MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Đề cương ôn tập môn nghề điện dân dụng – Đề Thi Mẫu

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Đặc điểm của nghề điện dân dụng là gì

đề cương ôn tập môn nghề điện dân dụng
__***__
Câu 1 : Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp như thế nào?
- Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động hệ hô hấp, hệ tuần hoàn cho nên người bị điện giật thường khó thở chết trong tình trạng ngạt.
- Tác động vào hệ cơ bắp gây cho người bị điện giật có cảm giác đau nhức
Câu 2 : Nêu tác hại của hồ quang điện.
-Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng hay gây cháy. 
-Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da. 
Câu3 : Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể. 
- Đường đi của dòng điện chạy qua cơ thể.
- Thời gian của dòng điện chạy qua cơ thể.
Câu4 : Thế nào là điện áp an toàn?
- ở điều kiện bình thường với lớp da khô, sạch sẽ thì điện áp dưới 40v được coi là điện áp an toàn. ở nơi ẩm ướt, nóng, có bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12v 
Câu5 : Nêu các nguyên nhân gây ra các tai nạn điện.
- Chạm vào vật mang điện: 
+ Xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với nguồn điện mà không ngắt điện hoặc vô ý chạm vào vật mang điện. 
+ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có vỏ bằng kim loại nhưng bị hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ.
- Tai nạn do phóng điện: 
+ Do vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp.
+ Do điện áp bước: là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao.
Câu6 : Em hãy nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt.
- Chống chạm vào các bộ phận mang điện.
- Cách điện tốt giữa phần tử mang điện và phần tử không mang điện.
- Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, mối nối, cầu chì.
- Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp.
- Sửa chữa điện phải cắt điện và treo biển báo.
- Không vi phạm hành lang an toàn điện.
- Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện khi sửa chữa và lắp đặt điện. 
- Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ đối với các thiết bị điện có vỏ bọc bằng kim loại.
 Câu 7 : Nêu cách giải thoát nạn nhân khỏi dòng điện.
a) Đối với điện cao áp
 - Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện và chi nhánh điện cắt điện từ cầu dao trước, sau đó mới đến gần nạn nhân sơ cứu.
b) Đối với điện hạ áp
 - Tình huống nạn nhân đứng dưới đất tay chạm vào vật mang điện.
 + Nhanh chóng cắt dây điện nơi gần nhất.
 + Nếu không cắt được thì dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện.
 + Nếu không dùng áo khô nắm tóc, tay, chân nạn nhân lôi ra ngoài.
 - Tình huống người bị nạn ở trên cao bị điện giật.
+ Nhanh chóng cắt điện nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân ở dưới.
- Dây điện đứt rơi vào người bị nạn.
 + Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre khô gạt dây điện ra.
 + Đứng trên ván gỗ khô lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện.
 + Đoản mạch đường dây bằng cách dùng hai dây trần vắt qua hai dây dẫn điện trên cột gây nổ cầu chì đầu nguồn.
Câu 8 : Nêu cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật.
a) Nạn nhân bất tỉnh
 Nếu nạn nhân không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không phải cứu chữa. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốc hay loạn nhịp tim.
b) Nạn nhân bị ngất
 - Làm thông đường thở: Đặt nạn nhân nằm ngửa quỳ bên cạnh nắm lấy tay và đầu gối của nạn nhân kéo về phía mình sau đó gập tay nạn nhân đệm dưới má và đặt chân tạo thế ổn định để đờm tự chảy ra ngoài.
 - Hô hấp nhân tạo: Sử dụng một trong số các phương pháp hô hấp nhân tạo để hô hấp nhân tạo.
 + Hà hơi thổi ngạt.
 + Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
 + Bóp mạng sườn.
Câu 9: Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện trong khi sửa chữa và lắp đặt điện?
- Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải cắt điện và treo biển báo. 
- Trong khi sửa chữa và lắp đặt điện phải sử dụng các dụng cụ và các thiết bị đúng tiêu chuẩn an toàn điện.
- Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải tuân theo quy tắc an toàn lao động.
Câu 10: Nêu cấu tạo của dây dẫn điện và nêu sự giống nhau và khác nhau của chúng?
a) Dây dẫn điện
- Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là:
+ Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ bảo vệ làm bằng chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC.
b) Dây cáp điện gồm 3 bộ phận chính
+ Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ càch điện làm bằng chất dẻo, cao su, nhựa PVC.
+ Vỏ bảo vệ cơ học: cao su, kim loại.
c) So sánh
- Giống nhau: 
+ Cùng có lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ cách điện làm bằng:cao su, chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC.
- Khác nhau:
+ Lõi dây cáp điện to hơn, nhiều sợi hơn lõi dây dẫn điện.
+ Dây cáp điện có nhiều lõi hơn dây dẫn điện.
+ Dây cáp điện có vỏ cách điện và vỏ bảo vệ nhiều lớp hơn dây dẫn điện.
Câu11: Nêu phân loại dây dẫn điện?
a) Dây dẫn điện
- Theo vỏ bảo vệ có loại dây trần và dây bọc cách điện.
- Theo lõi có dây 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi.
+ Theo số sợi của lõi có loại dây lõi 1sợi và lõi nhiều sợi.
b) Dây cáp điện
- Có loại dây cáp trần và dây cáp có vỏ bọc cách điện. 
- Có loại dây 1 lõi và dây nhiều lõi.
- Dây có vỏ bảo vệ cơ học và không có vỏ bảo vệ cơ học. 
Câu12: Thế nào là vật liệu cách điện? Nêu các yêu cầu của vật liệu cách điện và nêu một số vật liệu cách điện dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. 
- Vật liêụ cách điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Đảm bảo không cho dòng điện chạy qua.
 + Độ cách điện cao. 
 + Chịu nhiệt tốt. 
 + Độ bền cơ học cao.
- Công dụng :
+ Dùng để cách li phần tử mang điện và phần tử không mang điện
- Một số vật liệu cách điện thường dùng trong mạng điên sinh hoạt như : nhựa, sứ, gỗ khô, giấy...
Câu 13: Nêu các yêu cầu của mối nối?
 Mối nối phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Dẫn điện tốt.
 - Có độ bền cơ học cao.
 - An toàn điện.
 - Đảm bảo về mặt mĩ thuật.
Câu14 : Nêu các bước nối thẳng hai dây dẫn điện?
a) Nối 2dây dẫn lõi một sợi
- B1: Bóc vỏ cách điện khoảng 5-8cm.
- B2: Làm sạch lõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Uốn gập lõi (để đủ quấn 5-6vòng).
- B4: Vặn xoắn: vặn xoắn từ lõi dây này lên lõi dây kia.
- B5: Xiết chặt: dùng kìm xiến chặt các vòng dây.
- B6: Kiểm tra và quấn băng cách điện mối nối.
b) Nối hai dây dẫn nhiều sợi
- B1: Bóc vỏ cách điện khoảng10 cm..
- B2: Làm sạch lõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Lồng lõi và đan xen lõi (xoắn đều 2 lõi đan xen lồng vào nhau).
- B4: Vặn xoắn lần lượt, quấn và miết đều sợi lõi này lên lõi kia 3-5vòng.
- B5: Quấn băng cách điện và kiểm tra sản phẩm.
Câu15 : Nêu các bước nối phân nhánh 2 dây dẫn điện?
a) Lối dây lõi 1sợi
- B1: Bóc vỏ cách điện dây chính bóc 2cm, dây phụ 3-5cm.
- B2: Làm sạnh lõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Đặn dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau.
- B4: Dùng tay quấn dây nhánh lên dây chính.
- B5: Dùng kìm xoắn tiếp 7 vòng cắt bỏ phần thừa.
- B6: Quấn băng cách điện và kiểm tra mối nối.
b) Dây lõi nhiều sợi
- B1: Bóc vỏng cách điện.
- B2: Làm sạch lõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Chia dây nhánh làm 2 phần ôm dây chính.
- B4: Quấn hai phần của dây nhánh ngược nhau về hai phía dây chính 3-5 vòng và cắt bỏ phần thừa.
- B5: Quấn băng cách điện, kiểm tra mối nối.
Câu16: Nêu các bước nối dây dẫn điện bằng phụ kiện, và hàn cách điện mối nối.
a) Nối dây bằng Phụ kiện
- B1: Bóc vỏ cách điện.
- B2: Làm sạch nõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Làm đầu nối.
+ Nếu dây lõi nhiều sợi làm khuyên kín, 1sợi làm khuyên hở.
B4: Nối dây.
+ Đặt vòng khuyên kín nên chỗ nối đặt vòng đệm lên trên vòng khuyên rồi dùng bu lông vít chặt.
