Mặt bàn bếp bằng bê tông mài hoặc đá mài terrazzo – ngày càng trở nên phổ biến trong những ngôi nhà hiện đại. Đó như là 1 phần của trào lưu phong cách nội thất bê tông mài đang phổ biến hiện nay. Thi công mặt bàn bếp bằng bê tông mài cùng với mặt bàn ăn, mặt bàn đảo bếp làm cho không gian căn bếp trở nên hiện đại, ấn tượng bởi vẻ tinh tế, thô mộc của bê tông mài. Sau đây là bài viết về cách làm mặt bàn bê tông – sửa chữa mặt bàn bê tông hiện nay!
Cách làm mặt bàn bê tông phòng bếp, phòng khách
Công tác thi công mặt bàn bếp bằng bê tông mài đòi hỏi thợ có tay nghề cao, cùng khả năng thẩm mỹ tinh tế. Thì mới có thể tạo ra các mặt bàn bếp, quầy bar, mặt đảo bếp tinh xảo, mặt bàn ăn, mỹ nghệ. Trộn hỗn hợp vữa bê tông & ép sản phẩm bê tông cốt sợi thủy tinh gia cường lên khuôn bằng gỗ hay xốp. Sau đó đổ vữa vào khuôn với những hình dạng đa dạng, là 1 phương pháp thú vị để tạo ra những sản phẩm mặt bàn ăn – bàn bếp bằng bê tông nhẹ. Cùng với không giới hạn các chọn lựa màu sắc & các cách phong cách hoàn thiện cho căn bếp của bạn, cho dù đó là phong cách hiện đại hay cổ điển.
Lợi ích của mặt bàn bêp xi măng mài
- An toàn với con người và thân thiện với môi trường
- Phù hợp với mọi không gian phòng bếp, vì mặt bàn bếp được thi công xây đổ tại chổ nên có hình dáng rất linh hoạt và không bị gò bó.
- Chi phí thi công thấp, giá thi công mặt bàn phòng bếp bằng bê tông mài tại TPHCM chỉ bằng khoảng 50%. So với các loại mặt bàn bếp bằng đá granite (hoa cương), đá kim sa, đá nhân tạo, đá marble, mặt thủy tinh cường lực…
- Có nhiều màu sắc & phong cách khác nhau như vân mây, giả đá marble, vân đá..
- Mặt bàn bê tông nhẹ, có độ bền cao, không bị thấm nước, ố màu, nứt vỡ, trầy xước, sứt mẻ.
- Chịu được nhiệt độ cao, không bị nứt vỡ, ố màu khi đặt nồi hoặc xoong chảo nóng
Công tác thi công mặt bàn phòng bếp bằng bê tông mài
Cách trộn vữa đổ mặt bàn xi măng mài
Trộn hỗn hợp vữa & phụ gia tăng cứng, phụ gia màu để tạo ra 1 hỗn hợp vữa cứng có thể ép vào đổ vào khuôn. Hỗn hợp này vừa đủ lỏng để có thể chảy qua bàn tay khi cầm lên.
Trộn hỗn hợp xi măng (bê tông)
- Tiến hành đổ xi măng, cát, phụ gia màu & phụ gia hỗn hợp, cùng vữa & trộn lại với nhau. Trên thị trường có bán loại vữa khô trộn sẵn cũng rất tốt để thay thế. Nên chú ý với bề mặt bàn bếp, mác bê tông càng cao càng tốt. Dùng bay để trộn hỗn hợp vữa & cốt liệu bằng cách đảo lên đảo xuống. Sau đó để yên trong vòng năm phút, rồi tiếp tục đảo lại để vữa bê tông đạt tình trạng tốt nhất theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Lưu ý vữa chỉ nên đổ một lần 7 được khuấy đảo đều cho có màu đồng nhất. Việc pha phụ gia màu & trộn phải theo chỉ dẫn của thợ có kinh nghiệm & giám sát thi công xây dựng tại hiện trường hoặc KTS.
Tiến hành đổ bê tông lên khuôn
- Thông thường khuôn được tạo bằng xốp hay khung gỗ, với xốp thì việc thiết kế khuôn được linh hoạt hơn & chi phí thấp hơn.
- Đổ 1 lớp vữa hạt to lên bên dưới khung dày khoảng một cm và thành khuôn, sử dụng bay để xoa bằng lớp vữa này bằng phẳng. Sau đó rải 1 lớp cốt sợi thủy tinh gia cường làm cốt cho khuôn. Tiếp đó là đổ lớp vữa nền lên bề mặt. Tùy theo nhu cầu của gia chủ mà trên khuôn này được chuẩn bị sẵn chổ để đặt chậu rửa chén bát, bếp ga, bếp từ, bếp điện.
Tạo hình vân đá cho bề mặt bàn bê tông mài
- Đổ hỗn hợp tạo vân đá lên khuôn, sau đó tiến hành trộn với nước để tạo ra các vân đá như cẩm thạch. Nhiều khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm mặt bàn bếp đá trắng vân mây cũng có thể dùng mặt bàn bê tông đá mài terrazzo để tạo vân mây rất đẹp
- Đổ hỗn hợp vữa lên trên lớp vân này & tiếp tục làm đầy khuôn
- Lưu ý các góc & các cạnh được đổ và lèn chặt hỗn hợp vữa
- Dùng bay để nén chặt, xoa phẳng mịn bề mặt kệ bếp hay mặt bàn bếp
Tháo khuôn & hoàn thiện bề mặt bàn bếp bê tông mài
- Nhẹ nhàng đặt khuôn đúc lên 1 tấm thảm hay tấm xốp trước khi tiến hành tháo khuôn. Ở bước này, chúng ta cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh mặt bàn bếp bị xước cạnh hay nứt vỡ.
- Tháo lớp khuôn ở xung quanh ra, dùng máy mài tay để mài các cạnh còn bị dính vật liệu khuôn. Các cạnh của mặt bàn bằng bê tông mài sắc quá thì cũng cần phải mài bớt để an toàn cho người thi công & người sử dụng sau này.
- Nhẹ nhàng lật ngược lại mặt kệ bếp – bàn ăn bằng bê tông mài, đặt nhẹ lên lớp xốp hay lớp bìa các tông, gỡ khuôn lót bên dưới mặt kệ bếp ra.
- Thi công lỗ thoát nước, và lỗ cấp nước cho mặt kệ bếp
Trám trét các lỗ hổng bên trên mặt bàn bếp
- Phương pháp đổ mặt bàn bếp bê tông mài thủ công tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để thử nghiệm với những màu sắc. Thoải mái chọn lựa các cách tạo màu phức tạp hay chỉ đơn giản với màu xám cơ bản của bê tông.
- Trộn vữa & trám trét các lổ hở: Trộn vữa màu với nước thật đều, sau đó rải phần lớp vữa này lên bề mặt, ép chặt nó xuống các lỗ hổng bên trên bề mặt bàn bếp bê tông mài. Cạo sạch các lớp vữa thừa bằng dao. Sau đó lấp đầy tất cả các lỗ hổng nông trên bề mặt bằng vữa & cạo sạch lại lần nữa.
TIến hành mài mặt bàn bếp
- Mài mặt bàn bếp để đạt đến độ phẳng, mức lộ đá và lộ cốt liệu yêu cầu.
- Dùng máy mài với các đĩa mài kim cương đầu số 60 đến 400. Vì mặt bàn bếp tương đối nhỏ nên chủ yếu mài bằng máy mài tay. Quá trình thi công mài mặt bê tông này cần thợ có tay nghề cao để đạt được mức độ phẳng cao nhất. Thi công mặt bàn bếp bằng bê tông mài, đòi hỏi độ phẳng mặt bàn gần như tuyệt đối để tránh đọng nước trên bề mặt.
- Tiến hành phun hóa chất tăng cứng để làm cứng hóa bề mặt xi măng, giúp bề tông có cường độ cao hơn. Chịu được các vật nặng bên trên bếp như nồi, các công cụ làm bếp.
Đánh bóng mặt bàn bê tông bếp
Tiến hành đánh bóng mặt bàn bê tông bếp để đạt đến độ bóng mà chủ nhà nhu yếu như bóng sáng, bóng mờ. Sử dụng máy đánh bóng cầm tay với pad đánh bóng từ số 800 đến số 3000 để đạt được độ bóng thiết yếu .
Phủ bóng chống thấm lên mặt bàn bếp bê tông mài
Phun hóa chất phủ bóng mặt bàn bếp sealer để chống những loại hóa chất, dầu mỡ hay nước hoa quả thẩm thấu xuống mặt phẳng bàn bếp. Ngoài ra còn giúp mặt bàn bếp không bị sứt mẻ, trầy xước, không bị ố màu .
Làm kệ bếp bê tông mài
Mặt bàn bếp bằng bê tông mài rất nặng, tương tự với mặt bàn đá granite hay đá tự tạo. Vì thế cần phải có kệ bếp vững chãi để hoàn toàn có thể chịu được khối lượng của mặt bếp bằng bê tông mài. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị bạn nên kiến thiết kệ bếp bằng bê tông cốt thép. Hay bằng gạch với mác bê tông cao, hoặc kệ bếp bằng inox .
>> Xem thêm : Tìm Hiểu Về Những Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Trên Thế Giới Hiện Nay
Một số mẫu mặt bàn bê tông mài hiện nay
Dịch vụ làm mặt bàn bếp bê tông mài TPHCM
Công Thiết Kế Xây Dựng Khang Thịnh chuyên thi công nội thất bê tông mài, bao gồm mặt bàn bê tông, mặt quầy bar, đá mài terrazzo, kệ bếp, mặt kệ bếp bằng bê tông mài bóng. Công ty chúng tôi đã thi công hàng trăm hạng mục nội thất bê tông mài tại TPHCM, Long An, Châu Đốc, Tam Kỳ, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị. Khách hàng khi có nhu cầu thi công mặt bàn bếp bê tông mài, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline như trên website.
Hy vọng với bài viết giới thiệu cách làm mặt bàn bê tông mài và dịch vụ chuyên thi công mặt bàn bê tông mài các loại bên trên. Đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích, cám ơn các bạn đã đón xem!
>> Xem thêm: Nội Thất Xi Măng
5/5 – ( 6000 bầu chọn )