Các bộ phận của móng bao gồm : tường móng, gối móng và đệm móng.
Móng băng là gì ?
Móng trụ (móng cột)
Nhà cấu trúc khung chịu lực hoặc nhà có cột gạch chịu lực thì dưới mỗi cột có móng độc lập ( móng đơn ) còn gọi là móng trụ. Móng trụ thường được vận dụng trong nhà ít tầng khi tải trọng truyền lên đất nhỏ, áp suất dưới đế móng nhỏ hơn cường độ của đất. Trong những cấu trúc tường chịu lực, móng trụ là những móng cấu tạo có hình thức như những trụ đỡ tường hoặc xây cuốn tường móng .
Việc sử dụng móng trụ có thể giảm sức lao động, bớt việc đào đất và tiết kiệm vật liệu so với dùng móng băng. Hình dáng thì tùy theo vật liệu và các nhân tố khác để chọn lựa. Có 2 dạng chính là móng trụ có đát vuông & móng trụ có đáy chữ nhật.
Xem thêm: Sửa nhà phòng ngủ tại Hà Nội
Nếu nền yếu, khi dùng móng cột do diện tích móng lớn, khiến cho khoảng cách giữa chúng tương đối gần nhau thì có thể liên kết móng trụ lại thành như móng băng. Việc này giúp thi công đơn giản và còn có lợi là móng được lún đều.
Liên kết một chiều thường không thể bảo đảm được độ cứng của nhà, do đó nên liên kết theo cả hai chiều, ta có được móng băng ô cờ còn gọi là móng liên tục.
Móng bè
Khi tải trọng của tường chịu lực hoặc của cột quá lớn, diện tích yêu cầu nhỏ nhất của móng băng hoặc móng cột gần đạt được 75% diện tích ngôi nhà thì có thể liên kết các móng cột với nhau thành một mảng gọi là móng bè.
Một số nhà nhiều tầng để hạn chế có hiệu quả chấn động tương đối lớn hoặc sự lún không đều, với yêu cầu móng có cường độ và độ cứng cao thì móng bè có thể có phạm vi ứng dụng rất lớn.
Móng có thể thiết kế theo kiểu có dầm sườn (hình b) với dầm sườn được bố trí theo khoảng cách nhất định cho cả hai chiều hoặc không có dầm sườn (hình a).
Xem thêm: Sửa nhà trọn gói tại Hà Nội
Móng cọc
Móng cọc được áp dụng khi nền đất yếu phải chịu tải trọng lớn của công trình mà việc gia cố và cải tạo nền đất khó khăn làm tăng giá thành công trình.
Móng cọc gồm có cọc và đài cọc.
Căn cứ vào đặc tính làm việc của cọc trong đất người ta chia móng cọc ra làm 2 loại : móng cọc chồng&móng cọc ma sát.
Móng cọc trong nhiều trường hợp thường dùng tre gỗ vì dễ sản xuất và thi công. Trong thi công không để đầu cọc nhô lên khỏi mực nước ngầm thấp nhất để tránh hiện tượng cọc bị mục.
Móng cọc bê tông đắt hơn tre và gỗ, dùng cho công trình chịu tải trọng lớn và độ bền vững cao (được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng công nghiệp). Cọc bê tông không phụ thuộc vào mực nước ngầm nên được dùng vào những nơi có mực nước ngầm thay đổi chênh lệch nhiều.
Dùng móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 35 – 40%, từ đó giá thành của móng cọc có thể hạ được tới 35%.
Những loại móng băng, móng cọc, móng bè, móng đơn được đề cập bên trên được phân loại dựa trên dựa trên hình thức của móng. Ngoài ra, dựa trên vật liệu và đặc tính còn có các loại móng khác nhau.
Phân loại móng theo vật liệu
Bao gồm móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng bê tông (nặng hoặc nhẹ), móng thép, móng bê tông cốt thép,…
Móng đá thường được sử dụng ở những vùng sản xuất nhiều đá. Những vùng ít đá nếu dùng móng đá thì tốn kém rất nhiều sức lao động và phí vận chuyển, nên không kinh tế. Nếu sử dụng móng thép thì sẽ rất đắt và dễ bị xâm thực, do đó cũng ít được sử dụng.
Phân loại móng theo đặc tính
Dựa theo đặc tính thì móng được chia làm 2 loại là móng cứng và móng mềm.
Tùy theo móng cứng hay móng mềm mà gối móng được thiết kế chủ yếu chịu nén hay chịu uốn. Góc mở rộng của gối móng gọi là góc cứng. Đó là góc làm bởi đường nghiêng mở rộng gối móng với đường nằm ngang.
Source: https://suanha.org
Category : Sửa Nhà