MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) – Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai.pdf (điện dân dụng) | Tải miễn phí

Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) – Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

pdf

Số trang Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
330
Cỡ tệp Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai


20 MB
Lượt tải Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
7
Lượt đọc Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
19
Đánh giá Giáo trình Sửa chữa điện tự dân dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

4.9 (
21 lượt)

33020 MB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Xem thêm: Bảng giá Catalogue báo giá thiết bị điện dân dụng giá rẻ mới nhất

Đang xem trước 10 trên tổng 330 trang, để tải xuống xem vừa đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: SỬA CHỮA ĐIỆN TỰ DÂN DỤNG
NGHỀ ĐÀO TẠO: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Lào Cai, năm 2017

LỜI N ÓI ĐẦU
Tivi, đầu đĩa, âm ly là các thiết bị sử dụng nhiều trong các hộ gia
đình. Giáo trình điện tử dân dụng trang bị đầy đủ nội dung kiến thức giúp cho
người học những kiến thức cơ bản về sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị này.
Môn học 1: Điện kỹ thuật
Mô đun 2: Điện tử cơ bản
Mô đun 3: Máy tăng âm
Mô đun 4: Đầu CD/VCD
Mô đun 5: Máy thu hình
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khó tránh
khỏi những sai sót, nhầm lẫn và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của Quý đồng nghiệp và các bạn Học sinh – Sinh viên trong toàn Trường để
Giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Văn phòng Khoa Điện-Điện
tử, Trường Cao đẳng nghề Lào cai; E-mail: [email protected]
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn Khoa ĐiệnĐiện tử, Trường Cao đẳng nghề Lào cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi
hoàn thành quyển sách này.
Lào cai, ngày 10 tháng 03 năm 2017
TÁC GIẢ

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐIỆN KỸ THUẬT ……………………………………………………………………………………….5
BÀI I: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU …………………………………………………………………………….. 5
BÀI 2: DÒNG ĐIỆN HÌNH SIN………………………………………………………………………………… 19
BÀI 3 : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA ………………………………………………………….. 29
BÀI 4: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA ……………………………………………………………………………. 40
BÀI 5: CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN ………………………………………………………………………… 46
BÀI 6: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ………………………………………………………………… 56
PHẦN II: ĐIỆN TỬ CƠ BẢN …………………………………………………………………………………… 62
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN…………………………………………………………………………… 62
BÀI 2: LINH KIỆN THỤ ĐỘNG ………………………………………………………………………………. 74
BÀI 3: LINH KIỆN BÁN DẪN …………………………………………………………………………………. 81
BÀI 4: CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI DÙNG TRANZITO ………………………………………….. 109
BÀI 5: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG TRANZITO ……………………………………………… 129
PHẦN 3:

HỆ THỐNG ÂM THANH ……………………………………………………………………… 139

BÀI 1: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI …………………………………………………………………………. 139
BÀI 2: SỬA CHỮA TĂNG ÂM 6 TRANSISTOR……………………………………………………… 143
BÀI 3: SỬA CHỮA MÁY AMPLY MODEL TA – 60 ………………………………………………. 147
BÀI 4: SỬA CHỮA MÁY ÂM LY 100W …………………………………………………………………. 151
BÀI 5: LẮP ĐẶT AMLY ………………………………………………………………………………………… 156
BÀI 6:

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT AMLY ………………………………………………………………. 161

PHẦN IV: MÁY CD/VCD ………………………………………………………………………………………. 166
BÀI 1: NGUYÊN LÝ MÁY CD ………………………………………………………………………………. 166
BÀI 2: SƠ ĐỒ KHỐI MÁY CD ……………………………………………………………………………… 168
BÀI 3: NGUỒN ……………………………………………………………………………………………………… 171
BÀI 4: ĐẦU QUANG ……………………………………………………………………………………………… 174
BÀI 5: MẠCH KÍCH CỦA MÔ TƠ CUỘN DÂY ……………………………………………………… 181
BÀI 6: MẠCH KHUẾCH ĐẠI RF (RF-AMP) ………………………………………………………….. 185
BÀI 7: FOCUS SERVO ………………………………………………………………………………………….. 186
BÀI 8. TRACKING SERVO ………………………………………………………………………………….. 191
BÀI 9. SLED SERVO …………………………………………………………………………………………….. 194
BÀI 10. SPINDLE SERVO ……………………………………………………………………………………… 197
BÀI 11. MACH XỬ LÍ TÍN HIỆU SỐ DSP ………………………………………………………………. 200
BÀI 12: VI XỬ LÝ …………………………………………………………………………………………………. 205
BÀI 13: MÁY ĐỌC ĐĨA HÌNH ………………………………………………………………………………. 208

3

BÀI 14: CHUYỂN MÁY CD THÀNH MÁY VCD…………………………………………………….. 211
PHẦN V: MÁY THU HÌNH MÀU…………………………………………………………………………… 239
BÀI 1: NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH MẦU ……………………………………………………………. 239
BÀI 2: SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ………………………………………………… 242
BÀI 3: KHỐI NGUỒN……………………………………………………………………………………………. 246
BÀI 4: KHỐI QUÉT NGANG …………………………………………………………………………………. 262
BÀI 5: KHỐI QUÉT DỌC………………………………………………………………………………………. 269
BÀI 6: ĐÈN HÌNH MÀU – MẠCH MA TRẬN CÔNG SUẤT SẮC ……………………………. 272
BÀI 7: MẠCH MÃ HOÁ-GIẢI MÃ HỆ TRUYỀN HÌNH MÀU (HỆ PAL) ………………… 281
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN – AMDET ………………………………………….. 286
BÀI 9: MẠCH AUDIO – VIDEO …………………………………………………………………………….. 291
BÀI 10: KHỐI VI XỬ LÝ……………………………………………………………………………………….. 293
BÀI 11: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MỘT SỐ MÁY THU HÌNH …………………… 302
BÀI 12: LÝ THUYẾT SỬA CHỮA …………………………………………………………………………. 313

4

PHẦN 1: ĐIỆN KỸ THUẬT
BÀI I: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
1. Khái niệm về nguồn điện 1 chiều, phụ tải và máy phát điện.
1.1. Nguồn điện một chiều.
Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn tạo thành
những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện gồm 3 phần tử cơ
bản là nguồn điện, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn ngoài ra còn có các thiết bị phụ
trợ như: thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động…
Ví dụ: Sơ đồ mạch điện đơn giản như hình vẽ:

Nguồn điện: Là các thiết bị để biến đổi các dạng năng lượng như: Cơ năng, hoá
năng, nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử…thành điện năng.
Nguồn một chiều: Pin, acquy, máy phát điện một chiều,…
Các nguồn điện một chiều thường được đặc trưng bằng sức điện động E, điện trở
trong r. Với nguồn xoay chiều thường biểu diễn bằng công suất P (công suất máy
phát) và điện áp ra u.

Hình 1.2: Một số loại nguồn điện

5

1.2. Phụ tải
Là các thiết bị sử dụng điện năng để chuyển hóa thành một dạng năng lượng
khác, như dùng để thắp sáng (quang năng), chạy các động cơ điện (cơ năng), dùng
để chạy các lò điện (nhiệt năng)…. Các thiết bị tiêu thụ điện thường được gọi là
phụ tải (hoặc tải) và ký hiệu bằng điện trở R hoặc bằng tổng trở Z.

Hình 1.3: M t s lo i ph t i thông d ng

1.3. Dây dẫn
Có nhiệm vụ liên kết và truyền dẫn dòng điện từ nguồn điện đến nơi tiêu
thụ. Thường làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm và một số vật liệu dẫn điện có
điện dẫn suất cao khác.
Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ:
– Dùng để đóng cắt như: Cầu dao, công tắc, aptômát, máy cắt điện, công tắc tơ…
– Dùng để đo lường: Ampe mét, vôn mét, oát mét, công tơ điện…
– Dùng để bảo vệ: Cầu chì, rơ le, …
1.4. Máy phát điện
Máy phát điện biến đổi cơ năng đưa vào trục của máy thành điện năng lấy
ra ở các cực của dây quấn.
2. Các đại lượng đặc trưng quá trình năng lượng trong mạch điện
2.1. Dòng điện
Dòng điện i có trị số bằng tốc độ biến thiên của điện lượng Q qua tiết diện
ngang của vật dẫn I =

dQ
đơn vị là Ampe, A
dt

6

Người ta quy định chiều của dòng điện chạy trong vật dẫn ngược chiều với
chiều chuyển động của điện tử (hình vẽ)
2.2. Điện áp
Tại mỗi điểm trong mạch điện có một điện thế . Hiệu diện giữa hai điểm
gọi là điện áp U, đơn vị vôn, V
A

R

B

UAB

Điện áp giữa hai điểm A và B trên hình vẽ là:
U AB   A   B

Chiều điện áp quy ước là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế
thấp
Điện áp giữa hai cực của nguồn điện khi hở mạch ngoài (dòng điện I = 0)
được gọi là sức điện động E
2.3 Công suất
Công suất của nguồn sức điện động là:
Công suất của mạch ngoài là:

P = E.I

P = U.I

Đơn vị công suất là óat, W
2.4. Sức điện động E
Sức điện động E là phần tử lí tưởng, có trị số bằng điện áp U đo được giữa
hai cực của guồn khi hở mạch ngoài. Chiều của sức điện động quy ước từ điện thế
thấp đến điện thế cao ( từ cực âm tới cực dường )

Kí hiệu nguồn sức điện động
7

Chiều của điện áp quy ước từ điện thế cao đến điện thế thấp, do đó nếu theo
hình vẽ thì ta có:
U = -E
3. Các định luật của mạch điện
3.1. Định luật ôm
* Định luật ôm cho đoạn mạch:
Dòng điện trong 1đoạn mạch tỷ lệ thuận
với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với

I

+

U
R

điện trở của đoạn mạch.
* Công thức: I =

U
R

 U = I. R

(1.13)

Điện áp đặt vào điện trở ( còn gọi là sụt áp trên điện trở) tỷ lệ thuận với trị
số điện trở và dòng điện qua điện trở.
* Định luật ôm cho toàn mạch
Có mạch điện không phân nhánh như hình vẽ:
– Nguồn điện có sức điện động là E, điện
trở trong của nguồn là r0
– Phụ tải có điện trở R

r0

– Điện trở đường dây Rd

I

Rd

E

Ud
U

R

R0

Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch ta có:
– Sụt áp trên phụ tải: U = I.R
– Sụt áp trên đường dây Ud = I.Rd
– Sụt áp trên điện trở trong của nguồn U0 = I. r0
Muốn duy trì được dòng điện I thì sức điện động của nguồn phải cân bằng
với các sụt áp trong mạch E = U +U1 +U0 = I.( R + Rd + r0) = I.  R
 R = R + Rd + r0

Vậy dòng điện trong mạch tỉ lệ thuận với sức điện động của nguồn và tỉ lệ
nghịch với điện trở toàn mạch.
I=

E
E
R  r0
R

(1.14)

Phát biểu định luật Ôm: Dòng điện qua một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện
áp hai đầu đoạn mạch, tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch.
8

3.2. Các định luật kirchoff
* Định luật Kirchoff 1
Định luật này cho ta quan hệ giữa các dòng điện tại một nút, được phát biểu
như sau: Trong một mạch điện, tổng đại số các dòng điện ở một nút bằng
không.
Inút = 0

(1.47)

Quy ước: Dòng điện tới nút lấy dấu dương, còn dòng điện đi từ nút ra lấy dấu âm.
Theo hình 1.14 thì:
I1 + (-I2) + (-I3) = 0
I3
I1
I2

* Định luật Kirchoff 2
Định luật này cho ta quan hệ giữa sức điện động, dòng điện và điện trở trong
một mạch vòng khép kín và được phát biểu như sau:
Đi theo một mạch vòng khép kín, theo một chiều tuỳ ý thì : Tổng đại số
những sức điện động bằng tổng đại số các điện áp rơi trên điện trở của mạch vòng.
R.I = E

(1.48)

Quy ước dấu: Các sức điện động, dòng điện có chiều trùng với chiều mạch
vòng thì lấy dấu dương, và ngược lại thì lấy dấu âm.
Ở mạch điện hình bên thì:
R1I1 – R2I2 + R3I3 = E1 + E2 + E3

9

3.3. Định luật jun – lenxơ
Định luật này do hai nhà Bác học là Jun (người Anh) và Lenxơ (người Nga)
tìm ra bằng thực nghiệm năm 1844 nên người ta gọi là định luật Jun – Lenxơ.
Phát biểu định luật: Nhiệt lượng do dòng điện toả ra trên một điện trở tỷ lệ
với bình phương dòng điện, với trị số điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Q = 0,24A = 0,24.I2.R.t (Calo)

(1.21)

1J = 0,24 calo  Q = R.I2.t (Jun)

(1.22)

Ứng dụng: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng rất rộng rãi để làm
các dụng cụ đốt nóng bằng dòng điện như đèn điện có sợi nung, bếp điện, bàn là
điện, lò sấy và lò luyện bằng điện tử,…. Nguyên tắc có bản của các dụng cụ này là
dùng một phần tử đốt nóng để cho dòng điện chạy qua. Nhiệt toả ra ở các phần tử
đốt nóng sẽ gia nhiệt các bộ phận chính của dụng cụ, hoặc sẽ phát sáng ở các đèn
sợi nung.
Dòng điện đi qua dây dẫn sẽ toả nhiệt theo định luật Jun – Lenxơ. Nhiệt
lượng này sẽ đốt nóng dây dẫn, khi dây dẫn nóng lên nhiệt độ của nó cao hơn nhiệt
độ bên ngòai môi trường. Dây càng nóng thì nhiệt độ toả ra ngoài môi trường càng
lớn. Đến một lúc nào đó nhiệt lượng toả ra môi trường trong một giây bằng nhiệt
lượng sinh ra của dòng điện thì nhiệt độ dây dẫn không tăng nữa, ta gọi là nhiệt độ
ổn định hay nhiệt độ làm việc của dây dẫn.
3.4. Định luật faraday
* Hiện tượng điện phân
Khi có dòng đi qua dung dịch muối ăn

anion Cl đi về cực dương (anốt) còn cation

+ An t
I

Cat t I

Na+ đi về cực âm (catốt). Tại cực dương Clnhường bớt điện tử cho điện cực trở thành
nguyên tử Cl trung hoà. Tại cực âm Na+ thu
thêm điện tử ở điện cực trở thành nguyên tử
Na giải phóng ở cực âm. Kết quả là phần tử
muối ăn bị dòng điện phân tích thành Cl ở cực dương và Na ở cực âm. Nếu dung
dịch điện phân là muối của đồng thì ở cực âm thu được kim loại đồng.
Như vậy: Khi dòng điện qua chất điện phân, sẽ xảy ra hiện tượng phân tích
chất điện phân, giải phóng kim loại hoặc hiđrô ở cực âm. Đó là hiện tượng điện
phân
10

Source: https://suanha.org
Category : Thợ Điện

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB