95
4.1 (
14 lượt)
953 MB
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 95 trang, để tải xuống xem khá vừa đủ hãy nhấn vào bên trên
Xem thêm : Tự học điện lạnh thực sự thuận tiện so với những bạn trẻ sau bài viết này
Chủ đề đối sánh tương quan
UBND TỈNH LÀO CAI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH
SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH DÂN DỤNG
NGHỀ: SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1474/QĐ-CĐLC ngày 19 tháng 11 năm 2019
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai)
Lƣu hành nội bộ
1
MỤC LỤC
BÀI 1: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN ……………………………………………………………………………. 9
1. Sử dụng dụng cụ đo …………………………………………………………………………………………………. 9
1.1. Đồng hồ vạn năng ………………………………………………………………………………………….. 9
1.2. Đồng hồ ampe kìm ………………………………………………………………………………………. 11
1.3. Đồng hồ nạp ga ……………………………………………………………………………………………. 12
2. Các phương pháp gia công ống đồng ……………………………………………………………………. 13
2.1. Đặc điểm chung …………………………………………………………………………………………… 13
2.2. Phương pháp cắt ống ……………………………………………………………………………………. 14
2.3. Phương pháp nối ống bằng rắc co ………………………………………………………………….. 14
2.4. Phương pháp hàn ống …………………………………………………………………………………… 15
Câu hỏi bài tập ………………………………………………………………………………………………………. 16
BÀI 2: PHÂN LOẠI – KẾT CẤU TỦ LẠNH …………………………………………………………….. 17
1. Công dụng ………………………………………………………………………………………………………… 17
2. Phân loại …………………………………………………………………………………………………………… 17
2.1. Phân loại theo chức năng ………………………………………………………………………………. 17
2.2. Phân loại theo phương pháp làm lạnh …………………………………………………………….. 17
2.3. Phân loại theo dung tích ……………………………………………………………………………….. 18
3. Cấu tạo ……………………………………………………………………………………………………………… 18
3.1. Vỏ tủ cách nhiệt …………………………………………………………………………………………… 18
3.2. Hệ thống làm lạnh ……………………………………………………………………………………….. 18
3.3. Hệ thống mạch điện ……………………………………………………………………………………… 18
4. Sử dụng …………………………………………………………………………………………………………….. 18
4.1. Nguồn điện …………………………………………………………………………………………………. 18
4.2. Vận chuyển …………………………………………………………………………………………………. 18
Câu hỏi bài tập ………………………………………………………………………………………………………. 18
BÀI 3: HỆ THỐNG LÀM LẠNH …………………………………………………………………………….. 19
1. Block………………………………………………………………………………………………………………… 19
Hình 1.3.2. Cấu tạo Block tủ lạnh ………………………………………………………………………… 19
2. Dàn nóng ………………………………………………………………………………………………………….. 24
2.1. Phân loại và cấu tạo ……………………………………………………………………………………… 24
2.2. Một số hư hỏng thường gặp …………………………………………………………………………… 24
3. Dàn lạnh……………………………………………………………………………………………………………. 25
3.1. Phân loại và cấu tạo ……………………………………………………………………………………… 25
3.2. Một số hiện tượng hư hỏng thường gặp ………………………………………………………….. 26
4. Ống mao …………………………………………………………………………………………………………… 26
5. Phin lọc, bầu tách lỏng ……………………………………………………………………………………….. 26
5.1. Phin lọc ………………………………………………………………………………………………………. 26
5.2. Bầu tách lỏng ………………………………………………………………………………………………. 27
6. Lắp đặt hệ thống lạnh tủ lạnh ………………………………………………………………………………. 27
6.1. Phương pháp cân cáp ……………………………………………………………………………………. 27
6.2. Phương pháp tạo chân không ………………………………………………………………………… 28
6.3. Phương pháp nạp ga …………………………………………………………………………………….. 30
6.4. Một số hiện tượng thường gặp khi nạp ga ……………………………………………………….. 30
7. Sửa chữa một số hư hỏng thường gặp. ………………………………………………………………….. 31
7.1. Block hoạt động nhưng tủ không làm lạnh………………………………………………………. 31
7.2. Block hoạt động nhưng tủ làm lạnh kém …………………………………………………………. 31
7.3. Block hoạt động liên tục không ngừng. ………………………………………………………….. 32
7.4. Block hoạt động và dừng liên tục không ngừng ……………………………………………….. 32
7.5. Tủ lạnh hai buồng nhưng chỉ có một buồng lạnh. …………………………………………….. 33
8. Các bước vệ sinh hệ thống lạnh …………………………………………………………………………… 33
Câu hỏi, bài tập ……………………………………………………………………………………………………… 33
2
Xem thêm: Túi đồ nghề dành cho thợ điện
BÀI 4. HỆ THỐNG MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH…………………………………………………………… 34
1. Rơ le bảo vệ (rơ le nhiệt) …………………………………………………………………………………….. 34
2. Rơ le khởi động …………………………………………………………………………………………………. 36
3. Rơ le khống chế nhiệt độ: ……………………………………………………………………………………. 39
4. Rơ le thời gian …………………………………………………………………………………………………… 40
5. Cảm biến nhiệt độ (cảm biến âm) …………………………………………………………………………. 42
6. Cầu chì nhiệt ……………………………………………………………………………………………………… 43
7. Tụ điện ……………………………………………………………………………………………………………… 43
8. Hệ thống xả tuyết ……………………………………………………………………………………………….. 44
9. Lắp một số mạch điện tủ lạnh………………………………………………………………………………. 44
10. Một số hiện tượng hư hỏng thường gặp ………………………………………………………………. 48
10.1. Cấp nguồn tất cả các phụ tải không làm việc, điện nguồn không sụt giảm…………. 48
10.2. Cấp nguồn block không hoạt động, điện nguồn giảm, một lúc sau thiết bị bảo vệ
ngắt mạch. …………………………………………………………………………………………………………. 49
10.3. Chạm tay vào vỏ tủ bị điện giật ……………………………………………………………………. 49
Câu hỏi bài tập ………………………………………………………………………………………………………. 49
PHẦN 2 : GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ………………………………………………………………………….. 50
BÀI 1: CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ KẾT CẤU MÁY ĐIỀU HOÀ ……………………… 51
1.Công dụng máy điều hòa ……………………………………………………………………………………… 51
2. Phân loạimáy điều hòa ………………………………………………………………………………………… 51
2.1. Phân loại theo cấu tạo …………………………………………………………………………………… 51
2.2. Phân loại theo chức năng ………………………………………………………………………………. 53
Câu hỏi và bài tập ………………………………………………………………………………………………….. 53
BÀI 2: MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÕA …………………………………………………………………… 54
1. Một số chữ và ký hiệu thường gặp ……………………………………………………………………….. 54
2. Bảng điều khiển máy điều hoà …………………………………………………………………………….. 55
2.1. Bảng điều khiển bằng cơ khí …………………………………………………………………………. 55
2.2. Cách sử dụng bàn phím điều khiển từ xa (tay khiển) ………………………………………… 57
3. Mạch điện điều khiển máy điều hoà ……………………………………………………………………… 61
3.1. Mạch điều khiển máy điều hòa trực tiếp …………………………………………………………. 61
3.2. Mạch điều khiển máy điều hòa gián tiếp …………………………………………………………. 63
4. Một số hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra khắc phục …………………………………………….. 69
4.1. Cấp nguồn, điều khiển nhưng máy không hoạt động ………………………………………… 69
4.2. Cấp nguồn, khối trong phòng hoạt động bình thường, khối ngoài phòng không hoạt
động …………………………………………………………………………………………………………………. 69
4.3. Block hoạt động liên tục không ngừng ……………………………………………………………. 69
4.4. Block hoạt động và dừng luôn tục ………………………………………………………………….. 70
Câu hỏi và bài tập ………………………………………………………………………………………………….. 70
BÀI 3: QUẠT GIÓ ………………………………………………………………………………………………….. 71
1. Động cơ quạt thay đổi tốc độ bằng cuộn dây …………………………………………………………. 71
1.1. Động cơ hai tốc độ ……………………………………………………………………………………….. 71
1.2. Động cơ 3 tốc độ …………………………………………………………………………………………. 72
2. Động cơ quạt thay đổi tốc độ phụ thuộc vào điện áp ………………………………………………. 73
Câu hỏi và bài tập ………………………………………………………………………………………………….. 74
BÀI 4: HỆ THỐNG LẠNH ……………………………………………………………………………………… 75
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động …………………………………………………………………………… 75
1.1. Block………………………………………………………………………………………………………….. 75
1.2. Dàn trao đổi nhiệt ………………………………………………………………………………………… 76
1.3. Ống mao, phin lọc. ………………………………………………………………………………………. 76
1.4. Van đảo chiều điện từ …………………………………………………………………………………… 76
2. Nạp gas – Thu hồi gas ………………………………………………………………………………………… 76
2.1. Tạo chân không …………………………………………………………………………………………… 76
3
2.2. Nạp gas máy điều hoà…………………………………………………………………………………… 76
2.3. Một số hiện tượng sai hỏng thường gặp khi nạp gas …………………………………………. 77
2.4. Thu hồi gas …………………………………………………………………………………………………. 77
3. Một số hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra khắc phục …………………………………………….. 78
3.1. Block hoạt động nhưng máy không làm lạnh, không làm nóng ………………………….. 78
3.2. Block hoạt động nhưng máy làm lạnh, làm nóng kém ………………………………………. 78
3.3. Máy điều hòa hai chiều nhưng ở chế độ nóng không thực hiện ………………………….. 79
3.4. Máy điều hòa hai khối, các bộ phận khối ngoài phòng không hoạt động. ……………. 79
Câu hỏi và bài tập ………………………………………………………………………………………………….. 79
BÀI 5 : LẮP ĐẶT, BẢO DƢỠNG MÁY ĐIỀU HÕA ………………………………………………… 80
1. Lắp đặt máy điều hòa………………………………………………………………………………………….. 80
1.1. Chọn công suất máy …………………………………………………………………………………….. 80
1.2. Chọn thiết bị điện – dây dẫn điện …………………………………………………………………… 80
1.3. Lắp đặt máy điều hoà một khối ……………………………………………………………………… 80
1.4. Lắp đặt máy điều hoà hai khối……………………………………………………………………….. 81
2. Bảo dưỡng máy điều hòa …………………………………………………………………………………….. 83
2.1. Đối với máy điều hòa 1 khối …………………………………………………………………………. 83
2.2. Đối với máy điều hòa hai khối ………………………………………………………………………. 83
Câu hỏi và bài tập ………………………………………………………………………………………………….. 83
PHẦN 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN …………………………………………………………………………… 84
BÀI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………. 85
1. Phổ biến nội quy, quy định của nhà trường đối với học viên đi thực tập tại doanh nghiệp. 85
1.1. Nội quy thực tập của nhà trường đối với sinh viên đi thực tập. ………………………….. 85
1.2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực tập tại doanh nghiệp …………………………. 85
2. Triển khai nội dung hợp đồng lao động giữa nhà trường và doanh nghiệp…………………….. 85
BÀI 1: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG ……………………………… 86
1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện ………………………………………………………………….. 86
1.1. Nguyên nhân gây ra tai nạn về điện, tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người
………………………………………………………………………………………………………………………… 86
1.2. Điện giật do điện áp bước Ub ………………………………………………………………………… 87
1.3 Phóng điện do điện áp cao ……………………………………………………………………………… 87
1.4. Tai nạn do hồ quang điện ……………………………………………………………………………… 87
1.5. Tai nạn cũng có thể xảy ra khi người tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi
nguồn điện nhưng vẫn còn điện tích (do điện dung) ……………………………………………….. 87
2. Tác dụng của dòng điện với cơ thể con người……………………………………………………………. 88
2.1. Tác dụng kích thích ……………………………………………………………………………………… 88
2.2. Tác dung chấn thương ………………………………………………………………………………….. 88
3. Những yếu tố chính xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật …………………………………. 88
3.1. Điện trở của người ……………………………………………………………………………………….. 89
3.2. Trị số dòng điện qua người ……………………………………………………………………………. 89
3.3. Thời gian điện giật ……………………………………………………………………………………….. 89
3.4. Đường đi của dòng điện qua người ………………………………………………………………… 90
3.5. Tần số dòng điện …………………………………………………………………………………………. 91
3.6. Môi trường xung quanh ………………………………………………………………………………… 91
4. Hiện tượng dòng điện tản trong đất, điện áp bước …………………………………………………….. 91
4.1. Hiện tượng dòng điện tản trong đất ………………………………………………………………… 91
4.2. Điện áp bước……………………………………………………………………………………………….. 91
5. Cấp cứu người bị điện giật ……………………………………………………………………………………… 91
5.1. phương pháp tách nạn nhân ra khỏi lưới điện. …………………………………………………. 92
5.2.Phương pháp cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi lưới điện. …………………… 92
5.3.Các phương pháp hô hấp nhân tạo ………………………………………………………………….. 92
BÀI 2: THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP ……………………………………………………………… 94
4
1. Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất
tại doanh nghiệp. ………………………………………………………………………………………………………. 94
2. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. ………………………………………………………………… 94
3. Tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn ngành Điện công nghiệp ……. 94
BÀI 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP ……………………………………………………………….. 94
1. Báo cáo tuần và tháng…………………………………………………………………………………………….. 94
2. Báo cáo kết thúc ……………………………………………………………………………………………………. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………………… 95
5
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
6
LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hệ thống điện lưới quốc gia đã được
kín đến hầu hết các hộ gia đình. Ngoài ra đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng
được nâng cao nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện hiện đại ngày càng nhiều. Tủ
lạnh, điều hòa là một trong nhiều thiết bị điện được sử dụng phổ biến tại các hộ gia
đình. Trong chương trình đào tạo sơ cấp sửa chữa thiết bị điện lạnh có mô đun “ Sửa
chữa tủ lạnh dân dụng” và “sửa chữa điều hòa dân dụng”. Các mô đun này nhằm đào
tạo cho học viên các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và sửa chữa một số hư
hỏng thường gặp trong tủ lạnh điều hòa, cách gia công lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa.
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh dân dụng luôn bám sát vào chương trình khung
sơ cấp sửa chữa điện lạnh dân dụng. Giáo trình này là tài liệu quan trọng, có ý nghĩa
thiết thực cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Giáo trình này có
cấu trúc gồm baphần chính là:
Phần 1: Sửa chữa tủ lạnh dân dụng
Phần 2: Sửa chữa điều hòa dân dụng
Phần 3: Thực tập sản xuất.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, không tránh khỏi khiếm khuyết, tác giả rất
mong sự cộng tác và góp ý phê bình của bạn đọc, để ngày một hoàn thiện hơn./.
Lào Cai, ngày tháng 11 năm 2019
TÁC GIẢ BIÊN SOẠN
Đỗ Xuân Sinh
7
PHẦN 1: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA TỦ LẠNH DÂN DỤNG
Mã mô đun: MĐ 01
Vị trí, tính chất của mô đun
– Vị trí: Mô đun này được bố trí học đầu tiên trong chương trình đào tạo sơ cấp
Sửa chữa điện lạnh dân dụng.
– Tính chất: Là mô đun kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo sơ cấp Sửa
chữa điện lạnh dân dụng.
Mục tiêu của mô đun
– Về kiến thức:
+ Nhận biết được cấu tạo và phân tích được nguyên lý hoạt động của mạch điện
một số loại tủ lạnh trực tiếp và tủ lạnh quạt gió.
+ Nhận biết được cấu tạo và phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống ga tủ
lạnh trực tiếp và tủ lạnh quạt gió.
– Về kỹ năng:
+ Thực hiện được phương pháp cân cáp, hút chân không nạp ga tủ lạnh.
+ Sửa chữa được các hư hỏng trên mạch điện của tủ lạnh.
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận, làm việc an toàn.
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
8
BÀI 1: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
1. Sử dụng dụng cụ đo
1.1. Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng (VOM) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ
thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện
áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy
được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và
có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng
bị sụt áp.
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế(VOM) là một dụng cụ đo lườngđiện có
nhiều chức năng. Các chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế, ngoài ra có một
số đồng hồ còn có thể đo tần số dòng điện, điện dungtụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn
(transistor)…
Hình 1.1.1. Đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Là loại đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động nên trong
đồng hồ cần có nguồn điện bằng pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những
người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị
trên một màn tinh thể lỏng.
Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng
các nút bấm, hay một công tắc xoay có nhiều nấc và việc cắm dây nối kim đo vào
đúng các lỗ. Nhiều đồng hồ vạn năng hiện đại có thể tự động chọn thang đo
b. Đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Hình 1.1.2. Đồng hồ vạn năng điện tử chỉ thị kim
9
* Đo điện áp xoay chiều.
+ Cách sử dụng :
– Khi đo điện áp xoay chiều, bật đồng hồ về thang AC.V màu đỏ
– Thang AC.V dùng điện áp đặt vào hai đầu que đo để làm quay khung dây. Đo
điện áp là mắc đồng hồ song song với nguồn điện mà không cần quan tâm đến hai que
đỏ, đen.
– Thang AC.V có bốn mức là các mức 10, 50, 250, 1000. Bốn mức này chỉ ra
bốn mức tương ứng tối đa mà đồng hồ có thể đo được.
VD: Khi ta bật về mức 10AC.V thì lúc này đồng hồ đo tối đa là 10VAC.
⇒ Lưu ý : Trước khi đo một điện áp nào đó thì ta cần phải phỏng đoán xem
điện áp sắp đo là bao nhiêu vôn để bật đồng hồ về thang đo thích hợp, tránh đo sai gây
hỏng đồng hồ.
– Khi đo ta nên tính toán để sao cho kim vượt quá 2/3 vạch chia chỉ thị thì lúc
này sai số của phép đo là nhỏ nhất.
+ Cách đọc trị số :
Đọc trị số đo được trên mặt chỉ thị đồng hồ ở vạch chia AC.V màu đỏ và lấy
giá trị theo các mức sau :
– Mức 1 : Vạch chia từ 0 ÷ 10 dùng để đọc cho thang 10, 1000.
– Mức 2 : Vạch chia từ 0 ÷ 50 dùng để đọc cho thang 50.
– Mức 3 : Vạch chia từ 0 ÷ 250 dùng để đọc cho thang 250.
VD : Khi đo điện lưới thì bật vào thang đo 250 AC.V kim phải chỉ ở khoảng
hơn 200 theo mức 3.
* Đo điện áp một chiều DC.V
+ Cách sử dụng :
– Đo điện áp một chiều gồm bảy mức: 0,1; 0,5; 2,5; 10; 50; 250; 1000
– Khi đo nguồn điện áp một chiều thì bật đồng hồ về thang DC.V
– Đo điện áp một chiều là mắc đồng hồ song song với nguồn điện sao cho que
đỏ đặt vào dương nguồn, que đen vào âm nguồn.
– Thang DC.V dùng nguồn đặt vào hai đầu que đo để làm quay khung dây nên
khi đó nếu thấy kim không quay thì chứng tỏ điểm đo không có điện áp.
– Thang DC.V có bảy mức là từ 0,1 ÷ 1000. Bảy mức này chỉ ra bảy mức điện
áp tương ứng tối đa mà đồng hồ có thể đo được.
– Lưu ý khi đo ta phải phỏng đoán xem điện áp sắp đo là bao nhiêu vôn để bật
đồng hồ về mức thích hợp, tránh đo sai hỏng đồng hồ.
– Khi không biết điểm đo có điện áp là bao nhiêu thì ta bật đồng hồ về vạch lớn
nhất, sau đó giảm dần để chọn ra mức đo thích hợp.
+ Cách đọc trị số
Đọc trị số đo được trên mặt chỉ thị đồng hồ ở vạch chia DC.V thứ hai từ trên
xuống và cũng lấy trị số thực theo các mức tương ứng tương tự như đối với thang AC.V
– Mức 1 : Vạch chia từ 0 ÷ 10 dùng để đọc cho thang 0,1; 10; 1000.
– Mức 2 : Vạch chia từ 0 ÷ 50 dùng để đọc cho thang 0,5; 50.
– Mức 3 : Vạch chia từ 0 ÷ 250 dùng để đọc cho thang 2,5; 250.
10
Source: https://suanha.org
Category : Thợ Điện