- B5: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
b) Hàn mối nối 
- B1: Bóc vỏ cách điện. 
- B2: Làm sạch lõi (dùng dao hoặc giấy ráp).
- B3: Láng nhựa thông. 
- B4: Dùng vât liệu hàn làm cho nóng chảy bọc nấy mối nối.
- B5: Cuốn băng cách điện mối nối. 
Cuốn băng cách điện mối nối từ trái sang phải, vòng băng sau đè nên 2/3 vòng băng trước cho đến hết lượt và cuốn ngược lại. Thường phải cuốn 2 lớp trở lên. 
Câu 17: Dây đồng khi hàn không cần cạo sạch có được không? Tại sao?
 Đáp án: Dây đồng khi hàn không cần cạo sạch lõi thì không được vì lớp ngoài của dây đồng là lớp ôxit đồng, lớp này cản trở vật liệu hàn bám vào dây đồng nên khi ta hàn 2 dây không bám chặt vào nhau.
Câu 18: Khi hàn dây lõi đồng không cần dùng nhựa thông có được không? Tại sao?
 Đáp án: Khi hàn dây lõi đồng không cần nhựa thông thì không được vì nhựa thông là chất xúc tác để vật liệu hàn bám chặt vào lõi đồng giúp mối hàn được thấu hơn.
Câu 19: Tại sao phải dùng những kí hiệu trong sơ đồ điện?
 Đáp án: Trong sơ đồ điện người ta dùng những kí hiệu quy ước để biểu diễn mạch điện để giúp con người dễ nhận biết và hiểu đựơc nguyên lí hoạt động, vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện.
Câu 20: Những kí hiệu trong sơ đồ điện biểu thị những phần tử nào của mạch điên?
 Đáp án: Trong sơ đồ điện những kí hiệu biểu thị các khí cụ, thiết bị lắp trong sơ đồ điện.
Câu21: Nêu cấu tạo, ứng dụng cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm và phích cắm.
- Cầu dao
 + Đế làm bằng nhựa hoặc sứ.
 + Chốt đấu dây thường làm bằng đồng.
 + Cần đóng, ngắt thường làm bằng đông; phần tay cầm được bọc nhựa hoặc sứ.
- Aptomat(SGK)
- Cầu chì 
 + Vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ.
 + Chốt đấu dây thường làm bằng đồng.
 + Dây chảy được làm bằng chì.
- Công tắc
 + Đế làm bằng nhựa hoặc sứ.
 + Chốt đấu dây thường làm bằng đồng.
 + Lẫy tắt mở làm bằng đồng có bọc nhựa.
- Ô cắm
 + Đế làm bằng nhựa hoặc sứ.
 + Chốt đấu dây thường làm bằng đồng.
 + Lẫy để cắm thường được làm bằng đồng.
 + Vỏ thường được làm bằng nhựa.
Câu22: Nêu các bước tiến hành lắp đặt dây dẫn và thiết bị kiểu nổi, kiểu ngầm?
a) Kiểu nổi
B1: Vạch dấu
+ Vạch dấu vị trí đặt bảng điện.
+ Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện.
+ Vạch dấu điểm đặt các thiết bị điện.
+ Vạch dấu đường đi dây.
B2: Lắp đặt
 + Lắp đặt bảng điện và thiết bị điện, cố định các đường đi dây trên tường.
+ Đặt dây theo đường ống và lắp lại.
+ Gá lắp các thiết bị điện.
b) Kiểu ngầm
B1: Vạch dấu
+ Vị trí bảng điện.
+ Điểm đặt các thiết bị.
+ Đường đi dây.
B2: Lắp đặt
+ Đục tường đi dây, đặt dây vào đường đi dây và cố định dây.
+ Lắp bảng điện và các phụ kiện, thiết bị điện.
Câu 23: Nêu cách làm nối đất bảo vệ và trình bày tác dụng bảo vệ.
a) Cách làm.
Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất.
Dây nối đất phải được bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ kiểm tra.
Cọc nối đất làm bằng thép ống đường kính khoảng 3-5cm hoặc thép góc (thép chữ vê) dài 2,5-3m được đóng thẳng đứng xuông đất sâu khoảng 0,5-1m.
b) Tác dụng bảo vệ.
Giả sử vỏ thiết bị có điện, khi tay ngường động vào thì dòng điện từ vỏ truyền xuống đất qua ngường và dây nối đất. Vì điện trở thân người lớn hơn rất nhiều so với dây nối đất nên dòng điện qua thân người sẽ rất nhỏ không gây nguy hiểm cho người. 
Câu 24: Nêu cách làm nối trung tính bảo vệ và trình bày tác dụng bảo vệ. 
Cách làm.
Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia nối vào dây trung tính của mạng điện.
Tác dụng bảo vệ.
 Khi vỏ thiết bị có điện, dây nối trung tính tạo thành một mạch kín có điện trở rất nhỏ làm cho dòng điện tăng cao đột ngột, gây ra cháy nổ cầu chì cắt mạch điện.
Câu 25: Trên cầu chì, cầu dao, công tắc, ổ cắm, phích cắm, áp tô mát. thường có ghi các số liệu kĩ thuật ghì? Nấy ví dụ và giải thích.
Trên các thiết bị trên thường có nghi các số liệu kĩ thuật sau:
Điện áp (U) hoặc điện áp định mức (Uđm)
Dòng điện định mức (Iđm)
VD1: Trên công tắc ghi 220V - 5A có nghĩa là: dùng với điện áp 220V, dòng điện tối đa 5A.
VD2: Trên công tắc nghi 240V - 5A có nghĩa là: dùng với điện áp tối đa 240V, dòng điện tối đa 5A.
Câu 26: Trên các đồ dùng điện như bóng điện, bếp điện, bàn là điện. thường có ghi các số liệu kĩ thuật ghì? Nấy ví dụ và giải thích.
Trên các thiết bị trên thường có ghi các số liệu kĩ thuật sau:
Điện áp (U).
Công suất (P)
VD: Trên bóng điện có ghi 220V - 100W có nghĩa là dùng với điện áp 220V và công suất tiêu thụ điện là 1h hết 100W
Câu 27: Thế nào là vật liệu dẫn điện? Nêu yêu cầu của vật liệu dẫn điện và kể tên một số vật liệu dẫn điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt.
Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua.
Yêu cầu của vật liệu dẫn điện.
Dẫn điện tốt.
Có độ bền cơ học cao.
Không bị oxi hoá.
Một số vật liệu thường dùng trong mạng điện sinh hoạt là: đồng, nhôm, hợp kim, chì.
Câu 28: Hãy vẽ các kí hiệu quy ước trong sơ đồ mạch điện.
Câu 29: Em hãy vẽ các số sơ đồ mạch điện em đã học: 
Câu 30: Phát biểu định nghĩa, nêu công dụng, phân loại của máy biến áp 1 pha? 
 - Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. 
 Công dụng: + Dùng trong gia đình.
 + Dùng trong vô tuyến điện. 
 + Dùng trong hàn điện. 
 + Dùng để biến đổi điện áp.
Phân loại : + Gồm máy biến áp tăng áp.
 + Máy biến áp giảm áp. 
 * Theo công dụng gồm: 
 + Máy biến áp công suất nhỏ dùng trong gia đình, dùng trong các thiết bị điện.
 * Theo vật liệu làm lõi có loại lõi thép và loại lõi không khí.
 * Theo phương pháp làm mát có loại làm mát bằng khí hoặc bằng dầu.
 Câu 31: Nêu cấu tạo của máy biến áp 1 pha? 
 * Gồm có 4 bộ phận chính là lõi thép, bộ phận dẫn điện, vỏ máy, vật liệu cách điện. 
 Lõi thép : Được ghép từ nhiều lá thép kĩ thuật điện lại với nhau có nhiệm vụ làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung cuốn dây. 
 Bộ phận dẩn điện: Gồm có 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được cuốn từ dây đồng có độ bền cơ học cao dẫn điện tốt. Giữa các vòng dây và lớp dây được cách điện với nhau bằng sơn cách điện và giấy cách điện. Giữa các cuộn dây và lõi thép được cách điện với nhau.
 - Cuộn dây sơ cấp được nối với nguồn điện, dây thứ cấp được nối với phụ tải.
 Vỏ: Thường được làm bằng kim loại để bảo vệ máy. Trên vỏ có gắn 1số các thiết bị như: vôn kế, ampe kế, đèn báo, áp tô mát
 Vật liệu cách điện: Thường dùng là giấy cách điện, sơn cách điện, nhựa,
 + Công dụng: Dùng để cách điện giữa các vòng dây với nhau, giữa các cuộn dây với nhau, giữa các cuộn dây và lõi thép.
Câu32: Trên máy biến áp ghi các số liệu định mức nào?
 + Điện áp định mức hoặc giải điện áp được dùng.
 + Dòng điện định mức.
 + Công suất định mức.
Câu33: Trình bày nguyên lí làm việc của máy biến áp 1 pha. Giải thích tại sao hai dây sơ cấp và thứ cấp không nối điện với nhau mà năng lượng điện vẫn tryền được từ sơ cáp sang thứ cấp? 
a) Hiện tượng cảm ứng điện từ
Nếu cho một dòng điện biến đổi qua cuộn dây nó sinh ra một từ trường biến đổi. Nếu đặt một cuộn dây trong từ trường biến đổi thì ở cuộn dây đó sinh ra một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng.
b) Nguyên lí làm việc khi nối dây cuốn sơ cấp có N1 vòng dây vào dòng điện xoay chiều có điện áp U1 dòng điện T1 chạy trong cuộn sơ cấp sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm ứng tỉ lệ với số vòng dây N2 (E2~N2), đồng thời từ thông đó sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động E1 tỉ lệ với số vòng dây N1(E1~N1). 
 Do đó U1/U2= E1/E2 = N1/N2 = k
 Nếu k<1: Thì máy biến áp là máy tăng áp. 
 Nếu k>1: Thì máy biến áp là máy giảm áp. 
Giải thích: Năng lượng điện từ dây cuốn sơ cấp sang dây thứ cấp nhờ dây cuốn sơ cấp chuyển từ năng lượng điện sang năng lượng từ truyền sang dây cuốn thứ cấp, dây cuốn thứ cấp chuyển từ năng lượng từ sang năng lương điện. 
Câu34: Nêu một số hư hỏng thường gặp và cách sử lí của máy biến áp. 
 - Kiểm tra máy biến áp xác định hư hỏng.
 - Máy làm việc không bình thường do một số nguyên nhân sau:
+ Bị đấu nhầm điện: Bị chập mạch một số vòng dây, máy nóng điện áp ra không đủ. 
- Chạm mát: Máy vẫn hoạt động bình thường nhưng rất nguy hiểm, có thể dùng bút điện, ôm kế, vôn kế.
- Đứt dây: Không có điện vào hoặc ra kiểm tra bằng ngắt cầu chì, aptômát, chỗ tiếp xúc và đầu nối tiếp xúc của chuyển mạch.
Câu35: Hãy nêu những chú ý khi sử dụng máy biến áp?
- Đảm bảo công suất của máy.
- Điện áp đưa vào không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức.
- Khi đóng điện cần lưu ý nấc đặt của chuyển mạch.
- Công suất tiêu thụ của phụ tải không lớn hơn công suất của máy.
- Nơi đặt máy phải thoáng mát, ít bụi, xa nơi có hoá chất.
- Khi thay đổi nấc điện áp để lau chùi máy cần phải ngắt điện nguồn vào máy.
- Cần lắp các thiết bị bảo vệ.
- Thử điện cho máy biến áp.
Câu36: Giải thích tại sao điện chạm vỏ máy biến áp vẫn làm việc bình thường? Tại sao máy biến áp có điện chạm vỏ lại phải sửa ngay? Nếu không sửa chữa sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
- Điện áp chạm vỏ máy biến áp vẫn làm việc bình thường vì khi điện chạm vỏ nó không làm ảnh hưởng đến cuộn sơ cấp và thứ cấp nên máy vẫn làm việc bình thường.
- Bị điện chạm vỏ phải sửa chữa ngay vì dễ gây ra tai nạn về điện, làm hao tổn điện năng, máy nóng nhanh hư hỏng. 
- Nếu không sửa chữa ngay sẽ gây ra nguy hiểm sau:
 + Nếu con người sơ xuất chạm phải thì sẽ bị điện giật và nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 37: Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ điên một pha?
a) Nguyên lí cơ bản;
a
b
c
d
''''''
''''''
''''''
''''''
''''''
''''''
N
S
- Khi ta quay nam châm theo chiều mũi tên với vận tốc N1, khung dây abcd tự động quay theo với vận tốc N

Source: https://suanha.org
Category : Thợ Điện

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB