1. Kiểm tra ngoại hình
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem các mép của màn hình có dấu hiệu bị ‘kênh’ hay bị mẻ, cấn hay không. Bởi một khi có dấu hiệu này, khả năng cao máy đã bị thay màn hình hoặc đã từng bị tác động lực mạnh ở bên ngoài.
Tiếp theo là bộ khung. Ngoại trừ iPhone 5c có khung làm bằng nhựa và các mẫu iPhone 8 trở lên có mặt lưng kính, thì hãy xem khung kim loại của máy có bị móp, oxy hoá nhiều không và còn màng loa bên trong không.
Kiểm tra iPhone cũ khi mua
Đối với những mẫu máy có khả năng kháng nước, khay SIM sẽ có gioăng cao su, tuy nhiên, nếu mua máy cũ thì bạn cũng không nên đặt nặng vấn đề này.
Một vài chi tiết khác bao gồm phím vật lý bấm có lỏng lẻo không. Nút gạt tắt âm lượng phải có rung khi gạt xuống.
2. Màn hình
Đầu tiên bạn hãy thử đặt hình nền của máy sang màu đen xem màn hình có bị hở sáng. Tiếp theo là ở màn hình màu trắng có vết ố hay liệu có xảy ra hiện tượng ‘âm ảnh’.
Âm ảnh là tình trạng màn hình sẽ lưu lại những hình ảnh mà bạn đang thao tác, đặc biệt là khi sử dụng máy trong thời gian dài và bị nóng lên.
Cách kiểm tra iPhone cũ khi mua có lỗi gì không, đã sửa hay chưa?
Đối với những máy có 3D Touch, bạn hãy thử nhấn mạnh vào từng ứng dụng xem có điểm nào bị lỗi không. Hãy lưu ý ở phần này, không phải ứng dụng nào cũng sẽ hiện ra menu thao tác nhanh, do đó, nếu điểm đó không được thì hãy chuyển ứng dụng khác sang đó để thử lại nhé.
3. Phần mềm
Bước này cực kì quan trọng để kiểm tra xem máy bạn có phải máy Lock hay không. Khi đã chọn được chiếc máy có ngoại hình đẹp, hãy Khôi phục cài đặt gốc rồi kích hoạt bằng SIM, nếu được máy sẽ nhận SIM ngay, còn không sẽ là máy Lock. Cách thực hiện như sau:
Vào Cài đặt
Nhấn vào Cài đặt chung
Kéo xuống chọn vào Đặt lại
Chọn vào Xoá tất cả nội dung & Cài đặt
Phiên bản JP/A là dành cho thị trường Nhật và phần lớn chúng đều là máy Lock. Do đó, bạn không nên lấy những mẫu này. Một vài phiên bản khác như LL/A (Mỹ), KH/A (Hàn Quốc),… cũng có Lock, do đó hãy thực hiện cách trên để kiểm tra nhé.
Tiếp theo, hãy xem máy đang chạy iOS bao nhiêu, nếu từ phiên bản iOS 11 trở lên thì những dòng máy sản xuất mới sẽ có luôn thông tin bảo hành bên trong phần Giới thiệu.
Kiểm tra iPhone cũ khi mua
Hoặc không, bạn có thể lấy số Serial hoặc IMEI iPhone rồi truy cập lên trang https://checkcoverage.apple.com/ để kiểm tra bảo hành của máy.
Cách kiểm tra serial iPhone của bạn
4. Phần cứng
Hãy thử bật camera lên và làm tất cả những gì nó có thể thực hiện xem có lỗi gì không, ví dụ như chuyển qua lại giữa các chế độ (video, toàn cảnh, camera trước,…).
Thực hiện cuộc gọi để kiểm tra chất lượng loa ngoài và loa thoại ra sao, nếu bị rè thì nên chuyển sang máy khác.
Kiểm tra iPhone cũ khi mua
Về các cảm biến, hãy thử mở ứng dụng la bàn để kiểm tra điều hướng (cảm biến la bàn). Lấy ngón tay che vào các cảm biến nằm cùng hàng loa thoại để xem khi thực hiện cuộc gọi màn hình có tắt đi không (cảm biến tiệm cận)
Về phần pin, ấn vào dòng Tình trạng pin xem còn bao nhiêu phần trăm. Nếu dưới 80% thì bạn nên thay viên pin mới.
5. Các tính năng bổ sung
Một vài kết nối trên máy như Wi-Fi, Bluetooth, 3G/4G, Airdrop đừng quên kiểm tra trước khi mua máy bạn nhé, tất nhiên là cả sóng khi thực hiện cuộc gọi nữa.
Kiểm tra iPhone cũ khi mua
Đối với iPhone có vân tay hay Face ID, hãy tạo luôn ở chỗ mua để xem chúng có hoạt động không.
6. Kiểm tra tổng quát trong phần mềm
Đây là bước dễ nhất và bạn cần phải kết nối iPhone với máy tính để thực hiện, phần mềm bạn cần tải về là 3UTools.
Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra tất cả những thông số trên máy, bao gồm cả việc đã bị can thiệp bên trong, thay thế và sửa chữa hay chưa. Cần lưu ý rằng, việc kiểm tra bằng phần mềm chỉ để tham khảo, không phải tất cả đều chính xác, nhưng độ tin cậy của nó là trên 85%.
Source: https://suanha.org
Category : Điện Thoại