MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam | Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ

Nhandan.org.vn, cập nhật 18 giờ – 27-05-2003

Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam tuy ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và được tiếp tục ghi nhận tại các bản Hiến pháp sau. Ngoài ra, tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự và các luật, văn bản pháp quy khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả.

Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung và thực thi các hiệp định song phương về quyền tác giả, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Nó đã xác lập được hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động của tư duy sáng tạo ra. Nó bảo đảm việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội ở lĩnh vực này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, dự báo được xu thế phát triển trong nước và trên trường quốc tế. Vì vậy, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt. Pháp luật đã tạo lập môi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.

Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Hiệp định về Bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam với Liên bang Thụy Sĩ đã có hiệu lực gần một năm. Việc thực hiện tại Việt Nam nghiêm túc, chưa phát hiện vi phạm. Hiệp định Thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã bước sang năm thứ ba với những tiến bộ mới.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả cũng đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kể trên, có vụ việc nghiêm trọng. Thị trường băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình được báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Tình trạng in lậu sách vẫn chưa được chấm dứt. Việc sao chép, sử dụng không phép các chương trình phần mềm đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin của Nhà nước, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Nếu hệ thống pháp luật về quyền tác giả đủ sức bảo hộ quyền tác giả ở nội địa và hội nhập quốc tế thì hệ thống thực thi và việc thi hành đang là vấn đề bức xúc cần phải được cải thiện tích cực.

Việt Nam đang chuẩn bị tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tham gia Hiệp định TRIPS, về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bắt buộc của lộ trình này. Theo cam kết tại Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, ngoài việc tham gia Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Việt Nam còn phải tham gia Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Theo cam kết tại Điều 1, Khoản 3 và Điều 18, Chương II Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thì ngoài việc tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật trong thời hạn 24 tháng, Việt Nam còn phải tham gia Công ước Geneva 1971 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép, Công ước Brussles 1974 về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Để tăng cường bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về vấn đề này, chúng ta cần tích cực “thực hiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” đã được Đại hội IX của Đảng xác định.

Tiến sĩ VŨ MẠNH CHU
(Báo Hà Nội mới)

Source: https://suanha.org
Category : Dụng Cụ

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB