Để tạo ra ánh sáng, dây tóc volfram này sẽ nhận điện năng từ pin trang bị bên trong ô tô, điện năng chuyển thành nhiệt năng, làm cho sợi tóc nóng lên đến 2.500ºC và cuối cùng là chuyển thành quang năng, ý là phát sáng đó. Trải qua thời gian sử dụng, volfram trên dây tóc bắt đầu bay hơi và đọng lại trong bề mặt của lớp kính bên trong bóng đèn, sau đó, dây tóc sẽ bị đứt và kết thúc dòng đời của bóng đèn. Kỳ thực là đối với đèn halogen thì hiện tượng này đã được khắc phục tốt hơn so với đèn sợi đốt thông thường nhưng không phải không có. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề nghiêm trọng bởi cái gì cũng có tuổi thọ của nó.
Vấn đề của đèn halogen nằm ở chỗ trong quá trình chuyển nhiệt năng thành quang năng, một lượng nhiệt lớn sẽ được sinh ra và khiến cho một mớ năng lượng bị lãng phí. Ngoài ra, một trở ngại khác nằm ở việc thay thế bóng đèn halogen khi nó bị hỏng cũng không phải chuyện dễ. Nếu không phải thợ lành nghề, việc bạn thay bóng đèn halogen có thể khiến cho dầu mỡ trên tay chạm vào lớp kính bên ngoài, khiến nó toả nhiệt không đều trong quá trình hoạt động, dẫn đến suy giảm tuổi thọ bóng đèn. Ưu điểm của đèn halogen nằm ở việc nó là giảp pháp tốn ít chi phí nhưng có thể tạo ra mức ánh sáng tốt nhất, khả năng tương thích với nhiều mẫu xe và có thể điều chỉnh được độ sáng. Vậy là nếu không phải so sánh với bất kỳ loại đèn nào khác, đèn halogen chỉ bị mỗi cái nhược điểm là lãng phí năng lượng.
Đèn Xenon
Đèn Xenon còn có cái tên khác là đèn pha phóng điện cường độ cao (HID), được cho là giải pháp chiếu sáng hiệu quả hơn nhờ vào nhiệt độ màu cũng như lượng ánh sáng tạo ra. Loại đèn này lần đầu tiên có mặt trên chiếc
Điểm cộng đầu tiên của đèn Xenon đó chính là lượng ánh sáng toả ra lớn hơn so với đèn halogen. Theo dữ liệu chính thức, bóng đèn xenon có thể tạo ra ánh sáng với cường độ 3000 lumen, trong khi con số đối với đèn halogen chỉ là 1400 lumen. Hơn nữa, tuổi thọ của đèn xenon cũng cao hơn, trung bình khoảng 2.000 giờ trong điều kiện bình thường. Trong quá trìn vận hành, đèn xenon đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để kích hoạt, nhưng khi đã đạt đến nhiệt độ ổn định, năng lượng cần cung cấp ít hơn nhiều so với đèn halogen. Nhược điểm của đèn xenon rõ ràng là chi phí, chúng đắt hơn đáng kể so với đèn halogen, việc bảo trì bảo dưỡng cũng phức tạp hơn. Chấn lưu – tụ điện dùng để điều chỉnh điện áp có lẽ chính là thành phần đắt tiền nhất. Ngoài ra, đèn xenon với các chất hoá học bên trong có thể gây tổn hại đến sức khoẻ con người nếu xử lý không đúng cách. Nhược điểm cuối cùng của đèn xenon đó chính là…quá sáng. Lượng ánh sáng tạo ra nhiều đến mức gây chói mắt và khó chịu cho những người lái xe ngược chiều, thậm chí dẫn đến tai nạn cũng là được xem là nhược điểm của đèn xenon.
Để tạo ra ánh sáng, dây tóc volfram này sẽ nhận điện năng từ pin trang bị bên trong ô tô, điện năng chuyển thành nhiệt năng, làm cho sợi tóc nóng lên đến 2.500ºC và cuối cùng là chuyển thành quang năng, ý là phát sáng đó. Trải qua thời gian sử dụng, volfram trên dây tóc bắt đầu bay hơi và đọng lại trong bề mặt của lớp kính bên trong bóng đèn, sau đó, dây tóc sẽ bị đứt và kết thúc dòng đời của bóng đèn. Kỳ thực là đối với đèn halogen thì hiện tượng này đã được khắc phục tốt hơn so với đèn sợi đốt thông thường nhưng không phải không có. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề nghiêm trọng bởi cái gì cũng có tuổi thọ của nó.Vấn đề của đèn halogen nằm ở chỗ trong quá trình chuyển nhiệt năng thành quang năng, một lượng nhiệt lớn sẽ được sinh ra và khiến cho một mớ năng lượng bị lãng phí. Ngoài ra, một trở ngại khác nằm ở việc thay thế bóng đèn halogen khi nó bị hỏng cũng không phải chuyện dễ. Nếu không phải thợ lành nghề, việc bạn thay bóng đèn halogen có thể khiến cho dầu mỡ trên tay chạm vào lớp kính bên ngoài, khiến nó toả nhiệt không đều trong quá trình hoạt động, dẫn đến suy giảm tuổi thọ bóng đèn. Ưu điểm của đèn halogen nằm ở việc nó là giảp pháp tốn ít chi phí nhưng có thể tạo ra mức ánh sáng tốt nhất, khả năng tương thích với nhiều mẫu xe và có thể điều chỉnh được độ sáng. Vậy là nếu không phải so sánh với bất kỳ loại đèn nào khác, đèn halogen chỉ bị mỗi cái nhược điểm là lãng phí năng lượng.Đèn Xenon còn có cái tên khác là đèn pha phóng điện cường độ cao (HID), được cho là giải pháp chiếu sáng hiệu quả hơn nhờ vào nhiệt độ màu cũng như lượng ánh sáng tạo ra. Loại đèn này lần đầu tiên có mặt trên chiếc BMW Series 7 đời 1991, sau đó bắt đầu trở thành lựa chọn hàng đầu các nhà sản xuất ô tô. Nguyên lý hoạt động của đèn Xenon như sau: bạn có 1 ống chứa đầy khí, ở mỗi đầu đặt 1 điện cực và cho dòng điện đi qua. Cụ thể, khí trong trường hợp này đó chính là khí xenon và còn có thêm muối kim loại. Quá trình thắp sáng đèn HID sẽ diễn ra theo các bước: đầu tiên là giai đoạn đánh lửa, khi xung điện áp cao tạo ra tia lửa điện giúp ion hoá khí xenon và tạo ra thứ gọi là đường hầm dòng điện giữa các cực. Bị kích thích, khí xenon bức xạ để tạo ra ánh sáng và người ta gọi đó là hiện tượng hồ quang. Nhiệt độ bên trong bóng đèn tăng lên nhanh chóng, đủ để làm bốc hơi muối kim loại, từ đó giảm điện trở giữa 2 điện cực. Sau cùng, sẽ có một bộ phận gọi là chấn lưu giúp duy trì điện áp nhằm cho hồ quang luôn ở trạng thái ổn định, ánh sáng không bị nhấp nháy.Điểm cộng đầu tiên của đèn Xenon đó chính là lượng ánh sáng toả ra lớn hơn so với đèn halogen. Theo dữ liệu chính thức, bóng đèn xenon có thể tạo ra ánh sáng với cường độ 3000 lumen, trong khi con số đối với đèn halogen chỉ là 1400 lumen. Hơn nữa, tuổi thọ của đèn xenon cũng cao hơn, trung bình khoảng 2.000 giờ trong điều kiện bình thường. Trong quá trìn vận hành, đèn xenon đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để kích hoạt, nhưng khi đã đạt đến nhiệt độ ổn định, năng lượng cần cung cấp ít hơn nhiều so với đèn halogen. Nhược điểm của đèn xenon rõ ràng là chi phí, chúng đắt hơn đáng kể so với đèn halogen, việc bảo trì bảo dưỡng cũng phức tạp hơn. Chấn lưu – tụ điện dùng để điều chỉnh điện áp có lẽ chính là thành phần đắt tiền nhất. Ngoài ra, đèn xenon với các chất hoá học bên trong có thể gây tổn hại đến sức khoẻ con người nếu xử lý không đúng cách. Nhược điểm cuối cùng của đèn xenon đó chính là…quá sáng. Lượng ánh sáng tạo ra nhiều đến mức gây chói mắt và khó chịu cho những người lái xe ngược chiều, thậm chí dẫn đến tai nạn cũng là được xem là nhược điểm của đèn xenon.
Source: https://suanha.org
Category custom BY HOANGLM with new data process: Thợ Điện