MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Giáo trình Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu docx – Tài liệu text

Giáo trình Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.21 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu
Hệ ĐHSP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Người biên soạn: Th.s Nguyễn Thị Trang Ngà
HÀ NỘI 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
2
LỜI NÓI ĐẦU 3
HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU 2
1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu 2
1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu 4
1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu 5
1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu 6
1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ 10
1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu 11
1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu 17
CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH
SƠN DẦU 32
2.1. Tính biểu cảm của chất liệu 32
2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu cổ điển 33
2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại 33
2.4. Hướng dẫn thực hiện 37
KẾT LUẬN 39

LỜI NÓI ĐẦU
Sơn dầu là một chất liệu cơ bản và tốt nhất của nghệ thuật hội họa Tranh sơn
dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước
ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương

và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Trong đào tạo mĩ
thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần
như là chất liệu chính trong quá trình học tập.
Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật
gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tập
trung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị học trình (150 tiết). Nội dung
giáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn dầu chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu những
kiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh
sơn dầu, tính chất và đặc điểm của chất liệu. dụng cụ, nguyên vật liệu để vẽ ,phương
pháp vẽ tranh sơn dầu và bài tập cơ bản bằng chất liệu sơn dầu. Chương 2 một số kiến
thức nâng cao về kỹ thuật sơn dầu ,các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn
đâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, phương pháp sáng tác tranh sơn mài.
Học xong học phần, này người học hiểu phương pháp vẽ tranh sơn dầu, thấy được
giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật tranh sơn dầu. Người học nắm được kiến thức, kỹ
thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chất liệu này.
Người biên soạn
HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU
1. Mở đầu
Môn bố cục chất liệu Sơn dầu là 1 trong 3 chất liệu hội họa thuộc bộ môn Bố
cục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện
từ khi trường lên Đại học. Trên thực tế việc giảng dạy chất liệu sơn dầu của hệ đại học
phần lớn các giảng viên bộ môn mới soạn giáo án theo kinh nghiệm vốn có từ thực tế
giảng dạy và sáng tác. Hiên tại chương trình môn học sơn dầu của trường ĐHSP nghệ
thuật TƯ mới chỉ ở dạng đề cương chi tiết.
Thực tế, các giảng viên của tổ Trang trí vẫn chỉ lên lớp với bài soạn theo kinh
nghiệm cá nhân và dựa vào đề cương bài giảng được xây dựng năm 2006 khi trường
lên Đại học, tham khảo các giáo trình khác của Bộ GD&ĐT và dựa trên những kinh
nghiệm trong giảng dạy, sáng tác. Chưa có giáo trình của hệ ĐHSP. Các tài liệu tham
khảo và hướng dẫn cũng chưa thống nhất về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy
học. Đa số sinh viên chưa có đủ những thông tin, kiến thức theo chuẩn thống nhất,

chưa có sự hướng dẫn về phương pháp học tập và nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp
tự học theo xu hướng tích cực như hiện nay của chương trình ĐHSP Mỹ thuật.
Vừa qua, Bộ bộ môn Bố cục có tiến hành biên soạn giáo trình mới theo chương
trình đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với yêu cầu và sự đổi mới về nội dung,
phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáo trình này chỉ phù hợp cho
hệ Cao đẳng SP, vì thế cần phải có giáo trình phù hợp với chương trình ĐHSP và từng
chuyên khoa chất liệu cụ thể là điều tất yếu.
2. Mục tiêu:
– Sinh viên hiểu được thể loại tranh sơn dầu
– Nắm vững được kỹ thuật sơn dầu.
– Thể hiện được các bài tập thực hành chất liệu sơn dầu.
-Nâng cao kiến thức chung và hiểu biết về nghệ thuật hội họa.
Điều cần biết trước:
– ĐÓ thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiểu kiến
thức cơ bản về chất liệu sơn dầu.
-Biết vận dụng các kiến thức từ những bài học môn hình họa, trang trí bố cục,
ký họa….
-Tìm hiểu xem trước các bức tranh, các tác phẩm nghệ thuật hội họa qua sách
báo, các cuộc triển lãm.
1
– SV được học về khái niệm, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh
sơn dầu, kỹ thuật thể hiện chất liệu và thực hành tốt các bài tập về chất liệu sơn dầu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU
1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu.
Tranh sơn dầu là loại tranh dược vẽ bằng màu sơn (màu dầu) hay còn gọi là sơn
dầu, lên các chất liệu khác nhau như trên tường nhà, trần nhà, trên kính, gỗ nhưng đại
đa số được sang tác trên vải ( toan) vì vậy thể loại tranh này cũng được lấy tên từ chất
liệu là màu vẽ và đó là tranh sơn dầu.
Tranh sơn dầu là loại tranh xuất hiên sớm có nhiều và phổ biến ở nhiều nước

trên thế giới. Hầu hết các họa sĩ trên thế giới đều biết vẽ sơn dầu, nhiều tác phẩm hội
họa rất nổi tiếng được loài người biết tới đều là chất liệu sơn dầu.
Từ khi loài người biết vẽ, biết sáng tạo nghệ thuật họ luôn tìm các chất liệu
ngày càng mang tính bền vững trong đó có chất liệu sơn dầu. Ngày nay với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp hóa chất thì chất liệu này ngày càng
phong phú da dạng và mang tính bền vững.
Từ xa xưa các họa sĩ phương tây đều có xưởng vẽ riêng vừa là nơi sáng tác
,nghiên cứu đào tạo và đặc biệt là phải tự pha chế màu vẽ trong đó có chất liệu sơn
dầu. Sơn dầu là chất liệu được chế tác từ màu vẽ được trộn và nghiền với dầu lanh tạo
ra một dạng nguyên liệu dẻo nhuyễn và sệt, màu sắc tươi thắm lâu khô trong tự nhiên
và tương đối bền vững. Nhiều tác phẩm được vẽ ở những thế kỉ trước đến nay vẫn còn
tồn tại và giữ được nguyên vẹn.
Sơn dầu đã được coi là chất liệu hội họa tốt nhất so với các chất liệu khác trước
đó. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã từng viết:” Phải chờ đợi khi được Van Eyck tìm tòi cho
chất liệu tăng khả năng tả nó mới được sử dụng nhiều hơn để rồi đi đến thay thế hẳn
cách vẽ lòng trắng trứng cổ đại…’’Khả năng biểu tả cảm xúc, khả năng tả chất tả khối
của sơn dầu có thể nói là hàng đầu trong các chất liệu hội họa. Sơn dầu là chất liệu có
thể vẽ trực tiếp trước đối tượng do đó có thể ghi lại những cảm xúc còn tươi nguyên,
trong trẻo của họa sĩ trước đối tượng. Chất sơn dầu trong trẻo, độ phủ cao thấp khác
nhau đã làm nên đặc tính riêng với nhiều lối vẽ, bút pháp phong phú.
Cùng với các họa sĩ vẽ chất liệu này thì trong quá trình đào tạo cũng như truyền
nghề từ xa xưa ở các nước phương tây các học viên, sinh viên đều được thực hành chất
liệu sơn dầu. Ở nước ta nhiều họa sĩ đã nổi tiếng với loại tranh này như họa sĩ Tô Ngọc
Vân với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” ,Họa sĩ Trần Văn Cẩn: tác phẩm “ Em
Thúy” .Họa sĩ Bùi Xuân Phái với nhiều tác phẩm vẽ phố Hà nội…Nền hội họa Việt
nam hiện đại có rất nhiều họa sĩ vẽ thể loại sơn dầu phần lớn tại các triển lãm mĩ thuật
2
thì tranh sơn dầu luôn chiếm đại đa số.Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu
sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong
quá trình học tập.

Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ
sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ
thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại.
Van Eyck : Đức mẹ năm 1439
3
Leonardo da Vinci: Mona Lisa
Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ
1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu.
Nền văn minh cổ xưa nhất ở vùng Địa trung Hải, bao gồm La Mã, Hy Lạp và
Ai cập ( t.k.6 TCN- t.k 4 ) đẫ biết trộn các hạt màu tìm thấy trong thiên nhiên với sáp
ong để vẽ. Từ cuối thời La Mã cổ đại( t.k 4) cho đến đầu thời kỳ Phục Hưng( thế kỷ 15
) kỹ thuật cổ đó dần được thay thế bằng sơn dầu và tempera ( màu trộn lòng đỏ trứng
gà). Lúc đầu, ở Hy Lạp và Ý người ta dùng dầu ooliu có nhược điểm là rất lâu khô.
Kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy sơn dầu đã được dùng để vẽ từ thế kỷ 5-7
tại Tây Afganistan ( 12 trong số 50 hang tại Bamiyan). Các nhà khoa học từ 3 trung
tâm nghiên cứu của Nhật, Pháp và Mỹ đã dùng các phương pháp khác nhau để phân
tích hàng trăm mẫu thử. Họ phát hiện ra rằng hàng trăm những bức họa trên tường
hang ở Bamiyan được vẽ bằng màu, trong đó có vermillion ( sulfide thủy ngân) và
lapislazuli ( gần bamyian có mỏ lapis lazuli ) trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầu
walnutt ( hạt cây óc chó), với một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, có cả láng màu, tương tự như
kỹ thuật vẽ sơn dầu của thời Trung cổ sau này. Từ đó có vẻ như kỹ thuật vẽ sơn dầu đã
được lan truyền sang phương tây theo con đường tơ lụa. Tu sĩ Theophilus (- 1070-
1125) là người công bố cuốn sách đầu tiên đề cập tới kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu nhan
4
đề ‘ Latin, về các nghệ thuật khác nhau’’. Cuốn sách viết bằng tiếng Latin gồm 3
tập.Tập 1 viết về cách chế tạo và sử dụng họa phẩm. Tập 2 viết về chế tạo kính màu và
kỹ thuật vẽ trên kính. Tập 3 viết về kỹ thuật kim hoàn và cách chế tạo đàn đại phong
cầm. Đó là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử đề cập tới tranh sơn dầu. Trong thế kỷ 19
và 20 cuốn sách đã được dịch ra 9 thứ tiếng ( Anh, Pháp, Ba lan, Hung, Đức, Nhật,
Rumani và Nga).

Ở thời cổ đại con người đã biết trộn màu với dầu để mong muốn tạo ra chất liệu
đẹp và bền vững. Tuy nhiên đến thời an hem họa sĩ Van Eyck khoảng những năm
(1390-1441) họ đã có những thành công về chất liệu sơn dầu và phát triển kĩ thuật vẽ
chất liệu này. Ở thời kì này màu sắc sơn dầu tươi thắm hơn và có độ bóng đẹp, không
thấm nước ,bền vững và có khả năng chịu được thử thách với thời gian. Từ đó chất
liệu sơn dầu được phát triển rộng rãi và được dùng ở hầu hết các nước trên thế giới. Có
thể nói đây là cuộc cách mạng lớn đã làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ
tranh. Từ những thế kỉ trước nhiều nước phương tây và trên thế giới tranh sơn dầu đã
trở lên nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm. Các họa sĩ đều có xưởng vẽ và sáng tác song
hành với việc vẽ thì việc chế tác màu vẽ nói chung và sơn dầu nói riêng tạo ra chất liệu
vẽ ngày càng bền vững và phong phú. Thời kì đầu nguyên liệu này được lấy từ thiên
nhiên và nhanh chóng trở thành nguyên liệu chính của các họa sĩ. Các tác phẩm ngày
càng có nhiều và thể loại tranh sơn dầu cũng được hình thành từ đó.
Đầu thế kỉ 20 do sự phát triển của nền văn minh phương tây được du nhập vào
Việt nam là một tất yếu.Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật, Trường
Cao đẳng Mĩ thuật đông dương được thành lập 1925.Đây là ngôi trường đào tạo mĩ
thuật đầu tiên ở Việt nam, nó trở thành nơi mà tài năng hội họa được phát triển, khởi
đầu cho sự phát triển mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng trong đó phải kể tới hội
họa tranh sơn dầu.
Người Pháp đã xây dựng một chương trình đào tạo được dập khuôn ở Pháp. Và
mang theo ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tương tại Pháp thời bấy giờ.Với người Việt thì
đây là một ảnh hưởng lớn sự khám phá cho sáng tạo, phá vỡ các cách nhìn truyền
thống lâu nay của các nghệ nhân đó là cách nhìn còn nhiều giới hạn. Nhiều họa sĩ Việt
nam đã học tại trường cũng như được du học tại Pháp và tham gia nhiều cuộc triển lãm
trong nước cũng như ở châu âu.
1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu.
1.3.1.Tính chất
Tranh sơn dầu có tính chất chung giống các loại tranh khác, nhưng ngoài ra
tranh sơn dầu có những đặc tính riêng biệt bởi ở chỗ đó chính là chất liệu:
5

– Là loại tranh dễ vẽ: do đặc tính chất liệu này có nhiều và dễ chế tác ở nhiều
hãng và nhiều nước trên thế giới đồng thời nó cũng là chất liệu dễ vẽ và dễ sử dụng.
Đây là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong sáng tác cũng như học tập mĩ thuật.
– Là loại tranh có thể vẽ nhiều thời gian: Từ xưa đã có những tác phẩm được
sáng tác trong nhiều năm bởi do những đặc tính của chất liệu
– Là loại tranh có thể vẽ nhiều lớp:
– Là loại tranh có khả năng diễn tả phong phú:
– Là loại tranh có độ bền cao:
– Là loại tranh được nhiều họa sĩ yêu thích:
– Là loại tranh có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự phát triển của nền hội họa:
1.3.2.Đặc điểm của tranh sơn dầu
– Nếu như sơn mài đặc biệt ở kỹ thuật thì cái tạo nên đặc điểm của sơn dầu
chính là chất gai để trộn màu. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa sơn
dầu là một loại màu bột nghiền kỹ trộn với dầu lanh ( hay dầu cù túc). So với bảng
màu đặc biệt của sơn mài thì bảng màu sơn dầu phong phú xứng đáng được coi là
những phím đen, phím trắng trên cây đàn dương cầm
– Khả năng biểu cảm
– Nguyên vật liệu :
+ màu
+ Đặc tính của màu:
+ Cách pha trộn màu
+ Dung môi, chất trung gian
– Kỹ thuật vẽ:
1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu.
1.4.1. Vật liệu đỡ: thường được chia làm 3 nhóm:
– Vật liệu có mật độ trung bình: bảng gỗ ép
– Vật liệu nhẹ: vải
– Vật liệu mỏng: giấy sợi bông tốt nhất, giấy thường, bìa, giấy bồi.Mặt phải đủ
ráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không được
co giãn nhiều quá khi nhiệt độ thay đổi để sơn khỏi bị nứt vỡ.Vì thế vật liệu phải được

xử lý phủ, lót.
1.4.2.Sơn dầu :
6
Sơn dầu (Oil Colour):
Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn
dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu
mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng
một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại
phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là
khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn
còn ướt).
Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu
khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt
umber) mau khô nhất.
Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha
trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ
khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là:
Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu
(Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai
mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn
loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow –
Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu
đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được
mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ
em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy.
Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một
người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số
chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết:
– Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại
không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu.

Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ
thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner
hay Turpentine Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị
ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng
cứng.
Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn.
Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất
trong nhóm này là Linseed Oil.
7
Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì
khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu.
– Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết
như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô
(matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô
dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi
sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay
mỏng.
Sơn dầu là các màu vẽ dùng cho họa sĩ được pha chế sẵn .Chất liệu Sơn dầu là
loai họa phẩm sắc tố ở dạng bột được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai) hay là cây cù
túc tạo ra dạng dẻo nhuyễn. Tuy nhiên để chế ra loại họa phẩm này phải đòi hỏi có sự
nghiên cứu, có kiến thức chuyên môn thì màu mới có thể giữ được độ dẻo ,nhuyễn, sắc
màu bền vững với thời gian, ít biến đổi.
Sơn dầu sau khi được chế biến, nó được đóng ở dạng tuýp hay hộp .Nhà sản
xuất luôn ghi rõ về độ phủ hay độ trong của từng màu vẽ ngay trên vỏ chứa. Điều này
rất thuận tiện cho các họa sĩ khi sử dụng trong sáng tác tranh. Sơn dầu có nhiều hãng
và nhiều nước sản xuất, chính vì vậy chất lượng của sơn dầu cũng khác nhau ở các
nước phát triển sơn dầu dùng cho họa sĩ được chế biến cầu kì tạo ra các màu đẹp có độ
bền vững thì giá thành cũng rất đắt.Cũng là sơn dầu dung cho vẽ tranh nhưng được sản
xuất đại trà và phổ biến chất lượng chưa thực sự cao và di theo đó là giá thành rẻ, học
sinh và sinh viên mĩ thuật có thể mua và sử dụng dễ dàng.

Sơn dầu đắt hay rẻ đều là chất liệu đễ sử dụng trong việc vẽ tranh sáng tác và
học mĩ thuật. Các màu sơn thường được chế biến sẵn thành nhiều màu chia theo từng
tông màu. Sinh viên hay họa sĩ dễ lựa chọn màu khi vẽ tránh sự pha trộn nhiều sẽ tạo
ra màu chết, bẩn.
Sơn dầu có độ bóng và có khả năng che phủ cao, có độ dẻo khi vẽ vết bút được
bảo toàn từ khi vẽ đến khi tranh khô và vẫn giữ được nguyên vẹn.
* Toan vẽ: là nền để vẽ ở dạng vải có độ bền cao ít co giãn, được tráng phủ trên
bề mặt một lớp nhựa mỏng để tạo ra sự không thấm nước hay sơn. Bề mặt toan thường
không nhẵn có độ ráp thường gọi là ganh toan, điều này đã tạo chất cho toan để có
được độ bám khi các họa sĩ vẽ.
Từ xa xưa các họa sĩ thường phải tự làm toan trước khi sáng tác, từ khâu căng
vải lên khung xương (satsy) có độ căng và độ nẩy vừa phải tạo thành mặt phẳng và
phủ lên mặt vải một lớp keo ( Gêlatin) để chống sự thấm hút của sơn xuống mặt vải,
để khi vẽ sơn không bị hút màu và giữ nguyên được độ bóng.
8
Toan vẽ cũng như màu vẽ nó được nhiều hãng sản xuất ở nhiều nước trên thế
giới.Có loại rất đắt tiền dành cho họa sĩ, nhưng cũng có rất nhiều loại có giá rẻ. Vì vậy
sinh viên học mĩ thuật hay họa sĩ sẽ lựa chọn loại toan để phù hợp với công việc.
1.4.3. Dụng cụ vẽ sơn dầu:
* Bút vẽ: Từ xưa bút vẽ thường được chế biến từ nguyên liệu đó là lông đuôi
ngựa hay lông lợn nên người ta gọi là bút lông. Tới hiện nay thì bút vẽ đã được làm từ
lông nhân tạo mà người ta vẫn dựa trên những đặc tính và độ bền của lông tự nhiên, đó
là vừa có độ cứng và độ dẻo nhất định để người sáng tác sử dụng thao tác theo ý tưởng
và tạo chất trên mặt tranh tùy theo tính chất và khả năng của từng chiếc bút.
Bút lông thường được chế tạo theo bộ và đóng thành hộp với nhiều loại lông và
tính chất khác nhau, có loại cứng hơn, có loại cứng vừa, có loại mềm mại. Lông bút
cũng được làm từ nhiều loại lông khác nhau, có loại dài, ngắn, với các tính chất tùy
thuộc vào lông nguyên liệu. Bút lông mềm tốt nhất để vẽ chi tiết là bút làm bằng lông
chồn Siberia sau đó là lông chồn zibelia. Bút lông lợn tiện cho vẽ màu chết (màu lót ),
đi những mảng lớn khi vẽ màu lót, Bút lông tổng hợp tiện cho vẽ láng. Bút nilon nói

chung không bám màu và sợi dễ bị cong vĩ nhiệt độ.Ngoài các bút bẹt và tròn, bút hình
quạt thường được chuyên dùng cho vẽ xoa( làm mất vệt bút, hòa các chuyển độ vào
nhau, )
* Dung môi, dầu tạo màng, chất trung gian. dầu bóng
+ Dung môi: là dung dịch để hòa tan sơn dầu trong khi vẽ và rửa bút, palette
sau khi vẽ. dung môi tinh khiết phải có khả năng bay hơi hoàn toàn không để lại dấu
vết.
+ Dầu thông: là dung môi độc hại nhất và nặng mùi nhất bay hơi chậm, không
thể thiếu khi vẽ vì là dung môi duy nhất có khả năng hòa tan nhựa Dammar.
+ Xăng trắng: ít độc hơn dầu thông, thường được dùng để rửa bút và palette.
Xăng trắng là sản phẩm dùng để tẩy rửa sơn, thu được sau một chu trình chưng cất
phân đoạn dầu mỏ. Đầu tiên người ta chưng dầu thô thành dầu tây và nhiều hợp chất
lỏng cháy được. Những sản phẩm đó lại được trải qua 2-3 bước chưng cất nữa để cuối
cùng thu được các sản phẩm có nhiệt độ khác nhau và đã được sử lý theo nhiều kiểu
khác nhau
+ Dung môi không mùi: dùng khi không chịu được mùi dầu thông nhưng không
tốt bằng hay bay hơi chậm hơn dầu thông.
+ Dung môi rửa tranh: Dùng để lau vec-ni cũ bẩn khỏi tranh cổ, Phải rất cẩn
thận khi dùng và phải đưng lại ngay nếu màu cũng bắt đầu thôi ra.
+ Dầu tạo màng dàu thực vật dùng để trộn hạt màu làm nên màu sơn dầu, chủ
yếu gồm: dầu lanh. dầu thuốc phiện, dầu rum, dầu hạt óc chó. Dầu lanh thường được
9
un lên khiến dầu được cao phân tử hóa và oxi hóa trở nên đặc sánh hơn. Tuy nhiên
ngày nay dầu lanh đun thực ra chỉ là một lớp hợp chất của dầu lanh sống, dung môi
dầu tây và hóa chất làm khô. Dầu lanh được sử lý nhiệt bằng cách đun trong xoong
đậy kín ( không tiếp xúc với oxy được gọi là stand oil, đặc sánh như mật ong và khô
chậm. Stand oil tạo cho sơn một lớp men bóng. Thêm quá nhiều stand oil sẽ gây ra
hiện tượng mặt sơn bị nhăn nheo.
+ Chất trung gian: thêm vào để tạo hiệu quả ( thay đổi độ bóng, độ dày, tạo ra
kết cấu…)

+ Dàu bóng; Dùng để phủ lên tranh đã hoàn thành và khô hẳn.
* Bay vẽ: Bay vẽ được làm bằng thép và có độ mỏng dộ dẻo cao thường phải
làm từ thép tốt. Các bay vẽ cũng được chế tạo theo bộ có chiếc to bản, nhỏ bản chiếc
dài, chiếc ngắn ,có bay vẽ thì đầu bay nhọn, có chiếc thì đầu tù. Với nhiều cỡ số như
vậy thì người vẽ sẽ lựa chọn những loại để phù hợp với việc học tập và sáng tác.
* Palette, ống rửa bút, giẻ lau…
* Quy định về an toàn: Các ký hiệu và hướng dẫn ghi trên tube màu.
1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ.
– Cách căng toan
– Cách làm toan:
+ Phủ lớp lót:
Dùng acrylic priming dùng cho mọi bề mặt và cho mọi chất liệu.
Hoặc chuẩn bị theo công thức:
– Tỉ lệ: 45-60 gr keo da trâu( hay da thỏ)/ 1 lít nước lạnh. Vừa đun nhỏ lửa vừa
quấy trong nồi nhưng không để sôi, khi keo đã tan hết được dung dịch lỏng như thạch,
thì để nguội trong phòng ( 24-25 độ C ). Hâm lên cho thành lỏng, dùng bút bẹt phêt lên
toan đã căng trên khung sao cho chất phủ chui vào tất cả các chỗ lõm, để khô.
+ Toan làm sẵn: thường được chia làm 3 loại mịn, trung, thô
10
Lớp học vẽ sơn dầu
1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu.
1.6.1. Nghiên cứu chủ đề và xây dựng ý tưởng sáng tác.
Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông
báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có
những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với
thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc
nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc
sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng ghi nhận được.
Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích
thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau

do cá tính, do có liên tưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo
hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc …
ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng
chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất
nhiều bố cục đã được hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người
họa sĩ, ví dụ: Bức tranh “Những cô gái Avigmon” của Picasso chỉ tiến hành trong một
đêm mà đã trở thành một sự ra đời của xu hướng lập thể. Các bức “Tôm” của Tề Bạch
Thạch, “Ngựa” của Từ Bi Hồng đều được xem là những tác phẩm thần hứng, khoảng
cách rất ngắn ngủi, khi ra đời nhưng bản thân chúng lại trường tồn với thời gian.
Trong quá trình cảm hứng họ nhận thấy biểu hiện bằng nét, hay hình thể, màu sắc chất
cảm, cái nào là trung tâm, cái nào là hỗ trợ hoặc phối hợp ra sao. Họ phải chứng thực
thể nghiệm lên mặt tranh bằng nhiều cách như: vẽ ngay, phác thảo, kí họa tư liệu …
11
Đó cũng là giai đoạn mà người vẽ tìm đến năng lực và cảm hứng kết hợp nhuần
nhuyễn với nhau. Tất cả tạo thành một quy trình, từ cảm hứng dẫn đến việc hình thành
những ý tưởng và cho việc hình thành một hóa trang bố cục.
Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận trước thiên
nhiên, cuộc sống và con người là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của tác phẩm.
Thông qua các giác quan, người ta cảm nhận được thế giới bên ngoài. Sự cảm nhận
này tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từ
một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu chuyện,
một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, suy nghĩ và suy luận liên
hệ bản thân từ mỗi con người trước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được
xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần
của người vẽ.
Chủ đề hay ý tưởng sáng tác không phải xa lạ, nó chính là cuộc sống hay một
phần cuộc sống mà người họa sĩ tâm đắc, đôi khi có thể là những giấc mơ, hay câu
chuyện nào đó, cũng có khi là những bức xúc về các vấn đề xã hội.
1.6.2. Nghiên cứu tư liệu.
– Khai thác từ nghiên cứu ký họa

Một vấn đề mà các em sinh viên cần chú ý đó là khi sáng tạo, người vẽ cần luôn
luôn dựa vào những kiến thức đã được học, những cái mà mình có khả năng, có thể
chủ động khống chế và có những hiểu biết một các cơ bản về vấn đề đó để tạo ra
những trụ cột cho việc sáng tạo.
Ví dụ bức tranh “góp thóc vào kho” của hoạ sĩ Tạ Thúc Bình, ông đã qua nhiều
những kí học về nông dân và thuộc tất cả những dạng, những dáng người, những y
phục, những khuôn mặt, những thế ngồi và nhất là những đặc điểm riêng biệt của từng
người nông dân. Do kí học rất nhiều ông đã trở thành thuộc những dáng điệu đó và
hiểu tất cả những sự khác nhau tỉ mỉ từ áo len, từ chiếc quần đến khăn mỏ quạ rồi
những công cụ mà người ta sử dụng làm việc.Vì vậy tác giả tìm đến một bố cục đó là
bố cục bức tranh “góp thóc vào kho”. Đây là đề tài mà đề tài này chính là nhằm thể
hiện khả năng mình có trong tay. Cái khả năng, cũng như cái tư liệu mà tác giả có là
sự thuộc những tình yêu, những thích thú về dáng người, về hình ảnh của những người
nông dân. Khi tìm đến đè tài, tác giả đã tìm đến một cái cớ, một nguyên nhân, một ý
tưởng trong đó có thể gắn bó tất cả những gì mình có vốn liếng đó là những kí hoạ,
những hình ảnh, những dáng điệu mà mình nhớ. Ông đã chọn một hình thức cho bố
cục ở trung tâm để tạo ra một hình ảnh là cân thóc và xung quanh đó là một vòng rộng
hơn những người chuẩn bị cho việc cân thóc như là quạt thóc sàng sẩy đóng vào bao
rồi ngồi nghỉ.Tác giả đã chủ động tìm đến một bố cục mà mình có khả năng chế ngự
12
lớn tức là có rất nhiều dáng động, những kí học, những hiểu biết, những thâm nhập
vào hình ảnh.Tức là quá trình chuẩn bị tìm ý, tìm hình, tìm tư liệu để sáng tác bức
tranh được tác giả chuẩn bị kỹ càng. Giai đoạn tiếp theo là thực hiện điều đó vào tranh
thì còn nhiều vấn đề lôi cuốn ví dụ khi cân thóc thì phải theo một logic là người cân,
người bê thóc, người ghi chép và người đứng đợi, tất cả cái đó phải tạo ra được nhịp
điệu, tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng trong bức tranh. Vì vậy hình êlíp là một ý
tưởng, sự sắp đặt về việc cân là một ý tưởng nhưng hình ảnh là một phụ thuộc ở trong
đầu tác giả phải có tính lô gích. Các lô gích này là ngẫu nhiên trong việc sắp đặt của việc
cân. Như vậy để hợp lý về động tác, công việc đòi hỏi những dáng điệu phải xếp đặt như
thế nào cho hợp lý và từ những quyết định nó sẽ tạo ra những cái ngẫu nhiên cho những

dáng hình cần lựa chọn. Chính vì vậy muốn đạt được một bố cục như ở phía ngoài như
quạt thóc thì tác giả phải rất thuộc về dáng. Nhưng cái thuộc đó phải có sự linh động tức
là phải chế biến, phải chuyển hướng, phải thay đổi cho nó phù hợp với bố cục và chính
đây, buộc hoạ sĩ phải chuyển tải hình ảnh làm sao cho đạt. Rồi những chỗ như sàng sẩy,
người ngồi, người cho thóc vào sàng, người sảy.v v. tất cả những dáng đó buộc người
hoạ sĩ từ những tư liệu, những vốn liếng ban đầu mình có, từ kí hoạ chuyển hoá những
dáng người cho hợp lý. Rồi người ngồi, người nghỉ tất cả làm sao có thể chuyển động có
nhịp điệu, có cao thấp để nó phù hợp, vừa để nó tạo thành một hình êlíp rộng lớn ở phía
bên ngoài, có nhịp điệu tự nhiên, hài hoà. Như vậy tài năng chính là một sự có sẵn
những tư liệu, nhưng nếu không biết chuyển hoá thì người ta không biết tạo ra một bố
cục đẹp. Vì vậy sự cuốn hút của nội dung, cuốn hút của sự việc, cuốn hút của từng lô
gích của sự sắp đặt bắt người hoạ sĩ phải chuyển biến tức là phải suy nghĩ sáng tạo trên
cơ sở những kiến thức, những khả năng mà mình đã được trang bị.
Bức tranh “tát nước đồng chiêm” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn nhờ những ký hoạ đẹp
có sẵn, ông chợt nảy ra một ý tưởng. Đây là những hoạt động đẹp của con người nhờ có
những hình ảnh cụ thể đã ghi chép được thì khi đưa lên mặt tranh kết hợp với chất liệu
sơn mài sẽ trở thành một tác phẩm đẹp. Như vậy do có những ký hoạ tư liệu đẹp thì hoạ
sĩ Trần Văn Cẩn vẽ “Tát nước đồng chiêm” mới thành công. Nếu người khác không có
ký hoạ đẹp thì vẽ “Tát nước đồng chiêm” không đẹp. Bởi vì ngồi xếp mấy người ngồi
tát nước sẽ bị cứng. Nó là một sự kết hợp rất nhiều yếu tố mới ra được sự thành công.
Như vậy luôn luôn trong quá trình sáng tác người vẽ phải suy ngẫm dựa vào
những tư liệu, dựa vào những hình ảnh mà mình đã có sẵn để tạo ra ý tưởng, những ý
tưởng đó có thể quy tụ vào những nét khái quát lớn để tiến hành làm bố cục và dựa theo
những đường hướng lên, những gợi ý lớn đó người vẽ lên chi tiết của tạo hình, của sự
sắp đặt, của sự diễn tả đậm nhạt, của hình thức bố cục, của không gian… của những
cảm xúc bất chợt cũng có thể tạo nên những thành công bất ngờ. Nhưng tóm lại quá
trình chuẩn bị từ kiến thức, tư liệu, tay nghề vẫn là quan trọng nhất.
13
1.6.3. Xây dựng bố cục.
Trong quá trình làm tranh bố cục, phương pháp xây dựng bố cục tranh các

em sinh viên đã được học ở những học phần trước. Cách thức làm việc thì vẫn
thế tức là tuần tự từ nghiên cứu nội dung chủ đề đến xây dựng hình và thể hiện bố
cục… nhưng càng học lên cao phương pháp làm càng khó hơn, đòi hỏi hiệu quả cao
hơn trước. Đối với môn bố cục chất liệu sơn dầu yêu cầu có ý thức sáng tạo mà
sáng tạo thì luôn đòi hỏi sự đổi mới trong nhận thức, trong tư duy và trong biểu
hiện hình thể. Do vậy đòi hỏi kiến thức sâu hơn, rộng hơn, biết vận dụng tổng hợp
các kiến thức của các môn học có liên quan kết hợp lại tạo cho những bài tập thực
hành bố cục năm thứ ba sâu sắc về nội dung, phong phú về hình thức và cách thức
biểu hiện ít nhiều thể hiện được phong cách cá nhân của từng em. Thể hiện được
khả năng sáng tạo và ý thức tìm tòi của các em.
Khi chuẩn bị sáng tác tranh bố cục, người vẽ bao giờ cũng nung nấu nhiều thời
gian để tư duy về một ý tưởng đối với tác phẩm. ý tưởng đó chính là những quan niệm
của mình về đề tài. Các em sinh viên cần tập, rèn luyện về nhận thức và xúc cảm trước
cuộc sống thực tại. Tập quan sát để lựa chọn sự gợi ý có ngay trong thực tế, có như
vậy mới gợi được những cảm xúc bên trong tâm hồn, sự thăng hoa của cảm xúc trước
cuộc sống. Từ đó người vẽ hình thành dần một ý niệm nhằm tìm ra một phương thức
để diễn đạt ý niệm đó. Ta gọi quá trình đó là quá trình từ tư duy trừu tượng đến tư duy
khái quát. Nghĩa là tìm ra một phương thức, một chiều hướng, một định hướng để
chuyển tải ý tưởng thành hình tượng nghệ thuật. Trong nghệ thuật tạo hình, hình tượng
nghệ thuật nằm trong: bố cục, ngôn ngữ có thể tạo ra một hình ảnh nhằm chuyển tải
đến người xem, chuyển tải vào trong tranh những hình ảnh trùng lặp với ý tưởng mà
người vẽ đã nung nấu. Từ đó người vẽ mới hướng theo, dựa theo phương hướng khái
niệm lớn ấy để tìm ra hình thức cụ thể. Những hình thức này sẽ là hình tượng nghệ
thuật thực sự trong tranh để có thể diễn đạt được một cách sau sắc và rõ nét hơn những
ý tường trừu tượng ban đầu còn nung nấu. Những hình thể này luôn luôn biến động,
thay đổi và đa dạng của nhiều hình thức khác nhau nhằm có thể đi đến một sự kiểm
nhận bằng mắt đối với người vẽ. Khi nào những hình thể, ngôn ngữ tạo hình tạo nên
bề mặt của tranh hoặc trên phác thảo gần đáp ứng với hình tượng ấy thì đó là hình thể
có thể kết hợp luôn với màu sắc, bố cục để tạo thành một ngôn ngữ cho ý tưởng trở
thành rõ nét hơn. Vậy đây là quá trình đầu tiên khi các em bắt tay vào để vẽ bố cục.

Chúng ta phải tập làm quen với cách thức làm việc mang tính chuyên nghiệp này. Có
chuẩn bị kỹ lượng về thời gian, tư duy, suy nghĩ về một đề tài sắp vẽ thì kết quả bài
tập mới đạt kết quả cao. Đây là quá trình nung nấu, suy nghĩ, phát hiện định hướng, rồi
sắp đặt trong đầu hoặc ngay trong phác thảo trong tìm tòi nghiên cứu ở thực tế, ở mẫu,
ở màu sắc, ở những tư liệu mà mình có thể dựa vào đó để cảm xúc. Như vậy quá trình
14
tư này là một quá trình làm việc thật sự khi sáng tác tranh bố cục, từ một đề tài, ta xây
dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thành
cho phù hợp với những ý tưởng mà mình định vẽ có sự khẳng định bằng tư duy, bằng
nghề nghiệp, bằng kỹ năng, kỹ thuật…
Quá trình sáng tạo là một quá trình có hệ thống, có một sự suy nghĩ lâu dài và
quá trình đó bao giờ cũng là những cảm xúc, nhằm phản ánh những vẻ đẹp, sự rung
động của trai tim trước cuộc sống.Tranh không phải là hình thức hoàn toàn ngẫu hứng,
hứng lên đặt bút vẽ không suy nghĩ, không tính toán mà tranh cũng không phải là một
hình thức để người ta chơi nhưng mảng màu, nét, mảng miếng mà bao giờ nó cũng là
sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức tức là giữa cảm xúc và trình độ, khả
năng kinh nghiệm, học tập đã có một bề dày để thể hiện sự phong phú của nghệ thuật
tạo hình. Như vậy một bức tranh với nhiều ngôn ngữ khác nhau với sự biểu đạt khác
nhau nhưng nó vẫn chỉ là những yếu tố tạo hình như đường nét. Hình khối, mầu sắc,
chất cảm, ý tưởng không gian bố cục…được sắp xếp đặt trong một mối tương quan.
Quá trình sáng tạo bao giờ cũng đi từ ý tương rồi đến hình. Quá trình này là quá trình
tìm tòi và sáng tạo từ tâm hồn đến kỹ năng.Vậy có thể nói rằng dù ở trường hợp nào
thì quá trình sáng tác cũng là xuất phát từ tâm hồn phong phú, lòng yêu nghề mà chính
các em đã lựa chọn cộng với tài năng, kinh nghiệm và kỹ thuật thể hiện để khởi đầu
cho một hướng đi tìm tòi sự sáng tạo cái mới cho các bài tập bố cục
Cho dù kể cả trực hoạ là những bức tranh vẽ ngay ở thực tế thì người hoạ sĩ vẫn
phải có một tư duy về mặt hình tượng nghệ thuật. Ví dụ bức tranh “Nữ dân quân vùng
biển” của hoạ sĩ Trần Văn Cần, mặc dù đó là người mẫu thật sự ở khu chài Hòn Gai
được bày mẫu nhưng trong tất cả số sinh viên đi vẽ cũng thấy Trần Văn Cẩn chưa hình
thành một ý thức về xây dựng thành một tác phẩm mà chỉ là hình nghiên cứu sao chép

hình ảnh được bày mẫu đứng trước biển. Ngược lại, trong đầu hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã
nung nấu một đề tài, đề tài đó là nữ dân quân vùng biển thì người mẫu dù bầy trực tiếp
ở trước biển, dù là biển thật Hòn Gai, dù là màu sắc có thực ở trong khoảnh khắc
nhưng tác giả đã tư duy khái niệm và đưa nó thành tác phẩm. Nó đã trở thành một tác
phẩm đẹp.
15
Nữ dân quân vùng biển. 1960, sơn dầu của Trần Văn Cẩn
Bình văn, 1848, Sơn dầu của Lê Văn Miến
Bức tranh “Bình văn” của Lê Văn Miến, được xây dựng với hình thức bố cục
hình tam giác. Trong tác phẩm, tác giả thể hiện ba nhân vật trong lúc nghỉ ngơi: người
nam dân quân ở vị trí đỉnh, còn người chiến sĩ và nữ dân quân (một cô gái Thái) tạo
thành đáy của hình tam giác. Cả ba đều rất thư thái nhưng vẫn toát lên tinh thần sẵn
sàng chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc của mỗi người dân đất Việt. Những người chiến sĩ
đang nghỉ ngơi sau khoảng thời gian mệt mỏi, nhưng ở họ đều toát lên ý chí kiên
cường bất khuất qua dạng bố cục gọn gàng và chắc chắn của bức tranh. Bố cục tam
giác luôn là những gì hợp lý và thuận mắt thuận tình, phù hợp với quy luật sáng tạo
của nghệ thuật tạo hình.
16
Trong khi những người vẽ thì chỉ là những nghiên cứu. Như vậy chúng ta thấy
sự chuẩn bị tư liệu, chọn đề tài, xây dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có
những ý niệm về bước đi hình thành làm cho mầu đã trở thành thay đổi đi cho phù hợp
với ý tưởng mà người vẽ nung nấu, hoặc một đề tài được cho sẵn. Đó chính là quá
trình chuẩn bị tư liệu, tư duy nghề nghiệp, kỹ thuật, kỹ năng để xây dựng một bố cục
tranh. Ngay cả hoạ sĩ Ivannốp để chuẩn bị ve tranh ông đã có một phòng như bảo tàng
trong đó có tất cả những nghiên cứu, tư liệu cho nội dung, ý tưởng của bức tranh định
vẽ. Ông vẽ dần dần mới hình thành ra một bức tranh và tất cả những cái ý kia cứ rõ nét
dần ra.
Kéo thuyền trên sông Vonga, sơn dầu của Repine
Ví dụ hoạ sĩ Repine vẽ bức tranh “Kéo thuyền trên sông Vonga” lúc đầu cũng
chỉ là ý tưởng nhưng ông phải đi tìm hiểu bao nhiêu chân dung những người lao động

nước Nga trên bến sông. Giá trị thật sự chính là giá trị mà nó cụ thể dần ra ý tưởng ban
đầu. Ý tưởng ban đầu chỉ là một ý tưởng mơ hồ không rõ rệt nhưng mà dần dà nó nảy
sinh ra một cách cụ thể. Vậy đó là quá trình thiết lập trên mặt tranh một số những hình
ảnh, một số những mối quan hệ màu sắc, đường nét, bố cục … Sau đó ngày về nhìn
vào bức tranh (phác thảo) xem nó có khớp với ý đồ của mình không. Nếu nó chưa
khớp, thì vẫn phải sửa chữa và tìm tòi đến khi cảm thấy đã khớp với suy nghĩ của
mình thì mới dừng lại. Đấy là quá trình làm việc thật sự.
1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu
Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean.
Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành
cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu.
Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai
17
lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ
sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.
Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn
khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa
và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha
loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô
nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ.
Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách
vẽ fat over lean:
– từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ.
– giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi
vẽ.
– Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền (xin coi lại đoạn nói về sơn dầu).
Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima):
Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần
vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác
xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên

dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể
pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó
sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn
(muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ
lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân
mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì.
Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima – Bắt đầu
là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái
ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể.
Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh
vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha
trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can
đảm”.
Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy
cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là
một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp
dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto
để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh
trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn.
18
Vẽ trên sơn đã khô (Painting over dry paint):
Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không
thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng,
mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi
là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ
những bức phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu
(miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay
lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở
thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu
vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô.

Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để
cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là:
– Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những
mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay.
– Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những
lớp mầu một cách dễ dàng.
– Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng
hơn.
Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì
như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng
mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị
xỉn đi.
Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ
bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này
đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái
hay của sơn dầu và mầu sắc không bền.
Vẽ trên nền tráng dầu (Painting over a Base of Oil):
Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt
thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil)
lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh
mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo
giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh
vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu.
Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour):
Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay
vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau.
19
Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng
có cái dẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua.
Sẽ là một sai lầm khi nói rằng sơn dầu là chất liệu của nền dân chủ để rồi ai

cũng biết vẽ mà không nhất thiết phải là họa sĩ. Đúng, không ai cấm bạn dùng bút lông
hay dao vẽ bôi màu sơn dầu nên toile (của bạn). Những điều đó không có nghĩa là bạn
biết vẽ sơn dầu. Cũng vậy, dung nóng tay gõ, thậm chí cùi tay nện lên phin đàn piano
để phát thành tiếng, thậm chí thành một giai điệu nào đó không có nghĩa là bạn biết
chơi đàn, và cái thứ âm thanh phát ra đó không phải bao giờ cũng là âm nhạc.
Qua thực tế quá trình dạy & học thực hành. Chúng ta vẫn thấy có nhiều bài vẽ
của sinh viên có chất lượng chưa tốt, cách vẽ còn gò gẫm, khô cứng thiếu cảm xúc và
đặc biệt là kĩ năng thể hiện chất liệu sơn dầu còn rất hạn chế.Theo nhận định chủ quan
của tôi cũng như một số đồng nghiệp cho thấy những hạn chế đó do một số nguyên
nhân như sau :
– SV vẫn chưa thực sự đầu tư về thời gian, cũng như chưa thực hiện tốt các
bước của bài vẽ.
– Hạn chế về tài liệu và ý tưởng bố cục.
– Chưa làm tốt phác thảo đen trắng và màu trong quá trình thực hiện bài vẽ.
– Tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn chưa tốt, đặc biệt là chưa có ý thức rèn
luyện kỹ năng, kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu (nói riêng ).
Trong hệ thống bài học thực hành của khoa SPMT. Bài vẽ bố cục chất liệu sơn
dầu có thể nói là những bài học thực hành sáng tác của sinh viên, khác với những bài
hình họa sơn dầu hay các thể loại bài học chuyên môn khác. Bởi vậy, người vẽ cần
phải hiểu: mỗi bài vẽ là một tác phẩm, một đứa con tinh thần của mình, người vẽ cần
phải có một nền tảng kiến thức, chủ động trong tư duy, ý tưởng sáng tạo cũng như
những kĩ năng thực hành mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm tốt.
Qua những phân tích chung về những hạn chế của sinh viên nói trên xin đưa ra
một số phương pháp thể hiện chất liệu sơn dầu như sau:
Trước hết, về cơ bản. kỹ thuật vẽ sơn dầu thường được chia thành 3 cách:
1- Kỹ thuật vẽ chồng nhiều lớp (thường được dùng ở thời kì Phục Hưng và
những cách vẽ diễn tả kỹ …)
– Kỹ thuật này thường được vẽ bởi nhiều lớp mỏng, đợi lớp trước khô và vẽ
chồng lên sau đó (tuy nhiên, kỹ thuât này phải sử dụng loại sơn thật tốt cũng như các
loại phụ gia,nếu không thì bề mặt tranh dễ bị xỉn và khô xác )

2- Kĩ thuật vẽ trực tiếp.
20
– Được vẽ chồng lớp trực tiếp ướt lên ướt từ đầu đến cuối, tất cả các loại màu
cũng như toàn bộ mặt tranh đều được vẽ kín, bức tranh khi vẽ xong tạo cảm giác như
được vẽ chỉ sau 1 buổi, không ngừng. (kỹ thuật vẽ này có ưu điểm là có được bề mặt
sơn trên tranh óng ả và giữ được những sắc mầu tươi tự nhiên…Tuy nhiên, người vẽ
phải có sự chủ động trong từng nét bút…) Kỹ thuật này cũng rất thông dụng trong lối
vẽ hiên đại.( Trường phái Ấn tượng …)
3- Kĩ thuật vẽ kết hợp 2 cách trên
– Lối kĩ thuật này cũng rất thông dụng, phổ biến trong hội họa hiện đại,( người
vẽ có thể chồng lớp, tạo chất bằng các kĩ thuật láy,day bút,hay dùng bay, tạo chất băng
các loại dụng cụ…)
Ngoài ra, người vẽ cũng chú ý một số nguyên tắc cơ bản như sau:
1- Vẽ sơn nhiều dầu trên lớp sơn ít dầu
2- Vẽ lớp dày trên lớp mỏng
3- Vẽ sơn dầu khô trên sơn nhanh khô
Qua một số những kỹ thuật cơ bản đã nêu trên thì chúng ta cũng hiểu, những kỹ
thuật trên chỉ là những nền tảng ban đầu.Mỗi lối vẽ, mỗi trường phái đều có những kỹ
thuật riêng để thể hiện các tác phẩm.Vì vậy, người vẽ cần phải chủ động sáng tạo
những kỹ thuật phù hợp. Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, mỗi tác phẩm, mỗi
bài học vừa là cụ thể, vừa là trừu tượng, khi học MT,người học phải chủ động luyện
tập & thực hành, trên cơ sở đó dần dần hình thành nên tảng kiến thức, kĩ năng, từ đó sẽ
thể hiện được những tác phẩm tốt trên tư duy sáng tạo chủ động của riêng mình.
1.8. Một số thể loại tranh sơn dầu
1.8.1. Bố cục tranh tĩnh vật
Đúng như tên gọi, tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ những vật tĩnh, không động
như các vật dựng trong nhà: bình, ấm chén, bát, lọ…, các loại hoa, lá v.v… Thông qua
tâm hồn, suy nghĩ của họa sĩ, tranh tĩnh vật thể hiện cuộc sống thực của nó, khơi dậy
tình yêu thiên nhiên tha thiết, động vật, đồ vật, và cao hơn tranh tĩnh vật còn nhằm
mục đích ca ngợi con người, ca ngợi sức sáng tạo và sự cải tạo của con người đối với

thế giới xung quanh.
Xem tranh tĩnh vật, người xem có thể hiểu được phần nào phong tục tập quán
của một thời kỳ nào đó, của một nước nào đó, nhiều khi còn hiểu được cả tư tưởng và
tình cảm của người họa sĩ.
Trong tranh tĩnh vật, một chiếc vại bằng gốm với trang trí hoa lá miền Địa Trung
Hải, cùng câu chuyện đánh thành Tơ-roa của thần thoại Hô-me giúp chúng ta hôm nay
21
hiểu thêm nhiều điều thú vị của thời cổ đại Hy-La gần ba nghìn năm trước: đội xe song
mã, trang phục, khiên giáp, vũ khí là giáo mác (chứ không phải là cung tên như trong các
cuộc chiến của người Trung Hoa cổ đại).
Cũng qua tranh tĩnh vật, người xem có thể biết được miền nào, địa phương nào
có nhiều thứ hoa đẹp, trái cây ngon: mận chính của Nga, hoa hồng và táo hai mùa của
Bun-ga-ri, dừa và chuối của Việt Nam, cỏ của Hà Lan… Nhìn thấy tất cả những sản
vật đó, ai mà không yêu mến và cảm thấy gắn bó với quê hương giàu đẹp, ai mà không
quý trọng sức lao động của con người, không thầm cảm ơn đất nước đó cho mình
nhiều của cải vật chất, hoa thơm trái ngọt đến như vậy giúp con người sinh tồn và phát
triển.
Cho nên, tranh tĩnh vật cũng là loại tranh có nội dung nhất định, chứ không phải
loại tranh phù phiếm, với mục đích tiêu khiển, vô bổ, giải trí chốc lát, hoặc chỉ dành
riêng cho tầng lớp quý tộc như một số ý kiến nhận định. Không phải ngẫu nhiên mà
người Hà Lan – “quê hương” của loại tranh tĩnh vật – đó gọi nó một cách hóm hỉnh là
“tranh sinh hoạt yên tĩnh”, cũng như trong từ điển tóm tắt các thuật ngữ tạo hình của
Ô-bu-khốp (Liên Xô cũ) danh từ “tranh tĩnh vật” được giải thích khá rõ: nó (tức là các
hình tượng trong tranh) không chỉ được miêu tả trong trạng thái có sẵn mà còn cần nêu
lên cho được mối liên quan giữa nó với con người sống trong thời đại ấy, và qua đó,
nêu lên thế giới xung quanh, chứ nó không chỉ là hình thức bên ngoài như các tĩnh vật
của những người theo trường phái nghệ thuật Cezanne, chủ nghĩa thuần khiết.
Lịch sử phát triển của loại tranh tĩnh vật gắn liền với lịch sử phát triển của chủ
nghĩa hiện thực trong hội họa, của những phát kiến về nguyên vật liệu và kĩ thuật tạo
hình. Đầu tiên nó xuất hiện ở Pháp, sau phát triển rộng rãi và xuất hiện nhiều trong các

tác phẩm của Tây Ban Nha và Italia, đặc biệt của Hà Lan. Vào thế kỷ XVII, khi chủ
nghĩa hiện thực ở các nước này đến mức hưng thịnh, tranh tĩnh vật đã trở thành một
thể loại hội họa độc lập.
Ở Hà Lan vào buổi đầu, loại tranh này chỉ chọn một số đối tượng miêu tả đơn
giản: giăm-bông (đùi lợn), mẩu bánh mì, cốc chén và tẩu thuốc lá. Dần về sau, đời
sống vật chất phát triển, đối tượng miêu tả cho tĩnh vật cũng trở nên phong phú, toàn
diện hơn. Những đĩa, những hình bằng bạc, cốc, đồ đựng bằng thuỷ tinh, những trái
cây, con sò quý hiếm… cũng xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, rồi đến các loại khăn,
hoa trái… rực rỡ sắc màu làm cho tranh tĩnh vật phát triển đến đỉnh cao, gắn liền với
tên tuổi của các họa sĩ nổi tiếng như Vin-lam Cla-áo Hê-đa (1594-1682), A-bra-em
Van Bây-e-rem (1621-1695), Vin-len Can phơ (1622-1693), Giăng Đa-vít-xơ đơ He-
em (1906-1684)… Họ say sưa khai thác nhiều đề tài quen thuộc và hấp dẫn như:
“Những thức ăn sáng”, “Cá và cua”, “Hoa quả”… với từng mớ, từng bó bày biện đẹp
đẽ, chứa đựng sức sống tràn trề của người và vật. Cuối thế kỷ XIX, họa sĩ Cezanne->
22
và đi song hành cùng với sự tăng trưởng của nền hội họa tân tiến. Trong giảng dạy mĩthuật ở hệ ĐH vật liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và điều tra và sáng tác, gầnnhư là vật liệu chính trong quy trình học tập. Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuậtgồm 02 học phần : 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tậptrung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị chức năng học trình ( 150 tiết ). Nội dunggiáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn dầu chia làm 2 chương. Chương 1 ra mắt nhữngkiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu : Sự hình thành và tăng trưởng của thẩm mỹ và nghệ thuật tranhsơn dầu, đặc thù và đặc thù của vật liệu. dụng cụ, nguyên vật liệu để vẽ, phươngpháp vẽ tranh sơn dầu và bài tập cơ bản bằng vật liệu sơn dầu. Chương 2 1 số ít kiếnthức nâng cao về kỹ thuật sơn dầu, những tác phẩm và họa sỹ tiêu biểu vượt trội của nghệ thuật và thẩm mỹ sơnđâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, giải pháp sáng tác tranh sơn mài. Học xong học phần, này người học hiểu chiêu thức vẽ tranh sơn dầu, thấy đượcgiá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật và thẩm mỹ tranh sơn dầu. Người học nắm được kỹ năng và kiến thức, kỹthuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng vật liệu này. Người biên soạnHỌC PHẦN II : BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU1. Mở đầuMôn bố cục tổng quan vật liệu Sơn dầu là 1 trong 3 vật liệu hội họa thuộc bộ môn Bốcục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiệntừ khi trường lên Đại học. Trên trong thực tiễn việc giảng dạy vật liệu sơn dầu của hệ đại họcphần lớn những giảng viên bộ môn mới soạn giáo án theo kinh nghiệm tay nghề vốn có từ thực tếgiảng dạy và sáng tác. Hiên tại chương trình môn học sơn dầu của trường ĐHSP nghệthuật TƯ mới chỉ ở dạng đề cương chi tiết cụ thể. Thực tế, những giảng viên của tổ Trang trí vẫn chỉ lên lớp với bài soạn theo kinhnghiệm cá thể và dựa vào đề cương bài giảng được thiết kế xây dựng năm 2006 khi trườnglên Đại học, tìm hiểu thêm những giáo trình khác của Bộ GD&ĐT và dựa trên những kinhnghiệm trong giảng dạy, sáng tác. Chưa có giáo trình của hệ ĐHSP. Các tài liệu thamkhảo và hướng dẫn cũng chưa thống nhất về nội dung, cấu trúc và giải pháp dạyhọc. Đa số sinh viên chưa có đủ những thông tin, kỹ năng và kiến thức theo chuẩn thống nhất, chưa có sự hướng dẫn về phương pháp học tập và điều tra và nghiên cứu, đặc biệt quan trọng là phương pháptự học theo xu thế tích cực như lúc bấy giờ của chương trình ĐHSP Mỹ thuật. Vừa qua, Bộ bộ môn Bố cục có thực thi biên soạn giáo trình mới theo chươngtrình huấn luyện và đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với nhu yếu và sự thay đổi về nội dung, chiêu thức dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáo trình này chỉ tương thích chohệ Cao đẳng SP, vì vậy cần phải có giáo trình tương thích với chương trình ĐHSP và từngchuyên khoa vật liệu đơn cử là điều tất yếu. 2. Mục tiêu : – Sinh viên hiểu được thể loại tranh sơn dầu – Nắm vững được kỹ thuật sơn dầu. – Thể hiện được những bài tập thực hành thực tế vật liệu sơn dầu. – Nâng cao kiến thức và kỹ năng chung và hiểu biết về thẩm mỹ và nghệ thuật hội họa. Điều cần biết trước : – ĐÓ thực thi tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững những kiểu kiếnthức cơ bản về vật liệu sơn dầu. – Biết vận dụng những kỹ năng và kiến thức từ những bài học kinh nghiệm môn hình họa, trang trí bố cục tổng quan, ký họa …. – Tìm hiểu xem trước những bức tranh, những tác phẩm thẩm mỹ và nghệ thuật hội họa qua sáchbáo, những cuộc triển lãm. – SV được học về khái niệm, sự hình thành và tăng trưởng của nghệ thuật và thẩm mỹ tranhsơn dầu, kỹ thuật bộc lộ vật liệu và thực hành thực tế tốt những bài tập về vật liệu sơn dầu. NỘI DUNGCHƯƠNG I : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU1. 1. Khái quát chung về tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh dược vẽ bằng màu sơn ( màu dầu ) hay còn gọi là sơndầu, lên những vật liệu khác nhau như trên tường nhà, trần nhà, trên kính, gỗ nhưng đạiđa số được sang tác trên vải ( toan ) thế cho nên thể loại tranh này cũng được lấy tên từ chấtliệu là màu vẽ và đó là tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh xuất hiên sớm có nhiều và thông dụng ở nhiều nướctrên quốc tế. Hầu hết những họa sỹ trên quốc tế đều biết vẽ sơn dầu, nhiều tác phẩm hộihọa rất nổi tiếng được loài người biết tới đều là vật liệu sơn dầu. Từ khi loài người biết vẽ, biết phát minh sáng tạo nghệ thuật và thẩm mỹ họ luôn tìm những chất liệungày càng mang tính vững chắc trong đó có vật liệu sơn dầu. Ngày nay với sự pháttriển của khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp hóa chất thì vật liệu này ngày càngphong phú da dạng và mang tính vững chắc. Từ thời xưa những họa sỹ phương tây đều có xưởng vẽ riêng vừa là nơi sáng tác, nghiên cứu và điều tra giảng dạy và đặc biệt quan trọng là phải tự pha chế màu vẽ trong đó có vật liệu sơndầu. Sơn dầu là vật liệu được chế tác từ màu vẽ được trộn và nghiền với dầu lanh tạora một dạng nguyên vật liệu dẻo nhuyễn và sệt, sắc tố tươi thắm lâu khô trong tự nhiênvà tương đối bền vững và kiên cố. Nhiều tác phẩm được vẽ ở những thế kỉ trước đến nay vẫn còntồn tại và giữ được nguyên vẹn. Sơn dầu đã được coi là vật liệu hội họa tốt nhất so với những vật liệu khác trướcđó. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã từng viết : ” Phải chờ đón khi được Van Eyck tìm tòi chochất liệu tăng năng lực tả nó mới được sử dụng nhiều hơn để rồi đi đến thay thế sửa chữa hẳncách vẽ lòng trắng trứng cổ đại … ’ ’ Khả năng biểu tả cảm hứng, năng lực tả chất tả khốicủa sơn dầu hoàn toàn có thể nói là số 1 trong những vật liệu hội họa. Sơn dầu là vật liệu cóthể vẽ trực tiếp trước đối tượng người tiêu dùng do đó hoàn toàn có thể ghi lại những xúc cảm còn tươi nguyên, trong trẻo của họa sỹ trước đối tượng người dùng. Chất sơn dầu trong trẻo, độ phủ cao thấp khácnhau đã làm nên đặc tính riêng với nhiều lối vẽ, bút pháp nhiều mẫu mã. Cùng với những họa sỹ vẽ vật liệu này thì trong quy trình huấn luyện và đào tạo cũng như truyềnnghề từ thời xưa ở những nước phương tây những học viên, sinh viên đều được thực hành thực tế chấtliệu sơn dầu. Ở nước ta nhiều họa sỹ đã nổi tiếng với loại tranh này như họa sỹ Tô NgọcVân với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ ”, Họa sĩ Trần Văn Cẩn : tác phẩm “ EmThúy ”. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với nhiều tác phẩm vẽ phố Hà nội … Nền hội họa Việtnam tân tiến có rất nhiều họa sỹ vẽ thể loại sơn dầu phần nhiều tại những triển lãm mĩ thuậtthì tranh sơn dầu luôn chiếm đại đa số. Trong đào tạo và giảng dạy mĩ thuật ở hệ ĐH chất liệusơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và điều tra và sáng tác, gần như là vật liệu chính trongquá trình học tập. Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên quốc tế và là vật liệu dễ vẽ, dễsử dụng. Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất tăng trưởng, nó sinh ra từ khi có trường Mĩthuật Đông dương và đi song hành cùng với sự tăng trưởng của nền hội họa tân tiến. Van Eyck : Đức mẹ năm 1439L eonardo da Vinci : Mona LisaTô Ngọc Vân : Thiếu nữ bên hoa huệ1. 2. Khái quát về sự hình thành và tăng trưởng của tranh sơn dầu. Nền văn minh cổ xưa nhất ở vùng Địa trung Hải, gồm có La Mã, Hy Lạp vàAi cập ( t. k. 6 TCN – t. k 4 ) đẫ biết trộn những hạt màu tìm thấy trong vạn vật thiên nhiên với sápong để vẽ. Từ cuối thời La Mã cổ đại ( t. k 4 ) cho đến đầu thời kỳ Phục Hưng ( thế kỷ 15 ) kỹ thuật cổ đó dần được sửa chữa thay thế bằng sơn dầu và tempera ( màu trộn lòng đỏ trứnggà ). Lúc đầu, ở Hy Lạp và Ý người ta dùng dầu ooliu có điểm yếu kém là rất lâu khô. Kết quả nghiên cứu và điều tra gần đây nhất cho thấy sơn dầu đã được dùng để vẽ từ thế kỷ 5-7 tại Tây Afganistan ( 12 trong số 50 hang tại Bamiyan ). Các nhà khoa học từ 3 trungtâm điều tra và nghiên cứu của Nhật, Pháp và Mỹ đã dùng những chiêu thức khác nhau để phântích hàng trăm mẫu thử. Họ phát hiện ra rằng hàng trăm những bức họa trên tườnghang ở Bamiyan được vẽ bằng màu, trong đó có vermillion ( sulfide thủy ngân ) vàlapislazuli ( gần bamyian có mỏ lapis lazuli ) trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầuwalnutt ( hạt cây óc chó ), với một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, có cả láng màu, tương tự như nhưkỹ thuật vẽ sơn dầu của thời Trung cổ sau này. Từ đó có vẻ như như kỹ thuật vẽ sơn dầu đãđược Viral sang phương tây theo con đường tơ lụa. Tu sĩ Theophilus ( – 1070 – 1125 ) là người công bố cuốn sách tiên phong đề cập tới kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu nhanđề ‘ Latin, về những thẩm mỹ và nghệ thuật khác nhau ’ ’. Cuốn sách viết bằng tiếng Latin gồm 3 tập. Tập 1 viết về cách sản xuất và sử dụng họa phẩm. Tập 2 viết về sản xuất kính màu vàkỹ thuật vẽ trên kính. Tập 3 viết về kỹ thuật kim hoàn và cách sản xuất đàn đại phongcầm. Đó là cuốn sách tiên phong trong lịch sử vẻ vang đề cập tới tranh sơn dầu. Trong thế kỷ 19 và 20 cuốn sách đã được dịch ra 9 thứ tiếng ( Anh, Pháp, Ba lan, Hung, Đức, Nhật, Rumani và Nga ). Ở thời cổ đại con người đã biết trộn màu với dầu để mong ước tạo ra chất liệuđẹp và bền vững và kiên cố. Tuy nhiên đến thời an hem họa sỹ Van Eyck khoảng chừng những năm ( 1390 – 1441 ) họ đã có những thành công xuất sắc về vật liệu sơn dầu và tăng trưởng kĩ thuật vẽchất liệu này. Ở thời kì này sắc tố sơn dầu tươi thắm hơn và có độ bóng đẹp, khôngthấm nước, bền vững và kiên cố và có năng lực chịu được thử thách với thời hạn. Từ đó chấtliệu sơn dầu được tăng trưởng thoáng rộng và được dùng ở hầu hết những nước trên quốc tế. Cóthể nói đây là cuộc cách mạng lớn đã làm chuyển biến và nâng cao thẩm mỹ và nghệ thuật vẽtranh. Từ những thế kỉ trước nhiều nước phương tây và trên quốc tế tranh sơn dầu đãtrở lên nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm. Các họa sỹ đều có xưởng vẽ và sáng tác songhành với việc vẽ thì việc chế tác màu vẽ nói chung và sơn dầu nói riêng tạo ra chất liệuvẽ ngày càng bền vững và kiên cố và đa dạng và phong phú. Thời kì đầu nguyên vật liệu này được lấy từ thiênnhiên và nhanh gọn trở thành nguyên liệu chính của những họa sỹ. Các tác phẩm ngàycàng có nhiều và thể loại tranh sơn dầu cũng được hình thành từ đó. Đầu thế kỉ 20 do sự tăng trưởng của nền văn minh phương tây được gia nhập vàoViệt nam là một tất yếu. Cùng với sự tăng trưởng của nhiều ngành nghệ thuật và thẩm mỹ, TrườngCao đẳng Mĩ thuật đông dương được xây dựng 1925. Đây là ngôi trường đào tạo và giảng dạy mĩthuật tiên phong ở Việt nam, nó trở thành nơi mà kĩ năng hội họa được tăng trưởng, khởiđầu cho sự tăng trưởng mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng trong đó phải kể tới hộihọa tranh sơn dầu. Người Pháp đã kiến thiết xây dựng một chương trình đào tạo và giảng dạy được dập khuôn ở Pháp. Vàmang theo tác động ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tương tại Pháp thời bấy giờ. Với người Việt thìđây là một tác động ảnh hưởng lớn sự tò mò cho phát minh sáng tạo, phá vỡ những cách nhìn truyềnthống lâu nay của những nghệ nhân đó là cách nhìn còn nhiều số lượng giới hạn. Nhiều họa sỹ Việtnam đã học tại trường cũng như được du học tại Pháp và tham gia nhiều cuộc triển lãmtrong nước cũng như ở châu âu. 1.3. Tính chất và đặc thù của tranh sơn dầu. 1.3.1. Tính chấtTranh sơn dầu có đặc thù chung giống những loại tranh khác, nhưng ngoài ratranh sơn dầu có những đặc tính riêng không liên quan gì đến nhau bởi ở chỗ đó chính là vật liệu : – Là loại tranh dễ vẽ : do đặc tính chất liệu này có nhiều và dễ chế tác ở nhiềuhãng và nhiều nước trên quốc tế đồng thời nó cũng là vật liệu dễ vẽ và dễ sử dụng. Đây là nguyên vật liệu được sử dụng thoáng rộng trong sáng tác cũng như học tập mĩ thuật. – Là loại tranh hoàn toàn có thể vẽ nhiều thời hạn : Từ xưa đã có những tác phẩm đượcsáng tác trong nhiều năm bởi do những đặc tính của vật liệu – Là loại tranh hoàn toàn có thể vẽ nhiều lớp : – Là loại tranh có năng lực miêu tả đa dạng chủng loại : – Là loại tranh có độ bền cao : – Là loại tranh được nhiều họa sỹ yêu quý : – Là loại tranh có nhiều tác phẩm góp phần cho sự tăng trưởng của nền hội họa : 1.3.2. Đặc điểm của tranh sơn dầu – Nếu như sơn mài đặc biệt quan trọng ở kỹ thuật thì cái tạo nên đặc thù của sơn dầuchính là chất gai để trộn màu. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật đại trà phổ thông định nghĩa sơndầu là một loại màu bột nghiền kỹ trộn với dầu lanh ( hay dầu cù túc ). So với bảngmàu đặc biệt quan trọng của sơn mài thì bảng màu sơn dầu đa dạng và phong phú xứng danh được coi lànhững phím đen, phím trắng trên cây đàn dương cầm – Khả năng biểu cảm – Nguyên vật liệu : + màu + Đặc tính của màu : + Cách trộn lẫn màu + Dung môi, chất trung gian – Kỹ thuật vẽ : 1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu. 1.4.1. Vật liệu đỡ : thường được chia làm 3 nhóm : – Vật liệu có tỷ lệ trung bình : bảng gỗ ép – Vật liệu nhẹ : vải – Vật liệu mỏng mảnh : giấy sợi bông tốt nhất, giấy thường, bìa, giấy bồi. Mặt phải đủráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không đượcco giãn nhiều quá khi nhiệt độ biến hóa để sơn khỏi bị nứt vỡ. Vì thế vật tư phải đượcxử lý phủ, lót. 1.4.2. Sơn dầu : Sơn dầu ( Oil Colour ) : Chất ( medium ) dùng pha chế mầu ( pigment ) của sơn dầu tất yếu là dầu. Sơndầu bán ngoài thị trường mang nhiều thương hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêumầu càng rực rỡ tỏa nắng bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùngmột thương hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lạiphải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất làkhi vẽ impasto ( vẽ những nét đường không nhẵn ) trong lối vẽ alla prima ( vẽ trên lớp sơncòn ướt ). Do những chất pha chế sơn khác nhau, 1 số ít mầu lâu khô hơn một số ít mầukhác. Mầu trắng và màu vàng ( white and pale yellow ) lâu khô nhất ; mầu nâu ( burntumber ) mau khô nhất. Có ba mầu nguyên thủy ( Primary colours ) là những mầu người vẽ không tự phatrộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi trộn lẫn với nhau theo những tỷ lệkhác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là : Vàng ( Process yellow / Pale yellow ), Thiên thanh ( Cyan / Mầu xanh dương ), Đỏ hạt lựu ( Process red / Magenta ). Ba mầu này rất tinh tuyền – mầu này không vương chút nào haimầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều hoàn toàn có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấnloát và phân mầu ( trên computer ví dụ điển hình ) người ta ghi tắt là : YMCK ( Yellow – Magenta – Cyan và Black ), thực tiễn trong ngành in người ta thường dùng thêm mầuđen, vì độ đúng mực của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt đượcmầu đen suôn sẻ. Xin trò chuyện ngoài đề : Những nhà điều tra và nghiên cứu tâm ý thấy rằng trẻem rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy. Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng, có khi hơi đặc cho mộtngười. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một sốchất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như thiết yếu : – Dầu pha lỏng sơn : Dầu ở vào một trong hai nhóm : loại dễ bay hơi và loạikhông bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu. Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ … biến chế từ những chất lấy từthảo mộc hay động vật hoang dã và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinnerhay Turpentine Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bịngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời hạn lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóngcứng. Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhấttrong nhóm này là Linseed Oil. Trừ trường hợp thiết yếu, ngoài những không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vìkhi khô mầu bi xỉn, mất bùng cháy rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu. – Có 1 số ít chất phụ khác tuy không dùng liên tục nhưng cũng nên biếtnhư chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô ( matte varnish / gloss varnish ). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khôdễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khisơn đã trọn vẹn khô, thường thì là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy haymỏng. Sơn dầu là những màu vẽ dùng cho họa sỹ được pha chế sẵn. Chất liệu Sơn dầu làloai họa phẩm sắc tố ở dạng bột được nghiền kĩ với dầu lanh ( cây gai ) hay là cây cùtúc tạo ra dạng dẻo nhuyễn. Tuy nhiên để chế ra loại họa phẩm này phải yên cầu có sựnghiên cứu, có kỹ năng và kiến thức trình độ thì màu mới hoàn toàn có thể giữ được độ dẻo, nhuyễn, sắcmàu vững chắc với thời hạn, ít biến hóa. Sơn dầu sau khi được chế biến, nó được đóng ở dạng tuýp hay hộp. Nhà sảnxuất luôn ghi rõ về độ phủ hay độ trong của từng màu vẽ ngay trên vỏ chứa. Điều nàyrất thuận tiện cho những họa sỹ khi sử dụng trong sáng tác tranh. Sơn dầu có nhiều hãngvà nhiều nước sản xuất, chính thế cho nên chất lượng của sơn dầu cũng khác nhau ở cácnước tăng trưởng sơn dầu dùng cho họa sỹ được chế biến cầu kì tạo ra những màu đẹp có độbền vững thì giá tiền cũng rất đắt. Cũng là sơn dầu dung cho vẽ tranh nhưng được sảnxuất đại trà phổ thông và phổ cập chất lượng chưa thực sự cao và di theo đó là giá tiền rẻ, họcsinh và sinh viên mĩ thuật hoàn toàn có thể mua và sử dụng thuận tiện. Sơn dầu đắt hay rẻ đều là vật liệu đễ sử dụng trong việc vẽ tranh sáng tác vàhọc mĩ thuật. Các màu sơn thường được chế biến sẵn thành nhiều màu chia theo từngtông màu. Sinh viên hay họa sỹ dễ lựa chọn màu khi vẽ tránh sự trộn lẫn nhiều sẽ tạora màu chết, bẩn. Sơn dầu có độ bóng và có năng lực bao trùm cao, có độ dẻo khi vẽ vết bút đượcbảo toàn từ khi vẽ đến khi tranh khô và vẫn giữ được nguyên vẹn. * Toan vẽ : là nền để vẽ ở dạng vải có độ bền cao ít co và giãn, được tráng phủ trênbề mặt một lớp nhựa mỏng mảnh để tạo ra sự không thấm nước hay sơn. Bề mặt toan thườngkhông nhẵn có độ ráp thường gọi là ganh toan, điều này đã tạo chất cho toan để cóđược độ bám khi những họa sỹ vẽ. Từ rất lâu rồi những họa sỹ thường phải tự làm toan trước khi sáng tác, từ khâu căngvải lên khung xương ( satsy ) có độ căng và độ nẩy vừa phải tạo thành mặt phẳng vàphủ lên mặt vải một lớp keo ( Gêlatin ) để chống sự thấm hút của sơn xuống mặt vải, để khi vẽ sơn không bị hút màu và giữ nguyên được độ bóng. Toan vẽ cũng như màu vẽ nó được nhiều hãng sản xuất ở nhiều nước trên thếgiới. Có loại rất đắt tiền dành cho họa sỹ, nhưng cũng có rất nhiều loại có giá rẻ. Vì vậysinh viên học mĩ thuật hay họa sỹ sẽ lựa chọn loại toan để tương thích với việc làm. 1.4.3. Dụng cụ vẽ sơn dầu : * Bút vẽ : Từ xưa bút vẽ thường được chế biến từ nguyên vật liệu đó là lông đuôingựa hay lông lợn nên người ta gọi là bút lông. Tới lúc bấy giờ thì bút vẽ đã được làm từlông tự tạo mà người ta vẫn dựa trên những đặc tính và độ bền của lông tự nhiên, đólà vừa có độ cứng và độ dẻo nhất định để người sáng tác sử dụng thao tác theo ý tưởngvà tạo chất trên mặt tranh tùy theo đặc thù và năng lực của từng chiếc bút. Bút lông thường được sản xuất theo bộ và đóng thành hộp với nhiều loại lông vàtính chất khác nhau, có loại cứng hơn, có loại cứng vừa, có loại thướt tha. Lông bútcũng được làm từ nhiều loại lông khác nhau, có loại dài, ngắn, với những đặc thù tùythuộc vào lông nguyên vật liệu. Bút lông mềm tốt nhất để vẽ chi tiết cụ thể là bút làm bằng lôngchồn Siberia sau đó là lông chồn zibelia. Bút lông lợn tiện cho vẽ màu chết ( màu lót ), đi những mảng lớn khi vẽ màu lót, Bút lông tổng hợp tiện cho vẽ láng. Bút nilon nóichung không bám màu và sợi dễ bị cong vĩ nhiệt độ. Ngoài những bút bẹt và tròn, bút hìnhquạt thường được chuyên dùng cho vẽ xoa ( làm mất vệt bút, hòa những chuyển độ vàonhau, ) * Dung môi, dầu tạo màng, chất trung gian. dầu bóng + Dung môi : là dung dịch để hòa tan sơn dầu trong khi vẽ và rửa bút, palettesau khi vẽ. dung môi tinh khiết phải có năng lực bay hơi trọn vẹn không để lại dấuvết. + Dầu thông : là dung môi ô nhiễm nhất và nặng mùi nhất bay hơi chậm, khôngthể thiếu khi vẽ vì là dung môi duy nhất có năng lực hòa tan nhựa Dammar. + Xăng trắng : ít độc hơn dầu thông, thường được dùng để rửa bút và palette. Xăng trắng là loại sản phẩm dùng để tẩy rửa sơn, thu được sau một quy trình chưng cấtphân đoạn dầu mỏ. Đầu tiên người ta chưng dầu thô thành dầu tây và nhiều hợp chấtlỏng cháy được. Những mẫu sản phẩm đó lại được trải qua 2-3 bước chưng cất nữa để cuốicùng thu được những loại sản phẩm có nhiệt độ khác nhau và đã được sử lý theo nhiều kiểukhác nhau + Dung môi không mùi : dùng khi không chịu được mùi dầu thông nhưng khôngtốt bằng hay bay hơi chậm hơn dầu thông. + Dung môi rửa tranh : Dùng để lau vec-ni cũ bẩn khỏi tranh cổ, Phải rất cẩnthận khi dùng và phải đưng lại ngay nếu màu cũng mở màn thôi ra. + Dầu tạo màng dàu thực vật dùng để trộn hạt màu tạo ra sự màu sơn dầu, chủyếu gồm : dầu lanh. dầu thuốc phiện, dầu rum, dầu hạt óc chó. Dầu lanh thường đượcun lên khiến dầu được cao phân tử hóa và oxi hóa trở nên đặc sánh hơn. Tuy nhiênngày nay dầu lanh đun thực ra chỉ là một lớp hợp chất của dầu lanh sống, dung môidầu tây và hóa chất làm khô. Dầu lanh được sử lý nhiệt bằng cách đun trong xoongđậy kín ( không tiếp xúc với oxy được gọi là stand oil, đặc sánh như mật ong và khôchậm. Stand oil tạo cho sơn một lớp men bóng. Thêm quá nhiều stand oil sẽ gây rahiện tượng mặt sơn bị nhăn nheo. + Chất trung gian : thêm vào để tạo hiệu suất cao ( biến hóa độ bóng, độ dày, tạo rakết cấu … ) + Dàu bóng ; Dùng để phủ lên tranh đã hoàn thành xong và khô hẳn. * Bay vẽ : Bay vẽ được làm bằng thép và có độ mỏng dính dộ dẻo cao thường phảilàm từ thép tốt. Các bay vẽ cũng được sản xuất theo bộ có chiếc to bản, nhỏ bản chiếcdài, chiếc ngắn, có bay vẽ thì đầu bay nhọn, có chiếc thì đầu tù. Với nhiều cỡ số nhưvậy thì người vẽ sẽ lựa chọn những loại để tương thích với việc học tập và sáng tác. * Palette, ống rửa bút, giẻ lau … * Quy định về bảo đảm an toàn : Các ký hiệu và hướng dẫn ghi trên tube màu. 1.5. Chuẩn bị vật tư để vẽ. – Cách căng toan – Cách làm toan : + Phủ lớp lót : Dùng acrylic priming dùng cho mọi mặt phẳng và cho mọi vật liệu. Hoặc chuẩn bị sẵn sàng theo công thức : – Tỉ lệ : 45-60 gr keo da trâu ( hay da thỏ ) / 1 lít nước lạnh. Vừa đun nhỏ lửa vừaquấy trong nồi nhưng không để sôi, khi keo đã tan hết được dung dịch lỏng như thạch, thì để nguội trong phòng ( 24-25 độ C ). Hâm lên cho thành lỏng, dùng bút bẹt phêt lêntoan đã căng trên khung sao cho chất phủ chui vào tổng thể những chỗ lõm, để khô. + Toan làm sẵn : thường được chia làm 3 loại mịn, trung, thô10Lớp học vẽ sơn dầu1. 6. Phương pháp vẽ sơn dầu. 1.6.1. Nghiên cứu chủ đề và kiến thiết xây dựng sáng tạo độc đáo sáng tác. Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải so với những thông tin thôngbáo mà hầu hết là những thông tin thẩm mỹ và nghệ thuật, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và cónhững kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén vớithông tin nghệ thuật và thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kể ở đâu, lúcnào, so với người vẽ cũng hoàn toàn có thể phát hiện những ý vị hòa giải của vạn vật thiên nhiên và cuộcsống từ đó phát sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng người dùng ghi nhận được. Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kíchthích khởi đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm ý khác nhaudo đậm chất ngầu, do có liên tưởng họ sẽ có mong ước được tái hiện bằng những yếu tố tạohình hoặc ở hình nét, sắc tố hoặc ở ánh sáng, khoảng trống hay ở nhịp điệu cấu trúc … ý đồ để phát sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng đa dạng chủng loại phong phú, nhưngchắc chắn rằng, người ta đã đồng ý những khó khăn vất vả và trăn trở. Chúng ta biết có rấtnhiều bố cục tổng quan đã được hình thành rất mau lẹ trong những khoảng thời gian ngắn nổi hứng của ngườihọa sĩ, ví dụ : Bức tranh ” Những cô gái Avigmon ” của Picasso chỉ triển khai trong mộtđêm mà đã trở thành một sự sinh ra của khuynh hướng lập thể. Các bức ” Tôm ” của Tề BạchThạch, ” ngựa chiến ” của Từ Bi Hồng đều được xem là những tác phẩm thần hứng, khoảngcách rất ngắn ngủi, khi sinh ra nhưng bản thân chúng lại vĩnh cửu với thời hạn. Trong quy trình cảm hứng họ nhận thấy bộc lộ bằng nét, hay hình thể, sắc tố chấtcảm, cái nào là TT, cái nào là tương hỗ hoặc phối hợp thế nào. Họ phải chứng thựcthể nghiệm lên mặt tranh bằng nhiều cách như : vẽ ngay, phác thảo, kí họa tư liệu … 11 Đó cũng là quy trình tiến độ mà người vẽ tìm đến năng lượng và cảm hứng phối hợp nhuầnnhuyễn với nhau. Tất cả tạo thành một tiến trình, từ cảm hứng dẫn đến việc hình thànhnhững sáng tạo độc đáo và cho việc hình thành một hóa trang bố cục tổng quan. Trong phát minh sáng tạo nghệ thuật và thẩm mỹ ở bất kỳ mô hình nào, sự cảm nhận trước thiênnhiên, đời sống và con người là điều kiện kèm theo tiên quyết cho sự sinh ra của tác phẩm. Thông qua những giác quan, người ta cảm nhận được quốc tế bên ngoài. Sự cảm nhậnnày ảnh hưởng tác động vào con người từ vạn vật thiên nhiên, đời sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từmột xúc cảm hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu truyện, một giai thoại, trường hợp có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, tâm lý và suy luận liênhệ bản thân từ mỗi con người trước hiện tượng kỳ lạ sự vật đó. Những cảm nhận này đượcxuất hiện hình thành từ nhu yếu phát minh sáng tạo, từ tác động ảnh hưởng của tư duy tình cảm và tinh thầncủa người vẽ. Chủ đề hay ý tưởng sáng tạo sáng tác không phải lạ lẫm, nó chính là đời sống hay mộtphần đời sống mà người họa sỹ tâm đắc, nhiều lúc hoàn toàn có thể là những giấc mơ, hay câuchuyện nào đó, cũng có khi là những bức xúc về những yếu tố xã hội. 1.6.2. Nghiên cứu tư liệu. – Khai thác từ nghiên cứu và điều tra ký họaMột yếu tố mà những em sinh viên cần quan tâm đó là khi phát minh sáng tạo, người vẽ cần luônluôn dựa vào những kỹ năng và kiến thức đã được học, những cái mà mình có năng lực, có thểchủ động khống chế và có những hiểu biết một những cơ bản về yếu tố đó để tạo ranhững trụ cột cho việc phát minh sáng tạo. Ví dụ bức tranh “ góp thóc vào kho ” của hoạ sĩ Tạ Thúc Bình, ông đã qua nhiềunhững kí học về nông dân và thuộc toàn bộ những dạng, những dáng người, những yphục, những khuôn mặt, những thế ngồi và nhất là những đặc thù riêng không liên quan gì đến nhau của từngngười nông dân. Do kí học rất nhiều ông đã trở thành thuộc những dáng điệu đó vàhiểu toàn bộ những sự khác nhau tỉ mỉ từ áo len, từ chiếc quần đến khăn mỏ quạ rồinhững công cụ mà người ta sử dụng thao tác. Vì vậy tác giả tìm đến một bố cục tổng quan đó làbố cục bức tranh “ góp thóc vào kho ”. Đây là đề tài mà đề tài này chính là nhằm mục đích thểhiện năng lực mình có trong tay. Cái năng lực, cũng như cái tư liệu mà tác giả có làsự thuộc những tình yêu, những thú vị về dáng người, về hình ảnh của những ngườinông dân. Khi tìm đến đè tài, tác giả đã tìm đến một cái cớ, một nguyên do, một ýtưởng trong đó hoàn toàn có thể gắn bó tổng thể những gì mình có vốn liếng đó là những kí hoạ, những hình ảnh, những dáng điệu mà mình nhớ. Ông đã chọn một hình thức cho bốcục ở TT để tạo ra một hình ảnh là cân thóc và xung quanh đó là một vòng rộnghơn những người sẵn sàng chuẩn bị cho việc cân thóc như thể quạt thóc sàng sẩy đóng vào baorồi ngồi nghỉ. Tác giả đã dữ thế chủ động tìm đến một bố cục tổng quan mà mình có năng lực chế ngự12lớn tức là có rất nhiều dáng động, những kí học, những hiểu biết, những thâm nhậpvào hình ảnh. Tức là quy trình chuẩn bị sẵn sàng tìm ý, tìm hình, tìm tư liệu để sáng tác bứctranh được tác giả chuẩn bị sẵn sàng kỹ càng. Giai đoạn tiếp theo là thực thi điều đó vào tranhthì còn nhiều yếu tố hấp dẫn ví dụ khi cân thóc thì phải theo một logic là người cân, người bê thóc, người ghi chép và người đứng đợi, tổng thể cái đó phải tạo ra được nhịpđiệu, tạo ra được sự phối hợp uyển chuyển trong bức tranh. Vì vậy hình êlíp là một ýtưởng, sự sắp xếp về việc cân là một sáng tạo độc đáo nhưng hình ảnh là một nhờ vào ở trongđầu tác giả phải có tính lô gích. Các lô gích này là ngẫu nhiên trong việc sắp xếp của việccân. Như vậy để hài hòa và hợp lý về động tác, việc làm yên cầu những dáng điệu phải xếp đặt nhưthế nào cho hài hòa và hợp lý và từ những quyết định hành động nó sẽ tạo ra những cái ngẫu nhiên cho nhữngdáng hình cần lựa chọn. Chính vì thế muốn đạt được một bố cục tổng quan như ở phía ngoài nhưquạt thóc thì tác giả phải rất thuộc về dáng. Nhưng cái thuộc đó phải có sự linh động tứclà phải chế biến, phải chuyển hướng, phải đổi khác cho nó tương thích với bố cục tổng quan và chínhđây, buộc hoạ sĩ phải chuyển tải hình ảnh làm thế nào cho đạt. Rồi những chỗ như sàng sẩy, người ngồi, người cho thóc vào sàng, người sảy. v v. toàn bộ những dáng đó buộc ngườihoạ sĩ từ những tư liệu, những vốn liếng khởi đầu mình có, từ kí hoạ chuyển hoá nhữngdáng người cho hài hòa và hợp lý. Rồi người ngồi, người nghỉ tổng thể làm thế nào hoàn toàn có thể hoạt động cónhịp điệu, có cao thấp để nó tương thích, vừa để nó tạo thành một hình êlíp to lớn ở phíabên ngoài, có nhịp điệu tự nhiên, hài hoà. Như vậy kĩ năng chính là một sự có sẵnnhững tư liệu, nhưng nếu không biết chuyển hoá thì người ta không biết tạo ra một bốcục đẹp. Vì vậy sự hấp dẫn của nội dung, hấp dẫn của vấn đề, hấp dẫn của từng lôgích của sự sắp xếp bắt người hoạ sĩ phải chuyển biến tức là phải tâm lý phát minh sáng tạo trêncơ sở những kiến thức và kỹ năng, những năng lực mà mình đã được trang bị. Bức tranh “ tát nước đồng chiêm ” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn nhờ những ký hoạ đẹpcó sẵn, ông chợt nảy ra một sáng tạo độc đáo. Đây là những hoạt động giải trí đẹp của con người nhờ cónhững hình ảnh đơn cử đã ghi chép được thì khi đưa lên mặt tranh tích hợp với chất liệusơn mài sẽ trở thành một tác phẩm đẹp. Như vậy do có những ký hoạ tư liệu đẹp thì hoạsĩ Trần Văn Cẩn vẽ “ Tát nước đồng chiêm ” mới thành công xuất sắc. Nếu người khác không cóký hoạ đẹp thì vẽ “ Tát nước đồng chiêm ” không đẹp. Bởi vì ngồi xếp mấy người ngồitát nước sẽ bị cứng. Nó là một sự tích hợp rất nhiều yếu tố mới ra được sự thành công xuất sắc. Như vậy luôn luôn trong quy trình sáng tác người vẽ phải suy ngẫm dựa vàonhững tư liệu, dựa vào những hình ảnh mà mình đã có sẵn để tạo ra sáng tạo độc đáo, những ýtưởng đó hoàn toàn có thể quy tụ vào những nét khái quát lớn để thực thi làm bố cục tổng quan và dựa theonhững đường hướng lên, những gợi ý lớn đó người vẽ lên cụ thể của tạo hình, của sựsắp đặt, của sự diễn đạt đậm nhạt, của hình thức bố cục tổng quan, của khoảng trống … của nhữngcảm xúc bất chợt cũng hoàn toàn có thể tạo nên những thành công xuất sắc giật mình. Nhưng tóm lại quátrình sẵn sàng chuẩn bị từ kỹ năng và kiến thức, tư liệu, kinh nghiệm tay nghề vẫn là quan trọng nhất. 131.6.3. Xây dựng bố cục tổng quan. Trong quy trình làm tranh bố cục tổng quan, chiêu thức thiết kế xây dựng bố cục tổng quan tranh cácem sinh viên đã được học ở những học phần trước. Cách thức thao tác thì vẫnthế tức là tuần tự từ nghiên cứu và điều tra nội dung chủ đề đến xây dựng hình và bộc lộ bốcục … nhưng càng học lên cao chiêu thức làm càng khó hơn, yên cầu hiệu suất cao caohơn trước. Đối với môn bố cục tổng quan vật liệu sơn dầu nhu yếu có ý thức phát minh sáng tạo màsáng tạo thì luôn yên cầu sự thay đổi trong nhận thức, trong tư duy và trong biểuhiện hình thể. Do vậy yên cầu kiến thức và kỹ năng sâu hơn, rộng hơn, biết vận dụng tổng hợpcác kiến thức và kỹ năng của những môn học có tương quan phối hợp lại tạo cho những bài tập thựchành bố cục tổng quan năm thứ ba thâm thúy về nội dung, đa dạng chủng loại về hình thức và cách thứcbiểu hiện không ít biểu lộ được phong thái cá thể của từng em. Thể hiện đượckhả năng phát minh sáng tạo và ý thức tìm tòi của những em. Khi chuẩn bị sẵn sàng sáng tác tranh bố cục tổng quan, người vẽ khi nào cũng nung nấu nhiều thờigian để tư duy về một sáng tạo độc đáo so với tác phẩm. ý tưởng sáng tạo đó chính là những quan niệmcủa mình về đề tài. Các em sinh viên cần tập, rèn luyện về nhận thức và xúc cảm trướccuộc sống thực tại. Tập quan sát để lựa chọn sự gợi ý có ngay trong trong thực tiễn, có nhưvậy mới gợi được những xúc cảm bên trong tâm hồn, sự thăng hoa của xúc cảm trướccuộc sống. Từ đó người vẽ hình thành dần một ý niệm nhằm mục đích tìm ra một phương thứcđể diễn đạt ý niệm đó. Ta gọi quy trình đó là quy trình từ tư duy trừu tượng đến tư duykhái quát. Nghĩa là tìm ra một phương pháp, một khunh hướng, một khuynh hướng đểchuyển tải ý tưởng sáng tạo thành hình tượng thẩm mỹ và nghệ thuật. Trong thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình, hình tượngnghệ thuật nằm trong : bố cục tổng quan, ngôn từ hoàn toàn có thể tạo ra một hình ảnh nhằm mục đích chuyển tảiđến người xem, chuyển tải vào trong tranh những hình ảnh trùng lặp với sáng tạo độc đáo màngười vẽ đã nung nấu. Từ đó người vẽ mới hướng theo, dựa theo phương hướng kháiniệm lớn ấy để tìm ra hình thức đơn cử. Những hình thức này sẽ là hình tượng nghệthuật thực sự trong tranh để hoàn toàn có thể diễn đạt được một cách sau sắc và rõ nét hơn nhữngý tường trừu tượng bắt đầu còn nung nấu. Những hình thể này luôn luôn dịch chuyển, đổi khác và phong phú của nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích hoàn toàn có thể đi đến một sự kiểmnhận bằng mắt so với người vẽ. Khi nào những hình thể, ngôn từ tạo hình tạo nênbề mặt của tranh hoặc trên phác thảo gần phân phối với hình tượng ấy thì đó là hình thểcó thể kết hợp luôn với sắc tố, bố cục tổng quan để tạo thành một ngôn từ cho sáng tạo độc đáo trởthành rõ nét hơn. Vậy đây là quy trình tiên phong khi những em bắt tay vào để vẽ bố cục tổng quan. Chúng ta phải tập làm quen với phương pháp thao tác mang tính chuyên nghiệp này. Cóchuẩn bị kỹ lượng về thời hạn, tư duy, tâm lý về một đề tài sắp vẽ thì hiệu quả bàitập mới đạt tác dụng cao. Đây là quy trình nung nấu, tâm lý, phát hiện xu thế, rồisắp đặt trong đầu hoặc ngay trong phác thảo trong tìm tòi nghiên cứu và điều tra ở thực tiễn, ở mẫu, ở sắc tố, ở những tư liệu mà mình hoàn toàn có thể dựa vào đó để cảm hứng. Như vậy quá trình14tư này là một quy trình thao tác thật sự khi sáng tác tranh bố cục tổng quan, từ một đề tài, ta xâydựng hình tượng, bố cục tổng quan sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thànhcho tương thích với những ý tưởng sáng tạo mà mình định vẽ có sự chứng minh và khẳng định bằng tư duy, bằngnghề nghiệp, bằng kỹ năng và kiến thức, kỹ thuật … Quá trình phát minh sáng tạo là một quy trình có mạng lưới hệ thống, có một sự tâm lý vĩnh viễn vàquá trình đó khi nào cũng là những cảm hứng, nhằm mục đích phản ánh những vẻ đẹp, sự rungđộng của trai tim trước đời sống. Tranh không phải là hình thức trọn vẹn ngẫu hứng, hứng lên đặt bút vẽ không tâm lý, không thống kê giám sát mà tranh cũng không phải là mộthình thức để người ta chơi nhưng mảng màu, nét, mảng miếng mà khi nào nó cũng làsự tích hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức tức là giữa cảm hứng và trình độ, khảnăng kinh nghiệm tay nghề, học tập đã có một bề dày để bộc lộ sự phong phú và đa dạng của nghệ thuậttạo hình. Như vậy một bức tranh với nhiều ngôn từ khác nhau với sự miêu tả khácnhau nhưng nó vẫn chỉ là những yếu tố tạo hình như đường nét. Hình khối, mầu sắc, chất cảm, sáng tạo độc đáo khoảng trống bố cục tổng quan … được sắp xếp đặt trong một mối đối sánh tương quan. Quá trình phát minh sáng tạo khi nào cũng đi từ ý tương rồi đến hình. Quá trình này là quá trìnhtìm tòi và phát minh sáng tạo từ tâm hồn đến kiến thức và kỹ năng. Vậy hoàn toàn có thể nói rằng dù ở trường hợp nàothì quy trình sáng tác cũng là xuất phát từ tâm hồn phong phú và đa dạng, lòng yêu nghề mà chínhcác em đã lựa chọn cộng với năng lực, kinh nghiệm tay nghề và kỹ thuật biểu lộ để khởi đầucho một hướng đi tìm tòi sự phát minh sáng tạo cái mới cho những bài tập bố cụcCho dù kể cả trực hoạ là những bức tranh vẽ ngay ở thực tiễn thì người hoạ sĩ vẫnphải có một tư duy về mặt hình tượng nghệ thuật và thẩm mỹ. Ví dụ bức tranh “ Nữ dân quân vùngbiển ” của hoạ sĩ Trần Văn Cần, mặc dầu đó là người mẫu thật sự ở khu chài Hòn Gaiđược bày mẫu nhưng trong toàn bộ số sinh viên đi vẽ cũng thấy Trần Văn Cẩn chưa hìnhthành một ý thức về kiến thiết xây dựng thành một tác phẩm mà chỉ là hình điều tra và nghiên cứu sao chéphình ảnh được bày mẫu đứng trước biển. Ngược lại, trong đầu hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đãnung nấu một đề tài, đề tài đó là nữ dân quân vùng biển thì người mẫu dù bầy trực tiếpở trước biển, dù là biển thật Hòn Gai, dù là sắc tố có thực ở trong khoảnh khắcnhưng tác giả đã tư duy khái niệm và đưa nó thành tác phẩm. Nó đã trở thành một tácphẩm đẹp. 15N ữ dân quân vùng biển. 1960, sơn dầu của Trần Văn CẩnBình văn, 1848, Sơn dầu của Lê Văn MiếnBức tranh “ Bình văn ” của Lê Văn Miến, được thiết kế xây dựng với hình thức bố cụchình tam giác. Trong tác phẩm, tác giả bộc lộ ba nhân vật trong lúc nghỉ ngơi : ngườinam dân quân ở vị trí đỉnh, còn người chiến sỹ và nữ dân quân ( một cô gái Thái ) tạothành đáy của hình tam giác. Cả ba đều rất thư thái nhưng vẫn toát lên ý thức sẵnsàng chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc của mỗi người dân đất Việt. Những người chiến sĩđang nghỉ ngơi sau khoảng chừng thời hạn căng thẳng mệt mỏi, nhưng ở họ đều toát lên ý chí kiêncường quật cường qua dạng bố cục tổng quan ngăn nắp và chắc như đinh của bức tranh. Bố cục tamgiác luôn là những gì hài hòa và hợp lý và thuận mắt đồng ý chấp thuận, tương thích với quy luật sáng tạocủa thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình. 16T rong khi những người vẽ thì chỉ là những nghiên cứu và điều tra. Như vậy tất cả chúng ta thấysự chuẩn bị sẵn sàng tư liệu, chọn đề tài, xây dựng hình tượng, bố cục tổng quan sắp xếp nhân vật và cónhững ý niệm về bước đi hình thành làm cho mầu đã trở thành đổi khác đi cho phù hợpvới ý tưởng sáng tạo mà người vẽ nung nấu, hoặc một đề tài được cho sẵn. Đó chính là quátrình sẵn sàng chuẩn bị tư liệu, tư duy nghề nghiệp, kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng để thiết kế xây dựng một bố cụctranh. Ngay cả hoạ sĩ Ivannốp để sẵn sàng chuẩn bị ve tranh ông đã có một phòng như bảo tàngtrong đó có tổng thể những nghiên cứu và điều tra, tư liệu cho nội dung, ý tưởng sáng tạo của bức tranh địnhvẽ. Ông vẽ từ từ mới hình thành ra một bức tranh và tổng thể những cái ý kia cứ rõ nétdần ra. Kéo thuyền trên sông Vonga, sơn dầu của RepineVí dụ hoạ sĩ Repine vẽ bức tranh “ Kéo thuyền trên sông Vonga ” lúc đầu cũngchỉ là ý tưởng sáng tạo nhưng ông phải đi tìm hiểu và khám phá bao nhiêu chân dung những người lao độngnước Nga trên bến sông. Giá trị thật sự chính là giá trị mà nó đơn cử dần ra ý tưởng sáng tạo banđầu. Ý tưởng khởi đầu chỉ là một ý tưởng sáng tạo mơ hồ không rõ ràng nhưng mà dần dà nó nảysinh ra một cách đơn cử. Vậy đó là quy trình thiết lập trên mặt tranh 1 số ít những hìnhảnh, một số ít những mối quan hệ sắc tố, đường nét, bố cục tổng quan … Sau đó ngày về nhìnvào bức tranh ( phác thảo ) xem nó có khớp với ý đồ của mình không. Nếu nó chưakhớp, thì vẫn phải thay thế sửa chữa và tìm tòi đến khi cảm thấy đã khớp với tâm lý củamình thì mới dừng lại. Đấy là quy trình thao tác thật sự. 1.7. Kỹ thuật cơ bản bộc lộ vật liệu sơn dầuNguyên tắc cơ bản : Fat Over Lean. Cho dù những họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc cơ bản đã trở thànhcố định “ Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước ” ( Fat over lean } hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai17lầm cơ bản hoàn toàn có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽsơn dầu trên một cái base ít dầu hơn. Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toànkhô. Trong thời hạn này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóavà hơi co lại một chút ít. Nếu ta vẽ “ lean over fat ”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine phaloãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu ( chưa khô hẳn ), như vậy lớp trên sẽ khônhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “ Fat Over Lean ”. Có nhiều cáchvẽ fat over lean : – từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ. – giảm bớt lượng dầu ( pha loãng với turpentine ) trong những lớp sơn đầu khivẽ. – Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền ( xin coi lại đoạn nói về sơn dầu ). Vẽ trên sơn còn ướt ( Alla prima ) : Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn triển khai xong một bức tranh trong cùng một lầnvẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khácxa hiệu quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ hoàn toàn có thể trộn với lớp sơn bêndưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, tất cả chúng ta có thểpha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa lòng sẽ rất khósửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và ở đầu cuối trở thành mầu bùn ( muddy ). Cách vẽ trên sơn ướt yên cầu những nét cọ vững chãi để những mảng mầu vẽlên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng yên cầu người vẽ phải có một số ít vốn về phânmầu, tưởng tượng ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì. Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng ( impressionism ). Alla prima – Bắt đầulà xong – không cho người ta cái thời cơ đi vào chi tiết cụ thể. Nó cho người thưởng lãm cáiấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể. Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánhvì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn phatrộn với nhau. Và cũng chính cho nên vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chãi và “ canđảm ”. Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầycộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto hoàn toàn có thể coi làmột lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng hoàn toàn có thể ápdụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impastođể vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa cụ thể của bức tranhtrước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn. 18V ẽ trên sơn đã khô ( Painting over dry paint ) : Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người khôngthích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas ( primer, xin coi lại phần trên ) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ tiên phong này thường gọilà sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽnhững bức cảnh sắc nhiều chi tiết cụ thể, lại dùng một vài mầu đơn thuần, xám hay nâu ( miễn là loại mau khô ), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền haylót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi ( Mà biết đâu lại trởthành tiếng kỹ thuật sau này không chừng ). Không được dùng mầu trắng hay mầuvàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô. Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “ vẽ trên sơn đã khô ”, thì đương nhiên phải đểcho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc thù chính của lối vẽ này là : – Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra nhữngmầu phụ mình không thích. Cũng vì vậy mà tất cả chúng ta phải trộn lẫn mầu trên khay. – Bức tranh hoàn toàn có thể vẽ cụ thể hơn, vì tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thêm đưòng vẽ hay nhữnglớp mầu một cách thuận tiện. – Đợi sơn khô, tất cả chúng ta có thì giờ để tâm lý v à tăng trưởng bức tranh kỹ lưỡnghơn. Vẽ cách này nên kiên trì, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vìnhư thế khi khô, sơn hoàn toàn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãngmầu với Turpentine, đặc biệt quan trọng khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bịxỉn đi. Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽbằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tựa như như vẽ mầu nước. Lối vẽ nàyđã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cáihay của sơn dầu và mầu sắc không bền. Vẽ trên nền tráng dầu ( Painting over a Base of Oil ) : Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệtthích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng dính ( Linseed Oil ) lên mặt canvas, đặc biệt quan trọng những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnhmùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động hóa loang ra tạo ra ảogiác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranhvẽ lối này rất lâu khô và kỳ vọng bạn không dị ứng với mùi dầu. Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau ( Painting with Small Strokes of colour ) : Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thayvì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. 19K ết quả là mầu sắc nhìn sẽ lộng lẫy. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượngcó cái dẹp của nó, mặc dầu chi tiết cụ thể bị bỏ lỡ. Sẽ là một sai lầm đáng tiếc khi nói rằng sơn dầu là vật liệu của nền dân chủ để rồi aicũng biết vẽ mà không nhất thiết phải là họa sỹ. Đúng, không ai cấm bạn dùng bút lônghay dao vẽ bôi màu sơn dầu nên toile ( của bạn ). Những điều đó không có nghĩa là bạnbiết vẽ sơn dầu. Cũng vậy, dung nóng tay gõ, thậm chí còn cùi tay nện lên phin đàn pianođể phát thành tiếng, thậm chí thành một giai điệu nào đó không có nghĩa là bạn biếtchơi đàn, và cái thứ âm thanh phát ra đó không phải khi nào cũng là âm nhạc. Qua thực tiễn quy trình dạy và học thực hành thực tế. Chúng ta vẫn thấy có nhiều bài vẽcủa sinh viên có chất lượng chưa tốt, cách vẽ còn gò gẫm, khô cứng thiếu cảm hứng vàđặc biệt là kĩ năng biểu lộ vật liệu sơn dầu còn rất hạn chế. Theo nhận định và đánh giá chủ quancủa tôi cũng như một số ít đồng nghiệp cho thấy những hạn chế đó do một số ít nguyênnhân như sau : – SV vẫn chưa thực sự góp vốn đầu tư về thời hạn, cũng như chưa triển khai tốt cácbước của bài vẽ. – Hạn chế về tài liệu và sáng tạo độc đáo bố cục tổng quan. – Chưa làm tốt phác thảo đen trắng và màu trong quy trình thực thi bài vẽ. – Tinh thần tự học, tự điều tra và nghiên cứu còn chưa tốt, đặc biệt quan trọng là chưa có ý thức rènluyện kỹ năng và kiến thức, kỹ thuật sử dụng vật liệu sơn dầu ( nói riêng ). Trong mạng lưới hệ thống bài học kinh nghiệm thực hành thực tế của khoa SPMT. Bài vẽ bố cục tổng quan vật liệu sơndầu hoàn toàn có thể nói là những bài học kinh nghiệm thực hành thực tế sáng tác của sinh viên, khác với những bàihình họa sơn dầu hay những thể loại bài học kinh nghiệm trình độ khác. Bởi vậy, người vẽ cầnphải hiểu : mỗi bài vẽ là một tác phẩm, một đứa con niềm tin của mình, người vẽ cầnphải có một nền tảng kiến thức và kỹ năng, dữ thế chủ động trong tư duy, ý tưởng sáng tạo phát minh sáng tạo cũng nhưnhững kĩ năng thực hành thực tế mới hoàn toàn có thể phát minh sáng tạo nên những tác phẩm tốt. Qua những nghiên cứu và phân tích chung về những hạn chế của sinh viên nói trên xin đưa ramột số giải pháp biểu lộ vật liệu sơn dầu như sau : Trước hết, về cơ bản. kỹ thuật vẽ sơn dầu thường được chia thành 3 cách : 1 – Kỹ thuật vẽ chồng nhiều lớp ( thường được dùng ở thời kì Phục Hưng vànhững cách vẽ diễn đạt kỹ … ) – Kỹ thuật này thường được vẽ bởi nhiều lớp mỏng mảnh, đợi lớp trước khô và vẽchồng lên sau đó ( tuy nhiên, kỹ thuât này phải sử dụng loại sơn thật tốt cũng như cácloại phụ gia, nếu không thì mặt phẳng tranh dễ bị xỉn và khô xác ) 2 – Kĩ thuật vẽ trực tiếp. 20 – Được vẽ chồng lớp trực tiếp ướt lên ướt từ đầu đến cuối, toàn bộ những loại màucũng như hàng loạt mặt tranh đều được vẽ kín, bức tranh khi vẽ xong tạo cảm xúc nhưđược vẽ chỉ sau 1 buổi, không ngừng. ( kỹ thuật vẽ này có ưu điểm là có được bề mặtsơn trên tranh óng ả và giữ được những sắc mầu tươi tự nhiên … Tuy nhiên, người vẽphải có sự dữ thế chủ động trong từng nét bút … ) Kỹ thuật này cũng rất thông dụng trong lốivẽ hiên đại. ( Trường phái Ấn tượng … ) 3 – Kĩ thuật vẽ tích hợp 2 cách trên – Lối kĩ thuật này cũng rất thông dụng, phổ cập trong hội họa tân tiến, ( ngườivẽ hoàn toàn có thể chồng lớp, tạo chất bằng những kĩ thuật láy, day bút, hay dùng bay, tạo chất băngcác loại dụng cụ … ) Ngoài ra, người vẽ cũng chú ý quan tâm một số ít nguyên tắc cơ bản như sau : 1 – Vẽ sơn nhiều dầu trên lớp sơn ít dầu2 – Vẽ lớp dày trên lớp mỏng3 – Vẽ sơn dầu khô trên sơn nhanh khôQua 1 số ít những kỹ thuật cơ bản đã nêu trên thì tất cả chúng ta cũng hiểu, những kỹthuật trên chỉ là những nền tảng khởi đầu. Mỗi lối vẽ, mỗi phe phái đều có những kỹthuật riêng để biểu lộ những tác phẩm. Vì vậy, người vẽ cần phải dữ thế chủ động sáng tạonhững kỹ thuật tương thích. Mỹ thuật là môn học yên cầu sự phát minh sáng tạo, mỗi tác phẩm, mỗibài học vừa là đơn cử, vừa là trừu tượng, khi học MT, người học phải dữ thế chủ động luyệntập và thực hành thực tế, trên cơ sở đó từ từ hình thành nên tảng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng, từ đó sẽthể hiện được những tác phẩm tốt trên tư duy phát minh sáng tạo dữ thế chủ động của riêng mình. 1.8. Một số thể loại tranh sơn dầu1. 8.1. Bố cục tranh tĩnh vậtĐúng như tên gọi, tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ những vật tĩnh, không độngnhư những vật dựng trong nhà : bình, ấm chén, bát, lọ …, những loại hoa, lá v.v … Thông quatâm hồn, tâm lý của họa sỹ, tranh tĩnh vật bộc lộ đời sống thực của nó, khơi dậytình yêu vạn vật thiên nhiên tha thiết, động vật hoang dã, vật phẩm, và cao hơn tranh tĩnh vật còn nhằmmục đích ca tụng con người, ca tụng sức phát minh sáng tạo và sự tái tạo của con người đối vớithế giới xung quanh. Xem tranh tĩnh vật, người xem hoàn toàn có thể hiểu được phần nào phong tục tập quáncủa một thời kỳ nào đó, của một nước nào đó, nhiều khi còn hiểu được cả tư tưởng vàtình cảm của người họa sỹ. Trong tranh tĩnh vật, một chiếc vại bằng gốm với trang trí hoa lá miền Địa TrungHải, cùng câu truyện đánh thành Tơ-roa của thần thoại cổ xưa Hô-me giúp tất cả chúng ta hôm nay21hiểu thêm nhiều điều mê hoặc của thời cổ đại Hy-La gần ba nghìn năm trước : đội xe songmã, phục trang, khiên giáp, vũ khí là giáo mác ( chứ không phải là cung tên như trong cáccuộc chiến của người Nước Trung Hoa cổ đại ). Cũng qua tranh tĩnh vật, người xem hoàn toàn có thể biết được miền nào, địa phương nàocó nhiều thứ hoa đẹp, trái cây ngon : mận chính của Nga, hoa hồng và táo hai mùa củaBun-ga-ri, dừa và chuối của Nước Ta, cỏ của Hà Lan … Nhìn thấy tổng thể những sảnvật đó, ai mà không thương mến và cảm thấy gắn bó với quê nhà giàu đẹp, ai mà khôngquý trọng sức lao động của con người, không thầm cảm ơn quốc gia đó cho mìnhnhiều của cải vật chất, hoa thơm trái ngọt đến như vậy giúp con người sống sót và pháttriển. Cho nên, tranh tĩnh vật cũng là loại tranh có nội dung nhất định, chứ không phảiloại tranh phù phiếm, với mục tiêu tiêu khiển, vô bổ, vui chơi chốc lát, hoặc chỉ dànhriêng cho những tầng lớp quý tộc như 1 số ít quan điểm đánh giá và nhận định. Không phải ngẫu nhiên màngười Hà Lan – ” quê nhà ” của loại tranh tĩnh vật – đó gọi nó một cách hóm hỉnh là ” tranh sinh hoạt yên tĩnh “, cũng như trong từ điển tóm tắt những thuật ngữ tạo hình củaÔ-bu-khốp ( Liên Xô cũ ) danh từ ” tranh tĩnh vật ” được lý giải khá rõ : nó ( tức là cáchình tượng trong tranh ) không chỉ được miêu tả trong trạng thái có sẵn mà còn cần nêulên cho được mối tương quan giữa nó với con người sống trong thời đại ấy, và qua đó, nêu lên quốc tế xung quanh, chứ nó không chỉ là hình thức bên ngoài như những tĩnh vậtcủa những người theo phe phái nghệ thuật và thẩm mỹ Cezanne, chủ nghĩa thuần khiết. Lịch sử tăng trưởng của loại tranh tĩnh vật gắn liền với lịch sử vẻ vang tăng trưởng của chủnghĩa hiện thực trong hội họa, của những phát kiến về nguyên vật liệu và kĩ thuật tạohình. Đầu tiên nó Open ở Pháp, sau tăng trưởng thoáng đãng và Open nhiều trong cáctác phẩm của Tây Ban Nha và Italia, đặc biệt quan trọng của Hà Lan. Vào thế kỷ XVII, khi chủnghĩa hiện thực ở những nước này đến mức hưng thịnh, tranh tĩnh vật đã trở thành mộtthể loại hội họa độc lập. Ở Hà Lan vào buổi đầu, loại tranh này chỉ chọn 1 số ít đối tượng người tiêu dùng miêu tả đơngiản : giăm-bông ( đùi lợn ), mẩu bánh mì, cốc chén và tẩu thuốc lá. Dần về sau, đờisống vật chất tăng trưởng, đối tượng người dùng miêu tả cho tĩnh vật cũng trở nên đa dạng chủng loại, toàndiện hơn. Những đĩa, những hình bằng bạc, cốc, đồ đựng bằng thuỷ tinh, những tráicây, con sò quý và hiếm … cũng Open mỗi lúc một nhiều hơn, rồi đến những loại khăn, hoa trái … bùng cháy rực rỡ sắc màu làm cho tranh tĩnh vật tăng trưởng đến đỉnh điểm, gắn liền vớitên tuổi của những họa sỹ nổi tiếng như Vin-lam Cla-áo Hê-đa ( 1594 – 1682 ), A-bra-emVan Bây-e-rem ( 1621 – 1695 ), Vin-len Can phơ ( 1622 – 1693 ), Giăng Đa-vít-xơ đơ He-em ( 1906 – 1684 ) … Họ say sưa khai thác nhiều đề tài quen thuộc và mê hoặc như : ” Những thức ăn sáng “, ” Cá và cua “, ” Hoa quả ” … với từng mớ, từng bó bày biện đẹpđẽ, tiềm ẩn sức sống tràn ngập của người và vật. Cuối thế kỷ XIX, họa sỹ Cezanne -> 22

Source: https://suanha.org
Category : Sơn Nhà

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB