp nhất của “ bản nén ép ” của máy, cácđầm dùi sắp xếp đều theo phương ngang, khoảng cách giữa những đầm không nênlớn hơn 450 mm ; khoảngcách từ hai mép bên đầm dùi với mép san rải không nên lớn quá 250 mm. 9.1.8. 2. Góc nghiêng trước bản nén ép nên trong khoảng chừng 3 °. Vị trí bản đầm dâng vữa nên ở phía dướimép trước bản nén ép khoảng chừng 5-10 mm. 9.1.8. 3. Chiều cao rải vượt ở hai mép biên địa thế căn cứ vào độ sụt của hỗn hợp bê tông kiểm soát và điều chỉnh trongkhoảng 3-8 mm, mép trước thanh đầm tạo phẳng nên kiểm soát và điều chỉnh để cùng caođộ mép sau bản nén ép ; mép sau dầm xoa phẳng thấp hơn mép sau bản nén ép 1-2 mm và bằng cao độ mặt đường. 9.1.8. 4. Đầu tiên phải dựa vào dây chuẩn để kiểm soát và điều chỉnh và hiệu chỉnh vị trí rải, thông sốhình học và độnằm ngang của khung máy rải, khi đạt nhu yếu mới được khởi đầu san rải. 9.1.8. 5. Đối với 5 m tiên phong, cần kiểm tra đo đạc lại những thông số kỹ thuật về cao độ mặt đường, chiều dày mépbiên, tim đường, độ dốc ngang. Độ đúng mực của chúng phải khống chế trong khoanh vùng phạm vi lao lý tạiBảng 22 ( Yêu cầu về độ đúng mực sắp xếp dây chuẩn ). 9.1.9. Các nhu yếu kỹ thuật khi rải bê tông9. 1.9.1. Phải tinh chỉnh và điều khiển máy rải ván khuôn trượt từ từ, vận tốc đều, liên tục không giánđoạn. Nghiêmcấm rải đuổi theo vật tư, sau đó tùy tiện dừng máy chở, san rải ngắt quãng. Tốc độ san rải cần căncứ vào độ sụt của hỗn hợp, lượng cấp vật tư và tính năngthiết bị để khống chế trong khoảng chừng từ 0,5 3,0 m / phút, thường thì nên khống chế trong khoảng chừng 1 m / phút. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông thayđổi, cần kiểm soát và điều chỉnh tần số của đầm rung trước, sau đó mới đổi khác vận tốc san rải. 9.1.9. 2. Phải kịp thời kiểm soát và điều chỉnh độ cao tấm khống chế chỗ vật tư vào, lúc khởi đầu nên đặt hơi caomột chút để bảo vệ vật tư vào được. Khi san rải thông thường cần giữ vị trí độ cao của vật liệutrong khoanh vùng phạm vi đầm cao hơn đầm rung khoảng chừng 10 cm, độ biến thiên của cao độ vật tư nên khống chếtrong khoảng chừng ± 30 mm. 9.1.9. 3. Khi san rải thông thường, tần số đầm rung được kiểm soát và điều chỉnh trong khoảng chừng 6000 lần / phút - 11000 lần / phút, nên sử dụng 9000 lần / phút. Cần ngăn ngừa bê tông bị rung quá, rung thiếu hoặc rungsót. Cần địa thế căn cứ vào độ sụt của bê tông để kiểm soát và điều chỉnh tần số hoặc vận tốc đầm rung. Khi máy rải lănbánh, cần bật mạng lưới hệ thống đầm trước 2 - 3 phút, rồi mới từ từ tiến lên. Sau khi máy đã rải xong, cần tắtngay mạng lưới hệ thống đầm. 9.1.9. 4. Máy rải ván khuôn trượt sử dụng hết tải hoàn toàn có thể rải mặt đường với độ dốc dọc lớn nhất là : lêndốc 5 %, xuống dốc 6 %. Khi lên dốc, góc ngửa trước bản đáy ép nén nên chỉnh nhỏ vừa phải, đồng thờigiảm nhẹ áp lực đè nén của bản gạt phẳng ; khi xuống dốc, góc ngửatrước nên chỉnh tăng lên chút ít, đồngthời tăng áp lực đè nén của thanh gạt phẳng. Áp lực thích hợp là áp lực đè nén khi đáy thanh gạt phẳng tiếp xúc vớibề mặt bê tông một khoảng chừng không nhỏ hơn 3/4 chiều dài thanh. 9.1.9. 5. Bán kính cong nhỏ nhất khi thi công của máy rải ván khuôn trượt không được nhỏ hơn 50 m ; độ dốc ngang siêu to lớn nhất không nên lớn hơn 7 %. 9.1.9. 6. Khi rải đường một làn xe một lần ( một vệt rải ), cần dựa vào nhu yếu phong cách thiết kế mặt đường để bốtrí thiết bị đóng thanh liên kết khe dọc một phía hoặc hai phía. Khi rải đường hai làn xe trở lên mộtlần, ngoài thiết bị đóng thanh liên kết khe dọc còn phải cần sắp xếp thiết bị cắm thanh liên kết tự độngvào vị trí khe dọc. 9.1.9. 7. Khi tạo rãnh chống trượt bằng chiêu thức rạch mềm thì chiều dày lớp vữa mặt phẳng nênkhống chế khoảng chừng 4 mm, chiều dày mặt phẳng của lớp vữa mặt đường khi cắt rãnh cứng nên khống chếtrong khoảng chừng 2 - 3 mm. 9.1.9. 8. Sau khi bảo trì 5 - 7 ngày, mới được rải làn đường bên cạnh. ( Cường độ trong thực tiễn nén mẫulớn hơn hoặc bằng 70 % cường độ phong cách thiết kế. 9.1.10. Xử lý sự cố9. 1.10.1. Trong khi rải cần liên tục kiểm tra thực trạng thao tác và vị trí của mạng lưới hệ thống đầm. Khimặt đường Open hiện tượng kỳ lạ thô ráp hoặc nứt, phải dừng máy kiểm tra hoặc thay đầm. San rảixong, nếu trên mặt đường Open dải vữa sáng màu, phải chỉnh cao vị trí đầm dùi, sao cho mépđáy của nó ở phía trên độ cao mép đáy sau của bản nén ép. 9.1.10. 2. Khi chiều rộng rải lớn hơn 7,5 m, nếu độ sụt của hỗn hợp hai bên không đồng nhất thì tốc độrải phải dựa vào phía độ sụt thấp để xác lập, đồng thời chỉnh nhỏ tần sốđầm dùi bên phía bê tông cóđộ sụt cao. 9.1.10. 3. Cần trải qua giải pháp kiểm soát và điều chỉnh độ sụt của hỗn hợp bê tông, thời hạn dừng máy đợi vậtliệu, góc ngửa trước bản ép nén, vận tốc khởi động và vận tốc rải ... để khống chế và vô hiệu hiện tượngnứt ngang. 9.1.10. 4. Khi thời hạn dừng máy đợi vật tư vượt quá 1/5 thời hạn mở màn đông kết của bê tông ( ở cùng nhiệt độ với nhiệt độ thi công ), cần mau chóng lái máy rải ra khỏi khu vực thi công và làm khengừng thi công tại đó. 9.1.11. Trong quy trình rải bằng máy ván khuôn trượt phải sử dụng bàn gạt xoa phẳng tự động hóa để xoamặt. Đối với một số ít ít chỗ mặt phẳng thô nhám hoặc thiếu vật tư rõ ràng, cần bổ trợ một lượng hỗn hợpthích hợp phía sau bản ép nén hoặc phía trước đầm xoa phẳng, để đầm xoa phẳng hoặc bản xoaphẳng chỉnh sửa. Trong một số ít trường hợp sau hoàn toàn có thể thay thế sửa chữa cục bộ bằng bằng tay thủ công : 9.1.11. 1. Dùng máy xoa phẳng thủ công bằng tay, tinh chỉnh và điều khiển khuyết tật nhỏ của mặt phẳng sau khi rải, nhưngkhông được thêm lớp mỏng mảnh vào hàng loạt mặt phẳng để sửa chữa thay thế cao độ mặt đường. 9.1.11. 2. Đối với hiện tượng kỳ lạ vát biên, sụt biên, xệ vai Open ở mép khe dọc, cần kích ván khuônbên hoặc đặt thước nhôm vuông ở phần trên để bổ trợ vật tư sửa chữa thay thế mép biên. 9.1.11. 3. Đối với chỗ máy khởi động và chỗ đầu đoạn thi công theo chiều dọc cần sử dụng máy xoaphẳng và thước dài hơn 3 m tựa vào thành ván khuôn để tu sửa phẳng. 9.1.12. Sau khi kết thúc công tác làm việc rải, phải kịp thời rửa sạch máy rải và triển khai bảo trì trong ngày. Chú ý, cần vô hiệu bê tông phần sót lại trong buồng rung của máy rải, ván khuôn hai bên cần thu ngắnvào 20-40 cm, chiều dài miệng thu nên dài hơn ván khuôn bên của máy rải. Vị trí ngừng thi công cần đặt thanh truyền lực, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu nhu yếu về độ phẳng, cao độ, độ dốc ngang của mặt đường và chiều dài tấm ngừng thi công. Tùy theo chiêu thức cắt khe được lựa chọn, hoàn toàn có thể thực thi làm ngay khe ngang trongngày khi bêtông chưa đông cứng ( khe mềm ) hoặc cắt khe khi bê tông đã đông cứng vào ngày tiếp theo ( xem thêmở mục 10 ). 9.2. Rải bê tông mặt đường bằng máy rải ván khuôn ray và những công nghệ tiên tiến thi công phối hợp khác9. 2.1. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn và lắp ráp ván khuôn ( xem mục 8 ) 9.2.2. Lựa chọn thiết bị rải9. 2.2.1. Việc lựa chọn loại máy rải trên ván khuôn ray cần dựa vào số làn xe hoặc chiều rộng thiết kếcủa mặt đường theo những thông số kỹ thuật kỹ thuật ở Phụ lục A. Chiều rộng rải nhỏ nhất không nhỏ hơn mộtlàn xe 3,75 m. 9.2.2. 2. Tùy theo phương pháp rải vật tư khác nhau hoàn toàn có thể lựa chọn máy rải ván khuôn ray kiểu tấmgạt, kiểu thùng hoặc kiểu trục xoắn ốc. 9.2.2. 3. Các thiết bị kèm theo khác hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm những trang thiết bị đồng nhất như đốivới côngnghệ ván khuôn trượt ở Bảng 21 để sắp xếp phối hợp. 9.2.3. Rải hỗn hợp bê tông9. 2.3.1. Khi sử dụng bộ rải vật tư trục guồng xoắn ốc hoặc tấm gạt hoàn toàn có thể vận động và di chuyển lên, xuống, sangphải, sang trái sắp xếp phía trước máy để rải vật tư thì đống hỗn hợp không được quá cao hoặc quá to, cũng không được thiếu vật tư. Có thể dùng máy xúc, hoặc nhân công phụ trợ để rải vật tư. Hỗn hợp bê tông phía trước bộ phận rảivật liệu trục xoắn ốc cần cao hơn chiều cao mặt đường một khoảng chừng 100 mm, sau bộ phận rải vật liệucần sắp xếp tấm gạt khống chế chiều cao rải. Cũng hoàn toàn có thể dùng thiết bị rải kiểu thùng chạy trên ray để rảihỗn hợp được đúng mực hơn. Khi nắp phễu cấp liệu của thùng đóng lại thì thùng chứa hỗn hợp BTXMđược vận động và di chuyển đến vị trí rải và sau đó nắp nhẹ nhàng mở ra để rải thành luống hỗn hợp. Thùng rải dichuyển ngang để rải đều khắp mặt đường. 9.2.3. 2. Độ sụt thích hợp khi rải nên khống chế trong khoảng chừng 10-40 mm tùy theo chất lượng đầm rung. Hệ số rải K ứng với những độ sụt khác nhau hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm Bảng 23. Bảng 23 - Quan hệ giữa thông số rải K và độ sụtĐộ sụt, mm102030405060Hệ số rải K1, 301,251,221,191,171,151,129. 2.3.3. Khi thi công mặt đường bê tông lưới thép nên chọn loại có 2 thùng rải chia làm hai lớp, rải 2 lần, hoàn toàn có thể rải xong vật tư ở lớp thứ nhất, lắp ráp xong lưới thép, rồi rải vật tư lần thứ hai, sau đóđầm chặt một lần. Cũng hoàn toàn có thể rải vật tư làm hai lần và đầm chặt hai lần. Khi rải mặt đường bê tônglưới thép theo phương pháp hai lớp, thì việc rải vật tư và chiều dài rải lớp bê tông phía dưới phải căn

Source: https://suanha.org
Category : Ngoại Thất

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB