MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Tết Quý Mão ghé thăm 12 địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội

Tết Quý Mão ghé thăm 12 địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội

T Tổng hợp 12 địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội nhất định phải ghé thăm vào dịp Tết Quý Mão, phù hợp cho gia đình, bạn bè đi tham quan, cầu lộc, cầu may cho năm mới.

Nếu bạn chưa có kế hoạch đi đâu cùng mái ấm gia đình hay bạn hữu vào dịp Tết 2023 thì đừng lo. Bách Hóa XANH sẽ mách bạn 12 địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội bảo vệ bạn sẽ thú vị .

1 Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn

Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08h00 – 18h00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 14h)

Giá thành: Người lớn: khoảng 30.000 đồng/người. Trẻ em 15 tuổi trở xuống: Miễn phí

Ưu điểm: Yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, giá vé rẻ

Nhược điểm: Không gian nhỏ

Đến với Hà Nội, một trong những nơi du xuân không nên bỏ qua chính là Đền Ngọc Sơn. Một địa điểm giàu ý nghĩa lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa truyền thống nằm tọa trên hòn đảo Ngọc Sơn của Hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền này không chỉ mang nét đẹp cổ kính mà còn có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân địa phương. Nơi đây thờ thần linh và các vị anh hùng dân tộc.

2 Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Người lớn: khoảng 30.000 đồng/người. Trẻ em 15 tuổi trở xuống: Miễn phí

Facebook: Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Điện thoại: 02437472566

Ưu điểm: Không gian nhiều cây xanh, bãi giữ xe rộng

Nhược điểm: Thái độ nhân viên chưa tốt lắm

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Đông kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khuôn viên nhiều cây xanh nên khá mát mẻ. Với mỗi khu trưng bày hiện vật, bạn có thể check mã QR để có thể đọc hoặc nghe thông tin chi tiết.

3 Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên

Đánh giá chất lượng: 4.7/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 178 phố Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm: Chùa linh thiêng, yên tĩnh, thoáng đãng

Nhược điểm: Không gian nhỏ

Chùa Kim Liên thuộc top 10 di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam được xây vào năm 1443 từ thời Lý – Trần. Không gian chùa Kim Liên không quá lớn nhưng khá yên tĩnh và thoáng đãng. Chùa có kiến trúc độc đáo, tinh xảo và linh thiêng nên người dân Hà Nội và các tỉnh thành lân cận chọn làm địa điểm du xuân để cầu may mắn đầu năm mới.

4 Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 52 phố Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08h00 – 20h00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Miễn phí

Facebook: Phủ Tây Hồ

Ưu điểm:
Không gian đẹp, thoáng, cảnh Hồ Tây đẹp

Nhược điểm: Không gian hơi chật

Phủ Tây Hồ, nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” trong văn hóa dân gian Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, phủ Tây Hồ là nơi cầu tài lộc, may mắn, công danh vô cùng linh thiêng. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ cũng lựa chọn nơi đây để cầu duyên. Vị trí của Phủ Tây Hồ rất đẹp và thoáng, view Hồ Tây cực đẹp. Xung quanh có các dịch vụ kèm theo như quán ăn, nhà hàng, cung cấp đồ cúng,…

5 Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc

Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: 46 đường Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội

Giờ mở cửa: 07:30 – 11:30, 13:30 – 17:30 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 15h)

Giá thành: Khoảng 5.000 đồng/người

Ưu điểm: Không gian thoáng mát, cảnh Hồ Tây đẹp

Nhược điểm:
Không có chỗ để xe

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu, di dời, xây mới thêm nên nét cổ kính không thấy thể hiện rõ bằng số tuổi. Chùa là nơi nhiều du khách đến tham quan du xuân để cầu lộc, cầu may.

6 Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Người lớn: khoảng 10.000 đồng/người. Trẻ em 15 tuổi trở xuống: Miễn phí

Ưu điểm: Tôn nghiêm và nhiều góc chụp đẹp

Nhược điểm: Mất phí vào cổng

Di tích đền Quán Thánh cổ xưa dù không đồ sộ nhưng vẫn đầy vẻ uy nghi. Đây là ngôi đền Đạo giáo ít ỏi còn lại cho đến ngày nay. Đền thờ ngài Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, một trong các vị thần lớn nhất trong Đạo giáo thần tiên. Bên trong còn có bức tượng đồng lớn là bảo vật quốc gia Việt Nam rất uy nghi và mỹ thuật.

7 Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Giờ mở cửa: Cả ngày

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm: Nhiều hoạt động vui chơi

Nhược điểm: Đông người, xô bồ

Lễ hội Chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, mọi người sẽ được xem hành trình về miền đất Phật. Đây là một lễ hội lớn thu hút đông đảo phật tử tham gia hành hương.

8 Lễ hội Khai ấn Đền Trần

Lễ hội Khai ấn Đền Trần

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định

Giờ mở cửa:
Cả ngày

Giá thành: Khoảng 70.000 – 120.000đồng/lượt

Ưu điểm: Nhiều hoạt động vui chơi

Nhược điểm: Mất phí, hơi xô bồ

Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng giêng hằng năm tại đền Trần với các nghi lễ trang trọng theo nghi thức truyền thống. Đây là dịp để thập phương du khách đến thăm quan, vãn cảnh và bày tỏ lòng biết ơn đến công lao xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta. Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử, hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ,…

9 Lễ hội Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Lễ hội Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Ngọn núi Kho, khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Giờ mở cửa: Cả ngày

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm: Khuôn viên rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ

Nhược điểm: Nhiều người bán hàng lễ chèo kéo khách

Lễ hội Bà Chúa Kho Bắc Ninh tổ chức vào 14 tháng Giêng hàng năm nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, dòng người lại đổ về đây nườm nượp để cầu an, cầu lộc, cầu làm ăn phát đạt,… Đây là điểm sinh hoạt văn hóa lịch sử tâm linh lâu đời của người Việt Nam, khuôn viên rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ.

10 Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Giờ mở cửa: Cả ngày

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm: Khung cảnh hùng vĩ

Nhược điểm: Vấn đề di chuyển lên núi nên hơi khó khăn

Lễ hội chùa Yên Tử tổ chức từ ngày 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là nơi tuyệt vời để tham quan và hành hương và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới. Thắng cảnh trên núi Yên Tử đẹp, chùa cổ, đây cũng là nơi khai sinh ra phật giáo thiền tông Việt Nam. Du khách cần leo tới hơn 6km bậc thang đá dốc đứng hoặc có thể lựa chọn đi cáp treo để chiêm ngưỡng danh thắng Yên Tử từ trên cao.

11 Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm:
Khung cảnh đẹp, thiêng liêng, nhiều hoạt động vui chơi

Nhược điểm: Đi xe điện tham quan phải mua vé

Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch tại chùa Bái Đính. Đây là một trong các lễ hội lớn nhất miền Bắc những ngày đầu xuân, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham gia. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương và nghi thức rước kiệu từ khu chùa cổ ra khu chùa mới. Phần hội gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, xẩm, ca trù.

12 Lễ hội mùa xuân Hồ Ba Bể

Lễ hội mùa xuân Hồ Ba Bể

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00 từ thứ 2 đến chủ nhật (thường đông khách lúc 11h)

Giá thành: Miễn phí

Ưu điểm: Khung cảnh đẹp, nhiều hoạt động vui chơi

Nhược điểm: Cách xa Hà Nội

Lễ hội Hồ Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm nhiều hoạt động như đua thuyền, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc. Đây là lễ hội bạn không nên bỏ lỡ vào dịp đầu năm để có thể hiểu thêm về con người và truyền thống văn hoá nơi đây.

Trên đây là tổng hợp 12 địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội mà Bách Hóa XANH cung cấp đến bạn trong dịp Tết Quý Mão. Hãy cùng gia đình và bạn bè ghé thăm những địa điểm này nhé!

Mua kem chống nắng các loại tại Bách hoá XANH để mang theo khi đi du lịch:

Bách hóa XANH

Source: https://suanha.org
Category : Tư Vấn

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB