Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi nghề phổ thông đề thi trắc nghiệm: lý thuyết điện dân dụng cấp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ------------------------------------------------------ (40 câu trắc nghiệm) KỲ THI NGHỀ PHỔ THÔNG KHOÁ NGÀY 23/08/2009 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM: LÝ THUYẾT ĐIỆN DÂN DỤNG CẤP THPT Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề). Mã đề thi 169 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra tai nạn điện trong các nguyên nhân sau: A. Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch điện. B. Ngắt điện trước khi sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. C. Nô đùa gần trạm biến áp và lưới điện cao áp. D. Người làm việc chạm vào bộ phận mạng điện. Câu 2: Một bóng đèn có ghi chỉ số 220V-75W. Thì dòng điện định mức qua bóng đèn là: A. 3,4 mA. B. 0,034 A. C. 0,34 A. D. 0,34 mA. Câu 3: Sơ đồ nguyên lý dùng để: A. Thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử trong mạch điện. B. Nghiên cứu vị trí lắp đặt các thiết bị điện để mạch điện có giá thành thấp nhưng chất lượng cao C. Nghiên cứu hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện. D. Cho biết số lượng vật tư, thiết bị trong mạch điện, cách lắp ráp.của các phần tử trong mạch điện. Câu 4: Điện giật ảnh hưởng tới con người như. A. Tác động tới hệ tuần hoàn. B. Tác động tới hệ hô hấp. C. Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắp. D. Tác động tới hệ tuần hoàn làm tim đập chậm hơn bình thường. Câu 5: Dòng điện xoay chiều 50÷60Hz qua người là bao nhiêu thì bắt đầu có cảm giác bị điện giật: A. 0,6 ÷ 1,5 mA. B. 6,0 ÷ 15 mA. C. 0,6 ÷ 1,5 A. D. 0,1 ÷ 0,15 mA. Câu 6: Máy biến áp có U1 < U2 được gọi là máy biến áp tăng áp. Khi đó: A. f1 N2. Câu 7: Trong điều kiện ẩm ướt, nóng, có nhiều bụi kim loại thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn: A. Dưới 40 V. B. Dưới 80 V. C. Dưới 12 V. D. Dưới 60 V. Câu 8: Khi sử dụng vạn năng kế để đo điện trở cần chú ý: A. Khi đo bắt đầu từ thang đo nhỏ rồi tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp. B. Chỉ cần để thang đo điện trở là được. C. Để thang đo điện trở khi mạch có điện vẫn đo được. D. Khi biết chắc chắn mạch đã cắt điện, không chạm tay vào đầu nối hoặc điện trở khi đo. Câu 9: Áptômát là khí cụ điện dùng để: A. Tự động cắt điện khi có sự cố về điện và tự động đóng điện khi sự cố được khắc phục. B. Tự động đóng điện để bảo vệ quá tải. C. Tự động đóng điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, quá áp, sụt áp D. Tự động cắt điện để bảo vệ quá tải, ngắn mạch, quá áp, sụt áp Câu 10: Kí hiệu đơn vị đo của điện áp là? A. W. B. V. C. . D. A. Câu 11: Các bộ phận chính của máy biến áp là: A. Bộ phận dẫn từ, bộ phận dẫn điện, vỏ bảo vệ. B. Bộ phận dẫn từ, lõi thép, vỏ bảo vệ. C. Dây quấn, bộ phận dẫn điện, vỏ bảo vệ. D. Bộ phận dẫn từ, bộ phận bảo vệ quá tải, lõi thép. Câu 12: Dùng bút thử điện có điện trở hạn chế dòng điện là 1 MW, khi thử điện có điện áp là 220V thì dòng điện qua người sẽ là. A. 0,1 mA . B. 0,22 mA . C. 0,22 A . D. 1 mA . Câu 13: Theo đại lượng cần đo người ta chia dụng cụ đo lường làm mấy loại? A. 4 loại: Từ điện, Điện từ, Điện động, Cảm ứng. B. 4 loại: Ampe kế, Điện động, Cảm ứng, Công tơ. C. 4 loại: Vôn kế, Ampe kế, Oát kế, Dụng cụ đo kiểu điện từ. D. 4 loại: Vôn kế, Ampe kế, Oát kế, Công tơ. Câu 14: Yêu cầu về tri thức của nghề điện dân dụng là: A. Có trình độ văn hoá tối thiểu hết cấp THCS, nắm vững kiến thức cơ bản về điện. B. Có trình độ văn hoá tối thiểu hết cấp THCS, biết lắp ráp 1 số đồ dùng điện đơn giản. C. Có trình độ văn hoá bậc tiểu học cấp 1, nắm được những kiến thức cơ bản về điện. D. Có trình độ văn hoá tối thiểu THPT, biết sử dụng một số đồ dùng điện đơn giản. Câu 15: Một máy biến áp có dòng điện định mức sơ cấp là 10A, điện áp sơ cấp định mức là 220V. Công suất định mức của máy biến áp? A. 2200 W. B. 2,2 kW. C. 22 A. D. 2,2 kVA. Câu 16: Khi sử dụng máy biến áp ta không được: A. Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp thứ cấp định mức. B. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp sơ cấp định mức. C. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp thứ cấp định mức. D. Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp sơ cấp định mức. Câu 17: Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều có: A. Tốc độ quay n lớn hơn tốc độ quay của từ trường n1. B. Tốc độ quay n nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1. C. Tốc độ quay n1 nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n. D. Tốc độ quay n bằng tốc độ quay của từ trường n1. Câu 18: Nguyên nhân gây nên hiện tượng tự quay của công tơ điện là: A. Cực tính cuộn dòng điện và điện áp sai. B. Công tơ điện bị hư. C. Mômen bù quá nhỏ. D. Mômen bù quá lớn. Câu 19: Các loại đèn có cùng công suất thì đèn nào sau đây là tiết kiệm điện nhất? A. Đèn compact huỳnh quang. B. Đèn sợi đốt (đèn dây tóc). C. Đèn ống huỳnh quang. D. Đèn cao áp thủy ngân. Câu 20: Một mối nối tốt phải đạt các yêu cầu: A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện, thẩm mỹ. B. Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, an toàn điện, thẩm mỹ. C. Dẫn nhiệt tốt, mối nối sạch, có độ bền cơ học cao, an toàn điện. D. Dẫn nhiệt tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện, thẩm mỹ. Câu 21: Để lắp mạch điện hai công tắc một bóng đèn, có thể đóng cắt đèn từ hai nơi. Ta dùng công tắc nào, mấy cái? A. 1 công tắc 3 cực, 1 công tắc 2 cực. B. 1 công tắc thường, 1 công tắc 3 cực. C. 2 công tắc thường. D. 2 công tắc 3 cực Câu 22: Động cơ dùng vòng ngắn mạch có ưu điểm hơn động cơ dùng tụ: A. Hiệu suất cao. B. Ít tiêu thụ điện năng hơn. C. Cấu tạo, đơn giản, bền, dễ sửa chữa. D. Mômen mở máy lớn. Câu 23: Máy biến áp dùng để: A. Biến đổi điện áp một chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. B. Biến đổi điện áp, tần số của dòng điện xoay chiều. C. Biến đổi tần số dòng diện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên điện áp. D. Biến đổi điện áp xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. Câu 24: Mật độ quang thông rọi trên một mặt phẳng được gọi là: A. Cường độ sáng. B. Quang phổ. C. Độ rọi. D. Độ chói. Câu 25: Động cơ điện là thiết bị dùng để: A. Biến điện năng thành cơ năng. B. Biến điện năng thành nhiệt năng. C. Biến cơ năng thàng điện năng. D. Biến nhiệt năng thành cơ năng. Câu 26: Theo loại dòng điện làm việc động cơ có mấy loại: A. Ba loại: động cơ điện xoay chiều một pha, hai pha và ba pha. B. Một loại: động cơ điện xoay chiều. C. Hai loại: động cơ điện xoay chiều một pha và ba pha. D. Hai loại: động cơ điện xoay chiều và động cơ điện một chiều. Câu 27: Đường đi của dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là: A. Qua tay. B. Qua tim và phổi. C. Qua đầu. D. Qua chân. Câu 28: Để đo dòng điện, khi chỉ có 1 dụng cụ đo lường điện, ta dùng dụng cụ. A. Oát kế . B. Vôn kế . C. Ôm kế . D. Ampe kế . Câu 29: Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn điện chia ra làm mấy loại: A. 2 loại: dây trần và dây có vỏ bọc cách điện. B. 3 loại: dây trần, dây nhôm và dây đồng. C. 3 loại: dây trần, dây có vỏ bọc cách điện, dây đồng. D. 2 loại: dây có vỏ bọc cách điện và dây đồng. Câu 30: Một dụng cụ đo lường có mấy bộ phận chính: A. Ba bộ phận: Mạch đo, cơ cấu đo và thang đo. B. Hai bộ phận: cơ cấu đo và mạch đo. C. Hai bộ phận: cơ cấu đo và que đo. D. Hai bộ phận: Mạch đo và que đo. Câu 31: Công tắc là khí cụ điện dùng để: A. Đóng cắt dòng điện bằng tay kiểu hở. B. Đóng cắt dòng điện bằng tay kiểu hộp. C. Đóng cắt dòng điện tự động kiểu hộp. D. Đóng cắt dòng điện tự động kiểu hở. Câu 32: Biện pháp đầu tiên khi xử lý người bị điện giật là: A. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. B. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện. C. Báo cho cơ sở y tế gần nhất đến cấp cứu. D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Câu 33: Tổng công suất trong một phòng học Pt = 45 W, hệ số yêu cầu Kyc = 1. Hãy tính công suất yêu cầu cho phòng học trên? A. Pyc = 0,45 W. B. Pyc = 45 W. C. Pyc = 4,5 W. D. Pyc = 450 W. Câu 34: Công cụ lao động của nghề điện dân dụng bao gồm: A. Đồ dùng bảo hộ lao động, dụng cụ đo và kiểm tra điện. B. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, dụng cụ đo và kiểm tra điện. C. Đồ dùng bảo hộ lao động, dụng cụ đo và kiểm tra điện, dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, tài liệu kỹ thuật. D. Đồ dùng bảo hộ lao động, máy biến áp và máy phát điện, dụng cụ cơ khí. Câu 35: Ưu điểm của điện năng là: A. Dễ sản suất, dễ sử dụng. B. Dễ sản suất, dễ sử dụng,dễ truyền tải đi xa. C. Dễ thao tác, dễ sử dụng, ít nguy hiểm. D. Dễ sản xuất, dễ sử dụng, không cần thiết bị. Câu 36: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm: A. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, nguồn điện, vật liệu kỹ thuật điện. B. Nguồn điện, mạng điện trong nhà, các đồ dùng điện, thiết bị đo lường, bảo vệ và điều khiển. C. Vật liệu kỹ thuật điện, nguồn điện, bản vẽ, đồ dùng bảo hộ lao động. D. Đường dây truyền tải và mạng điện, dụng cụ cơ khí, đồ dùng bảo hộ lao động. Câu 37: Những yêu cầu kỹ năng cần thiết của nghề điện dân dụng là: A. Sửa chữa thiết bị điện, đo điện, sửa chữa và lắp đặt mạng điện. B. Sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa và lắp đặt mạng điện. C. Sửa chữa động cơ, máy biến áp, đồ dùng điện. D. Sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa và lắp đặt máy biến áp. Câu 38: Động cơ quạt điện dùng trong gia đình thường là loại động cơ: A. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ 3 pha. B. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ có vành góp. C. Động cơ chạy tụ hoặc động cơ có vòng ngắn mạch. D. Động cơ 3 pha hoặc động cơ có vòng ngắn mạch. Câu 39: Động cơ điện là thiết bị biến điện năng thành. A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Hoá năng. Câu 40: Để lựa chọn loại đèn tiết kiệm điện năng, người ta chọn loại đèn có hiệu suất phát quang nào: A. Hiệu suất phát quang cao. B. Hiệu suất phát quang thấp. C. Hiệu suất phát quang trung bình. D. Hiệu suất phát quang trung bình và thấp. ----------- HẾT ----------
Source: https://suanha.org
Category : Thợ Điện