MENU

Nhà Việt

Phục Vụ

24/24

Email Nhà Việt

[email protected]

Tiến độ Metro Bình Dương hiện giờ ra sao

QUY HOẠCH TUYẾN METRO BÌNH DƯƠNG

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bỉnh Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương. Hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và tuyến mặt đất theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1. Giới thiệu tuyến metro 

Tuyến Metro là một hệ thống tàu điện cao cấp, nó có thể đi ngầm dưới lòng đất hoặc đi trên cao nhờ các cầu vượt, ở Việt Nam thường gọi là Đường Sắt Đô Thị, là một hệ thống rộng lớn chuyên chở hành khách trong một đô thị và thường được chạy trên đường ray.
Các tuyến thường có tốc độ cao hơn các phương tiện khác nhờ có lối đi dành chuyên cho tuyến này và không có giao cắt với các lối đi, phương tiện khác. Cũng như hệ thống xe bus công cộng trong đô thị, các tuyến này di chạy nhiều lần trong ngày, chở nhiều hành khách và cũng có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách.


Bản đồ quy hoạch dự kiến kéo dài của tuyến Metro số 1 của TP.HCM

2. Danh sách các tuyến metro Bình Dương

Tuyến số (km) Đường đi Chiều dài Đặc điểm Hoàn thành
Tuyến 1 Ga Suối Tiên – Dĩ An – Thành phố mới Bình Dương   Trên cao 2020
Tuyến 2 Tp Thủ Dầu Một – Quốc lộ 13 – ngã tư Bình Phước – ga Hiệp Bình 24,2 Trên cao sau 2020
Tuyến 3     Thành phố mới Bình Dương – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên 32,3 Trên cao sau 2020
Tuyến 4 Thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành 22,3 Trên cao sau 2020
Tuyến 5 Miếu Ông Cù – Thuận An – Vĩnh Phú – Sông Sài Gòn – Thạnh Lộc – ga Tân Chánh Hiệp   Trên cao sau 2020
Tuyến 6 Thành phố mới Bình Dương – Vĩnh Tân – Tân Bình – Phước Hòa – Sông Bé – Vĩnh Hòa – Phước Vĩnh 29,6 Trên cao sau 2020
Tuyến 7 Bến Cát – Dầu Tiếng – thị trấn Dầu Tiếng 38,8 Mặt đất sau 2020


Tuyến Metro số 1 của TP.HCM kéo dài đến Bình Dương và Đồng Nai

3. Các ưu điểm nổi bật khi đi Metro 

Nhằm phục vụ việc đi lại của người dân được thuận tiện. Kéo dài được tuyến metro không những hiệu suất cao về giao thông vận tải mà còn tạo động lực để tăng trưởng kinh tế tài chính của vùng. Không chỉ vậy, mạng lưới hệ thống Metro còn kéo theo việc giảm nhu yếu về bãi đỗ cho những phương tiện đi lại cá thể, qua đó hoàn toàn có thể tăng diện tích quy hoạnh đất đô thị để sử dụng cho những mục tiêu hội đồng như khu vui chơi giải trí công viên cây xanh, khu đi dạo công cộng

4. Tiến độ Metro hiện nay như thế nào

Trong hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều các tuyến Metro trong trong tương lai khi hoàn thành sẽ giúp việc đi lại trong nội ô rất thuận lợi, tuy nhiên hiện nay chỉ mới tuyến Metro số 1, các tuyến còn lại vì nhiều nguyên nhân nên chưa thể thi công

5. Quy mô tuyến Metro số 1

Tên tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Hướng tuyến Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình
Tổng chiều dài khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao)
Số lượng ga 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao)
Depot đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 20 ha
Tổng mức đầu tư  2,491 tỷ USD
Nhà tài trợ Nhật Bản (JICA)
Tuyến được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong tương lai
Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2020-2022

6. Dự án kéo dài tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên

Dựa trên đề xuất của Bình Dương và Đồng Nai, Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố làm việc với các nhóm nghiên cứu Nhật Bản, UBND tỉnh Đồng Nai gửi công văn đến Bộ Giao thông vận tải và UBND TP HCM đề nghị kéo dài tuyến metro số 1 từ Suối Tiên đến ngã ba Vũng Tàu với chiều dài 4,7 km. Tỉnh Bình Dương cũng đề nghị kéo dài tuyến metro số 1 từ Suối Tiên đến Bình Dương với chiều dài hơn 1,8 km (hoặc 5 km). Mong muốn của 2 tỉnh là phù hợp với quy hoạch được Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Từ ga cuối Suối Tiên
Sẽ xây đường tách khỏi Quốc lộ 1A kéo dài về phía Bắc khoảng 2 km, giáp ranh Đồng Nai và Bình Dương, để xây dựng một ga nút giao.

Từ ga nút giao này đến Dĩ An
Sẽ xây đường trục chạy dọc đường Mỹ Phước – Tân Vạn đến Dĩ An (phương án 1) hoặc đi qua khu trung tâm thị xã Dĩ An (phương án 2).

Từ ga nút giao đi TP Biên Hòa 
Có hai phương án, hoặc kéo dài qua cù lao Hiệp Hòa đến trung tâm TP Biên Hòa, hoặc từ ga nút giao đến ngã ba Vũng Tàu.


Bản đồ dự án kéo dài tuyến Bến Thành Suối Tiên

7. Tiềm năng Metro số 1

Việc tuyến metro số 1 được kéo dài tới Bình Dương, Đồng Nai sẽ tạo ra một sự phát triển mới cho thị trường 2 địa phương này sẽ hưởng lợi từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đó là điều có thể thấy rõ ngay từ bây giờ. Hiện tại, giá đất tại khu vực dự kiến có tuyến metro số 1 chạy qua tại Bình Dương, Đồng Nai đã bắt đầu có sự tăng giá từ giữa tháng 11 tới nay. 

Tại huyện Dĩ An
Giá đất tháng 10 bình quận 14 triệu đồng/m2, nay đã lên tới 18 triệu đồng/m2,

Tại TP. Biên Hòa
Giá đất tháng 10 là khoảng 16 triệu đồng/m2, thì giờ đã tăng tới 19 triệu đồng/m2

Tại huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương)
Có những dự án lớn như Him Lam Phú Đông, Kim Oanh

Tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 
Có dự án của Samland, Donacoop. 
 


Biểu đồ thị trường bds Bình Dương, Đồng Nai

Gia Tường

Có thể bạn quan tâm:

Source: https://suanha.org
Category : Điện Máy

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết hữu ích: XSMB